MÔNG CỔ MƯƠI ĐIỀU… (Phần 2).

.*Nếu cần bấm hai lần vào tựa bài để mở bài.

.Phải tuân thủ luật Tác quyền Copyright.

MÔNG CỔ MƯƠI ĐIỀU…

(Phần 2)

Nguyễn Xuân Quang.

4. Văn Hóa

Văn hóa Mông Cổ liên hệ chặt chẽ với đời sống du mục. Văn hóa Mông Cổ vốn là văn hóa ngựa, văn hóa vó câu thảo nguyên, văn hóa vó câu muôn dậm.

Ngựa hoang đã sống ở vùng thảo nguyên Á-Âu trong đó có Mông Cổ hiện nay từ hàng ngàn năm Trước Dương Lịch. Ngựa hoang Mông Cổ có tên là takhi. Ngựa hoang takhi này có đầu nhỏ, cổ thon, thân dài, no tròn, chân ngắn trông giống như ngựa vẽ trong các hang động Lascaux ở Pháp (có tuổi vào khoảng 17.000 năm).

clip_image002Ngựa Mông Cổ dòng ngựa hoang takhi (ảnh của tác giả).

clip_image003Hình ngựa vẽ ở Hang Lascaux, Pháp (nguồn: wikipedia).

Ngựa hoang takhi khác biệt với các loại ngựa hoang khác trên thế giới là có thêm hai nhiễm sắc thể (chromosomes). Chúng đã bị tuyệt chủng hoàn toàn ngoài thiên nhiên. May mắn còn vài con còn sót lại trong các sở thú ở ngoài Mông Cổ. Nhờ vậy đã gây giống trở lại được một số nhỏ và đem về thả ở vài Công Viên Quốc Gia Mông Cổ.

Vì thế ngựa có mặt trong đời sống thể xác, xã hội và tâm thần của người Mông Cổ. Đâu đâu cũng thấy hình bóng ngựa.

Ngựa là Thú Biểu Quốc Gia (State Animal), là Biểu Trưng (State Emblem) Quốc Gia Mông Cổ.

clip_image004Phong mã (Windhorse), Biểu Trưng Quốc Gia của Mông Cổ (ảnh của tác giả).

Phong mã hay ngựa phi hoặc ngựa bay biểu tượng cho độc lập, lãnh thổ toàn vẹn và tâm linh  Mông Cổ.

clip_image005

clip_image006Bức tranh ngàn vạn vó câu thảo nguyên (hình chụp tại khách sạn Premier Best Western 5 sao tại thủ đô Ulaan Baatar).

Vó chân chiến mã Thành Cát Tư Hãn đã một thời làm rung chuyển lục địa Âu Á.

clip_image007Tượng Thành Cát Tư Hãn Chinggis Khaan (Genghis Khan).

Trong tòa nhà dưới tượng ngựa lớn nhất thế giới này chỉ trưng bầy có chiếc dầy cưỡi ngựa và cây roi quất ngựa của Genghis Khan.

clip_image008Vó chiến mã đã làm rung chuyển lục địa Á-Âu.

clip_image010Roi quất ngựa của Genghis Khan (ảnh của tác giả).

Nhìn chiếc roi này nhớ tới nữ thi sĩ Đoàn Thị Điểm “Thét roi Cầu Vị ào ào gió thu”… (Chinh Phụ Ngâm).

Giầy và roi khổng lồ diển tả cái vĩ đại của Genghis Khan và của con chiến mã Mông Cổ.

Ngựa. Ngựa. Và ngựa.

Rượu sữa ngựa (cái) là thứ rượu tế. Các tu sĩ Phật giáo có thể uống rượu sữa ngựa.

Thậm chí phái nam Mông Cổ buồn đi tè cũng nói là tôi cần “đi tìm ngựa”.

…….

5. Tôn giáo.

-Bái giáo (fetishism, totemism), Đa thần giáo (animism) sơ khai.

Cũng như nhiều tộc du mục ở Trung Á và ở nhiều nơi khác trên thế giới khởi thủy người Mông Cổ theo bái giáo thờ ngẫu tượng, totem, đa thần giáo. Mọi thứ trong thiên nhiên, vũ trụ đều có linh hồn liên tác với con người. Họ thờ đất đá, núi, sông, trời đất, muông thú…

Ví dụ:

.Thờ núi sông:

Thờ núi sông, thiên nhiên thấy qua thờ Ovoo.

Ovoo có nghĩa là đống (pile, mound). Ovoo biến âm với Việt ngữ ụ.

clip_image011Đống đá thờ ovoo.

Đống đá ovoo thờ Núi và Trời và được coi là một thứ điện thờ thiêng liêng. Về sau thờ ovoo bao gồm cả đấng tạo hóa, thần thánh, thần nhân, thần làng và tổ tiên. Cờ phướn cho biết ovoo thuộc loại nào. Một người Mông Cổ mỗi khi gặp ovoo ngoài thiên nhiên đều phải dừng lại làm lễ. Họ đi vòng quanh ba vòng, mỗi vòng bỏ thêm một hòn đá vào đống ovoo. Ovoo giữ một vai trò quan trọng trong lễ hiến tế trời đất. Tế lễ ovoo với tế vật, thú vật hiến sinh, rượu, nhang đèn… thường xẩy ra vào cuối hè.

Ovoo mang hình ảnh nguyên thể của Núi thế giới (World Mountain), Núi Trụ thế Gian sau này trong vũ trụ giáo.

.Thờ thú vật.

Người Hung Nô nhận mình là con cháu của Sói Trời và Nai Đất. Họ thờ hươu nai thấy qua các thạch trụ Hươu (Deer Stone) như đã nói ở trên.

Rồi sau đó thờ mặt trời (thấy trên các trụ Đá Hươu), không gian, vũ trụ, tổ tiên…, đây là bước khởi đầu của vũ trụ giáo sau này.

clip_image013Biểu tượng của National Museum of Mongolia. Biểu tượng này lấy biểu tượng mặt trời trên mặt trăng của Hung Nô Hunnu. Trong mặt trời có thêm hai vật tổ là Sói Trời và Hươu Đất.

Hai vật tổ này làm gợi nhớ tới vật tổ Sói Việt Lang Trời (Thiên Cẩu) của đại tộc Hùng Lang và vật tổ Hươu Việt của đại tộc Hùng Kì thấy trên trống Miếu Môn I:

clip_image015

Vật tổ Hươu Việt và Sói Lang Việt trên trống Miếu Môn I.

(xem trống Mang Lang Miếu Môn I).

…….

-Huyền Giáo Phù Thủy, Pháp Sư giáo (Shamanism).

Phù thủy, pháp sư (shaman), phái nam gọi là Boo (Boo làm liên tưởng tới Bố là cha) và phái nữ là Udgan [U làm liên tưởng tới U là Mẹ; Việt ngữ đồng (bà) là mẹ] giữ một vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh. Từ shaman có gốc từ nhóm ngôn ngữ bộ tộc Đông Quốc (Tungus) (từ vùng bắc và đông Mông Cổ) liên hệ với ngôn ngữ Mông Cổ [The word shaman originated from the Tungusic tribal language groups (from areas to the north and east of Mongolia), which are related to Mongolic languages].

Tâm điểm của huyền giáo, phù thủy giáo Mông Cổ là thờ thần (tngri) và Đấng Tạo Hóa Tối Cao Tenger hay Qormusta Tengri gọi  là Tenger giáo, Đạo Trời (Tengriiism). Trong Đạo Trời này con người phải sống hài hòa với vũ trụ. Tín đồ  thờ  Bầu Trời Xanh Tengri và Mẹ Đất Eje, các thần tổ và tổ tiên. Về sau thờ cả thần nhân. Genghis Khan được coi là hóa thân của Tenger và được tôn thờ tại Lăng Tưởng Niệm Genghis Khan ở Tỉnh Ordos, Nội Mông.

Phù thủy giữ một vai trò quan trọng trong Đạo Trời và được cho là có thể liên lạc, nối kết được với vũ trụ trời đất, Đấng Tạo Hóa, các thần linh, tổ tiên nên trừ khử được mọi bất hòa, bất ổn giữa con người và vũ trụ, thiên nhiên giúp giữ cho cuộc sống cá nhân, cộng đồng hay cả quốc gia được hài hòa, an bình, thịnh vượng, may mắn… và pháp sư có khả năng ngăn ngừa thiên tai và  chữa bệnh.

clip_image017Trang phục pháp sư Mông Cổ (National Museum Mongolia).

clip_image018Một pháp sư đang nhập đồng

(https://www.theguardian.com/world/gallery/2018/jun/29/mongolias-shamanic-rituals-in-pictures).

Trang phục của phù thủy có các giải hình ống diễn tả rắn (biểu tượng sinh tạo), da thú (hươu biểu tượng đa năng), lông chim ưng (sức mạnh), lông chim cú (có khả năng nhìn trong bóng tối, ở cõi âm)…

clip_image020Một nữ pháp sư đang đánh đàn môi trong lúc chữa bệnh (ảnh của tác giả).

Pháp sư Mông Cổ đánh đàn môi giống như pháp sư người Hà Di Ainu, thổ dân Nhật Bản. Các tộc Bắc Á và Đông Bắc Á có tín ngưỡng sơ nguyên liên hệ với nhau. Đánh đàn môi cũng làm gợi nhớ tới nhạc sĩ Trần Quang Hải.

Tế vật gồm gậy phép, chiếc trống thờ, gương đồng… Khi mới vào nghề một shaman được trao cho một cây gậy phép ở lễ nhập môn. Đầu cây gậy này khắc hình đầu ngựa có một chức vụ làm phương tiện vận chuyển. Khi thành thạo cây gậy được thay bằng chiếc trống. Trống coi như mang hồn tổ tiên, trời đất, vũ trụ. Trống là biểu tượng cho Thần Trời, Đấng Tạo Hóa, trống biểu của Đạo Thờ Thần Trời (Tengriism), một nguyên thể của vũ trụ giáo.

clip_image021

Đồ hình Thế Giới trong Tengiriism trên một trống shaman và giải nghĩa đồ hình. Cây Thế Giới mọc ở trung tâm và nối kết vối tam thế: Hạ Thế, Trung Thế và Thượng Thế (A diagram of the Tengriist World view on a shaman’s drum, and explanation of the diagram. The World-tree is growing in the centre and connecting the three Worlds: Underworld, Middleworld and Upperworld) (Nguồn: https://www.newworldencyclopedia.org/entry/tengriism).

Lưu ý cây thế giới, cây vũ trụ (cây tam thế, cây đời sống) có hình Người. Người là tiểu vũ trụ con của Cây đại vũ trụ. Đầu là thượng thế, hai tay dang ngang là trung thế, hai chân là hạ thế và thân là trục thế giới. 

Ta thấy trống pháp sư Mông Cổ, Turk, nói rộng ra là của cả vùng Tây Bá Lợi Á và lân cận là trống biểu tượng của tín ngưỡng Thờ Thần Trời, Tổ Tiên Tengriism, nguyên thể của vũ trụ giáo mang ý nghĩa giống hệt như trống đồng nòng nọc (âm dương) của đại tộc Đông Sơn, trống biểu tượng của Tổ Hùng và là trống biểu của vũ trụ giáo.

Xin nhắc lại trống đồng Đông Sơn như trống Nguyễn Xuân Quang VI (Heger I) có hình cây nấm vũ trụ (nấm tam thế, nấm đời sống) gồm tam thế: 1. Thượng thế là phần mặt trời nằm trong vòng không gian ở tâm mặt trống 2. Trung thế: phần đất dương là phần mặt trống còn lại và phần nước tang trống 3. Hạ thế là chân trống 4. thân trống hay eo trống là Trục thế giới nối liền tam thế.

clip_image023

(Cơ Thể Học Trống Đồng).

Hiển nhiên trống đồng nòng nọc (âm dương) của đại tộc Đông Sơn là một loại trống tín ngưỡng, trống vũ trụ, trống biểu tượng của vũ trụ giáo, trống biểu tượng của mặt trời giáo, trống biểu thờ tổ tiên, trống biểu của Tổ Hùng Mặt Trời của Người Việt Mặt Trời Thái Dương.

Trống ngoài các công dụng dùng trong ma thuật, tín ngưỡng còn có chức vụ làm phương tiện vận chuyển. Trống có cán hình đầu ngựa và làm bằng da ngựa nên coi như là con ngựa thần cũng có một chức vụ dùng làm phương tiện chuyển vận. Pháp sư dựa theo đồ hình cây vũ trụ (cây tam thế) mà xuất hồn đi lại được ba cõi liên lạc với thần linh và linh hồn người chết… Trống Đồng Nòng Nọc (Âm Dương) của đại tộc Đông Sơn có tam thế cũng có chức vụ liên lạc này (Ý Nghĩa và Chức Vụ Trống Đồng Đông Sơn).

Theo duy dương trống biểu tượng cho dương (trống có một nghĩa là đực, dương như gà trống), cho mặt trời giống như trống đồng Đông Sơn.

Chiếc gương đồng có một khuôn mặt là mặt trăng (gương biểu tượng phái nữ mang âm tính) dùng soi sáng và làm khí giới chiếu ánh sáng về đêm hay ở cõi âm chống lại các lực siêu nhiên của âm hồn, quỉ thần.

Trống và gương là trời trăng là vũ trụ, là nòng nọc (âm dương) nguyên lý căn bản của vũ trụ giáo…

Bái giáo, phù thủy giáo tàn lụi khi Phật giáo du nhập vào Mông Cổ và vào thời cộng sản. Phù thủy giáo hòa đồng vào Phật giáo Mật Tông Tây Tạng theo môn phái Mũ Vàng Gelug. Vì thế có khi gọi là Phù Thủy Giáo Vàng (Yellow Shamanism) phân biệt với Phù Thủy Giáo Đen hay Huyền Giáo Mông Cổ truyền thống.

Ngày nay phù thủy giáo đã phục hồi lại và pháp sư, phù thủy vẫn còn được hành nghề hợp pháp.

-Vũ Trụ Giáo (Religious Cosmology).

Thờ bái giáo, đa thần giáo, thờ vũ trụ, tổ tiên,  huyền giáo dẫn tới vũ trụ giáo. Như đã nói ở trên phù thủy giáo thờ Thần Trời, Đấng tạo Hóa, Tengriism là dạng nguyên thể của vũ trụ giáo. Ten- họ hàng với Mường ngữ then là trên, trời (Mường Then: Mường Trời), Hán Việt thiên (trời), Hán ngữ tien, Nhật ngữ ten (trời), Tây Tạng ngữ teng (above, trên), Uighur ngữ Tengri: God/Allah, Phạn ngữ tan là shine (sáng). Mircea Eliade cũng xác nhận Tengriism của phù thủy giáo rất gần cận với vũ trụ giáo của tiền-Ấn giáo. Cả hai đều quan niện thế giới chia ra làm tam thế. “Mircea Eliade đưa ra ý kiến cho rằng Tengriism có thể là một thứ mà chúng ta có thể tìm thấy gần cận nhất với tôn giáo tiền-Ấn-Âu tái tạo dựng lại. Cũng rõ ràng rằng thế giới quan ba tầng gần như giống hệt với tam thế thấy trong nhiều loại phù thủy giáo cũng như trong cấu trúc thế giới “Ba Cõi’ triloka của Vệ Đà” (Mircea Eliade proposed that Tengrism may be the closest thing we have found to a reconstructed proto-Indo-European religion. It is also evident that Tengrism’s three-layered worldview is nearly identical to the tripartite world found in many kinds of shamanism, as well as the Vedic triloka (“three realms”) world structure) (Sky Shamans of Mongolia: Meetings with Remarkable Healers by Kevin Turner, published by North Atlantic Books).

Tế cụ của pháp sư như đã nói ở trên có trống là dương, mặt trời, gương đồng âm, mặt trăng. Trăng trời  là vũ trụ. Trang phục có các dải hình ống  rắn là Nước, da thú bốn chân là Đất, đầu chim ưng là mãnh cầm biểu tượng cho Lửa và lông chim là Gió…  ứng với tứ tượng . Tế cụ và trang phục pháp sư diễn tả vũ trụ tạo sinh, vũ trụ giáo.

Ovoo là một khuôn mặt của Shaman giáo. Như đã nói ở trên  Ovoo là hình ảnh nguyên thể của Núi Thế Giới, Núi Trụ Thế gGan , Núi Vũ Trụ , trục thế giới của vũ trụ giáo.

Như thế ta không cần phải nói dài dòng thêm gì nữa (xem Mông Cổ và Vũ Trụ Giáo).

-Phật giáo.

Bái giáo, phù thủy giáo thờ thiên nhiên vũ trụ, thờ Thần Trời và thờ tổ tiên là bước đầu của vũ trụ giáo nên rất hòa hợp với Phật giáo, nhất là Phật giáo Mật Tông Tây Tạng bởi vì Phật giáo cũng vốn là di duệ của vũ trụ giáo.

Phật giáo trở thành quốc giáo lần thứ ba vào thế kỷ thứ 16. Năm 1639 Mông Cổ trở thành một quốc gia tôn giáo độc lập, có  giáo vương (bodg) đầu tiên là Bodg Gegeen Zanabazar. Vị này là một điêu khắc gia, được cho là Michelangelo của Á châu. Các tác phẩm điêu khắc của ông được trưng bầy tại Bảo Tàng Viện Mỹ Thuật (Museum of Fine Arts) (xem dưới).

Ông cũng là một nhà thơ và đã tạo ra mẫu tự Soyombo dựa theo chữ cổ Brahmi của Ấn Độ và dịch kinh Phật Tây Tạng sang tiếng Mông Cổ.

Mẫu tự đầu tiên Soyombo được dùng làm biểu tượng quốc gia Mông Cổ:

Biểu tượng Soyombo ở cổng Điện Chính Phủ tại thủ đô UB (nguồn: wikipedia)

Vào cuối nắm 1930, Cộng Sản tẩy trừ tôn giáo, đóng cửa hay phá hủy trên 700 Tu Viện Phật giáo, giết trên 18.000 vị lamas.

Hiện nay 94% dân số theo Phật giáo Tây Tạng.  Môn phái Mũ Vàng Gelug thống lĩnh.

Vì là dân du mục, nên các đền đài, chùa, tu viện Phật giáo ngày xưa cũng di động và bị hủy hoại. Ngày nay chỉ còn lại các kiến trúc Phật giáo tĩnh tại muộn sau này như tu viện sớm nhất còn tồn tại tới ngày nay là Tu Viện Erdene Zuu ở cố đô Korakorum, tu viện Gandan tại thủ đô UB… (xem dưới).

-Các tôn giáo khác.

Tôn giáo lớn thứ nhì là Hồi giáo, chiếm 6% dân số phần lớn là ở các sắc tộc Kazakhs.

6. Ngôn Ngữ.

Ngôn ngữ Mông Cổ thường được cho là nằm trong tộc ngôn ngữ Altai gồm Turk, Tungus (Đông quốc), Đại Hàn, Nhật… nhưng bây giờ phần lớn các nhà ngôn ngữ học-đối chiếu cho là đã lỗi thời (obsolete). Tôi cũng đồng ý vì thấy Mông Cổ ngữ cũng biến âm, đôi khi rất mật thiết với Việt ngữ (xem dưới).

Chữ viết truyển thống vẫn còn dùng nhiều ở Nội Mông trong khi Mông Cổ Dân Chủ hiện nay dùng mẫu tự Cyrillic vì bị ảnh hưởng Nga.

Trong mẫu tự Cyrillic này có chữ KH = X mà ông Bùi Hiền đã “ăn cắp” để đổi chữ KH của Việt ngữ thành X trong “Cải Tiến Chữ Quốc Ngữ” của ông (xem bài viết này).

Nếu học thuộc được mẫu tự Cyrillic thì đi Mông Cổ sẽ thú vị thêm hơn vì đọc được tên đường và mọi thứ khác (tại UB chỉ có các con đường chính mới có phụ đề tiếng Anh nhưng rất nhỏ). Ngày nay chính quyền Mông Cổ chưa muốn đổi qua mẫu tự Latin ABC vì chưa muốn làm mất lòng Nga cho tới khi nền dân chủ của mình được hoàn toàn lớn mạnh.

Mông Cổ Ngữ và Việt Ngữ.

Trước đây tác giả Bình Nguyên Lộc có tìm thấy một vài từ Việt ngữ liên hệ với với Mông Cổ ngữ và Nhật ngữ (cùng chung tộc Altai ngữ). Tôi cũng tìm thấy một số từ Việt ngữ biến âm với Thổ dân Nhật Ainu ngữ, Nhật Ngữ và Đại Hàn (Tiếng Việt Huyền Diệu). Trong chuyến đi ngắn ngủi dưới hai tuần này mà tôi đã nhận thấy có nhiều từ ngữ Mông Cổ dùng hàng ngày biến âm mật thiết với Việt ngữ (nếu không phải là liên hệ ruột thịt thì có thể do tiếp xúc hay trung gian qua Cổ ngữ Á châu, Phạn ngữ, Hán ngữ…).

Xin đưa ra một vài ví dụ:

Mông Cổ và Thuần Việt.

.Khaan (Khan) = Việt ngữ Khuấn.

Mông Cổ ngữ khaan có một nghĩa là người đứng đầu, thủ lãnh, vua biến âm với Anh ngữ king, với Việt ngữ Khuấn. Ở Sơn Tây có từ cổ Việt Khuấn chỉ ông tổ tối cao. Chửi nhau thường chửi ‘tiên sư ông tổ Khuấn nhà mày” (Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt).

Với k câm như không = hổng (không thèm = hổng thèm) ta có khan = Hán Việt hãn: Great Khan = Đại Hãn.

Ở Việt Nam hiện nay hiểu Hùng là thủ lãnh, tù trưởng, cho Hùng Vương là Tù Trưởng (sic).

Như thế ta có Khan = Hãn = Hun = Hùng.

Cổ ngữ Naacal Hun là số 1 (James Churchward, The Children of Mu). Ta thấy rõ Hùng = Hun = Khan, là người số 1, đứng đầu, thủ lãnh, tù trưởng, vua. Ta cũng thấy theo h = c như hủi = cùi, ta có Hun = Cun. Mường ngữ cun là thủ lãnh, tù trưởng: “Cun lang bú chó, Cun vó bú trâu”. Số 1 có một nghĩa là mặt trời như solo, solamente, seul, Việt ngữ son (Ra đường thiếp hãy còn son…) có nghĩa một mình ruột thịt với sol, soleil, mặt trời. Tôi lấy từ Hùng theo nghĩa là Mặt Trời. Hùng Vương là Vua Mặt Trời. Điểm này được xác thực bởi Uighur ngữ Hun là mặt trời. Vua Hùng Vương phải hiểu là Vua Mặt Trời vì người Việt là Người Việt Mặt Trời Thái Dương. Hiểu Hùng là Tù Trưởng không thích hợp với truyền thuyết Tiên Rồng, không ăn khớp với từ Việt có một nghĩa là Mặt Trời (Việt Là Gì?).

.Mông Cổ ngữ nuur, hồ = Việt ngữ nước.

Mông Cổ ngữ nuur, hồ = Việt ngữ nước (giống như Anh ngữ lake, Pháp ngữ lac, hồ = Việt ngữ lác, nước như Hồ Lắc ở Đà Lạt), cỏ lác dùng dệt chiếu là cỏ mọc dưới nác, dưới nước, Mường ngữ đác là nước: lác đác là ‘nước chỗ này nước chỗ nọ”, mưa thưa hạt.

.Mông Cổ ngữ uul, núi, ovoo, đống = Việt ngữ ụ (mound) (theo o = v = u).

.Mông Cổ delkhi =  Việt ngữ đất, đá.

Đại Hàn ngữ dol, đá.

.Khooloi, cổ họng có khoo = cổ.

Mông Cổ ngữ suu, sữa = Việt ngữ sữa.

.Mông Cổ ngữ uukh, drink = Việt ngữ uống.

.Mông Cổ ngữ id (eat) = Việt ngữ ăn.

……

Mông Cổ Ngữ và Hán Việt.

.Mông Cổ ngữ tenger (sky) như đã nói ở trên  = Mường ngữ then (Mường Then là Mường Trên, Mường Trời) = Hán Việt thiên, Hán ngữ tien (có gốc nghĩa là trên)…

.Mông Cổ ngữ mori ngựa = Anh ngữ mare, ngựa cái = Hán Việt mã.

.Mông Cổ ngữ khuur (great) = Hán Việt cự, lớn, to (cự thạch, cự phách).

……
7.Nghệ Thuật và Âm Nhạc

Mỹ Thuật.

Trước thế kỷ 20 hầu hết các tác phẩm mỹ thuật ở Mông Cổ mang chức vụ tín ngưỡng, bị ảnh hưởng của tôn giáo, nhất là Phật giáo Tây Tạng như các tranh Thangkas, điêu khắc đồng thau về Phật giáo.

Muốn biết qua nghệ thuật Mông Cổ khi tới thủ đô Ulaan Baatar nên dành thì giờ thăm viếng Bảo Tàng Viện Mỹ Thuật Zanabazar.

clip_image027

Bảo Tàng Viện Mỹ Thuật.

Giá trị nhất ở bảo tàng viện này là trưng bầy các tuyệt tác phẩm điêu khác về Phật giáo của giáo vương thứ nhất Zanabazar và trường phái của ông. Ngài được cho là Michelangelo của Á châu như đã nói ở trên.

(vì giá tiền chụp ảnh hơi đắt 15 Mỹ kim, tôi để dành tiền mua sách).

Sau đây là một vài hình ảnh trong cuốn Undur Geghen Zanabazar:

clip_image029

Zanabazar, tự họa (Bảo Tàng Viện Mỹ Thuật).

clip_image002[1]

Phật Vũ Trụ hay Nhật Quang Boirochana (Vairocana) Mông Cổ bằng đồng mạ vàng thế kỷ 17 Bảo Tàng Viện Mỹ Thuật UB.

Phật Vũ Trụ với thủ ấn Đại Trí Quyền (Fist of Wisdom mudra). Thủ ấn tạo thành bởi 5 ngón bàn tay phải nắm lại bao giữ chỏm ngón tay trỏ của bàn tay trái để dựng đứng ở trước ngực. Đầu ngón trỏ tay phải đụng đầu ngón tay trỏ trái (hay cong lại ôm đầu ngón trỏ trái) (xem Ý Nghĩa Ngày 8 Tháng 4 Phật Đản Sinh).

Lưu ý Phật miện (mũ) có mặt trời Càn Khôn, Vũ Trụ 8 tia sáng là 8 vòng ánh sáng vòng tròn-chấm (Phật giáo mang âm tính nên ánh sáng hình nòng vòng tròn giống như ở trống đồng Đào Xá).

clip_image033

clip_image035

Tara Xanh thế kỷ 17 (Fine Art Museum).

Tara với nhiều khuôn mặt như Tara Trắng, Tara Xanh, Tara Vàng có nhiều khuôn mặt như Thần Mẫu, Phật Mẫu, Nữ Bồ Tát… trong Phật giáo nhất là Phật giáo Tây Tạng, Nepal, Mông Cổ… và Ấn giáo.

……

Âm Nhạc.

Âm nhạc Mông Cổ bị ảnh hưởng sâu đậm bởi đời sống du mục, thảo nguyên, đồng bóng (phù thủy) cũng như Phật giáo Tây Tạng.

Âm nhạc truyền thống gồm nhiều nhạc cụ cổ truyền.

Nổi tiếng nhất là đàn ngựa morin khuur (horse-headed fiddle) đặc thù miền vó câu muôn dậm.

clip_image036

Đàn ngựa (ảnh của tác giả).

Đàn ngựa được gọi tên như thế vì đầu đàn có hình đầu con ngựa.

Đây là nhạc cụ cổ nhất của Mông Cổ đã có từ thời Hung Nô trên 2.000 năm trước. Có nhiều truyền thuyết về sự ra đời của cây đàn ngựa này, tất cả đều do tình yêu, thương tiếc về cái chết của ngựa. Một truyền thuyết phổ thông là một chàng kỵ mã nọ có một con ngựa thần có cánh. Chàng có thể cưỡi ngựa bay đi khắp nơi gặp người yêu. Một nàng con gái ghen tức cắt đôi cánh ngựa đi khiến con ngựa chết. Sầu đau chàng làm ra chiến đàn bằng xương, da và lông đuôi ngựa để đánh lên những điệu nhạc buồn nhớ lại tiếng vó câu, tiếng ngựa phi và tiếng hí của ngựa…

Đàn ngựa được coi như một bảo vật quốc gia. Đàn thường dùng đánh các điệu nhạc bắt chước tiếng thiên nhiên như tiếng nước suối, sông, tiếng gió thảo nguyên, núi rừng và tiếng muông thú, dĩ nhiên đặc biệt nhất là tiếng ngựa. Tại miền Đông Mông Cổ có những nhạc phẩm như ‘The Snake Realm’, ‘The Hawk Strong Stallion’, ‘The Bogd Khaan’s Brown Trotter’, ‘The Gobi’s Spotty Trotter’, ‘The Young Male Camel’, vân vân.

Có hàng chục bài hát dài (long song) truyền thống được đặt tên theo các huyền thoại ngựa.

Ngoài ra còn có các nhạc cụ khác như:

.Khuuchir, (hoochir)

Đàn này giống đàn cò Việt Nam.clip_image038

Đàn cò Khuuchir và đàn ba dây (hàng sau) (ảnh của tác giả).

.Đàn Yatga (Zither) giống đàn tranh.

clip_image040

Yatga (ảnh của tác giả).

Đàn tranh yatga dây to, tiếng đục, thô như đàn tranh Đại Hàn.

.Đàn Yochin (Dulcimer), một thứ đàn tranh thùng (box zither) gõ bằng que gọi là búa.

clip_image042

Đàn Yochin (ảnh của tác giả).

.Đàn ba dây giống đàn samisen của Nhật.

.Đàn môi Khulsan khuur.

clip_image044

(ảnh của tác giả).

..…

-Điệu ca.

Tiếng hát tiếng ca đặc biệt miền thảo nguyên lộng gió.

.Hát Dài Urtyn duu (“Long Song”).

Hát Dài không những bài hát dài mà vần lời hát ngân dài, chắp cánh bay vào thảo nguyên mênh mông, vào sa mạc gió cát, vang vọng trong sông núi giá băng Tây Bá Lợi Á.

Tiếng Hát Dài hợp cùng Đàn Ngựa được thừa nhận là Di Sản Phi Vật Thể Thế Giới UNESCO.

.Làn điệu cổ họng Khoomei (throat singing).

Hát trong họng Khoomei là tiếng hát hồn thiêng miền thảo nguyên lộng gió.

clip_image045

Hát trong cổ họng (ảnh của tác giả).

…..

-Nhẩy múa.

. Múa Mặt Nạ (Tsam dance).

Điệu múa này để xua đuổi trừ khử ma quỉ, một hình thức của nhẩy múa đồng bóng, ma thuật của huyền giáo Shaman.

clip_image047

Vũ mặt nạ (ảnh của tác giả).

Chứng tích rõ nhất của huyền giáo, ma thuật shamanism Mông Cổ trong Phật giáo thấy qua vũ điệu Ông Già Trắng (Tsagaan Ubgen, “The elder White”, “White Old Man”).

clip_image049
Vũ mặt nạ “Ông Thọ Trắng”.

clip_image051

Tác giả và “Ông Già Trắng”.

Ông Già Trắng là vị thần hộ mạng và trường thọ của Mông Cổ, đôi khi gọi là “White Shaman” trở thành biểu tượng mắn sinh và thịnh vương trong Phật giáo.

Trong một truyền thuyết ông là bạn đời của Mẹ Đất Itugen. Truyền thuyết này làm liên tưởng tới Lạc Long Quân là một Cụ Già với trang phục trắng, râu tóc bạc phơ hôn phối với Mẹ Đất Âu Cơ (dẫn 50 con lên núi).

Ngoài ra Ông Già Trắng cũng giống Ông Thọ hay thần Nam Tào của Trung Quốc…

.Vũ Điệu Ngựa (Horse dance).

Dĩ nhiên không thể thiếu nhẩy ngựa.

clip_image053

Nhẩy ngựa:  “Ngựa Phi Đường Xa !” (ảnh của tác giả).

Lưu ý có ‘phụ đề’ hình cưỡi ngựa ở trên.

.Vũ Điệu Phật giáo Mật Tông.

clip_image055

Sư tăng và giai nhân (ảnh của tác giả).

……

Về âm nhạc, kịch nghệ nên xem Ca Vũ Nhạc tại Nhà Hát Lớn Nghệ Thuật Quốc Gia  (Mongolian Grand Theater of National Art) ở thủ đô UB, trình diễn mỗi ngày vào lúc 6 P.M.

clip_image057

Nhà Hát Lớn Về Nghệ Thuật Quốc Gia Quốc  Gia.

…….

Trò Chơi Cổ Truyền.

Nổi tiếng và phổ thông nhất là trò chơi Búng Xương Cổ Chân (Anklebone game).

clip_image059

Trò chơi xương cổ chân thế kỷ 1-2 (Sau Dương Lịch), Thung Lũng Orkhon, Bảo Tàng Viện Korarorum (ảnh của tác giả).

Chơi bằng cách búng các xương có mặt giống nhau cho đụng vào nhau thì được ăn một chiếc. Nếu đụng vào xương khác là bị chấm dứt lượt  chơi của mình. Trò chơi tương tự như Dích Hình hay Khía Đung Đùng Quạ của trẻ em Việt Nam (chỉ khác không cần phải chọn hai thứ giống nhau).

 Lễ Hội.

Lễ hội chính là Naadam (có nghĩa là trò chơi, game) tổ chức vào ngày 11 tới 13 tháng 7 gồm ba truyền thống thể thao là đua cưỡi ngựa [đua cưỡi ngựa việt dã (cross-country horse-racing), đua ngựa giỏi như rắc các đồng tiền kim loại xuống đất rồi nhặt lên trong lúc đang phi ngựa nước đại như vị anh hùng Sukhbaatar đã làm), thi bắn cung (archery) và đô vật (wrestling). Naadam coi như là ngày lễ quốc khánh kỷ niệm cuộc Cách Mạng Dân Chủ và thành lập Đại Quốc Gia Mông Cổ. Trong lễ này cũng có các trò trơi cổ truyền như thi Búng Xương Cổ Chân (anklebone game)…

(còn nữa) (Số tới: Các Nơi Cần Viếng Thăm).

Leave a comment