GIẢI MÃ ‘TẢNG ĐÁ BÙA’ Ở ĐỀN HÙNG, PHÚ THỌ (phần 2 và hết).

(*nếu cần click hai lần để mở bài).

CHỮ NÒNG NỌC VÒNG TRÒN-QUE 

CHƯƠNG V

BÀI ĐỌC THÊM

GIẢI MÃ ‘TẢNG ĐÁ BÙA’ Ở ĐỀN HÙNG, PHÚ THỌ.

(Phần 2 và hết)

Nguyễn Xuân Quang

 

Mặt Sau Khối Bùa

clip_image002

Mặt sau khối bùa.

Về phần chữ viết tác giả Nguyễn Kiên Giang đã viết:

a.‘Phần trên: gồm các chữ “vãng”, nghĩa  là “xa”(dấu thập ngoặc – ngược lại là chữ “Vạn”) nằm trong một vòng tròn nối nhau thành từng cụm, có một chữ nằm trong hình tam giác. Có thể đây sự thể hiện đồ hình tinh thần “Viên Dung” (vườn rộng – chứa đựng bao la) của Phật gia, vị trí và sự kết nối của thành cụm của chúng giống như chỉ dẫn tinh thần và phương hướng cho phần đồ hình bên dưới’.

b. Phần dưới: là một đồ hình gồm các vòng tròn nhỏ nối nhau. Đồ hình này rất giống với “Bát trận đồ” của Khổng Minh đời Tam Quốc (Trung Hoa) bố trí (hình), có tác dụng bảo vệ vô cùng vững chắc.

c. Dòng chữ Phạn chạy dọc rìa trái: Sáu chữ cuối chính là Lục tự đại minh chân ngôn “Án Ma Ni Bát Mê Hồng” – tâm chú của Quán Thế Âm Bồ Tát, câu thần chú lâu đời và quan trọng nhất của Phật giáo Tây Tạng. Có nghĩa là: Viên ngọc quý bên trong tòa sen (chỉ Phật tâm của con người)! (tham khảo: http://phatphap.wordpress.com/2008/11/28/y-nghia-cau-chu-om-mani-padme-hum/’.

Để hiểu thêm vể ý nghĩa của câu chú Om Ma Ni Pad Me Hum (Án Ma Ni Bát Mê Hồng) này, xem thêm bài thuyết pháp về câu chú này của Đức Dalai Dama ở bài Hình Tiêu Biểu Tháng 4, 2010: Om Ma Ni Pad Me Hum trong bacsinguyenxuanquang.wordpress.com.

clip_image004

Câu chú viết trên tảng đá bên sườn núi, dọc đường lên điện Potala, Lhasa, Tây Tạng.

Phần bùa ở mặt sau phần lớn có các hình học như hình tam giác, hình vuông, hình thang. Ở đỉnh và trên cạnh những hình này có các hình vòng tròn nhỏ. Đối với những người đã đọc và nghiên cứu về dịch thì khi nhìn mặt sau của tảng ngọc bùa này không thể không liên tưởng tới Hà Đồ, Lạc Thư, Dịch.

Riêng đối với cá nhân tôi thì tất cả những hình này có thể là những chữ viết nòng nọc vòng tròn-que, một thứ chữ viết của dịch nòng nọc vòng tròn-que. Đây là một ví dụ điển hình về dấu, hình, chữ viết nòng nọc vòng tròn-que.

Vì thế ta phải giải mã mặt sau này theo chữ viết nòng nọc vòng tròn-que.

Trước khi bắt tay vào giải mã, xin nói qua một chút về chữ vạn ở trong các vòng tròn nòng và đứng độc lập riêng rẽ ở đây.

Chữ vạn là một biểu tượng hết sức cổ thấy từ thời Cổ Thạch sau đó thấy trong mọi nền văn hóa với ý nghĩa khác nhau.

Trong nền văn minh Indus Valley (2.500 Trước Tây Lịch) có một nghĩa là mặt trời. Trong Ấn giáo là biểu tượng cho của sự ban ơn, phù trợ của thượng đế, trong vài giáo phái mang nghĩa may mắn liên hệ với thần Ganesha. Trong tôn giáo Zoroastrian của Persian, chữ vạn biểu tượng cho mặt trời vận hành, sinh tạo, vô cựctạo hóa khôn cùng. Chữ vạn dùng trong Phật giáo từ thế kỷ thứ 3 Trước Tây Lịch vào thời đế quốc Maurya. Đức Phật sinh ra có chữ vạn trên ngực. Như thế hiểu theo nghĩa nguyên thủy của chữ vạn thì Đức Phật là mặt trời, là lửa thái dương, là đấng sinh tạo, tạo hóa. Hiểu theo Ấn giáo là phù trợ, may mắn. Ngày nay chữ vạn trong Phật giáo có nghĩa là điềm lành, an lạc. Theo Phật giáo chữ vạn truyền đi khắp nơi. Ở Phật giáo mật tông Tây Tạng gọi là yungdrung biểu tượng cho vĩnh cửu, vĩnh hằng. Ở Trung Hoa swastika phát âm theo giọng Bắc Kinh là wàn, Nhật là manji (man tự), Đại Hàn man, Việt Nam là vạn (đồng nghĩa với 10.000). Với nghĩa rộng màn vạn (trong mạt chược con bài vạn cũng gọi là con màn) là muôn vàn (màn biến âm với muôn), hằng hà sa số (myriad) cũng hàm nghĩa tất cả, vĩnh cửu… trong Đạo Đức Kinh dùng chỉ tất cả vũ trụ, ‘muôn vàn thứ’. Vào Đời Đường swastika dùng như một biểu tượng cho mặt trời. Davidson đưa ra nhiều ví dụ về biểu tượng swastika thấy ở các mồ mả Anglosaxon trong thời tiền-Thiên chúa giáo đặc biệt ở các tiểu mai táng (funeral urns) đựng tro than người chết ở các nghĩa trang Đông Anglia. Theo ông chúng phải có những ý nghĩa dùng làm biểu tượng cho mai táng (theo tôi dùng theo nghĩa tái sinh, hằng cửu).

Trong các chữ khắc Runic cho thấy swastika là biểu tượng của thần sấm Thor trong tín ngưỡng Norse thời tiền-Thiên Chúa giáo. Sấm có một khuôn mặt sinh tạo, tạo hóa, bảo vệ, trừ khử ác tà. Trong Thiên Chúa giáo, swastika dùng như một hình thức thánh giá bẻ cong, biểu tượng cho sự chiến thắng của đấng Christ vượt qua nỗi chết (hàm nghĩa phục sinh, tái sinh).
Ở Nam Á swastica ngày nay là biểu tượng cho giầu sang và may mắn…

Chữ vạn nghiêng của Đức Quốc Xã dùng với nghĩa biểu tượng cho sự siêu đẳng của giống người da trắng, của Nazi… (Wikipedia).

Ở đây tôi giải thích chữ vạn thật vắn tắt theo vũ trụ tạo sinh, vũ trụ giáo, dịch tức theo chữ viết nòng nọc vòng tròn-que. Trước hết chữ vạn có 4 tay hình chữ gamma Γ. Chữ vạn này có cánh tay nằm ngang trên có đầu chỉ về phía tay trái có mấu nhọn khuỷu tay quay về tay phải. Khi chuyển vận trong qui trình sinh tạo, mấu nhọn khuỷu tay quay theo chiều kim đồng hồ, theo chiều không gian nòng âm. Đây là chữ vạn thấy trong Phật giáo. Phật giáo là tôn giáo mang tính tĩnh, âm nghiêng về phía Vũ nòng, âm, không gian của vũ trụ. Cấu trúc của các nơi thờ tự Phật giáo, các tu sĩ Phật giáo khi làm lễ, nhang vòng đốt cháy đều theo chiều kim đồng hồ này…

Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt, chữ vạn tay trái này thích hợp với khuôn mặt vũ trụ tạo sinh của Tổ Hùng phía Lạc Việt thuộc ngành nòng âm Thần Nông thái dương, ăn khớp với chữ Việt Rắn.

Trong chữ viết nòng nọc vòng tròn-que chữ vạn phát gốc từ hai nọc que thẳng góc với nhau tạo thành hình chữ thập. Hai nọc là hai dương là lửa, thái dương, mặt trời. Đây chính là nghĩa nguyên thủy của chữ vạn. Kiểm chứng lại ta cũng thấy chữ thập có một khuôn mặt là dấu cộng (+), dấu dương (phản ứng cộng là phản ứng dương). Dương có một nghĩa là mặt trời, lửa thái dương.

Như thế trong chữ viết nòng nọc vòng tròn-que chữ vạn gồm có 4 tay hình nọc nọc mũi tên (mũi mác, mũi răng cưa, răng sói) mang ý nghĩa nọc lửa, mặt trời tứ phương ở tầng tứ tượng hay Bốn Nguyên Sinh Động Lực Chính (Four Great Primary Forces) ở dạng vận hành, chuyển động, sinh động tức tứ hành của ngành nọc lửa dương có gốc từ hai nọc que, tức lửa, mặt trời.

clip_image006

Chữ vạn ruột thịt với chữ thập biểu tượng cho tứ tượng vận hành, sinh động (James Churchward, The Sacred Symbols of Mu).

Tứ hành âm và dương liên tác sinh ra vũ trụ, tam thế muôn loài, muôn sinh trong vũ trụ tạo sinh. Vì thế trong vũ trụ giáo chữ vạn bao gồm tất cả các ý nghĩa sinh tạo, tạo hóa, mặt trời, không gian sinh tạo, sinh tử, tái sinh, hằng cửu, phồn thịnh, may mắn… Như đã thấy ở trên, mỗi nền văn hóa, văn minh thế giới lấy một ý nghĩa của chữ vạn theo một góc cạnh của vũ trụ giáo.

Tóm lại, tôi phải viết dài dòng về chữ vạn để cho thấy trong chữ viết nòng nọc vòng tròn-que chữ vạn có gốc nguyên thủy là lửa, mặt trời, thái dương, tứ hành sinh tạo, khuôn mặt sinh tạo sinh động chính trong vũ trụ tạo sinh, vũ trụ giáo. Chữ vạn trong các tín ngưỡng sau này với nghĩa ban ơn, phù trợ của thượng đế, an bình, an lạc, may mắn, muôn vàn, sung mãn, giầu sang, phú quí, quyền lực, sức mạnh (theo quan niệm Đức Quốc Xã), tái sinh, vĩnh cửu, vĩnh hằng… đều nằm trong ý nghĩa ở vũ trụ giáo.

Tất cả đem áp dụng vào bùa ở đây đều thích hợp.

Riêng ở đây, nếu hiểu chữ vạn là mặt trời sinh tạo, tạo hóa thì đây chính là khuôn mặt của Tổ Hùng Mặt Trời tạo hóa tương đương với thần Mặt Trời Ra (Sun as Creator) của Ai Cập cổ.

Bây giờ ta khởi sự giải mã phần bùa.

Ta có thể chia mặt sau ra làm ba phần ứng với Tam Thế.

1. Cõi Trên

Ở cõi tạo hóa, đại vũ trụ cõi này gọi là Thượng Thế. Ở tiểu vũ trụ cõi này gọi là Cõi Trời sinh tạo thế gian.

Phần trên vùng chỏm tảng bùa là Cõi Trên.

clip_image007

Phần trên Thượng Thế.

Ta thấy rất rõ phần này là Cõi Trên vì những yếu tố sau đây: thứ nhất là sự có mặt của những chữ vạn có một nghĩa nguyên thủy là mặt trời. Thứ hai là các dấu hình có những vòng tròn nối với nhau, khi mới nhìn thoáng qua ta có ngay cảm giác như là các chòm tinh tú, chòm sao. Thứ ba hình chữ nhật đứng trên một đỉnh và có đuôi gió tạt về phía tay phải trông như một cánh diều gió.

Cõi Trên gồm có

-Hư vô, hư không.

Là phần chỏm của tảng ngọc để trống không, không có trang trí.

– Thái Cực

clip_image008

Phần thái cực, trứng vũ trụ.

Vùng này gồm những chữ nọc que nối với nhau, ở mổi đầu có hình nòng vòng tròn O trong có chữ vạn. Phần này trông giống hình một con diều gió hình chữ nhật đứng trên một đỉnh có đuôi bay tạt về phía tay phải, dương. Con diều gió biểu tượng cho bầu gió, không khí, bầu trời sinh tạo ở cõi tiểu vũ trụ thế gian và ở cõi đại vũ trụ là bầu vũ trụ, bầu khí vũ trụ (ether).

Với sự hiện diện của các chữ vạn có nghĩa nguyên thủy là lửa, mặt trời, thái dương. Vậy ở đây thượng thế có khuôn mặt lửa, thái dương mang tính chủ. Điểm này ăn khớp với Tổ Hùng có khuôn mặt dương là thần mặt trời Viêm Đế và với Hùng Vương thế gian có một khuôn mặt là mặt trời sinh tạo (sinh ra tứ bọc trứng thế gian).

Như thế ta phải giải đọc theo duy dương.

Phần diều gió này chia ra làm hai phần:

a. Thân diều hình chữ nhật đứng.

Như đã biết hình nòng O dương hóa thành những hình có góc cạnh mang dương tính như hình vuông (thái dương âm), hình chữ nhật (thiếu dương hay thiếu âm), hình tam giác (thái dương dương) (Chữ Nòng Nọc và Biểu Tượng Hình Học). Nòng O biểu tượng cho không gian âm như thế ở đây không gian có hình chữ nhật là không gian dương tức Khôn dương tức thiếu âm khí gió (trong khi Khôn âm là thái âm nước). Ta cũng thấy rõ thêm qua hình ảnh hình chữ nhật đứng trên một đỉnh tức ở dạng chuyển động. Chuyển động là một đặc tính của khí gió. Bốn hình chữ vạn lửa, mặt trời cũng xác nhận không gian là không gian dương, thái dương khí gió ngành nọc lửa, mặt trời thái dương. Như đã nói ở trên con diều cũng biểu tượng cho gió và có đuôi bay về phía tay phải, chiều dương, chiều mặt trời.

Số 4 là số cấn, núi hàm nghĩa đất thế gian. Không gian hình chữ nhật có 4 mặt trời là không gian ở tầng tứ tượng sinh tạo nghiêng về Cõi Trời Sinh Tạo thế gian.

Vậy hình chữ nhật có một khuôn mặt là không gian thái dương khí gió của cõi đất thế gian Trung Thế.

Khuôn mặt này ứng với khuôn mặt khí gió, bầu trời sinh tạo của Hùng Vương sinh ra từ bọc trứng bầu trời sinh tạo thế gian.

b. Phần đuôi diều.

Phần này gồm có một nọc que có chữ vạn lửa, mặt trời trong vòng tròn. Nọc que có một khuôn mặt nọc trụ lửa thế gian. Nọc que với chữ vạn mặt trời có một khuôn mặt là mặt trời thế gian.

clip_image009

Đuôi diều mang nghĩa mặt trời thái dương cõi thế gian.

Ta cũng có thể coi như đuôi diều có chung một chữ vạn ở đỉnh đứng của hình chữ nhật. Dưới diện này nọc que có hai chữ vạn lửa, mặt trời có nghĩa là mặt trời nọc thái dương thế gian.

Không gian thân diều và mặt trời đuôi diều dính với nhau nghĩa là nòng nọc, âm dương còn quyện vào nhau ở dạng không gian-mặt trời, vũ trụ nhất thể ứng với thái cực của ngành nọc lửa mặt trời thái dương.

Vậy phần hình con diều này diễn tả không gian-mặt trời, vũ trụ, càn-khôn nhất thể ứng với thái cực, trứng vũ trụ của ngành nọc lửa thái dương thế gian.

Điểm này ăn khớp với khuôn mặt bầu trời sinh tạo của Hùng Vương thế gian sinh ra từ bọc trứng thế gian.

.Vùng diễn tả tứ tượng, tứ hành.

.Vùng diễn tả tứ tượng, tứ hành.

clip_image010

Phần diễn tả tứ tượng, tứ hành.

 Ở vùng tứ tượng ta thấy rất rõ phần này có bốn chữ viết nòng nọc vòng tròn-que:

.Chữ bên trái ở trên là chữ viết nòng nọc vòng tròn-que hình nọc tam giác chỉ thiên.  clip_image011

Trong có dấu chữ vạn hiểu theo nghĩa là lửa thì chữ tam giác có nghĩa là núi lửa hình tháp nhọn.

Núi tháp Lửa biểu tượng cho Núi Trụ Thế Gian ứng với tượng lửa đất thế gian Li.

.Chữ bên trái ở dưới có hình vòng tròn có các nọc tia sáng tam giác là mặt trời thái dương.

clip_image012 Bên trong lại có đánh dấu thêm dấu chữ vạn cho biết rõ thêm mặt trời là mặt trời thái dương, lửa

.Chữ ở giữa là chữ hai vòng tròn nòng OO có một nghĩa là thái âm, nước nối với nhau bằng một chữ nọc que I dương là nước dương Chấn.

clip_image013

Cũng có thể coi đây là một dạng sóng nước chữ S hai đầu cuộn vòng tròn chuyển động cực đại, mang dương tính cực đại diễn tả nước dương Chấn nên chữ S biến thành nọc que.

.Chữ cuối bên phải là chữ nòng tròn O biểu tượng cho không gian.

clip_image014

Bao quanh bên ngoài không gian có đánh dấu bằng vòng tròn dấu chấm nọc lửa, dương nguyên tạo nên chữ này mang nghĩa không gian dương, thái dương tức Khôn dương, Đoài vũ trụ khí gió

Như thế 4 chữ viết nòng nọc vòng tròn-que này diễn tả tứ tượng Lửa thế gian thiếu dương Li, Lửa vũ trụ thái dương Càn, Nước thái âm ngành thái dương Chấn và Gió thiếu âm Đoài vũ trụ của ngành nọc dương mặt trời thái dương diễn tả bằng chữ vạn mang tính sinh tạo ở tầng tứ tượng.

Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt, với chữ vạn bên trong các chữ này cho biết tứ tượng vận hành tức tứ hành thuộc ngành mặt trời thái dương tức khuôn mặt sinh tạo sinh thành của Tô Hùng Mặt Trời Thái Dương.

Tóm lại phần trên này của mặt sau tảng bùa diễn tả Cõi Trên thượng thế ở đại vũ trụ hay bầu trời sinh tạo thế gian có đủ cả hư vô hay vô cực, lưỡng nghi, tứ tượng vận hành hay tứ hành. Ở đây nghiêng về cõi trời sinh tạo thế gian.

Bây giờ ta kiểm chứng lại với cách giải mã của tác giả Nguyễn Kiên Giang ở trên xem sao.

‘Phần trên: gồm các chữ “vãng”, nghĩa  là “xa”(dấu thập ngoặc – ngược lại là chữ “Vạn”) nằm trong một vòng tròn nối nhau thành từng cụm, có một chữ nằm trong hình tam giác. Có thể đây sự thể hiện đồ hình tinh thần “Viên Dung” (vườn rộng – chứa đựng bao la) của Phật gia, vị trí và sự kết nối của thành cụm của chúng giống như chỉ dẫn tinh thần và phương hướng cho phần đồ hình bên dưới’.

Ta thấy rõ Viên Dung với chữ Viên viết có cái khung, cái khuôn bao quanh (ta có từ đôi khuôn viên; theo qui luật từ đôi ta có viên = khuôn) và dung cũng hàm nghĩa bao (bao dung). Dung biến âm với dong. Lá dong là thứ lá dùng để bao, để gói. Viên Dung hiểu theo nghĩa gốc là bao, bọc bầu liên hệ với bầu vũ trụ tức cõi trên Thượng Thế “chứa đựng bao la”. Rõ ràng phần trên mặt sau là Cõi Trên có hư vô, thái cực, lưỡng hợp, tứ tượng của Vũ Trụ Tạo Sinh, Vũ Trụ giáo, Dịch…

2. Cõi Giữa

Ở cõi tạo hóa, đại vũ trụ cõi này gọi là Trung Thế. Ở tiểu vũ trụ cõi này gọi là Cõi đất thế gian.

Ngay dưới Cõi Trên là vùng Cõi Giữa.

clip_image015

Phần những hình vuông ở Cõi Giữa.

Cõi Giữa gồm hai phần: phần những hình vuông và phần hình dải nước ở dưới cùng.

1. Phần những hình vuông đồng tâm.

Ở đây ta thấy ngay vùng này cõi giữa được diễn tả bằng hình vuông theo quan niệm đất vuông. Vùng đất Cõi giữa ở đây chia ra ba tầng tiểu thế của thế gian diễn tả bằng ba hình vuông đồng tâm của thế gian.

a. Hình vuông nhỏ ở tâm.

Hình vuông nhỏ ở tâm có một khuôn mặt âm thái dương tức không gian ngành thái dương. Trong có chữ vạn với nghĩa là mặt trời. Hình vuông nhỏ và mặt trời diễn tả tầng trên không gian-mặt trời, vũ trụ sinh tạo ở cõi đất thế gian. Nhìn theo duy dương thì hình vuông nhỏ là thiết diện của Trục Thế Giới. Chữ vạn là mặt trời trên đỉnh Trục Thế Giới, trên đỉnh Núi Trụ Thế Gian ứng với núi Meru.

b. Hình vuông cỡ trung

Kế đến hình vuông cỡ trung trên đỉnh và cạnh có 12 vòng tròn nhỏ. Số 12 là số Cấn tầng 2 (12 = 4 + 8) tức cõi thế gian. Hình vuông cỡ trung này diễn tả tầng đất thế gian.

Ta thấy rất rõ, qua sự hiện diện của 4 chữ vạn nằm phía ngoài ở bốn đỉnh hình vuông cỡ trung này. Ở đây chữ vạn không nằm trong vòng tròn nên có khuôn mặt lửa mang tính chủ. Bốn chữ vạn lửa Li thế gian này cho biết rõ hình vuông cỡ trung biểu tượng cho tầng đất dương thế gian.

c, Hình vuông lớn ngoài cùng.

Hình vuông lớn ngoài cùng này có tổng cộng 32 vòng tròn ở đỉnh và cạnh. Những vòng tròn nhỏ này có một khuôn mặt là những con số đếm. Số 32 là số Khôn tầng 5 (0, 8, 16, 24, 32). Ta thấy rõ 32 = 0 trong nhiệt học là O độ bách phân Celcius = 32 độ Farenheit. Như thế hình vuông này diễn tả Khôn. Theo duy dương là Khôn dương khí gió.

Hình vuông này có 8 hình hình học gồm bốn tam giác ở bốn đỉnh và 4 hình thang ở giữa mỗi cạnh.

Bốn hình tam giác là bốn chữ nọc tam giác mang dương tính ứng với bốn hướng dương của đất theo tứ tượng dương.

.Ở góc phải (phải là dương) trên (ứng với cõi trên, vũ trụ) của hình vuông có hình tam giác đỉnh là đỉnh hình vuông mang quay về tay phải, dương có nghĩa lửa vũ trụ Càn.

.Ở đỉnh hình vuông góc trái trên đối ngược với đỉnh vừa nói có hình tam giác ngược có nghĩa ngược với hình giác thuận lửa vũ trụ Càn vừa nói. Hình tam giác ngược này có nghĩa là nước vũ trụ thái dương Chấn (Chữ Nòng Nọc Và Biểu Tượng Hình Học).

.Ở đỉnh góc dưới bên phải (phải là dương, dưới là âm tức dương của âm là thiếu âm) có hình tam giác đỉnh quay đầu về tay trái âm diễn tả thái dương của phía âm tức là thiếu âm khí gió Đoài vũ trụ.

.Ở đỉnh góc dưới bên trái có hình tam giác đỉnh chì thiên hình núi tháp trụ diễn tả lửa đất thế gian Li.

Như thế bốn hình tam giác ở bốn đỉnh hình vuông diễn tả tứ tượng dương, thái dương.

Trên cạnh các hình tam giác này có 6 hình vòng tròn nhỏ mang tính sinh tạo thế gian (6 = 2 lưỡng nghi + 4 tứ tượng).

Như thế bốn hình tam giác ở bốn đỉnh hình vuông ứng với bốn hướng chính của đất thế gian diễn tả tứ tượng dương mang tính sinh tạo tức tứ hành.

Ở giữa bốn cạnh hình vuông có bốn hình thang. Hình thang coi như là hình tam giác bị cắt cụt đầu, có đầu bằng mang tính âm của ngành thái dương.

Ta suy ra ngay 4 hình thang này diễn tả tứ tượng âm sinh tạo ngành mặt trời thái dương.

Những hình vuông đồng tâm này diễn tả Vũ Trụ Tạo Sinh ở cõi thế gian mang hình ảnh của hình chiếu xuống mặt bằng của Núi Trụ Thế Gian, Núi Vũ Trụ, Núi Kì ứng với núi Meru của Ấn giáo và Phật giáo.

2. Vùng dải nước.

Ở tiểu vũ trụ vùng này gọi là Cõi Nước thế gian. Phần dưới cùng của mặt sau tảng ngọc gồm hai chuỗi hình các vòng tròn nối lại với nhau bằng những đường thẳng trông như dải nước.

clip_image024

Vùng nước thế gian.

Dây chuỗi này gồm những mắt xích hai vòng tròn nòng nối bằng một nọc que. Đây là hai hào âm nòng vòng tròn OO kẹp giữa hào dương nọc que tức quẻ Khảm OIO, nước.

Dây chuỗi mang hình chuỗi nước. Ở đây không có chữ vạn lửa, mặt trời nên hai chuỗi nước là nước thái âm. Ta cũng thấy hai đầu chuỗi nước bẻ cong lên thành hai cạnh tạo ra một vật đựng có miệng rộng như cái chậu. Vật đựng cũng biểu tượng cho nước. Hai que nọc ở thành chậu là hai dương tức lửa, thái dương. Như thế hai chậu nước mang tính nước lửa thái dương ứng với nước lửa, thái dương Chấn.

Nước lửa thái âm có một khuôn mặt biểu tượng cho nước dương, nước động cõi giữa ứng với khuôn mặt biển của Lạc Long Quân.

Tóm lại vùng này gồm những hình vuông đồng tâm là hình chiếu của Núi Vũ Trụ, Núi Trụ Thế Gian (giống như núi Meru) và các giải nước là hồ hay biển bao quanh núi. Ở cõi tạo hóa đại vũ trụ, theo truyền thuyết sáng thế của nhiều nền văn hóa thế giới như Ai Cập cổ chẳng hạn, thì đây là Gò Đất Nguyên Khởi hay Núi Trụ Thế Gian nhô lên từ nước hồ, Biển Vũ Trụ. Cũng có truyền thuyết nóí rằng núi Meru nhô lên từ biển vũ trụ. Tại Mingun, bên bờ sông Irrawaddy, Mandalay, Myanmar có một chùa tháp Hsinbyum hay Myatheindan làm theo Núi Meru nên đôi khi còn được gọi là tháp núi Meru.

get-attachment

Chùa tháp núi Meru Hsinbyum tại Mingun, bên bờ sông Irrawaddy, Mandalay, Myanmar (ảnh của tác giả).

Chùa núi Meru này nhô lên từ biển vũ trụ diễn tả bằng những hình sóng ở dưới chân núi (Phật Giáo: Ý Nghĩa Một Tháp Chùa, bacsinguyenxuanquang.wordpress.com).

3. Cõi Dưới

Phân Đế Khối Ngọc là Cõi Dưới.

 

clip_image030

Chấn đế khối bùa.

 

Khối ngọc để trên một đế hình trụ cụt đứng tám cạnh có mầu đen. Mầu đen là mầu âm. Như thề chân đế có một khuôn mặt Cõi Âm mang tính chủ.

Chân đế có hình thiết diện bát giác. Mỗi mặt có quẻ Càn III ở trên. Ở dưới có chữ viết nòng nọc vòng tròn-que hình chữ V, ngược  với chữ viết nòng nọc vòng tròn-que nọc mũi tên (mũi mác, mũi răng cưa, răng sói) hình /\. Chữ nọc mũi tên do hai nọc que ghép lại có nghĩa là nọc dương, lửa, thái dương, Càn, bộ phân sinh dục nam. Chữ V có nghĩa ngược lại là nọc âm, nước thái dương, bộ phận sinh dục nữ ngành thái dương. Nước thái dương ứng với Chấn. Chữ V này chính là chữ V chalice của Dan Brown trong The Da Vinci Code, theo ông ta có nghĩa là âm, nữ, bộ phận sinh dục nữ. Ở đây trong chữ V còn “phụ đề” bằng giọt nước cho biết rõ là nước lửa thái dương Chấn. Nhiều hình chữ V này nối kết lại thành hình chuỗi sóng nhọn đầu tức nước chuyển động, nước dương.  Ví dụ như những hình sóng nước thấy ở ngôi chùa tháp Meru trắng ở Mandalay ở trên. Ở chân đế của những trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn nhất là những trống muộn thấy nhiều ở Nam Trung Quốc thường có những vành sóng nhọn đầu chữ V này diễn tả cõi âm hạ thế (xem Trống Đồng Nam Trung Hoa).

Theo trường phái alchemy, hình tam giác ngược, một dạng biến thể của chữ V, cũng có nghĩa là nước (theo chữ nòng nọc vòng tròn-que phải hiểu là nườc thái dương) .

clip_image002[1]

Mỗi mặt có ba hình chữ V có giọt nước là dạn gthái dương của nòng O. Ba nòng O là quẻ Khôn. Ba chữ V có giọt nước là Khôn nước tháí dương.

Gộp lại ta có lưỡng hợp Càn Khôn  ngành thái dương ở cõi tạo hóa. Lưỡng hợp nòng nọc, âm dương sinh ra tứ tượng. Tứ tượng âm và dương tạo thành bát tưiợng, bát quái. Đây chính là hình thiết diện bát giác của chân đế. Như thế ở Cõi Dưới cũng có đủ các qui trình của Vũ Trụ Tạo Sinh. Cõi Dưới cũng mang tính sinh tạo, tái sinh không phải hoàn toàn là cõi âm ty. Ở đây ta thấy rất rõ trong Vũ Trụ Tạo Sinh  mỗi Thế trong tam thế có một chu kỳ sinh tạo nhỏ gồm có ba tiểu thế (ba cõi, ba tầng). Thượng Thế ở đây có ba tiểu thế: tầng hư vô, lưỡng nghi, tứ tượng; Trung Thế Núi Trụ Thế Gian cũng có ba cõi: cõi sinh tao hình vuông nhỏ-mặt trời chữ vạn, cõi đất hình vuông cỡ trung và cõi nước thế gian: khuôn mặt thái âm của hình vuông lớn; Hạ Thế là phần chân đế cũng có lưỡng hợp Càn Khôn, bát quái. Cấu tạo Vũ Trụ Tạo Sinh ở đây giống hệt như thấy ở trống đồng nòng nọc, âm dương Cây Nấm Vũ Trụ Nguyễn Xuân Quang VI (Heger I) (Cơ Thể Học Trồng Đồng Nòng Nọc Âm Dương Đông Nam Á). Hạ Thế không hoàn toàn là cõi âm ty mà cũng là cõi sinh tạo âm vì thế mà ở chân những trống đồng nòng nọc, âm dương tức vùng Hạ Thé của trống (nhất là ở những trống muộn) như trống Nam Dương Salayar, Sangeang có cảnh người và thù. Đây là cảnh người và thú ở cõi âm (xem Trống Đông Sơn Mang Sắc Thái Nam Dương).

Lưỡng hợp Càn, lửa vũ trụ với Khôn nước vũ trụ ngành thái dương có một khuôn mặt là sấm, thiên lôi cõi âm, mặt trời  sinh tạo cõi âm, vua cõi âm. Đây là phần trừ tà, ác quỉ, âm thần… của bùa.

Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt ứng với khuôn mặt Mặt Trời Nước, Mặt Trời cõi âm, sấm, Long Vương, Diêm Vương, Thần Thiên Lôi cõi âm của Lạc Long Quân ngành nọc dương mặt trời thái dương.

Sự hiện diện của bát quái và các chữ viết nòng nọc vòng tròn-que diễn tả các quẻ dịch cho thấy rõ tảng bùa này “vẽ” theo vũ trụ tạo sinh, theo dịch lý. Giải mã theo chữ viết nòng nọc vòng tròn-que của dịch là chuyện hợp lý nếu không muốn nói là bắt buộc.

Để kiểm chứng, xác thực lại ta có thể so sánh với các mandala (mạn đà la) liên hệ với  núi Meru. Nhìn chung chung thì mandala là các đồ hình thể hiện một dạng thức hình học của vũ trụ hay của  bản thể con người (vì con người là tiểu vũ trụ).

Ví dụ 1: một mandala Phật giáo mật tông có phần Trung Thế hình vuông diễn tả hình chiếu của núi Meru và các vòng tròn ở ngoài diễn tả Khôn khí gió và nước.

clip_image017

Phần Trung Thế diễn tả bằng các hình vuông là các phần chiếu của ba cõi của Núi Trụ Thế Gian Meru và các vòng tròn diễn tả khí gió và nước (Jonangfundation.org)

Ta thấy phần cõi giữa hình vuông ở tảng bùa nhìn tổng thế giống như phần hình vuông cõi giữa đất thế gian trong mandala này. Lưu ý tới bốn cổng ở hình vuông lớn của mandala có bốn mầu sắc khác nhau ứng vớí tứ tượng (mầu vàng ứng với đất, mầu đỏ ứng với lửa, mầu xanh dương ứng với nước dương và mầu trắng ứng với gió). Bốn cổng này ứng với bốn hình thang trên mặt khối bùa.

Phần hình vuông lớn có 32 vòng tròn Khôn khí gió và các dải nước ứng với các vành tròn của mandala. Dĩ nhiên các chi tiết khác nhau.

Mandala tròn vuông Vũ Trụ này chính là hình ảnh bánh chưng ‘Đất’ (Trụ; trụ có một khuôn mặt là nọc, là dương, lửa: mặt trời, đất dương, núi) để trên bánh dầy ‘Trời’ (Vũ; vũ có một khuôn mặt là võ, là vỏ, là bao, bầu: nòng, âm, nưóc, bầu không gian, biển).

Ví dụ 2: sơ đồ mặt bằng hình mandala vuông của ngôi chùa tháp Dhamayangyi Guphaya ở Bagan, Myanmar làm theo hình núi Trụ Thế Gian Meru.

clip_image019

clip_image021

(nguồn Min Bu Aung Kyaing, Guide to Bagan Monuments).

Sơ đồ mandala vuông này cũng cùng loại với phần mandala vuông của tảng bùa (dĩ nhiên những phần chi tiết khác nhau).

Đối chiếu với cách giải mã phần này của tác giả Nguyễn Kiên Giangi.

“Phần dưới: là một đồ hình gồm các vòng tròn nhỏ nối nhau. Đồ hình này rất giống với “Bát trận đồ” của Khổng Minh đời Tam Quốc (Trung Hoa) bố trí (hình), có tác dụng bảo vệ vô cùng vững chắc.

clip_image023

Trận đồ cho là của Khổng Minh (Trích dẫn của tác giả Nguyễn Kiên Giang).

Ta thấy phần cõi giữa ở tảng bùa này quả thật giống hình «trận đồ» được cho là của Khổng Minh. Nhưng thật ra trận đồ này cũng là một thứ mandala vuông dựa vào dịch. Nếu quả thật Khổng Minh dựng lên thì ông cũng dựa vào dịch lý.

Để có một cái nhìn tổng thể và đơn giản hơn ta có thể đối chiếu mặt sau của cả  khối bùa với  Cây Vũ Trụ (Cây Tam Thế, Cây Đời Sống) Yggdrasill của người Norse Bắc Âu:

clip_image026

Cây Vũ Trụ (Cây Tam Thế, Cây Đời Sống) của người Bắc Âu Norse.

Nhìn theo diện tổng thế ở cõi đại vũ trụ.

-Vùng chỏm khối bùa diễn tả thượng thế ứng với phầm chỏm Cây Vũ Trụ có com chim ưng đậu (chim biểu tượng cho thượng thế, cõi trời).

-Vùng còn lại của mặt ngọc diễn tả trung thế ứng với phần nằm trong cầu vồng bao quanh bằng cành cây có hình hươu (hươu là thú bốn chân sống trên mặt đất có hai sừng biểu tượng cho đất dương) và vòng cung nước có hình con rắn nước ngậm đuôi tạp thành vòng  nòng O nước (rắn nước biểu tượng cho nước).

-Đế tảng bùa mầu đen diễn tả hạ thế, cõi âm ứng với phần gốc rễ của Cây Vũ Trụ có con rắn độc lè lưỡi mầu đỏ quấn quanh.

Nhìn theo diện sáng thế ở cõi tiểu vũ trụ.

Nhìn dưới lăng kính cõi giữa thế gian thì gồm ba tiểu thế: cõi trời, cõi đất biểu tượng bằng Núi Trụ Thế Gian, Núi Trụ Chống Trời và cõi nước là hồ, hay biển bao quanh ở dưới chân núi.

Mặt sau tảng ngọc có khuôn mặt Cõi Giữa thế gian mang tính chủ ứng với phần thuôn tròn Trung Thế của cây này. Tầng trời sinh tạo có hình con diều gió ứng với vòm trời dưới cầu vồng. Tầng giữa thế gian gồm những hình vuông là hình chiếu của Núi Trụ Thế Gian ứng với Núi Trụ Thế Gian ở cây này. Tầng nước thế gian hình hai chậu nước ở dưới cùng ứng với hồ nước bao quanh bởi con rắn nước ngậm đuôi ở cây này.

Tóm lại cả mặt sau của khối ngọc này diễn tả ba cõi ứng với Tam Thế nhưng khuôn mặt Cõi Giữa thế gian mang tính chủ. Cõi này chia ra làm ba tiểu thế: Cõi Trời sinh tạo thế gian là phần trên cao tảng bùa gồm phần trống không hư không, hình diều gió thái cực và vùng tứ tượng. Cõi Đất thế gian là phần các hình vuông ở giữa mang hình bóng của một mandala vuông của Núi Trụ Thế Gian và Cõi Nước hình hai chậu nước ở dưới cùng.

Ba tiểu thế, ba cõi ở tiểu vũ trụ này đội lốt tam thế của đại vũ trụ theo thuyết vũ trụ tạo sinh của vũ trụ giáo. Tất cả được diễn tả bằng hình, dấu, chữ viết nòng nọc vòng tròn-que.

Ta hãy kiểm chứng sự giải đọc mặt sau này một lần nữa với cấu trúc của đền Tổ Hùng ở Vĩnh Phú xem có đúng không?

clip_image028

Cấu trúc đền Hùng Vương, Phú Thọ.

Ta thấy ngay:

-Cõi Trên ở mặt sau khối ngọc ứng với Đền Thượng. Ở đây có lăng Hùng Vương thứ 6 ở trên cùng đền Hùng Vương. Hùng Vương thứ 6 coi như đại diện cho Tổ Hùng vì mang tính sinh tạo, tạo hóa (số 6 = 2 lưỡng nghi + 4 tứ tượng) và ma phương 6/18 (có số trục là số 6 và tổng số các chi là 18). Ma phương này cho thấy Hùng Vương thứ 6 là vua cột trụ của 18 đời Hùng Vương.

Hình diều gió lưỡng hợp nòng nọc, âm dương, lửa nước càn khôn, vũ trụ nhất thể ở mặt sau khối ngọc ứng với quả bầu trên nóc lăng.

Tứ tượng ứng với hình trụ vuông của lăng.

-Cõi Giữa ở đây ứng với Đền Trung.

Cõi Giữa diễn tả theo hình bóng núi Trụ Thế Gian, Núi Kì, núi Meru trong có Trục Thế Giới ứng với núi Nghĩa Lĩnh. Nghĩa Lĩnh có nghĩa là Núi Ơn Nghĩa. Lĩnh có nghĩa là Núi Tháp Trụ dùng làm Trục Thế Giới. Núi Nghĩa Lĩnh dùng làm Trục Thế Giới dâng cúng sự Tạ Ơn, lễ vật và nguyện cầu tới vũ trụ, trời đất, tổ tiên Việt.

-Cõi Dưới diễn tả bằng hai vật đựng nước ứng với Đền Hạ có hồ Thiên Nga ở dưới cùng. Theo duy âm hồ Thiên Nga biểu tượng cho nước thái âm, cõi âm.

Rõ ràng mặt sau khối ngọc, qua các dấu, hình, chữ viết nòng nọc vòng tròn-que, diễn tả Ba Cõi ứng với Tam Thế với khuôn mặt thế gian mang tính chủ.

 Luận

Đây là một tảng ngọc bùa.

Mặt trước khối ngọc diễn tả vũ trụ tạo sinh ở đại vũ trụ tạo hóa và ở tiểu vũ trụ con Người của vũ trụ giáo, dịch nòng nọc vòng tròn-que ứng với cốt lõi văn hóa Việt dựa trên nguyên lý nòng nọc, âm dương Chim-Rắn, Tiên Rồng. Hiển nhiên ứng với truyền thuyết Tổ Hùng.

Mặt sau diễn tả vũ trụ tạo sinh với Cõi Giữa nhân gian mang tính chủ. Hiển nhiên ứng với Hùng Vương thế gian, lịch sử.

Bùa diễn tả trọn vẹn thuyết vũ trụ tạo sinh, có ý muốn để cho bùa có tất cả sức mạnh của lực vũ trụ, có hiệu lực cả ở tam thế vũ trụ và ba cõi thế gian về cả hai diện nòng nọc, âm dương, ác và thiện.

Với hai từ ‘Bách giải’ bùa này có trăm khuôn mặt, dùng trong mọi mặt của cuộc sống. Bùa dùng gỉải trừ mọi thứ tà, ác, trấn giữ đền miếu nhà cửa, cầu an sinh, an lạc, may mắn, phồn thịnh, phú quí giầu sang, hạnh phúc….

Câu hỏi được nêu ra là bùa này phát gốc từ đâu?

Ta biết bùa chú được dùng nhiều trong Đạo giáo liên hệ mật thiết với dịch. Đạo giáo được cho là một thứ tín ngưỡng cổ của Bách Việt.

Như thế bùa ở đền Hùng có thể có hai nguồn cội chính:

Thứ nhất, bùa này có thể làm theo Đạo giáo Bách Việt.

Bùa sao chép lại từ một bùa nguyên thủy của cổ Việt làm theo khuôn mẫu của Đạo giáo. Nên biết bùa chú chính thống thường được truyền từ đời này qua đời nọ trong giới đạo sĩ, pháp sư, thầy cúng. Vì thế bùa gốc Bách Việt như thấy ở đây còn giữ được những nét nòng nọc, âm dương đề huề (chim và rắn), còn giữ theo dạng chữ viết nòng nọc vòng tròn-que của dịch nguyên thủy nòng nọc vòng tròn-que, thứ dịch còn thấy trên trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn và ăn khớp với truyền thuyết và cổ sử Việt.

Trong khi bùa Tiêu Tai Miễn Họa Phù mặc dù cũng phát gốc từ Đạo giáo nhưng đã dương hóa nên đã mang tính chất dương ngự trị (có nhiều đường nét thẳng, góc cạnh, không thấy rõ người rắn…) của Hán Tộc, vốn là dân du mục, võ biền.

Thứ hai là bùa ở đền Tổ Hùng có thể lấy từ bùa chú của Phật giáo mật tông.

Dựa theo các dòng chữ Phạn gồm cả câu chú Án Ma Ni Bát Mê Hồng, cách diễn tả theo mandala của Phật giáo mật tông Tây Tạng và dựa theo sự tương đồng với loại bùa Tiêu Tai Miễn Họa Phù thấy trong giáo phái Ma Sơn của Đạo giáo ở Trung Quốc thì đây là một loại bùa hỗn hợp của Phật giáo mật tông và Đạo giáo.

Chữ Bách viết theo dạng chữ Việt Rìu cổ và lại có hình rắn uốn khú gợi ý tới Lạc Việt trong Bách Việt.

Tóm lược lại, khối đá ngọc này, mặt trước, qua hình vẽ dạng bùa, diễn tả triết thuyết Vũ Trụ Tạo Sinh và Con Người của Vũ Trụ giáo, Việt Dịch nòng nọc vòng tròn-que dựa trên nguyên lý nòng nọc, âm dương Chim-Rắn, Tiên Rồng. Với chữ Bách mang hình bóng chữ Việt Rìu đầu rắn cho thấy rõ đây là cốt lõi của văn hóa Việt, Lạc Việt trong Bách Việt. Mặt sau diễn tả Vũ Trụ Tạo Sinh với cõi giữa nhân gian mang  tính chủ.

Trên đây là sự giải mã thuần túy khối ngọc bùa theo hình, dấu, chữ nòng nọc vòng tròn-que, theo dịch lý còn các diện khác về bùa chú nằm ngoài phạm vi bài viết này.

Leave a comment