ẤN ĐỘ: QUẦN THỂ HANG ĐỘNG TAM GIÁO ELLORA, (Phần 2), KHU HANG ĐỘNG CHINH PHỤC GIÁO (JAINISM).

*Nếu cần bấm hai lần vào tựa bài để mở bài.

.Phải tuân thủ luật Tác quyền Copyright.

ẤN ĐỘ: QUẦN THỂ HANG ĐỘNG TAM GIÁO ELLORA.

(Phần 2).

KHU HANG ĐỘNG CHINH PHỤC GIÁO (JAINISM).

Nguyễn Xuân Quang.

clip_image002

Khu Hang Động Chinh Phục giáo từ hang số 30 tới hang 34.

Thay vì viết theo thứ tự các hang trong cả Quần Thể Hang Tam Giáo Ellora (tiếp nối theo sau khu Hang Động Phật giáo là khu Hang Động Ấn giáo từ 13 tới 29) tôi viết khu Hang Động Chinh Phục giáo là nhóm hang động sau cùng (từ hang 30 đến 34) trước khu Hang Động Ấn giáo vì Chinh Phục giáo gần cận như ruột thịt với Phật giáo và có nhóm học giả đã coi Chinh Phục giáo là một nhánh Phật giáo Khổ Hạnh. Viết khu Chinh Phục giáo ngay sau Khu Hang Động Phật giáo để cho thuận dòng cùng Phật giáo, giúp dễ cảm nhận Chinh Phục giáo hơn.

Tôi đã viết nhiều về Chinh Phục giáo như bài Chinh Phục Giáo Jainism ở Khajuraho, Ấn Độ, chỉ xin nhắc lại vài điểm chính liên hệ với các hang động Chinh Phục giáo ở đây.

Hiện nay phiên âm tên Jaina là Kỳ-Na và gọi Jainism là Kỳ-Na giáo. Thông thường theo luật biến âm thì j thường biến âm với d như xe jeep = xe díp và j = ch như Java = Chà Và. Ở đây lại phiên âm theo j = k, Jaina = Kỳ-Na có vẻ bất thường, theo họ hàng xa bắn cà nông không tới. Có lẽ người phiên âm đã né tránh. Vì nếu theo j = ch thì Jaina = Chi-na, China giáo nên đổi qua thành Kỳ Na. 

Từ Jain có gốc từ động từ Phạn ngữ Jin có nghĩa là Conquer (chinh phục, chiến thắng). Theo biến âm j = ch, Jin chính là chinh (phục), chiến (thắng), ta có từ đôi chinh chiến. Đây là trận chiến với đam mê và khoái cảm thân xác mà một người tu khổ hạnh Jaina phải chiến thắng. Kẻ nào chinh phục, chiến thắng được thì được gọi là Jina (Kẻ Chinh Phục). Vì vậy tôi dịch Jainism là Chinh Phục giáo. Người Việt nghe tên Kỳ-Na không hiểu là gì và có khi lầm lẫn với giáo phái Krishnaism (Krishna là hóa thân thứ 8 của Vishnu). Trong khi nghe tên Chinh Phục giáo là đã hiểu được ngay ý nghĩa cốt lõi của đạo giáo này.

Jainism theo truyền thống thường biết là Jaina dharma (dharma biến âm với dậy, dảng, giảng, giáo), một tôn giáo của Ấn Độ chủ trương theo con đường bất bạo động đối với muôn sinh và nhấn mạnh về sự độc lập tâm linh và bình đẳng giữa muôn dạng của sự sống. Tín hữu tin rằng bất bạo động và tự chế là cách có thể đạt được giải thoát để về cõi Niết Bàn.

Bất bạo động hay ahimsa là khuôn mặt khác biệt và nổi tiếng nhất của Chinh Phục giáo. Bất bạo động được xem là bổn phận đạo lý chính yếu nhất của mọi người.

Ahimsa có nghĩa là không làm hại, gây thương tích, giết người, Tiền tố a– là không:

a biến âm với á là không như á khẩu (không nói được).

-a, an (tiền tố Hy Lạp), không như acephalic, không đầu.

a = o như ta = tớ, ta có a = (không) như ỏ vào.

và gốc Phạn ngữ -hims, đánh, himsalàm hại. Himsa đẻ ra Anh ngữ harm và Việt ngữ hãm (hãm hại, hãm hiếp). Qua từ đôi hãm hại ta có hãm = hại. Himsa = harm = hãm = hại. Ahimsa là không hãm hại, không hại.

clip_image003

Trong tôn giáo Jain, biểu tượng bàn tay ahimsa ngăn cản lại là qui luật cấm giết chóc hay làm thương tích, tổn hại những sinh linh (xem dưới). Bất bạo động cũng thấy trong Phật giáo, Ấn giáo. Trong Phật giáo ahimsa là từ bi, giới luật đầu tiên trong năm giới (precept) và vô lượng tâm thứ hai trong tứ vô lượng tâm (Four Sublime Moods). Thuyết bất bạo động của Mahatma Gandhi nằm trong ahimsa này.

Nguyên lý không làm hại muôn sinh đưa tới việc ăn chay bằng rau cỏ, không ăn hành tỏi và ngay cả không ăn khoai, củ, các loại rễ cây vì rễ, củ coi như có chứa mầm sống. Các vị tu khổ hạnh phải theo một chế độ thực chế hết sức nghiêm khắc.

Chinh Phục giáo là một tôn giáo gần như là cùng thời với Phật giáo, truyền qua hai mươi bốn đời tôn sư đã giác ngộ thành đạo gọi là tirthankaras. Giáo chủ Adinatha là vị tôn sư đầu tiên:

clip_image004

Tượng Adinatha, tirthankara đầu tiên và được coi là giáo chủ Jainism ngồi ở tư thế thiền định, ở ngực có biểu tượng phước lành shrivatsa (hậu bán thế kỷ 12) (ảnh của tác giả chụp tại Bảo Tàng Viện Anh Quốc, London).

Vardhamana Mahavira (559-527 Trước Dương Lịch) là vị cuối cùng.

clip_image005
Tượng tôn sư đầu tiên Adinath (hay Rishabhadeva) bên trái và cuối cùng Mahavira, bên phải (Orissa thế k ỷ 11-12 STL). Cả hai đều trần truồng (ảnh của tác giả, Viện Bảo Tàng Anh Quốc, London).

Mahavira trở thành một tôn sư có ảnh hưởng nhất của Jainism.

Giáo thuyết căn bản của Janism là anèkàntavàda dựa trên nguyên lý đa thuyết (pluralism) và đa phương diện. Sự thật và thực tại phải được cảm nhận bằng những phương diện khác nhau, không có một diện đơn độc nào là hoàn toàn.Ví dụ điển hình có thể lấy từ chuyện thầy bói sờ voi.

Về siêu hình, theo Jain linh hồn vốn tự nhiên trong sạch (nhân chi sơ tính bản thiện) và sở hữu tất cả tính chất của hiểu biết vô tận, của cảm nhận bất tận, của ân sủng bất tận và năng lực bất tận. Tuy nhiên, những tính chất này bị hoen bẩn và ngăn chặn vì linh hồn liên kết với vật chất gọi là nhân quả karma. Điểm này tương tự như vàng tìm thấy trong thiên nhiên bao giờ cũng ở dưới dạng quặng có vấy bẩn giống như linh hồn tinh khiết bị vấy bẩn bởi karma.

Về vũ trụ quan, Jain cho rằng vũ trụ có hình giống hình người.

clip_image007

Theo vũ trụ quan của Jain, hình vũ trụ có hình người vũ trụ (hình chụp từ nghệ thuật Jain, thế kỷ 15-17).

Jaina tin là vũ trụ không bao giờ được tạo ra và cũng không bao giờ ngừng hiện hữu. Nó độc lập, tự-lập và không cần một lực cao hơn nào để vận hành.

Theo kinh sách, vũ trụ chia ra làm ba phần: trên, giữa và dưới gọi tuần tự là urdhva loka, madhya loka và adho loka.

Thời gian vô thủy và vĩnh cửu (vô chung), bánh xe vũ trụ của thời gian gọi là kàlachakra, quay không ngừng.

Ta thấy rõ vũ trụ quan của Jain nằm trong triết thuyết Vũ Trụ Tạo Sinh của Vũ Trụ giáo. Vũ trụ chia ra là Tam Thế: Thượng Thế, Trung Thế và Hạ Thế được diễn tả bằng Cây Tam Thế, Cây Vũ Trụ, Cây Đời Sống. Cây này sinh ra con người đầu tiên nguyên khởi, người vũ trụ giống như Mẹ Đời, Mẹ Nguyên Khởi của Mường Việt sinh ra từ Cây Si Vũ Trụ, Kì Dương Vương là người đầu tiên của loài người, vua đầu tiên của Việt Nam với Kì có một nghĩa là Cây (Kì Dương Vương liên hệ với Cây Chiên Đàn đụng tới nóc trời). Con người là tiểu vũ trụ con của đại vũ trụ nên người vũ trụ có hình cây vũ trụ: đầu là Thượng Thế, hai tay dang ra là Trung Thế, chân là Hạ Thế và thân là Trục Thế giới. Vì thế ta thấy rõ ở hình trên của Jain giáo vũ trụ diễn tả bằng hình tháp, phần bầu trên là thể biến dạng của hình bầu nước tương ứng với hình bầu nậm diễn tả nòng nọc, âm dương dưới dạng nhất thể Thái cực hay dưới dạng phân cực là lưỡng nghi. Phần dưới diễn tả tam thế. Hình tháp vũ trụ này nằm trong con người vũ trụ của Jain. Người vũ trụ này tay cầm hình cầu tròn gồm vòng tròn ở tâm diễn tả hư vô, thái cực và lưỡng nghi với ba vòng tròn ngoài diễn tả tam thế.

Kiểm chứng lại với Biểu Tượng Chinh Phục giáo:
clip_image009
Biểu tượng Chinh Phục giáo được tất cả các chi phái chấp nhận năm 1974.
Dĩ nhiên biểu tượng này được giải thích theo giáo lý Chinh Phục giáo. Tuy nhiên so sánh với vũ trụ giáo thì biểu tượng này hoàn toàn mang ý nghĩa gốc từ vũ trụ tạo sinh của vũ trụ giáo.
Tôi so sánh ý nghĩa theo giáo lý Chinh Phục giáo và vũ trụ tạo sinh cho thấy rõ biểu tượng này có nguồn gốc vũ trụ giáo.
Ý nghĩa căn bản của biểu tượng là diễn đạt vũ trụ gồm có tam thế (loks).
1. Phần trên cùng clip_image010 là thiên đường (heaven), phần giữa là thế giới vật chất, phàm tục và phần dưới là địa ngục. Hiển nhiên đây là tam thế của vũ trụ giáo.

Thiên đường gồm nửa vòng tròn biểu tượng siddhashila là nơi vĩnh hằng của tất cả các siddhas hay tất cả các thể linh hồn đã được giải thoát khỏi vòng sinh tử.

Ba chấm biểu tượng Ratnatraya: tin đúng, biết đúng và hành xử đúng, ba điểm chính để được siêu thoát.

Đối chiếu với vũ trụ giáo nọc chấm đặc trên cùng diễn đạt nọc, dương nguyên tạo và nửa vòng tròn là nòng, âm nguyên tạo là nòng nọc (âm dương), mặt trời không gian nguyên tạo, vũ trụ, càn khôn. Nhìn chung dưới dạng nhất thể là thái cực, nhìn riêng rẽ là lưỡng cực, lưỡng nghi.

Ba chấm là ba cõi của thượng thế.

Phần trên diễn đạt thượng thế, tạo hóa. Trong vũ trụ giáo đây chính là nơi các hồn thiện được trở về sống hằng cửu với vũ trụ, tạo hóa, với đấng tạo hóa.

Phần thứ 2: clip_image011

Có hình chữ vạn được cho là diễn đạt hiện tại, hiện hữu.

Đối chiếu với vũ trụ giáo đây là phần trung thế.

Chữ vạn có một nghĩa biểu tượng tứ hành dạng vận hành, sinh động của tứ tượng ứng với cõi sinh tạo của cõi thế gian.

Điểm này thấy rõ trên trống đồng Đông Sơn. Khởi đầu vùng đất mặt trống của trung thế là vùng vận hành. Ở những trống diễn đạt trọn vẹn vũ trụ thuyết như trống Ngọc Lũ I và họ hàng bao giờ vùng đất mặt trống cũng bắt đầu bằng những vành diễn đạt tứ hành của vùng sinh tạo thế gian.

Phần chữ vạn này ứng với trung thế trong vũ trụ giáo.

Phần 3 clip_image012

Trong có biểu tượng bàn tay ahimsa đã nói ở trên. Đi thêm vào chi tiết thì vòng tròn biểu tượng luân hồi (samsara) và 24 tia diễn tả giáo lý của 24 Tôn Sư giúp siêu thoát ra khỏi vòng tái sinh.

Đối chiếu với vũ trụ giáo phần 3 hình tháp này mang hình núi tháp có một nghĩa là trục thế giới thông thương tam thế.

Chân của trục thế giới này là hạ thế, địa ngục.

Rõ như hai năm là mười biểu tượng Chinh Phục giáo diễn tả tam thế dựa theo vũ trụ tạo sinh, vũ trụ thuyết của vũ trụ giáo.

Kiểm chứng với trống đồng nòng nọc (âm dương) Đông Sơn, trống biểu tượng của vũ trụ giáo.

Ta còn thấy rõ hơn khi kiểm điểm lại với trống đồng Đông Sơn.

Ta thấy phần thượng thế clip_image013 đập dập xuống hay chiếu xuống phần tâm mặt trống thành thượng thế ở tâm mặt trống gồm mặt trời nằm trong không gian. Khoảng không gian giữa các nọc tia sáng có hình thái tứ tượng (hiện gọi lầm là họa tiết lông công) nguyên thể của tứ hành sinh ra tam thế, ứng với 3 chấm ở đây.

Phần trung thế, hạ thế và trục thế giới clip_image014 chính là hình bóng của trống trệt hình nối úp dương thái âm Chấn Nguyễn Xuân Quang IV (Heger IV) thuộc dòng nòng Khôn, Chấn.

clip_image016

Biểu tượng tam thế Chinh Phục giáo mang hình bóng trống Đông Sơn loại dương thái âm Chấn Nguyễn Xuân Quang IV.

Như thế biểu tượng Chinh Phục giáo mang hình ảnh nấm vũ trụ, nếu đập dẹp phần thượng thế (thiên đường) xuống mặt trống ta có loại trống nồi úp dương thái âm Chấn Nguyễn Xuân Quang IV.

Biểu tượng Chinh Phục giáo cho thấy rõ mồn một Chinh Phục giáo mang tính nòng, âm, Khôn nên giống hình trống trệt Chấn Nguyễn Xuân Quang IV.

Dưới cùng biểu tượng có câu chú Phạn ngữ Parasparopagraho Jivanam, có nghĩa là ‘Tất cả sinh linh đều ràng buộc cùng nhau bởi sự hỗ trợ lẫn nhau và độc lập với nhau.”

Tóm gọn lại biểu tượng Chinh Phục giáo chỉ dẫn con đường đi tới giác ngộ bằng cách dựa theo các nguyên lý căn bản của bất bạo động, tin đúng, hiểu đúng, làm đúng, tương trợ và độc lập với nhau.

Như vậy vũ trụ quan của Chinh Phục giáo có nguồn gốc từ vũ trụ thuyết của vũ trụ giáo giống như Ấn giáo, Phật giáo và nhiều nền văn hóa khác như Việt Nam, thấy rõ qua văn hóa trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn.

Vài nét về Jain giáo và Phật giáo

Mahavira sống cùng thời với Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni. Theo kinh điển Pali, Phật Tổ đã biết có sự hiện diện của Chinh Phục giáo. Giáo lý Phật giáo và Chinh Phục giáo có nhiều điểm tương đồng như luân hồi, nhân quả (karma), không sát sinh, ăn chay, tu khổ hạnh…

Riêng về khía cạnh tu khổ hạnh, Jain theo lối tu khổ hạnh khắc nghiệt. Phật Tổ có một thời kỳ theo cách tu khổ hạnh cùng cực nhưng sau ngài từ bỏ chuyển sang Trung đạo.

clip_image017

Một khuôn mặt khổ hạnh của Phật Thích Ca (ảnh của tác giả, Bảo Tàng Viện Anh Quốc, London).

Các người tu khổ hạnh Jaina ngoại trừ trong những tháng Chaturmas ở các đền, còn lại không nhà không cửa, lang thang đây đó, không một phương tiện vật chất, ăn uống do bố thí, trần truồng, không mặc quần áo.

Ở đền không có giới tu sĩ làm lễ mà chỉ có một bõ pujari (‘bõ già’) phụ tay trong các giáo vụ.

Phật giáo và Jain giáo cũng dùng nhiều từ và biểu tượng giống nhau mặc dù trong Phật giáo và Chinh Phục giáo có khi có nghĩa khác đi. Ví dụ như từ ahimsa đã nói ở trên, từ nirvana niết bàn theo truyền thống có cùng nghĩa ở cả hai tôn giáo nhưng diễn giảng lại khác nhau.

Trong các tài liệu chữ viết Jain và Phật giáo có ghi chép lại sự tranh luận và đối thoại giữa hai tôn giáo.

Ngoài xã hội cũng đã có sự xung đột đưa tới chết người giữa các tín đồ của Jain và Phật giáo như vua Ashoka cho giết các tín đồ Jain đã vẽ hình Đức Phật quì lậy các tôn sư Jain…

Tuy nhiên cả hai tôn giáo đều có mặt bên nhau trong phái Shramana truyền thống còn thấy tồn tại.

Chinh Phục giáo mang tính tĩnh nghiêng về ngành nòng Khôn âm, phía Vũ của Vũ Trụ giống như Phật giáo và giáo phái Vaishnava của ngành Vishnu của Ấn giáo. Ví dụ tiêu biểu như thấy qua con số 24 vị tôn sư là số Khôn tầng 4 mang nhiều âm tính (0, 8, 16, 24).

……

Có một chút khái niệm về Chinh Phục giáo rồi ta hãy đi thăm các Hang Động Chinh Phục giáo ở đây.

Hang Số 30.

Được xây vào thế kỷ thứ 9 còn gọi là ‘Chota Kailash’ [‘Kailash Nhỏ’ chota = chút, chút xíu, là một mẫu làm thu nhỏ lại và chưa làm xong của đền Vũ Trụ Kailashanatha ở Khu Hang Động Ấn giáo (xem dưới)]. Điện thờ có trụ cột có 22 vị Tôn Sư Giác Ngộ Tirthankaras.

Hang Số 31.

Hang chỉ có tượng Tôn Sư Mahavira, Parshwanatha (Tôn Sư thứ 23) và Gomateshwara (con của Tôn Sư thứ nhất, người có dây leo thực vật quấn quanh tay chân).

Hang Số 32.

clip_image019

Được xây từ thế kỷ 9 Sau Dương Lịch còn gọi là Indra Sabha vì tưởng lầm thần Thịnh Vượng Matanga ở đây là thần Indra. Đây là hang động tinh xảo nhất trong khu hang động Chinh Phục giáo và dùng thờ phượng Tôn Sư Mahavira.

Thật sự đây là một nhóm nhiều hang động nhỏ. Có một hang hai tầng và môt hang một tầng với các điện phụ.

Đi qua chiếc cổng tại bức tường ở phía nam vào một sân lộ thiên. Bên phải có tượng voi và bên trái có một điện có mái kiểu kiến trúc Dravidian.

clip_image002[6]

clip_image002[4]

Điện thờ Vũ Trụ Kailash Tí Hon (Mini Kailash) nhìn từ trên cao.

Điện là một dạng tí hon thu nhỏ lại của Đền Vũ Trụ Kailasha ở Hang Động 16 của Khu Quần Thể Hang Động Ấn giáo (sẽ nói rõ chi tiết khi nói về Háng 16 này). Đây là một bằng chứng cụ thể của sự hiện diện của vũ trụ giáo trong Chinh Phục giáo và có sự tương đồng giữa Chinh Phục giáo  với Ấn giáo và Phật giáo.  Cả ba đều có một mẫu số chung là vũ trụ giáo.  

clip_image021

clip_image023

Trong điện Thờ Tôn Sư Mahavira.

Lưu ý cột diễn đạt cây vũ trụ (cây tam thế, cây đời sống) có phần trên hình cây nấm vũ trụ với phần vòm nấm và thân nấm cường điệu mang tính chủ. Vòm và thân nấm hình lọng ống. Ở cõi đại vũ trụ diễn đạt bầu vũ trụ. Ở cõi thế gian tiểu vũ trụ ứng với bầu trời, tượng gió Đoài. Phần lọng ống này mang hình bóng trống hình lọng ống Đoài Nguyễn Xuân Quang III (Heger III).

Thân cột là trục thế giới có một khuôn mặt trục thế gian, phần trên tròn phần dưới vuông diễn đạt Trời Tròn Đất Vuông cõi thế gian. Rõ ràng trụ diễn đạt trọn vẹn vũ trụ thuyết.

Về phía Tây của sân có hành lang có tượng Parsvanatha và đối diện là tượng Gomatesvara hay Bahubali:

clip_image041

Bahubali với dây leo thực vật quấn quanh người (ảnh của tác giả).

Bahubali là con của Tôn Sư thứ nhất Rishabhanatha. Babubali đứng định thiền bất động trong suốt một năm liền, các dây leo thực vật quấn quanh chân tay. Rắn và kiến bò vui đùa dưới chân. Bahubali sau đó dạt được tới đỉnh toàn thức, hiểu biết vô tận, cảm nhận bất tận (omniscience, Kevala Gyana).

Bahubali còn có tên gọi là Kammateswara.

Tầng trên đền hai tầng có đại sảnh, mỗi đầu hàng lang có một vị thần:

 clip_image029

Thần Thịnh Vương Matanga yaksha của Chinh Phục giáo ngồi trên con voi (ảnh của tác giả).

Như đã nói ở trên thần Matanga còn gọi lầm là thần Indra nên hang này còn gọi là Indra Sabha.  Lưu ý thần ngồi ở gốc cây đa.

clip_image031

Nữ thần Quảng Đại, Mắn Sinh Siddhaika yakshini (Ambika) ngồi trên tượng sư tử.

Lưu ý nữ thần ngồi ở gốc cây xoài. Trên cây có chim két và khỉ đang ăn xoài.

Thật sự hai vị thần nam nữ này biểu tượng cho nòng nọc (âm dương), nõ nường. Khuôn mặt thịnh vượng, mắn sinh chỉ là một khuôn mặt duy tục của sự giao hòa nòng nọc (âm dương). Hai cây đa và cây xoài ở phía sau hai vị này mang hình bóng cây vũ trụ (cây tam thế, cây đời sống) của hai cực, hai ngành nòng nọc (âm dương). Cây đa ở phía thần nam mang dương tính có quả mầu đỏ (mầu dương thái dương). Cây xoài ở phía thần nữ mang âm tính có quả vàng (mầu âm thái dương). Anh ngữ mango (có gốc Phạn ngữ), theo m = v (màng = váng) mang- = vàng. Cây mango có quả vàng. Người Đông Sơn dùng cây nấm dương vật (phallic mushroom) làm cây vũ trụ (cây tam thế, cây đời sống). Trống Đông Sơn Nấm Vũ Trụ Nguyễn Xuân Quang VI (Heger I) là trống biểu của ngành nõ, dương, mặt trời, ngành Người Việt Mặt Trời Thái Dương.  

Có một điểm cần nói tới là có sự hiện diện của hoa sen khắc trên trần một vài ngôi điện ở đây.

clip_image027

Như đã biết hoa sen mọc dưới nước mang âm tính thấy trong các tôn giáo, giáo phái phía nòng âm, Vũ của Vũ Trụ, nước dương thái âm Chấn. Hoa sen thấy trong Phật giáo, Chinh Phục giáo và Ấn giáo (nhánh Vishnu). Hoa sen ở đây xác thực khuôn mặt nòng, âm, Khôn, dương thái âm Chấn của Chinh Phục giáo. Cũng vì thế mà có những hình tượng, thần linh chung cho cả Phật giáo, Chinh Phục giáo và Ấn giáo (Chinh Phục giáo ruột thịt với Phật giáo. Ấn giáo coi Phật Tổ là hóa thân thứ 10 của Vishnu. Cả ba đều là di duệ của vũ trụ giáo phía nòng âm).

Hang Số 33.

clip_image033

Tầng trên có tượng Tôn Sư thứ 24 Mahavir và Tôn Sư thứ 23 Parshwanath (ảnh của tác giả).

Giống hang 32 và còn gọi là hang ‘Jagannath Sabha’. Hang hai tầng. Tầng nhì có đại sảnh, có các tượng Mahavira và Parshwanath rất mỹ thuật. Có 5 điện riêng rẽ mandapa có cột và điêu khắc đẹp.

Hang có những tượng đẹp của:

Tôn Sư Mahavira:

clip_image035

Tượng Mahavira bên trái có thần Mangtaga và bên phải có thần Siddhaika (ảnh của tác giả).

Lưu ý hai tượng thần nòng nọc (âm dương) này ở hai bên Mahavira tương đương với hai tượng Bồ Tát Cầm Dóng Sấm Chùy Kim Cương Vajrapani và Bồ Tát Cầm Hoa Sen Padmapani đứng hai bên Phật Tổ. Như thế cho thấy Mahavira có một khuôn mặt tương đương với Phật Tổ. Từ đây ta suy ra Tôn Sư thứ nhất Rishabhanatha có thể có một khuôn mặt tương đương với Phật Vũ Trụ Vairocana. Mahavira đích thật là người sáng lập ra Chinh Phục giáo còn 23 vị tôn sư trước đó có thể chỉ có trong kinh điển. Đây là lý do tại sao Mahavira quan trọng nhất, nổi tiếng nhất và được thờ phượng nhiều nhất. Con số 24 tôn sư chỉ là một số Dịch học cho biết tính thái của Chinh Phục giáo. Số 24 là số Khôn tầng 4 (0, 8, 16, 24)  mang nhiều âm tính. Chinh Phục giáo là một tôn giáo mang âm tính thuộc phía nòng, âm, Khôn.   

Tượng thần Mantanga:

clip_image037

Tượng thần Siddhaika:

clip_image039

….

Trong đống đá phế tích bên ngoài còn thấy dấu tích Chữ Nòng Nọc Vòng Tròn-Que:

clip_image043

Một bệ đá còn ghi khắc chữ nòng nọc vòng tròn-que (ảnh của tác giả).

Hàng trên có từ chấm-vòng tròn có một nghĩa là dương, lửa, mặt trời, Càn nằm trong hình sóng cuộn nước chuyển động dương thái âm Chấn, ở dạng lưỡng hợp thái dương Càn với dương thái âm Chấn dạng Càn Khôn, đại vũ trụ ngành thái dương. Hàng này tương đương với vành chữ S gầy gẫy ba Càn ôm vành chữ S mập Chấn ở vùng vận hành trên trống Đông Sơn như trống Ngọc Lũ I.

Hàng dưới gồm các từ mũi mác hình núi tháp nhọn Đất dương, thiếu dương Li xen kẽ với các từ hình thoi Gió dương thiếu âm Đoài. Li Đất dương lưỡng hợp với Đoài Trời âm dạng tiểu vũ trụ tương đương với hai vành vòng tròn-chấm Li lưỡng hợp với vành chấm-vòng tròn Đoài ở vùng vận hành trên trống Đông Sơn.

Hai hàng chữ trên tảng đá này diễn đạt tứ hành giống như ở vùng vận hành trên các trống Đông Sơn diễn đạt vũ trụ thuyết trọn vẹn (xem trống Ngọc Lũ I).

Các từ ngữ Chữ Nòng Nọc Vòng Tròn-Que nầy thấy rất nhiều trong Bộ Từ Điển Đồng Chữ Nòng Nọc Vòng Tròn-Que Đông Sơn. Đây là một bằng chứng có sự hiện diện của Chữ Nòng Nọc Vòng Tròn-Que trong các tôn giáo theo vũ trụ giáo giống như ở trống Đông Sơn.

Hang Số 34.

Hang động cuối cùng rất nhỏ có tượng Tôn Sư Mahavira ở chính điện.

Sau hết ở điểm cuối cùng của Khu Hang Động Chinh Phục giáo này có một pho tượng Parshwanath cao 5 mét đứng trên đỉnh đồi nhìn xuống khu Hang Động Chinh Phục giáo coi như là một kết thúc tuyệt diệu, ngoạn mục của quần thể hang động Chinh Phục giáo.

Tóm lại.

Với tính khắc khổ và khổ hạnh các hang động ở đây nhỏ, làm giản dị, phần lớn chỉ thờ phượng các vị Tôn Sư chính và các vị thần chính. Không có các đền kiểu chùa, tự chaitya và tu viện vihara.

Vì cùng mang âm tính, cùng gốc vũ trụ giáo phía nòng âm với Phật giáo, Vishnu giáo nên cũng có những thần linh, biểu tượng chung với Phật giáo và giáo phái Vishnu. Kiến trúc căn bản theo vũ trụ giáo nhưng thiên về phía Khôn, nòng, âm, Vũ của Vũ Trụ thuộc dạng kiến trúc Naga hay hỗn hợp giữa kiến trúc loại Dravidian với Phật giáo như thấy qua Đền Kailash Tí Hon ở hang số 32.

Tuy nhỏ nhưng ở đây có một công trình nghệ thuật tỉ mỉ tuyệt kỹ.

(Xem tiếp Phần 3 Khu Hang Động Ấn giáo ở số tới).

Leave a comment