MÔNG CỔ MƯƠI ĐIỀU… (Phần 3).

.*Nếu cần bấm hai lần vào tựa bài để mở bài.

.Phải tuân thủ luật Tác quyền Copyright.

LTG

Số này đăng sớm một ngày vì tối nay tác giả đi chơi xa, vài tuần nữa mới có số blog mới.

 MÔNG CỔ MƯƠI ĐIỀU…

(Phần 3).

Nguyễn Xuân Quang.

8. Những Nơi Nên Thăm Viếng.

Mông Cổ chia ra nhiều vùng với địa hình, khí hậu và các tộc có văn hóa khác nhau. Nên đi thăm tất cả nếu có đủ thì giờ hay chọn các tua bao che các vùng chính mình ưa thích.

clip_image002[4]Bản đồ từng vùng Mông Cổ.

A. THỦ ĐÔ ULAAN BAATAR (UB).

Nếu đi theo tua nên tới trước hay ở lại một hai ngày để viếng thăm UB (tốt nhất là tới trước để tìm hiểu Mông Cổ trước qua các bảo tàng viện, nhà hát, quảng trường…).

Thủ đô Ulaan Batar (UB) là trung tâm văn hóa và kinh tế được thiết lập như một trung tâm du mục của Phật giáo vào năm 1639. Vì mang tính du mục, di động nên thủ đô đã thay đổi vị trí và tên nhiều lần trước khi trở thành cố định tại đây vào năm 1778.

-Công Trường Anh Hùng Sukhbaatar.

Đây là công trường chính của thủ đô UB đặt theo tên vị Anh Hùng Cách Mạng năm1921 Damdin Sukhbaatar, vị thống lĩnh quân đội cách mạng giải phóng khỏi sự đô hộ của Trung Quốc.

clip_image004

Tượng SukhBaatar (ảnh của tác giả).

Tượng làm năm 1946 được đặt ngay chỗ con ngựa của Sükhbaatar trước kia đã tè khi tham dự cuộc tập hợp ngày 8 tháng 7 năm 1921, ngay sau khi chiến thắng cuộc cách mạng. Ngựa của Sükhbaatar tè coi như là một điềm triệu tốt lành. Một người tên là “Bonehead” Gavaa đã chôn một cái mốc đánh dấu tại chỗ đó (‘bonehead’ là ‘đầu gạch-đá’, ‘đầu sừng sỏ’). Năm 1946 chỗ này được chọn để đặt pho tượng của Sukhbaatar.

Tại công trường này phía mặt tiền của Tòa Nhà Chính Phủ có tượng đài Genghis Khan và hai con Ogedei Khan và Kublai Khan. Vì thế đã có lần công trường được đổi tên là Công Trường Genghis Khan nhưng sau lại đổi lại giữ tên cũ Sukhbaatar.

clip_image006

Tượng Chenggis Khan tại Quảng trường Sukhbaatar.

clip_image008Một đám cưới (ảnh của tác giả).

……

-Bảo Tàng Viện Quốc Gia Ulaan Baatar.

Muốn có một khái niệm tổng quát về Mông Cổ thì không thể không viếng thăm bảo tàng viện này.

clip_image010Tác giả và chân dung Genghis Khan tại Bảo Tàng Viện.

clip_image012Bích chương Hãy Khám Phá Lịch Sử Tuyệt Vời của Mông Cổ năm 2019 (ảnh của tác giả).

Lưu ý ngôi nhà lều vũ trụ ger có hình chiếu thiết diện mang hình ảnh mạn đà la (mandala) tròn diễn tả đại và tiểu vũ trụ giống mandala tròn của trống đồng của đại Đông Sơn. Đây là cấu trúc bên trong của bảo tàng viện với các hình ảnh chỉ cho biết mỗi phòng, mỗi nơi trưng bầy thứ gì.

Bảo Tàng Viện gồm có 9 phòng.

-Phòng 1: Thời Tiền Sử.

clip_image014

Đá Hươu và biểu tượng của Bảo Tàng Viện.

-Phòng 2: Các Quốc Gia Cổ (Ancient States).

-Phòng 3: Trang Phục Cổ Truyền và Đồ Trang Sức.

-Phòng 4: Đế Quốc Mông Cổ.

-Phòng 5: Văn Hóa Cổ Truyền Mông Cổ.

-Phòng 6: Đời Sống Cổ Truyền.

-Phòng 7: Mông Cổ Thế Kỷ 17-20th.

-Phòng 8: Mông Cổ Xã Hội Chủ Nghĩa.

-Phòng 9: Mông Cổ Dân Chủ từ 1900 tới Nay.

-Bảo Tàng Viện Mỹ Thuật Zanabazar (Fine Art Museum).

Đã nói ở trên.

-Tu Viện Gandan.

Đây là tu viện lớn nhất, quan trọng nhất ở Mông Cổ và là tu viện duy nhất còn được phép hoạt động trong thời cộng sản. Kiến trúc theo Phật giáo Tây Tạng. Tên Tây Tạng của tu viện có nghĩa là “Nơi Vĩ Đại của Niềm Vui Đã Thành Tựu”. Đức Dalai Lama thứ 13 đã ở đây vào năm 1904 khi trốn chậy sự xâm chiếm của người Anh.

clip_image016

Tại đây có đền The Migjid Janraisig, có bức tượng vĩ đại oai nghiêm Migjid Janraisig hay Avalokitesvara (Quán Thế Âm Bồ Tát) cao 26m nặng 20 tấn, là pho tượng trong nhà lớn nhất thế giới. Tượng được tái tạo lại vào năm 1990 khi Phật giáo sống lại thay cho pho tượng cũ bằng đồng đã bị quân đội Nga phá hủy lấy đồng đúc đạn năm 1920. Tượng mới bằng đồng mạ vàng do sự quyên góp của Nhật Bản, Nepal và nhân dân Mông Cổ.

clip_image018Tượng Migjid Janraisig hay Avalokitesvara (Quán Thế Âm Bồ Tát).

Như đã biết Avalokitesvara lưỡng tính phái (gốc ở Tây Tạng là người nam, ở Trung Quốc, Nhật Bản, Đại Hàn, Việt Nam là một người nữ, Phật Bà). Làm sao biết được đây là tượng Quán Thế Âm Bồ Tát? Trước hết là đôi bông tai hình mặt trời hoa sen, một loài hoa mọc dưới nước mang âm tính và có một khuôn mặt biểu tượng cho bộ phận sinh dục nữ trong Phật giáo Mật Tông. Bồ Tát Padmapani là Bồ Tát Tay Cầm Hoa Sen, dịch theo chữ Hán là Bồ Tát Liên Hoa Thủ (Padma là hoa sen, liên hoa và Pani tiếng Pali có nghĩa là bàn tay, lòng bàn tay, ruột thịt với Latin palma, Việt ngữ bàn) là một hình tướng của Avalokitesvara. Thứ đến là ngay giữa háng có hình cây chùy, một dạng biến thể của kim cương chùy, búa thiên lôi có cán hình nọc que, lửa và lưỡi chùy hình bát, nước. Chùy nước lửa nòng nọc (âm dương) này cho thấy Avalokitesvara có lưỡng tính phái. Tay phải cầm bình nước cam lồ hình con voi…

Trong lòng tượng chứa 17 tấn dược thảo, 334 bộ kinh, 2 triệu bó thần chú và cả một ngôi lều ger với đầy đủ đồ nội thất.

May mắn chúng tôi tới tu viện này đang lúc các nhà sư làm lễ nên có dịp được nghe cầu kinh, hát kệ rất đặc biệt của Phật giáo Tây Tạng mà kỳ đi Tây Tạng chúng tôi đã không có dịp được nghe.

……

Đây là một trong một số tu viện hiếm hoi cho phép trả tiền chụp ảnh ngoại trừ các sư đang cầu kinh.

-Nhà Hát Lớn Nghệ Thuật Quốc Gia  (Mongolian Grand Theater of National Art).

Như đã nói ở trên để biết về âm nhạc, kịch nghệ Mông Cổ nên xem Ca Vũ Nhạc tại Nhà Hát Lớn Nghệ Thuật Quốc Gia ở thủ đô UB, trình diễn mỗi ngày vào lúc 6 P.M.

-Quần Thể Kiến TrúcTượng Chenggis Khan (Genghis Khan Statue Complex).

Cách UB 54km.

clip_image020

clip_image022

Tượng Ngựa Genghis Khan tại Quần thể kiến trúc Genghis Khan (ảnh của tác giả).

Như đã nói ở trên đây là tượng ngựa lớn nhất thế giới.

clip_image024

Mặt tượng nhìn gần (ảnh của tác giả).

Theo truyền thuyết nơi đây là chỗ Genghis Khan tìm được cây roi quất ngựa bằng vàng.

clip_image026
Roi vàng nhìn gần (ảnh của tác giả).

Đại sảnh dưới tượng có 36 cột biểu tượng cho 36 Đời Khan của Đế Quốc Mông Cổ. Trong đại sảnh chỉ trưng bầy có hai thứ chính:

clip_image028Giầy cưỡi ngựa của Genghis Khan (ảnh của tác giả).

clip_image030Roi quất ngựa (ảnh của tác giả).

Giầy và roi khổng lồ biểu tượng cho sự vĩ đại của Genghis Khan và vó câu chiến mã muôn dậm trường chinh. Như đã nói ở trên Genghis Khan được coi là hóa thân của Thần Trời, Đấng Tạo Hóa Tenger và được tôn thờ như một vị thánh thần dân tộc.

Tầng dưới đại sảnh là bảo tàng viện.

…….

Dĩ nhiên còn nhiều nơi đáng thăm nữa ở thủ đô nếu có đủ thời giờ.

Thủ đô UB bây giờ là một thành phố tân tiến có đủ tiện nghi, giải trí như các đô thị lớn trên thế giới.

Sau khi thăm thủ đô để có một chút ít hiểu biết về Mông Cổ rồi thì đi thăm các vùng còn lại sẽ thú vị hơn.

B. MIỀN BẮC.

Miền Bắc là miền núi giáp với Tây Bá Lợi Á (Siberia) của Nga có Hồ Khovsgol với rừng cây thông Cận Bắc Cực taiga (boreal forest), có Công Viên Quốc Gia Hồ Khovsgol (Khovsgol Nuur National Park) nổi tiếng.

.Hồ Khuvsgul (Khovsgol) và Công Viên Quốc Gia.

Đây là vùng cao điểm thiên nhiên của Mông Cổ với Hồ Khovsgol (Khovsgol Nuur) (như đã biết Nuur là hồ biến âm với Việt ngữ Nước). Hồ là hồ nước ngọt lớn thứ nhì ở Trung Á, dài 136 km nằm ở mép cực nam Siberia. Hồ chứa 72% nước ngọt của cả nước Mông Cổ.

Hồ đóng băng từ tháng giêng tới tháng 4 tháng 5. Nhiệt độ trung bình là -13 độ C. Nước hồ trong như pha lê khi đóng băng có thể nhìn sâu tới 4 bộ (feet) và tới đáy hồ. Xe vận tải có thể chạy trên mặt hồ về mùa đông.

Hồ có rất nhiều loại cá đặc biệt nhất là cá tầm (sturgeon) có trứng là caviar.

Công Viên Quốc Gia Hồ có nhiều hoa dại, hơn 200 loài chim muông đầy mầu sắc và thú như cừu núi, dê núi (ibex), gấu, bò himalaya yaks hoang, tuần lộc, hươu ăn vỏ cây (moose)…

Bây giờ có nơi là cả một biển hoa dại. Hoa trông có cảm tưởng thuộc họ nhà hoa cúc, mầu xanh lam.

clip_image032 clip_image034

Đối với người Mông Cổ đây là vùng hồn thiêng sông núi nhất, nơi của các Hồn Nước Nagas (Water spirit) dũng mãnh nhất (Naga có gốc Na- là nước, Nagas cũng là rắn, rồng nước Ấn giáo), chỗ của các phù thủy có phù phép, pháp sư có ma thuật thần sầu nhất…

Từ thủ đô UB bay (bằng phi cơ cánh quạt) tới thành phố Moroon, gần biên giới Tây Bá Lợi Á của Nga. Đây là cửa ngõ tới Hồ Khovsgol.

clip_image036Một trại du lịch sinh thái bên hồ Khovsgol (ảnh của tác giả).

clip_image038Ngồi ngắm khói sóng chờ bình minh trên hồ.

clip_image040

Hoàng hôn trên vùng Hồ Khovsgol (ảnh của tác giả).

Hồ và công viên có đủ các thú vui về đời sống thiên nhiên, ngoài trời kể cả câu cá nhưng thu hút du khách nhất là viếng thăm tộc người nuôi tuần lộc và học hỏi cách sống đời du mục chăn loại hươu này.

.Thăm một gia đình du mục Tsaatan nuôi tuần lộc (reindeer).

Tộc này thường gọi là Người Tuần Lộc (Reindeer people), một trong các tộc người nuôi và sống nhờ vào tuần lộc cuối cùng trên thế giới.

Họ sống trong các lều hình nón trụ giống các lều teepees của Thổ Dân Mỹ châu. Lều teepees là nguyên thể của lều gers và là chứng tích cho thấy dấu chân của thổ Dân Mỹ châu đã đi qua vùng Đông Bắc Á, cầu đất Bering tới Mỹ châu.

clip_image042Teepees (ảnh của tác giả).

Teepees cũng theo dấu chân tuần lộc đến tận Bắc Âu. Tộc Sami, thổ dân Norway nuôi tuần lộc cũng ở lều teepees (Norway: Đỉnh Đầu Nodkapp).

clip_image043
Một lều tipi ở của người Sami.

Lều teepees cũng như lều ger mang ý nghĩa vũ trụ tạo sinh (Mông Cổ và Vũ Trụ Giáo).

clip_image044Đi chăn tuần lộc!

Tuần lộc đang ăn nấm địa tiền (lichens.)

clip_image046Nai chà mẹ có sừng và con (ảnh của tác giả).

Tuần lộc thích ăn địa tiền, địa y (lichen). Như đã nói ở trên loài hươu này là loài duy nhất con cái có sừng.

Xin nói một chút về ngôn ngữ học.

Tôi khám phá ra Việt ngữ cũng có giống phái, có giống đực giống cái. Hươu có một khuôn mặt tổng quát chỉ chung loài thú 4 chân hươu và cũng chỉ con đực giống như Anh ngữ Man chỉ chung loài người và cũng chỉ phái nam. Con cái gọi là nai. Hươu chỉ con đực có sừng. Hươu, hưu, hiêu biến âm với hèo là roi (nọc ra đánh năm mươi hèo), nọc, cọc. Mường ngữ hẻohúc bằng sừng Con hươu (đực) là con hèo, con nọc, con Cọc (Việt Dịch Bầu Cua Cá Cọc), con có sừng, cọc nhọn giống như Anh ngữ hươu đực, hươu sừng gọi là hart. Theo h = g như hóa = góa (chồng) ta có hart = gạc. Hươu đực hart có gạc (sừng). Nai biến âm mẹ con với nái là cái (nái sề, quần nái đen). Nai là con Cái.

Người Bắc nói hươu, Trung Nam thường nói nai là gọi theo ngành nòng âm Lạc Long Quân. Như đã biết Trung Nam là di duệ của các tộc dòng Nước Lạc Long Quân ở miền thấp, vùng duyên hải bắc Trung Việt di cư vào. Người Bắc nói ngôn ngữ Việt ngành núi Mẹ Âu Cơ trong khi Trung Nam nói ngành Biển Lạc Long Quân (như người Bắc nói cây đa, Trung Nam nói cây da) (Tiếng Việt Huyền Diệu). Ngôn ngữ Việt có một khuôn mặt chia ra hai ngành Chim-Rắn, Tiên Rồng. Ngành Chim Âu Cơ miền cao, miền núi nói theo Mường ngữ nghiêng nhiều về tộc ngôn ngữ Mon-Khmer, Nam Á và ngành Rắn Lạc Long Quân miền thấp, miền Biển nghiêng nhiều về ngữ tộc Tầy Thái, Nam và Đa Đảo. Đây là lý do các nhà ngôn ngữ học hiện nay người xếp ngôn ngữ Việt vào đại tộc này, người xếp vào đại tộc kia và có người đi chân chữ bát, lang ba vi bộ…

Trở về với con reindeer. Được cho là phát gốc từ nguồn Scandinavia như Cổ Norse là hreindyri (dyri là thú vật), Cổ Anh ngữ hran, Đức ngữ renn do dân dã biến âm với rennen “to run”, chậy. Có lẽ gốc xa hơn là từ gốc chữ Tiền-Ấn-Âu ngữ (PIE) *ker, sừng. Nguồn cội cổ hơn cho là liên hệ với ngôn ngữ Lapp hay Phần Lan ngữ renne (Thổ dân Lapp như Sami cũng sống bằng nuôi reindeer) (xem bài viết về Norway: Đỉnh Đầu Nordkapp).

Hán Việt dịch reindeer là tuần lộc. Tuần có một nghĩa là đi dò xét, xem xét (đi tuần, tuần tiễu, tuần thám) và lộc là hươu [lộc biến âm với Anh ngữ log, thân cây, khúc cây, nog (then cài bắng khúc cây) với Việt ngữ nọc (cọc)]. Lộc là con Cọc. Tuần lộc là loài hươu dùng làm phương tiện vận chuyển như con tuần lộc Mũi Đỏ Red Nose của ông già Noel.

Như đã biết ở bài viết về Alaska, thổ dân ở đây gọi hươu loài caribou có nghĩa là hươu cào tuyết. Loài hươu này về mùa đông cào tuyết tìm cỏ ăn. Caribou có car- biến âm với Việt ngữ cào, cạo. Hươu moose là hươu cây có moos- biến âm với Việt ngữ mọc, Hán Việt mộc. Loài này ăn vỏ cây, cành lá cây.

Tác giả Bình Nguyên Lộc cho biết reindeer theo tiếng Nam gọi là Nai Chà nhưng ông không nói rõ chà có nghĩa là gì? Chà là thể giản lược của chạc (chẽ cây như chạc cây). Chổi chà là loại chổi cứng, mạnh làm bằng các chẽ nhánh cây hay rễ cây nhỏ. Theo ch = g như chi vậy? = gì vậy? ta có chạc = gạc. Hươu chà là hươu gạc (cả hai giống đều có gạc).

Trên trống đồng nòng nọc (âm dương) của đại tộc Đông Sơn cũng thấy con nai cái có sừng giống như loài hươu chà này.

clip_image048Nai cái có sừng trên trống Ngọc Lũ I.

Tuy nhiên số mấu nhọn của hai sừng không giống nhau vì thế hai sừng của nai cái này nghiêng hiều về biểu tượng với nghĩa là thái dương (xem Trống Ngọc Lũ I).

Cũng nhắc lại là con hươu là con hèo, con roi, con cọc (cược) (Việt Dịch Bầu Cua Cá Cọc), con nọc (đực), con sừng con báng (húc), con bổ (búa), con rìu (nói chung vật nhọn), con thú Việt, vật tổ thú của Đại tộc Việt, Hươu Việt,

thú biểu của Kì Dương Vương (Kì có một nghĩa là cây, cọc. Kì Dương có một nghĩa là Hươu Đực. Vì thế mà Kì Dương Vương mới có tên mẹ đẻ là Lộc Tục, Hươu Đục, Hươu Đực). Hươu là thủy tổ của tất cả loài thú bốn chân sống trên mặt đất. Anh ngữ deer có nghĩa gốc chỉ chung loài thú (animal). Deer ruột thịt với Cổ ngữ Norse dyri, animal (như đã nói ở trên). Nai là con Nái, con Mẹ của tất cả loài thú. Trong khi cây Si họ cây Đa là thủy tổ loài cây. Si biến âm với Ki, Kì, cây.

Ta thấy rõ Hươu Đực Lộc Tục, Kì Dương là thủy tổ loài thú và là thủy tổ Người Rìu Việt Mặt Trời, vua đầu tiên của nước Xích Quỉ, Kẻ Đỏ, Người Mặt Trời và Cây Si là thủy tổ loài cây là Cây Đời Sống (Cây Vũ Trụ, Cây Tam Thế) sinh ra Mẹ Tổ Mường Việt Dạ Dần…

.Thăm Gia Đình Du Mục Nuôi Bò Yaks.

Ở đây cũng là chỗ lý tưởng đi thăm một gia đình du mục nuôi bò yaks và học cách sống du mục chăn bò Himalaya.

clip_image050Bò Himalaya (yaks) lông dài (ảnh của tác giả).

clip_image052Vắt sữa yaks buổi sáng.

clip_image054Bò khainag do bò yak lai giống với bò thường (ảnh của tác giả).

Bò yak lai với bò thường gọi là khainag (хайнаг). Anh ngữ gọi là yattle (do từ yak và cattle chặt bỏ đuôi bỏ đầu lồng vào nhau) hay yakow (yak và cow). Giống bò lai này to và khỏe hơn yak và cattle. Chúng cung cấp sữa và thịt nhiều hơn.

clip_image056

Chụp với người chủ gia đình.

Tại đây cũng có dịp uống sữa tươi yak mới vắt, ăn sữa cục (curd) phơi khô, ăn mỡ, bơ yak, khô yak, kẹo bánh sữa yak…

clip_image060Nấu sữa yak làm yogurt (da-ua) (ảnh của tác giả).

Như đã nói nhiều lần vì là thầy thuốc nên tôi có một sở đoản là khi đi du lịch không dám ăn bậy, ăn thức ăn lạ. Chúng tôi chỉ nhấm nháp nếm chút đỉnh cho biết mùi vị. Thịt bò yak dai và gây vì là loại bò chạy bộ Marathon (không phải là bò đi bộ theo nghĩa thông thường).

Người Mỹ rất mạo hiểm, ăn uống thả dàn (có lẽ quen mùi và ghiền bơ sữa). Hậu quả trong chuyến đi có hai người bị sưng ruột hay bị ngộ độc thực phẩm: ói mửa, tiêu chẩy. Tôi phải cho chỉ dẫn y học… miễn phí.

.Thăm Pháp Sư.

Như đã nói ở trên đây là vùng với hồn thiêng sông núi, nơi của phù thủy phù phép, pháp sư ma thuật. Ở đây có dịp được xem những người này hành nghề.

.Du Ngoạn Trên Hồ.

clip_image062Ghé một đảo nhỏ trên hồ.

.Đốt Lửa Trại Ngắm Sao Tây Bá Lợi Á.

Ở đây không còn gì bằng ngồi bên đống lửa trại nhâm nhi ly rượu sữa ngựa Mông Cổ hay rượu vodka hoặc ly cà phê sữa yak ngắm muôn vàn vì sao kim cương lấp lánh đơm kết vào mũ bầu trời và nghe tiếng sóng đu đưa như sàng qua sàng lại đang đãi lọc sao kim cương chìm xuống đáy hồ… Ước gì có cây đàn bầu đêm nay ở đây.

Ở vùng hồ này được ăn món cá tươi duy nhất trong chuyến đi. Nên nhớ thưởng thức món trứng cá tầm sturgeon Tây Bá Lợi Á gọi là caviar, thường có trong bữa ăn sáng. Caviar ở đây tuyệt hảo không tanh mùi cá như caviar của Nga. Lần đầu tiên ăn bánh bột mì chiên (giống dầu cháo quẩy hay bánh tiêu) kẹp với caviar tuyệt cú mèo và ăn thả dàn! Caviar này ăn với cơm tấm bì chắc cũng hết ý!

(còn nữa).

Leave a comment