PHẾ TÍCH CHACCHOBEN Ở COSTA MAYA, MEXICO.

(*Nếu cần bấm hai lần vào tựa bài để mở bài).

Phải tuân thủ luật Tác quyền Copyright.

PHẾ TÍCH CHACCHOBEN Ở COSTA MAYA, MEXICO.

Nguyễn Xuân Quang.

Trong chuyến đi du lịch Cuba vừa qua chúng tôi có ghé hải cảng Costa Maya của Mexico.

clip_image002

Tác giả và Múa Tế Người Bay tại Costa Maya.

clip_image004

Vị trí Costa Maya (nguồn: vacationstogo.com)

Costa Maya là một hải cảng du lịch có tầm vóc thế giới, có bến đậu cho các tầu tuần du biển cỡ lớn, có cảnh quan thiên nhiên vùng biển nhiệt đới tuyệt vời vào mùa hè, mùa khô, với đầy đủ mọi dịch vụ về thú vui, giải trí, ăn chơi, tĩnh dưỡng cũng như thể thao, thể vận… và nhất là có cả phế tích Chacchoben quí hiếm như mộ viên ngọc quí còn ẩn trong đá của Maya.

clip_image006

Bến Cảng Costa Maya.

Tên Costa Maya có nghĩa là Bờ Biển Maya cho biết trước đây là vùng của người Maya ở.

clip_image008

Costa Maya, Mặt Trời Nước.

Lưu ý mặt trời có khối lửa hình móc xoắn sóng nước, chuyển động mang tính sinh động, tạo hóa và tia sáng giống như những tia nước bắn tung tóe ra là Mặt Trời Nước. Hiểu theo duy tục là mặt trời vùng biển. Hiểu theo tộc hệ trong vũ trụ giáo là Mặt Trời âm thái dương, Chấn, biểu tượng của Đại Tộc Mặt Trời Nước, Mặt Trời Lặn.

Người Maya thuộc nhánh Nòng, âm, Nước, Mặt Trời Nước giống Nòng Việt, Lạc Việt Lạc Long Quân, Lạc Dương, Mặt Trời Nước.

Xin nhắc lại một chút về sự tương đồng giữa Maya và Lạc Việt.

Các tộc Maya ở vùng đất thấp đầm hồ, sông biển như ở bán đảo Yucatan này chắc chắn thuộc dòng Mặt Trời Nước. Các tộc ở đây thuộc đại tộc Itzá (có khu phế tích nổi tiếng là Chichen Itzá). Trong ngôn ngữ Maya Itzá có nghĩa là cá sấu, thằn lằn và cá lớn. Người Itzá là đại tộc Cá Sấu, Thằn Lằn, Cá Lớn ứng với Dao (Giao) Việt, Cá Chép Rồng Lạc Long Quân (cá chép hóa long). Họ có thần tổ tối cao là Itzamna (Itza- và -na chính là Việt ngữ nhà. Nhà có một nghĩa là dòng tộc, họ, giống dòng). Itzamna cũng thường được coi là một vị vua đầy quyền lực hoặc là một đại tu sĩ, có khi được cho là đã phát minh ra chữ viết. Trong thời hậu cổ điển, Itzamna được cho là một vị Thần Già đội lốt cá sấu Caiman. Cá sấu Caiman có một khuôn mặt là thần tổ sáng thế của ngành nòng, âm, nước thấy dưới hình dạng Cây Cá Sấu Caiman.

clip_image010

Cây Caiman là cây vũ trụ (cây tam thế, cây đời sống) của ngành nòng, nước dạng cây bông gòn (ceiba) thân có gai như da cá sấu. Ta thấy rõ cây vũ trụ (cây tam thế, cây đời sống) Caiman ở hình này có tam thế: con chim có mũ sừng hình cụm mây đứng trên ngọn cây biểu tượng cho thượng thế. Thân cây có gai là thân cá sấu có gai sừng nổi trên mặt nước là gò đất nguyên khởi nhô lên từ mặt biển vũ trụ biểu tượng cõi đất trung thế. Rễ cây là đầu cá sấu có đầu mõm xoắn hình móc nước răng cưa âm tính độc hại biểu tượng cho hạ thế. Itzamna là hình ảnh của Lạc Long Quân, Đấng Tạo Hóa, Mặt Trời Nước ngành nòng, chúa tể cõi âm (có thủy phủ ở Vịnh Hạ Long) có thú biểu là Rắn Nước có mồng, có sừng (Rắn Việt), cá sấu Dao Long (Sấu Việt), thằn lằn (ở các tộc vùng không có cá sấu như Ao Naga, một thứ Âu Long, Âu Lạc thờ thằn lằn), cá chép (cá chép hóa rồng, người Mường thờ cá Chép Lạc Long Quân) và có chim biểu là loài chim nước có mũ sừng hay mồng thịt tròn là con chim rìu, chim Việt nước bổ nông. Lạc Long Quân với khuôn mặt là mặt trời lặn (Lạc dương) cũng là một người già râu tóc bạc phơ thấy rõ trong truyền thuyết Phù Đổng Thiên Vương), trong khi đó Hùng Lang là trai tráng mặt trời mọc, Kì Dương Vương mặt trời giữa trưa là người đứng tuổi, trưởng thành.

Itzamna, Lạc Long Quân với khuôn mặt là mặt trời lặn đều là những vị Thần Già giống như Osiris của Ai Cập cổ và vị Thần Già của người Aztec. Các nhà cai trị Aztec đã tưởng nhầm Hernán Cortés là vị Thần Già của họ trở về cứu giúp (giống Lạc Long Quân dặn con cháu khi nào gặp nguy khốn gọi kêu cứu thì Lạc Long Quân sẽ trở về cứu giúp. Vì vậy người Việt lúc lâm nguy thường gọi Bố ơi! Bố ở đâu Bố về cứu chúng con) nên cả một đế quốc Aztec lọt vào tay Hernán Cortés cùng đoàn tùy tùng chỉ có vài chục người…

Tóm lại người Maya nhất là các tộc vùng sông biển thân thuộc với Lạc Việt. Maya là một thứ Nòng Việt, Lạc Việt Trung Mỹ châu.

Tôi đã viết nhiều về sự tương đồng gần như ruột thịt giữa Maya và Cổ Việt (Maya và Việt có cùng một nhóm DNA). Tôi đã tìm thấy nhiều dữ kiện của văn hóa Maya có cốt lõi Chim-Rắn Kukulcan (Kuku- là chim, -can là chăn, trăn, rắn) giống như trong văn hóa Chim-Rắn Tiên Rồng của Việt Nam. Nhiều thứ trong đó có cả Lịch Maya thấy trên trống đồng nòng nọc (âm dương) của đại tộc Đông Sơn (xem Lịch Maya Trên trống Ngọc Lũ I, sẽ đăng vào số blog khoảng 2 tuần nữa).

Đối với tôi văn hóa Maya hấp dẫn vô cùng!

Vì thế đến Costa Maya tôi không thể không viếng thăm phế tích Maya Chacchoben. Tôi đã từng thăm viếng nhiều phế tích Maya như Thành Phố Đã Mất Lost City Tikal ở Guatemala, Copán ở Honduras và Chichen Itzá gần Cancun, Cobá ở Playa del Carmen (cả hai chỗ sau đều cùng ở bán đảo Yucatan này) ở Mexico… Ở mỗi nơi tôi đều tìm thấy hình bóng Việt, đều tìm được những chứng liệu tương đồng giữa Maya và Việt hầu minh chứng, xác thực những điều viết về văn hóa Việt, về trống đồng nòng nọc (âm dương) của đại tộc Đông Sơn, về Chữ Nòng Nọc Vòng Tròn-Que và ngược lại dùng văn hóa Việt giải đọc, giải mã văn hóa Maya mà hiện nay còn được hiểu chưa tới nơi tới chốn.

Trên tầu tuần du biển cũng có bán tua đi thăm phế tích Chacchoben, dĩ nhiên với giá cắt cổ. Chúng tôi đi bộ ra ngoài vòng rào bến cảng thuê phương tiện chuyển chở địa phương, đi chung xe buýt nhỏ với các du khách khác (nên rất an toàn) tới phế tích Chacchoben với giá rất rẻ.

Tên Chacchoben là tên mới có sau này, có nghĩa là “Vùng Bắp Ngô Đỏ”, “Bản, Buôn, Mường Ngô Đỏ” (“Place of the Red Corn”). Tên thuở xa xưa của vùng này không rõ.

Xin nói một chút về ngôn ngữ học. Như đã biết tiếng Việt và tiếng Maya liên hệ mật thiết gần như ruột thịt với nhau (Đức Chúa Jesus Nói Tiếng Việt), từ Chacchoben có Chac là Đỏ biến âm với Việt ngữ Choét là đỏ, thấy qua từ láy Đỏ Choét. Theo qui luật từ đôi, từ láy đồng nghĩa của Nguyễn Xuân Quang ta có đỏ = choét, tương tự như đen thui có đen = thui (thui là đốt, nướng cháy đen, với h câm thui = tui, túi, tối. Tối có một nghĩa là đen như túi, tối đen). Theo ch = g như chi = gì (cái), chừ = giờ (bây), chiềng = giềng (xóm) ta có chac = gấc (quả có ruột đỏ dùng nấu xôi làm thực biểu của Hùng Vương mặt trời), chac = gạch (một thứ mầu đỏ như gạch xây cất, gạch cua), chac = gắt (đỏ gay đỏ gắt)… Còn -ben chính là Việt ngữ bản, buôn, chỗ ở.

Chacchoben ở trên bán đảo Yucatan, Mexico không xa trục lộ 186 từ Cancun tới Chetumal trên bờ biển Caribe.

Các Mốc Thời Gian Chính.

.Khoảng năm 200 Trước Dương Lịch đã có các cư dân sống trong các làng gần bờ nước vùng này.

.Năm 700 Sau Dương Lịch nền văn hóa vùng này lên tới tột đỉnh. Phần lớn các đền đài thờ phượng được dựng lên vào thời điểm này trong đó có Chacchoben.

.Năm1942 một nông gia Maya tên là Serviliano Cohuo đến đây ở.

.Năm 1972 nhà khảo cổ học Mỹ, tiến sĩ Peter Harrison, từ trên trực thăng nhìn xuống thấy nhiều gò, đồi nhô lên ở một vùng đất bằng rừng rậm, đầm hồ nước bên bờ biển đã khám phá ra phế tích Chacchoben này và báo cáo cho chính phủ Mexico.

.Năm 1994 Chacchoben được chương trình tái thiết của INAH (National Institute of Anthropology and History) bảo trợ cho khởi đầu khai quật.

.Năm 2002 Mở cửa cho quần chúng.

clip_image012

Phế tích Chacchoben vốn là một Trung Tâm Thờ Phượng gồm nhiều đền, tháp thờ, nhà ở của giới tù trưởng, quí tộc, giáo sĩ, chợ búa, sân chơi banh… Hiện nay mới chỉ có một phần được khai quật và trùng tu. Đó là phức thể kiến trúc gọi là Nhóm I-A và I-B gồm 4 đền thờ, khu chợ và khu nhà ở:

  • Đền số 24 và Plaza B.
  • Plaza Lớn (The Gran Plaza).
  • Đàn Tế Lớn gọi là Tầng Nền Lớn (The Gran Basamento, Great Basement).
  • Đền Bát Đĩa (Las Vasijas, Temple of the Vessels).
  • Đền Số 1 (Templo 1).
  • Đền Âm Hồn Phù Hộ (Templo de Las Vias, Temple of the Ways).

clip_image014

Sơ đồ Chacchoben (nguồn: http://www.mexicoarcheology.com).

clip_image016

Đồ hình khu mới khai quật (nguồn: storgram.com).

Phần còn lại còn chôn vùi dưới các gò đống đất.

Đền 24 và Plaza B.

Khởi đầu đi vào khu Đền số 24 và Plaza B gần ngay bãi đậu xe.

clip_image018Đền số 24.

Đền là một tháp khổng lồ xây theo kiểu kiến trúc Thời Maya Cổ Điển (Classic Maya Period 250-950 CE). Tháp hiện nay khổng lồ vì xây bao bọc một tháp cũ. Người hướng dẫn viên giải thích là nhiều tháp Maya được xây bao bọc các tháp cũ vì các vị cai trị về sau khi lên ngôi muốn tỏ ra mình lớn mạnh hơn các vị trước. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp những tháp nhỏ bên trong coi như một ‘tháp quan tài’ giống như trường hợp thấy ở các tháp Phật giáo, rõ nhất là các tháp Phật trong các hang động mái vòm (Ấn Độ: Hang Động Phật Giáo Ajanta).

Ta biết một tháp Maya (cũng như của nhiều tộc người khác) là nơi thờ tự tín ngưỡng, chôn cất, là đài thiên văn, chiêm tinh và lịch học. Bản thể, danh tính của tháp thường thấy rõ qua các vị thần, các trang trí và chữ viết (glyphs). Ở đây những thứ này không có. Tháp chỉ là tháp mộc mạc không có hình tượng, trang trí, chữ viết. Không có các trang trí thần linh và chữ viết cho thấy các tháp ở đây có một khuôn mặt nghiêng nhiều về thiên văn, lịch học, chiêm tinh.

Theo người hướng dẫn viên đây là Tháp Kim Tinh (Sao Kim, Venus). Người Maya đã biết rất tường tận về Kim Tinh và đã có lịch Kim Tinh một chu kỳ 584 ngày (tôi sẽ viết rõ lịch Kim Tinh trong bài viết Lịch Maya Trên Trống Ngọc Lũ I).

Sự hiện diện của Tháp Kim Tinh ở đây (hiếm thấy ở những nơi khác) cho thấy quần thể thờ phượng này về phương diện tín ngưỡng có sự hiện diện của một vị thần nữ ứng với Sao Mai (khuôn mặt lúc tinh mơ của Kim Tinh), sao biểu của Isis, Âu cơ…. Nhưng quan trọng hơn là về diện thiên văn, lịch và chiêm tinh mà ở các nơi khác không thấy rõ. Lưu ý ở lịch Maya Kim tinh có một khuôn mặt là một vị thần nam.

Plaza Lớn.

Đây là khu đất rộng lớn có thể chứa hàng chục ngàn người nằm giữa Plaza B và Đàn Tế Lớn.

Plaza Lớn có chợ và cư xá của giới tù trưởng, quí tộc, tu sĩ và có cả sân chơi banh-người Poc-a-Toc. Ngày nay chỉ còn nền và móng.

.Đàn Tế Lớn hay Tầng Nền Lớn (Gran Basamento).

Đây là một Đàn Tế Lớn rất cao hiện gọi là Tầng Nền Lớn trên có Đền Số 1 và Đền Bát Đĩa.

clip_image019Đàn Tế Lớn với hai Tháp Số 1 và Tháp Bát Đĩa.

clip_image021Cầu thang lớn đi lên Đàn Tế Lớn ngay trước Đề số 1, Tháp Mặt Trời  (ảnh của tác giả).

.Đền Số 1, Tháp Mặt Trời.

Đền Số 1 là đền quan trọng nhất. Tháp có khu hiến tế người ở trên nóc. Hiến tế máu, trái tim là hiến tế mặt trời. Máu là thức ăn và nguồn sinh lực của thần mặt trời. Thần mặt trời chết thì loài người diệt vong. Phải nuôi dưỡng mặt trời. Người Việt Mặt Trời Thái Dương cũng hiến tế người thờ mặt trời, cũng uống máu người: ‘”thề phân thây uống máu quân thù”. Khi còn bé tôi thấy còn cúng máu tươi gà (thay cho cúng máu người). Ăn tiết canh là chứng tích còn lại của tục ăn uống máu sống người của tục thờ mặt trời của người Việt. Vì thế người Việt ăn uống máu mới “hăng máu”, ăn tiết canh vịt mới trở thành ‘hăng tiết Vịt’. Sự hiến tế người còn thấy trên trống đồng nòng nọc (âm dương) của đại tộc Đông Sơn (xem dưới).

Tháp có hiến tế người thờ mặt trời là Tháp Mặt Trời. Người hướng dẫn viên cũng nói đây  là Tháp Mặt Trời.clip_image022 clip_image022[1]

clip_image024Đền Số 1, Tháp Mặt Trời.

Tháp này cũng không có hình tượng, không có trang trí và chữ viết. Vì vậy tháp này có một tầm quan quan trọng về thiên văn học. Đúng vậy. Ngay trên đầu một cầu thang từ Plaza Lớn lên tới Đàn Tế Lớn có hai trụ đá gọi là Cặp Sinh Đôi (Los Gemelos, The Twins). Một trong hai trụ có khoan đục một lỗ xuyên qua. Ánh sáng mặt trời lặn vào ngày Đông chí (ngày ngắn nhất) chiếu qua lỗ này tới một chỗ đặc biệt tại Plaza Lớn ở dưới. Các nhà khảo cổ học tin là có một tượng hay một tấm bia, một dấu mốc tại điểm đó được ánh sáng mặt trời lặn ngày hôm đó chiếu sáng lên. Cùng một cách như thế vào ngày Hạ chí (ngày dài nhất), ánh sáng của mặt trời mọc lúc bình minh chiếu qua khoảng hở ở đỉnh nóc Đền Số 1 làm sáng lên một điểm trong vòng năm phút mà hiện nay trở thành trống ở không trên mặt đất.

.Tháp Bát Đĩa (Las Vasijas, Temple of the Vessels), Tháp Mặt Trăng.

clip_image026Tháp Bát Đĩa hay Mặt Trăng.

Gần tháp Số 1 có một tháp nhỏ mang âm tính mà các nhà khảo cổ học đào tìm thấy rất nhiều cốc, bình, bát và đĩa nên gọi là Đền Bát Đĩa. Tên này không đúng. Vì tên tháp phải có từ trước khi tháp xây. Bát đĩa chỉ được cất vào tháp sau khi tháp đã dùng vào việc tế lễ. Theo người hướng dẫn đây là Tháp Mặt Trăng. Tháp Mặt Trời Số 1 đi với Tháp Mặt Trăng có lý hơn là tên Tháp Bát Đĩa. Ta cũng thấy rõ Trăng đi với Nước (nước thủy triều liên hệ với tuần trăng), các vật đựng chất lỏng, nước  hiển nhiên liên hệ với trăng. Tháp Mặt Trời là Lửa và Tháp Mặt Trăng là Nước.  Ngoài ra từ Plaza Lớn lên Đàn Tế Lớn có hai cầu thang. Cầu thang lớn ngay trướ Đền Số 1. Hai cầu thang cho biết hai đền là hai thực thể khác nhau. Cầu tháng lớn lên Tháp Mặt Trời và cầu thang nghỏ lên Tháp Mặt Trăng. Vả lại Trăng Trời là nòng nọc (âm dương), vũ trụ, càn khôn, trời đất, nguyên lý căn bản của vũ trụ tạo sinh, vũ trụ giáo, dịch học, cốt lõi văn hóa Chim Rắn Kukulcan của Maya.

Ở đây còn dấu vết một mảng tường mầu đỏ.

clip_image028Mảng tường mầu đỏ còn lại (ảnh của tác giả). Giới hữu trách cho làm mái che nắng để tránh cho lớp đỏ bị phai mầu.

Đền Âm Hồn Phù Hộ (Las Vias, The Temple of the Ways).

Từ Đàn Tế Lớn đi xuống cầu thang ra đường chính cũ dẫn đến Đền Âm Hồn Phù Hộ.

clip_image030Đền Âm Hồn Phù Hộ (https://www.ancient.eu/image/9969/the-temple-of-the-vessels-chacchoben/).

Đền thờ các âm linh phù trợ, phù hộ cho con người sống. Theo đức tin Maya, các Âm Linh Phù Hộ gọi là Ways hay Wayobs dìu dắt, hướng dẫn người sống. Mỗi người có một Way giúp họ suốt đời và ngay cả ở cõi âm Xibalba. Âm linh xuất hiện trong giấc mơ đem các thông tin từ các vị thần âm thế và trong giấc mơ một người được đưa tới vùng giấc mộng Wayib, ở đó họ có thể nói chuyện với thần linh và các vong linh khác để tìm một giải đáp cho một vần đề nào đó hay nhận được những tiên đoán về tương lai.

…..

Tóm lại chỉ qua ba tháp Tháp Mặt Trời Số 1 đi cặp đôi với Tháp Mặt Trăng ở trên Đàn Tế Lớn rất cao và Tháp Kim Tinh ta đã thấy trọn vẹn vũ trụ thuyết, vũ trụ giáo dựa trên nguyên lý nòng nọc (âm dương) trăng trời, chim-rắn Kukulcan, sự thờ phượng mặt trời của Maya. Nhưng quan trọng nhất ở đây là khuôn mặt nổi trội diễn tả thiên văn học, lịch học (Tháp Mặt Trời diễn tả lịch mặt trời 365 ngày, Tháp Mặt Trăng diễn tả một loại lịch liên quan tới mặt trăng mang tính âm lịch một tháng có 29 hay 30 ngày và Tháp Kim Tinh diễn tả lịch Kim Tinh có một chu kỳ 584 ngày (đón đọc Lịch Maya Trên Trống Ngọc Lũ I).

Trở về lại bến cảng, chúng tôi đến thăm khu văn hóa Maya. Ở đây có đền thờ mặt trời.

clip_image032Đền thờ Mặt Trời hình tháp tam thế.

Đền thờ Mặt Trời làm theo kiến trúc tháp tam thế (giống Đền Hùng Lạc Việt Phú Thọ có ba Đền Thượng, Trung và Hạ riêng rẽ diễn tả tam thế). Lưu ý mái tháp bằng ngang mang âm tính của ngành nòng, âm, nước. Trên nóc tháp có hình mặt trời có nhiều nọc tia sáng mũi mác cũng mang âm tính ngành nòng, âm (mặt trời càng có nhiều tia sáng càng mang âm tính. Ví dụ mặt trời trên nắp thạp đồng Đào Thịnh dùng làm vật mai táng có 20 nọc tia sáng mũi mác).

Đền thờ mặt trời này cùng một loại Đền Thờ Mặt Trời Tổ Hùng thấy trên trống Quảng Xương.

clip_image034Đền Thờ Mặt Trời Tổ Hùng trên trống Quảng Xương làm theo kiến trúc tam thế hai bên cánh cửa có hai mặt trời của hai nhánh Chim-Rắn, Tiên Rồng (Trống Quảng Xương).

Màn trình diễn văn hóa Maya hào hứng nhất mà mọi người trông đợi là Múa Tế Người Bay (Danza de los Voladores, Dance of the Flyers) hay Người Bay Quanh Cột (Palo Voladores) do các Người-Chim (Bird-men) thực hiện. Người hóa trang thành loài chim mãnh cầm như chim cắt, trĩ, ưng, ó…, chim biểu tượng của mặt trời là người-chim-mặt trời (sun birdmen).

clip_image036Người-chim ó mặt trời.

Người chim ó mặt trời ở đây giống người Chim Rìu, Chim Việt, Chim Cắt Lửa Mặt Trời clip_image038 trên trống Ngọc Lũ I.

Trước khi cử hành Múa Tế Người Bay, những Người Chim-Ó Mặt Trời nhẩy múa tế lễ trước đền để cầu xin an bình, thịnh vương, mưa thuận gió hòa cho được mùa… cho toàn bộ tộc và an toàn cho chính bản thân họ.

clip_image040Người chim ó-mặt trời nhẩy múa tế lễ trước đền thờ mặt trời (ảnh của tác giả).

Người Chim Mặt Trời bay quanh một trụ cột cao trồng ở tâm một mặt trời trên mặt sân.

clip_image042Trụ đu bay quanh mặt trời trên trục thế giới ở tâm mặt trời trên mặt sân (ảnh của tác giả).

Lưu ý mặt trời trên mặt sân giống hệt mặt trời trên mặt trống đồng nòng nọc (âm dương) của đại tộc Đông Sơn. Trụ cột bay ngay ở tâm mặt trời chính là trục thế giới, tương tự như trụ của thân trống đồng. Ví dụ trục thế giới thân trống thấy rõ ở một trống đồng Điền Việt:

clip_image044Vật đựng vỏ ốc sứ trên nắp có các hình tượng diễn tả một cảnh hiến tế có trụ thân trống là trục thế giới kéo dài lên khỏi mặt trống (206 BC-25 AD, khu mộ Số 20, Trại Thạch Sơn).

Ta thấy rõ như dưới ánh sáng mặt trời là trục thế giới thân trống ở ngay giữa mặt trời tâm trống giống hệt trụ trục thế giới ở đây trồng ở tâm mặt trời trên mặt sân.clip_image022[2] clip_image022[3] clip_image045clip_image047Múa Người Bay.

Điệu múa này thấy trong các tế lễ ở Trung Mỹ châu (Maya, Aztec), ngày nay còn thấy. Được cho là có nguồn gốc từ người Nahua, Huastec và Otomi ở Trung Mexico rồi lan truyền ra khắp Trung Mỹ châu. Múa tế này gồm có 4 hay 5 người leo lên đỉnh một cột cao chừng 30 mét. Người thứ 5 đứng trên đỉnh trụ cột múa thổi sáo và đánh trống. Theo một truyền thuyết thì tục tế lễ này tạo ra để xin thần thánh chấm dứt hạn hán, để cầu mưa. Ta thấy rõ người đánh trống đứng giữa trời diễn tả cầu xin thần sấm mưa (trống biểu tượng cho sấm, cho ông thần sấm mưa). Bốn người diễn tả bốn phương trời. Sấm động bốn phương trời tạo ra mưa…

Tuy nhiên theo thần thoại sáng thế Maya Vũ Trụ, muôn sinh do Thần Điểu Itzam-Yeh dạng chim-rắn nhất thể tạo ra. Chim Thần này ở trên Cây Thế Giới (Cây Vũ Trụ (Cây Tam Thế, Cây Đời Sống). Thần điểu Itzam-Yeh là tiền thần của thần Rắn-Lông Chim Kukulcan.

Năm người chim trên đỉnh trục diễn tả 5 vị thần sinh tạo.

Bốn người ở bốn góc biểu tượng bốn vị thần tứ phương bay quay trục vũ trụ diễn tả sự sinh tạo ra thế gian và sự sống.

Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt, truyền thuyết tế bay này ăn khớp hoàn hảo với truyền thuyết sáng thế của Việt Nam. Nhìn theo diện chim như truyền thuyết Maya thì là Chim Rìu Việt Lửa Cắt và Chim Rìu Việt Nước Nông, chim biểu của Viêm Đế-Thần Nông ở cõi tạo hóa tạo ra vũ trụ thế giới, thấy qua bài đồng dao Bồ Nông là Ông Cắt. Nhìn theo dạng lưỡng cực chim-rắn thì thấy ở đầu mũi thuyền trống Ngọc Lũ I, trống Hoàng Hạ. Ở cõi thế gian là Chim-Rắn, Tiên Rồng thấy ở trống Quảng Xương.

Năm người diễn tả ‘ngũ đế”. Người đứng giữa là Đấng Tạo hóa Viêm Đế-Thần Nông nhất thể. Bốn người ở tứ phương ở cõi đại vũ trụ là bốn đế: Đế Viêm, Đế Đế, Đế Thần và Đế Nông. Ở cõi tiểu vũ trụ là Đế Minh, Kì Dương Vương, Lạc Long Quân và Hùng Lang. Ở cõi nhân gian là bốn Tổ Hùng Vương Lịch sử của bốn đại tộc Minh Việt dòng Đế Minh, Kì Việt dòng Kì Dương Vương, Lạc Việt dòng Lạc Long Quân và Lang Việt dòng Hùng Lang.

Cảnh Tế Người Bay diễn tả truyền thuyết sáng thế của Maya, Aztec này giống hệt cảnh Tế Người Mặt Trời Bay thấy trên một trống đồng Đông Sơn tìm thấy ở Nam Trung Quốc. Trên thân trống này có hình diễn tả Tục Tế Người Chim Mặt Trời Bay Quanh Trục Vũ Trụ trên có mặt trời. Bốn người hóa trang chim có trang phục đầu lông chim tỏa sáng như mặt trời. Khố đuôi chim tung bay trong gió.

clip_image049Tục Tế Người Bay quanh trục vũ trụ ở một thân trống đồng (ảnh của tác giả chụp hình vẽ chi tiết tại Viện Bảo Tàng Tỉnh Vân Nam).

Bốn người-chim mặt trời bay quanh mặt trời trên đỉnh trục vũ trụ. Tay cầm mặt trời sinh tạo chấm-vòng tròn. Người thứ 5 đứng dưới chân trụ ầm ở tay cây trượng đầu rắn:

clip_image050Người đứng dưới đất cầm cây trượng đầu rắn mang hình ảnh thần “mang năm tháng” (\yearbearer) của Maya.

Cây trượng đầu rắn này chính là cây gậy thủy tinh núi lửa (flint) của thần gọi là ‘người mang năm” “yearbearer” trong hệ thống lịch Maya:

clip_image052

Thần Toltec cầm gậy flint đầu rắn. Hình diễn đạt năm 11 flint, Tula, thời Tiền-Cổ điển. Thần mang, cõng thời gian (năm) trên lưng (nguồn: Mary Miller and Karl Taube, An illustrated Dictionary of The Gods and Symbols of Ancient Mexico and the Maya).

Để phân biệt một năm 365 ngày Haab với năm khác trong Lịch Tròn 52 năm, Người Maya đặt tên mỗi năm theo ngày đặc biệt trong lịch trùng hợp 260 ngày (gồm 13 tháng 20 ngày). Những ngày này gọi là yearbearers. Có bốn nhóm yearbearers trong đó có nhóm caiman dòng Rắn như thấy ở trống đồng nòng nọc (âm dương) và ở hình Maya. Ở đây ta thấy rất rõ Múa Tế Người Bay cũng diễn tả lịch và hệ thống yearbearers của Maya. Bốn người bay quay quanh trụ từ đỉnh xuống tới mặt đất 13 vòng. Bốn người là 13 x 4 = 52 vòng.

Con số 52 này chính là số năm trong Lịch Tròn (Calendar Round) của Maya và Aztec. Hiển nhiên Tế Người Bay không hoàn toàn là lễ câu mưa.

Cảnh Tế Người Bay trên trống đồng nòng nọc (âm dương) của đại tộc Đông Sơn với người đứng dưới đất cầm gậy đầu rắn “yearbearers” cho thấy có hệ thống Lịch Maya trên trống đồng (xem Lịch Maya Trên trống Ngọc Lũ I).

Tục này của Maya được chấp nhận là Di Sản Phi Vật Thể Thế Giới UNESCO (trong khi đó trống đồng nòng nọc của đại tộc Đông Sơn có cảnh tế lễ này mà các học giả Việt Nam không chịu xin cho trống đồng được là một Di Sản Văn Hóa Thế Giới UNECO! Buồn thay!).

…..

Mỗi lần viếng thăm một phế tích Maya tôi thấy mình có thêm thân tình hơn với người Maya.

Trở về tầu, Phế Tích Chacchoben gợi ý cho tôi khởi sự viết loạt bài về Lịch Đồng Đông Sơn trong đó có Lịch Maya Trên Trống Ngọc Lũ I (xem trong những số tới).

Leave a comment