NHỮNG ĐIỂM SAI SÓT Ở ĐỀN HÙNG PHÚ THỌ.

.*Nếu cần bấm hai lần vào tựa bài để mở bài.

.Phải tuân thủ luật tác quyền copyright.

NHỮNG ĐIỂM SAI SÓT Ở ĐỀN HÙNG PHÚ THỌ.

Nguyễn Xuân Quang.

Lời tác giả.

Bài viết này hy vọng đóng góp chút ít cho ba Hội Hùng Vương ở Quận Cam, Nam Cali, Hoa Kỳ nay mai sắp xây ba đền thờ Tổ Hùng.

(Mùa Giỗ Tổ Hùng 2019).

*

clip_image002Tác giả với chiếc áo trống đồng Đông Sơn tại cổng tam quan Đền Hùng Phú Thọ, Việt Nam.

Hiện nay các Đền Hùng xây dựng ở Việt Nam và Hải Ngoại tất cả chưa được hoàn chỉnh, còn nhiều thiếu sót hay sai lệch trong đó có Đền Hùng ở Phú Thọ.

Bài viết này vạch ra những sai lệch để tu sửa các đền cũ và là kim chỉ nam để xây một Đền Tổ Hùng mới cho được chính thống, hoàn chỉnh.

Trước hết Tổ Hùng phải là Tổ chung của đại tộc Việt không phải của riêng một nhánh Kì Việt hay Lạc Việt. Đền thờ Tổ Hùng phải phản ánh văn hóa chung của cả Đại Tộc Việt mang tính thuần Việt không bị ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc.

Vậy ta phải hiểu rõ Người Việt là Ai? Thần Tổ Hùng của người Việt là ai? Cốt Lõi văn hóa Việt là gì? Dựa vào đó ta mới xây được một ngôi đền Tổ Hùng chính thống, hoàn hảo, lý tưởng.

Tôi đã viết rất nhiều về những điểm vừa nói trên. Ở đây chỉ xin nhắc lại những điểm chính liên hệ tới bài viết này.

1. Người Việt Là Ai?

NGƯỜI VIỆT LÀ NGƯỜI MẶT TRỜI THÁI DƯƠNG.

Tôi đã chứng minh người Việt là Người Mặt Trời Thái Dương qua bài viết Trên Một Trăm Bằng Chứng Người Việt Là Người Mặt Trời Thái Dương. Chỉ xin nhắc lại vài bằng chứng chính ở đây:

Chủng Người Vũ Trụ.

Người Việt thuộc chủng Người Vũ Trụ.

Theo truyền thuyết người Việt sinh ra từ một quả bầu (người Việt chui ra trước nên có da sáng, trắng hơn các tộc khác chui ra sau). Quả bầu này là Bầu Vũ Trụ. Viết theo chữ nòng nọc vòng tròn-que Vũ Trụ là từ vòng tròn-chấm (circumpunct) clip_image004 với vòng tròn (circum-) là không gian Vũ và nọc chấm đặc (punct) là mặt trời nguyên tạo Trụ (Chữ Nòng Nọc Vòng Tròn-Que; Từ Vòng Tròn-Chấm).

Như vậy người Việt thuộc chủng Người Đại Vũ Trụ clip_image004[1]. Điểm này còn ghi khắc lại trên trống Ngọc Lũ I. Người cuối cùng của nhóm 7 người nhẩy múa có trang phục đầu hình bầu nậm mang tính nòng nọc (âm dương) clip_image004[2] diễn tả Người Đại Vũ Trụ.

clip_image006Người đại vũ trụ có trang phục đầu hình Bầu Nậm Vũ Trụ trên trống Ngọc Lũ I.

Ngành Người Việt Mặt Trời Thái Dương.

Người Đại Vũ Trụ Mặt Trời-không gian chia ra hai ngành: ngành Người Vũ Không Gian và ngành Người Trụ Mặt Trời. Người Việt (có nghĩa là Rìu, vật nhọn, nọc dương) thuộc ngành Trụ Mặt Trời. Người Việt là Người Việt Mặt Trời Thái Dương clip_image004[3]. Bằng chứng thấy qua:

-Sử Miệng:

Truyền thuyết nói rằng Đế Minh Tổ Hùng thế gian là cháu ba đời thần mặt trời Viêm Đế.

-Sử Đá:

.Bãi Đá Cổ Sapa còn khắc ghi lại Người Việt Mặt Trời Thái Dương có đầu mặt trời và nõ Rìu Việt:

clip_image008Người Việt Mặt Trời Thái Dương có nõ cong hình Rìu Việt ở Bãi Đá Cổ Sapa.

.Nghệ Thuật Đá (Rock Arts) ở Vách đá Hoa Sơn, Quảng Tây.

Người Tráng (Choang, Zhuang) một thứ Nòng Việt, Lạc Việt cách đây hơn 2.500 năm, bằng tuổi trống đồng Ngọc Lũ I đã vẽ lại các cảnh tế lễ mặt trời có cả hình trống đồng trên vách đá Hoa Sơn, Quảng Tây:

clip_image009Cảnh tế lễ mặt trời có cả trống đồng trên vách đá Hoa Sơn, Quảng Tây của Lạc Việt Tráng.

clip_image010Người mặt trời có nõ cương cứng đeo rìu Việt (ảnh của tác giả).

-Sử Đồng:

Người Việt Mặt Trời Thái Dương clip_image004[4] thấy rõ như ban ngày trên trống Quảng Xương:

clip_image012Người Việt Mặt Trời clip_image004[5] dòng Rắn Rồng Lạc Long Quân trên trống Quảng Xương có hình mặt trời clip_image004[6] tỏa rạng ở mặt.

Dĩ nhiên còn nhiều bằng chứng nữa (xem bài viết Hơn Một Trăm Bằng Chứng Người Việt Là Người Mặt Trời Thái Dương).

Ngành Người Việt Mặt Trời clip_image004[7] gồm hai nhánh Chim Tiên (.) và Rắn Rồng (O)

-Nhánh Chim Tiên là Chim Rìu Lửa, Cắt Lửa, Chim Sừng (Hornbill), Hồng hoàng, Chim Việt Viêm Việt (Viêm Đế, Đế Minh, Kì Dương Vương, Âu Cơ) còn thấy ghi khắc lại trên:

.Trống Ngọc Lũ I.

Người Việt Mặt Trời Thái Dương ngành mặt trời thái dương Viêm Đế họ Khương (Sừng) hóa trang thành người mặt trời Chim Sừng (Hornbill) thấy trên trống Ngọc Lũ I:

clip_image014Người Việt Mặt Trời Chim Sừng thổi khèn bầu vũ trụ, càn khôn trên trống Ngọc Lũ I.

.Trống Quảng Xương.

Hiện thực hơn thấy ở trống Quảng Xương.

clip_image016Người Chim Rìu Việt Lửa Bổ Cắt Lửa có mũ sừng, mỏ rìu, váy là hai cánh xòe ra trên trống Quảng Xương..

-Nhánh Rắn Rồng là Rắn sừng hay mồng thịt.

Rắn Việt Thần Việt [Thần Nông, Đế Lạc  (khuôn mặt âm của Đế Minh, Đế Minh cũng có lưỡng tính như Viêm Đế), Lạc Long Quân] còn thấy ghi khắc lại trên trống Quảng Xương.

nguoi chim ran. 2

Người Rắn Việt, Dải Việt Nước trần truồng có sừng hay mồng thịt ở bên phải trên trống Quảng Xương. Rắn cổ ngữ Việt gọi là con Dải vì hình giống dải dây nên người Rắn có phần sau trang phục đầu hình dải thác nước chẩy dài xuống tận đất. Ở đây đi với Người Chim Tiên tạo thành một cặp Chim-Rắn, Tiên Rồng. 

Như thế một đền Tổ Hùng bắt buộc phải là một thứ Đền Thờ Mặt Trời của Người Việt Mặt Trời Thái Dương. Bắt buộc. Bắt buộc. Và Bắt buộc (xem dưới).

Thần Tổ Việt Là Ai?

Hiển nhiên Thần Tổ của Người Việt Mặt Trời Thái Dương phải là những Thần Tổ Mặt Trời. 

Qua ngôn ngữ học ta cũng thấy Thần Tổ Việt là Thần Tổ Hùng Mặt Trời Hùng có một nghĩa là Mặt Trời. Hùng là Mặt Trời.

-Hùng là Hung (màu hung, hung hung), Hồng là Đỏ, là Tỏ, là Mặt Trời.

-Hùng là Đực (hùng trĩ là con chim trĩ đực). Đực là dương. Dương là Mặt Trời.

-Hùng là Mạnh (hùng mạnh, hùng cường, hùng dũng). Mạnh, sức mạnh là một biểu tượng của Mặt Trời.

-Hùng là tráng (hùng tráng), là trai tráng, là chàng, là lang có một khuôn mặt biểu tượng của mặt trời. Lang (Hùng) là con trai Mặt Trời.

-Hùng là Cun. Theo biến âm h = c = k = kh (hủi = cùi), ta có Hùng = Mường ngữ Cun = Đức ngữ Kaiser = Anh ngữ king = cổ ngữ Việt khuấn = Mông Cổ ngữ khan (Gengis Khan) có nghĩa là người cầm đầu, người số một, vua. Các nhà làm văn hóa ở Việt Nam hiện nay lấy theo nghĩa này cho là Hùng Vương là người cầm đầu một bộ lạc, một tù trưởng. Phải hiểu người số một theo nghĩa số 1 là mặt trời. Hiểu người số một là tù trưởng quá nhún nhường, nhún nhường tới độ hèn hạ. Tự nhận mình là một bộ tộc của Đại Hán!

-Hùng biến âm với cổ ngữ Naacal Hun là số 1 (James Churchward, The Children of Mu). Số 1 có một nghĩa là Mặt Trời.

-Hùng biến âm với Uighur ngữ Hun là Mặt Trời (James Churchward, The Sacred Symbols of Mu).

Rõ như dưới ánh sáng mặt trời Hùng có một nghĩa là Mặt Trời. Thần Tổ của Người Việt Mặt Trời Thái Dương clip_image004[8] là Tổ Hùng Mặt Trời clip_image004[9]. Tổ Hùng Mặt Trời có một khuôn mặt tương đương với Thần Mặt Trời Tạo Hóa (Sun as Creator) clip_image020 của Ai Cập cổ. Hùng Vương là Vua Mặt Trời cõi nhân gian của Người Việt Mặt Trời Thái Dương. Hùng Vương Vua Mặt Trời tương đương với các Phraohs, Vua Mặt Trời của Ai Cập cổ.

Cốt lõi văn hóa Việt là Chim-Rắn, Tiên Rồng, nòng nọc (âm dương), nguyên lý căn bản của vũ trụ tạo sinh, vũ trụ giáo, dịch lý tạo ra thế giới chia ra tam thế. Như thế Thần Tổ Mặt Trời Việt gồm có ba vị Thần Tổ Hùng Mặt Trời, mỗi vị trị vì một thế. Đó là Thần Tổ Hùng Mặt Trời Tạo Hóa Đại Vũ Trụ Viêm Đế ở thượng thế, Thần Mặt Trời Hùng sinh tạo càn khôn Tiểu Vũ Trụ thế gian ở trung thế Đế Minh, Thần Mặt Trời Hùng Trời Đất cõi nhân gian Hùng Vương lịch sử ở dương gian hạ thế.

1. Thần Tổ Hùng Mặt Trời Tạo Hóa Đại Vũ Trụ Viêm Đế ở Thượng Thế.

Ta thấy ngay thần tổ mặt trời tạo hóa Việt ở thượng thế là Thần Tổ Hùng Mặt Trời Tạo Hóa Đại Vũ Trụ Viêm Đế. Thần Tổ Hùng Mặt Trời Tạo Hóa Viêm Đế như đã nói ở trên tương đương với thần mặt trời tạo hóa Ra của Ai Cập cổ. Thần Tổ Hùng Đại Vũ Trụ Viêm Đế có họ Khương (Sừng) mang tính dương thái dương. Xy Vưu đầu Sừng là con cháu thần mặt trời Viêm Đế Viêm Việt có họ Sừng chống lại Hiên Viên Hoàng Đế, tổ người Trung Quốc (Lĩnh Nam chích quái).

Hình ảnh thần mặt trời tạo hóa Viêm Đế họ Sừng còn thấy rõ trong Văn Minh Thung Lũng Sông Ấn (Indus Valley Civilisation).

clip_image021Thần ba mặt có sừng thái dương của người Thung Lũng Sông Ấn (ứng với Viêm Đế) là thần mặt trời tiền thân của thần Brahma Ấn giáo hay thần dòng mặt trời (ứng với Xy Vưu đầu sừng dòng Việt Viêm Đế) (nguồn: John D. La Plante, Asian Art, Stanford University).

Văn hóa Sông Ấn có nhiều điểm tương đồng với văn hóa Sông Hồng (có bài viết riêng).

Thần mặt trời Viêm Đế thấy trên nắp một vật thờ làm từ trống đồng của Điền Việt.

clip_image022Trống đồng biến cải thành vật thờ có thần mặt trời mạ vàng cưỡi ngựa vào khoảng năm 206 Trước Dương Lịch tìm thấy ở Tây Hải San, Jinning, Vân Nam (Bảo Tàng Viện Tỉnh Vân Nam, Côn Minh).

Người mạ vàng đeo kiếm cưỡi ngựa là thần mặt trời. Thần có các con bò có sừng cong bao quanh biểu tượng cho mặt trời (Văn hóa Điền Việt pha trộn với văn hóa Ấn Độ nên thần mặt trời cưỡi ngựa và đi với các tượng bò thú biểu tượng mặt trời liên hệ với bò Nandi, thú biểu của Shiva).

Lưu ý Thần Tổ Hùng Mặt Trời Tạo Hóa, càn khôn Viêm Đế ở cõi đại vũ trụ có một khuôn mặt lưỡng tính nòng nọc (âm dương) nhất thể là Viêm Đế-Thần Nông tương đương với trứng clip_image004[10] vũ trụ giống như thần mặt trời tạo hóa Ra lưỡng tính được diễn tả bằng linh tự Ra chấm-vòng tròn clip_image020[1] có một khuôn mặt trứng clip_image004[11] vũ trụ.

2. Thần Tổ Hùng Mặt Trời Sinh Tạo Tiểu Vũ Trụ Đế Minh ở Trung Thế.

Đế Minh ở cõi trời thế gian trung thế là cháu ba, bốn đời thần mặt trời tạo hóa Viêm Đế hiển nhiên là thần Tổ Hùng Mặt Trời sinh tạo tiểu vũ trụ, thế gian.

Cõi thế gian tương ứng với tầng tứ tượng của dịch. Vì thế Thần Tổ Hùng tiểu vũ trụ Đế Minh sinh ra bốn vị thần tổ mặt trời là:

-Vua Mặt Trời buổi sáng Ánh sáng Đế Minh ứng với tượng Lửa thái dương Càn (Lưu ý Đế Minh có hai khuôn mặt: một là Đế cùng vai vế với bốn Đế cõi tạo hóa là Đế Viêm, Đế Đế, Đế Thần và Đế Nông vì thế mới có truyền thuyết ‘ngũ đế tam vương’ và một khuôn mặt thế gian là Vương Đế Minh ứng với tượng thái dương Càn ngang hàng vai vế với tam vương).

-Vua Mặt Trời chính ngọ Kì Dương Vương ứng với tượng thiếu dương Đất Li.

-Vua Mặt Trời hoàng hôn Lạc Long Quân ứng với tượng thái âm Nước Chấn (lưu ý vì là vua đại tộc nước mang tính âm nên gọi là Quân thay vì là Vương).

-Vua Mặt Trời mọc Hùng Lang ứng với tượng thiếu âm Gió Đoài vũ trụ khí gió.

Tất cả các vị thần tổ Việt cõi tiểu vũ trụ đều là Thần Tổ Hùng Mặt Trời tiểu vũ trụ thế gian của Người Việt Mặt Trời Thái Dương.

3. Thần Tổ Hùng Mặt Trời Lịch Sử Lập Quốc Việt Nam ở cõi Nhân Gian.

Các Hùng Vương lịch sử ở cõi nhân gian là con cháu của các thần tổ mặt trời ở hai cõi tiểu và đại vũ trụ hiển nhiên là các Tổ Hùng Mặt Trời nhân gian, lịch sử. Người đứng đầu là Hùng Vương thái tổ của hai ngành Chim-Rắn, Tiên Rồng thế gian, gồm bốn đại tộc Việt: Minh Việt dòng Đế Minh, Kì Việt dòng Kì Dương Vương, Lạc Việt dòng Lạc Long Quân và Lang Việt dòng Hùng Lang.

Rõ như dưới ánh sáng mặt trời Tổ Hùng của Việt Nam là Thần Tổ Hùng Mặt Trời gồm ba vị Thần Tổ Hùng Mặt Trời Tạo Hóa Đại Vũ Trụ Viêm Đế, Thần Tổ Hùng Mặt Trời Sinh Tạo Tiểu Vũ Trụ Đế Minh và Thần Tổ Hùng Mặt Trời Lịch Sử Lập Quốc Nhân Gian Hùng Vương Thái Tổ Lịch Sử.

Như thế một Đền Hùng hoàn chỉnh nhất phải thờ cả ba vị Tổ Hùng Mặt Trời ở ba cõi này. Hiện nay trong và ngoài nước chưa có một Đền Hùng nào làm như vậy.

.Bản Thể Tổ Hùng Như Thế Nào?

Cần biết rõ thêm về bản thể Thần Tổ Hùng Mặt Trời như thế nào để xây một đền Tổ Hùng không bị sai lạc.

Tổ Hùng Vương Lịch Sử là con cháu trực tiếp của Tổ Hùng Lang sinh ra từ bọc trứng thế gian Âu Cơ có DNA mặt trời của Thần Tổ Hùng Mặt Trời Tạo Hóa Đại Vũ Trụ Viêm Đế -Thần Nông mang tính nhất thể trứng vũ trụ và Tổ Hùng Mặt Trời Tiểu Vũ Trụ Đế Minh vì thế bản thể Tổ Hùng Mặt Trời Lịch Sử nói riêng và của tất cả các Tổ Hùng Mặt Trời nói chung có những điểm chính sau:

-Vũ trụ.

Trứng có tròng đỏ mặt trời và tròng trắng không gian nên có một khuôn mặt vũ trụ.

Bản thể vũ trụ này của Hùng Vương Lịch Sử thấy rõ qua Bọc Trứng Thế Gian 100 Lang Hùng nhìn dưới dạng nhất thể.

clip_image024

-Mặt Trời.

Theo duy dương Bọc Trứng Thế Gian 100 Lang Hùng nở ra toàn con trai ứng với tròng đỏ mặt trời vì thế Hùng Vương Lịch Sử có bản thể mặt trời. Mặt Trời Hùng Vương là mặt trời lưỡng tính, sinh tạo, càn khôn ở cõi nhân gian đội lốt mặt trời tạo hóa, đại vũ trụ Viêm Đế-Thần Nông và mặt trời tiểu vũ trụ Đế Minh cũng có lưỡng tính.

Khuôn mặt mặt trời sinh tạo này thấy qua từ Hùng có một nghĩa là Mặt Trời và qua từ Lang là con trai, dương, mặt trời. Hùng Lang là các Lang Mặt Trời. Hùng Vương là Vua Mặt Trời.

-Bầu Trời Khôn Dương, Khí Gió.

Theo duy âm ở ngành âm Rắn ứng với phần tròng trắng Bọc Trứng Thế Gian 100 Lang Hùng là không gian, bầu trời. Vì ở ngành mặt trời Lang mặt trời nên là không gian dương, Khôn dương, khí gió Đoài vũ trụ. Bầu Trời dương thấy rõ qua tên Châu Phong, Bạch Hạc (Cò Trắng, Cò Gió, Cò Lang) của Hùng Vương.

-Lưỡng Tính Nòng Nọc (âm dương) hai ngành Chim-Tiên và Rắn Rồng.

Hùng Vương Mặt Trời có DNA của Hùng Lang Bọc Trứng Thế Gian Âu Cơ nên có bản thể lưỡng tính nòng nọc (âm dương): nọc, dương, Chim, Tiên và nòng, âm, Rắn, Rồng, vì thế có hai ngành Chim-Rắn, Tiên Rồng.

….

Ta có thể kiểm chứng lại bản thể của Tổ Hùng qua chữ nòng nọc vòng tròn-que chấm-vòng trònclip_image026.  Bọc Trứng Thế Gian 100 Lang Hùng clip_image027 diễn tả theo chữ nòng nọc vòng tròn-que là từ (word) chấm-vòng trònclip_image026[1].

Từ này bao gồm trọn vẹn bản thể của Tổ Hùng:

-Chấm-vòng tròn clip_image028 nhìn dưới dạng nhất thể có hình trứng vũ trụ Viêm Đế, trứng chim hình tròn Hùng Lang clip_image029.

-Chấm-vòng tròn clip_image030 nhìn dưới diện lưỡng cực có nọc chấm đặc (.) dương và vòng tròng nòng (O), âm mang nghĩa lưỡng tính nòng nọc (âm dương) Chim-Rắn, Tiên Rồng (vòng tròn nòng âm Rắn, Rồng và nọc chấm đặc dương Chim Tiên).

-Chấm-vòng tròn clip_image030[1] theo duy dương có một nghĩa là mặt trời clip_image031. Đây chính là linh tự Ra có nghĩa là mặt trời tạo hóa lưỡng tính Ra ứng với mặt trời Viêm Đế-Thần Nông thái dương nhất thể.

-Vòng tròn-chấm clip_image030[2] theo duy âm ở ngành mặt trời Người Việt Mặt Trời Thái Dương có một nghĩa âm (vòng tròn)-nọc chấm đặc, dương là không gian dương, bầu trời dương khí gió hay trong ngành mặt trời thái dương là mặt trời nguyên tạo (.) âm (O) thái dương ứng với nhánh Mặt Trời Thần Nông Thái Dương (Chữ Nòng Nọc Vòng Tròn-Que: Từ Chấm-Vòng Tròn).

Từ Vòng Tròn Chấm là biểu tượng CHÍNH của Thần Tổ Hùng Việt Nam, Đền Thờ Tổ Hùng bắt buộc phải có biểu tượng CHÍNH này vì nó bao gồm tất cả bản thể của Tổ Hùng. Không có biểu tượng này không phải là Đền Tổ Hùng.

….

Kiểm chứng thêm nữa với các con số qua ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 10 tháng 3:

Dù ai đi ngược về xuôi,
Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba.

ta cũng thấy đúng trăm phần trăm.­­

1. Ngày 10.

Diễn tả:

-Khuôn mặt Vũ Trụ của Tổ Hùng.

Số 10 có số 1 là số dương, càn và số 0 là số âm, khôn. Số 10 dương âm, càn khôn nhìn theo diện nhất thể là vũ trụ, là trứng vũ trụ, Bọc Trứng Thế Gian 100 Lang Hùng clip_image026[2]. Số 10 chính là khuôn mặt vũ trụ của Hùng Vương. Vũ trụ clip_image026[3] có (.) = 1 như thấy ở con lúc lắc (dice) và O = 0 tức = 10.

Ta cũng thấy số 1 có một nghĩa là mặt trời và số không 0 là không gian. Rõ ràng số 10 là mặt trời-không gian tức vũ trụ.

Như thế ngày 10 có một khuôn mặt diễn tả khuôn mặt càn khôn, trứng vũ trụ, vũ trụ của Tổ Hùng.

-Khuôn mặt mặt trời sinh tạo lưỡng tính.

Số 10 có một khuôn mặt là Mặt Trời. Số 10 có số 1 có thể diễn tả dưới dạng một chấm đặc (.) như thấy ở con lúc lắc (dice), con bài domuno và số 0 diễn tả bằng vòng tròn (O), gộp lại nghĩa là clip_image026[4]. Trong chữ nòng nọc vòng tròn-que từ ngữ clip_image026[5] theo duy dương có một nghĩa là mặt trời. Theo số học số 9 tiến tới là số 10 nhưng theo duy dương số 9 lại quay về số 1 cho thấy số 10 có một khuôn mặt tương đương với số 1. Kiểm chứng với ma phương 3/18 (có số trục là số 3 và tổng số các nhánh là 18) ta cũng thấy số 10 tương đương với số 1:

clip_image032Ma phương 3/18 có số 1 tương đương với 10 và số 2 tương đương với 11.

Số 1 có một nghĩa là mặt trời như thế số 10 cũng có một khuôn mặt là mặt trời.

Vậy Ngày 10 có một khuôn mặt là mặt trời 10, tức mặt trời lưỡng tính dương (1) và âm (0). Lưu ý số 10 là số chẵn, số âm vậy Ngày 10 là mặt trời lưỡng tính âm tức về phía âm thái dương thần nữ Âu Cơ, nhánh Chim Tiên.

-Khuôn mặt Không Gian, Bầu Trời Dương.

Nhìn dưới diện 1 dương đối ngược với số 0 âm thì số 10 là số bù, triệt tiêu bằng số không, zero 0. Số không có một khuôn mặt là không gian, bầu trời. Đi với số 1 dương nên là không gian dương khí gió, Đoài vũ trụ khí gió. Đây chính bản thể, khuôn mặt bầu trời khí gió Châu Phong, Bạch Hạc của Hùng Vương.

2. Tháng 3.

Số 3 là số Đoài vũ trụ khí gió. Như thế tháng 3 cũng diễn tả khuôn mặt Đoài vũ trụ khí gió của Hùng Vương. Lưu ý Đoài vũ trụ khí gió số 3 là gió dương nhánh Lạc Long Quân trong khi số 10, bù có một khuôn mặt không gian âm là gió âm Tốn âm thái dương  nhánh Âu Cơ. 

Ta cũng thấy rất rõ Tháng là Trăng, là Nguyệt. Một tháng (month) là một nguyệt, một­­­­ trăng (moon). Số 3 là số dương nên tháng thuộc về phía mặt trăng (một thứ mặt trời đêm, mặt trời âm) phía phái nam tức ứng với Mặt Trời Nước, âm Lạc Long Quân (có một khuôn mặt là Ông Trăng: Ông Trăng Lạc Long Quân lấy Bà Giời Âu Cơ .)    

Như thế ta thấy ngày giỗ Tổ Hùng 10 tháng 3 bao trọn vẹn tất cả các khuôn mặt bản thể của Hùng Vương: Vũ Trụ, Mặt Trời lưỡng tính sinh tạo, Bầu Trời khí gió, Chim-Rắn, Tiên Rồng… của cả hai nhánh Âu Cơ và Lạc Long Quân.

Vì vậy một Đền Tổ Hùng phải có đủ các khuôn mặt bản thể của Hùng Vương. Phải có hai nhánh Chim-Rắn, Tiên Rồng Kì Việt và Lạc Việt đề huề. Phần lớn các Đền Hùng hiện nay nghiêng nặng  hay gần như là hoàn toàn về phía Lạc Việt nên không trọn vẹn.

NHỮNG ĐIỂM SAI LỆCH Ở ĐỀN HÙNG PHÚ THỌ.

Hiểu như thế rồi ta hãy duyệt xét xem Đền Hùng Phú Thọ đúng sai như thế nào.

.Về Kiến Trúc.

Về kiến trúc tổng quát Đền Hùng Phú Thọ ở Núi Nghĩa Lĩnh rất đúng vì mang hình ảnh Núi Vũ Trụ của vũ trụ giáo giống Núi Meru của Ấn giáo vào Phật giáo (vì hai tôn giáo này cũng là con cháu của Vũ Trụ Giáo như văn hóa Việt) (xem bài viết Kiến Trúc Đền Hùng Phú Thọ).

clip_image034

Đền Hùng ở Núi Vũ Trụ Nghĩa Lĩnh làm theo tam thế có ba Đền Thượng, Trung, Hạ.

Như vậy đúng theo những khuôn mặt của Tổ Hùng Mặt Trời thì Đền Thượng phải dành thờ Tổ Hùng Mặt Trời Tạo Hóa Đại Vũ Trụ Viêm Đế, Đền Trung Thờ Tổ Hùng Mặt Trời Sinh Tạo Tiểu Vũ Trụ Đế Minh và Đền Hạ thờ Tổ Hùng Mặt Trời Nhân Gian Hùng Lang và Lịch Sử Hùng Vương.

Ở Đền Hùng Phú Thọ này chỉ thờ Lạc Long Quân, An Dương Vương còn nhánh Âu Cơ-Kì Dương Vương rất thứ yếu, lu mờ và bị coi khinh (để ở dưới chân núi).

Không một kiến trúc nào ở ba đền ở Đền Hùng Phú Thọ làm theo kiểu nhà sàn tam thế như kiểu đình làng Đình Bảng, là con cháu của Đền Tổ Hùng thấy trên trống Quảng Xương (xem dưới).

.Không có khuôn mặt Vũ Trụ của Tổ Hùng.

Trong đền không thấy rõ khuôn mặt Vũ Trụ của Tổ Hùng qua Bọc Trứng Thế Gian 100 Lang Hùng. Phải có một kiến trúc Bọc Trứng khổng lồ có một khuôn mặt là Bọc Trứng Thế Gian 100 Lang Hùng đội lốt Bọc Trứng Vũ Trụ Viêm Đế-Thần Nông biểu tượng khuôn mặt Vũ Trụ của Tổ Hùng.

Chỉ thấy trên nóc cổng Mộ Hùng Vương thứ VI có một trái cầu tròn nhỏ không ai để ý biết. Quả cầu này có thể có một khuôn mặt là Bọc Trứng Thế Gian 100 Lang Hùng.

clip_image035Cổng Lăng Hùng Vương thứ VI (ảnh của tác giả).

Nhưng ở đây chỉ là một chi tiết nhỏ áp dụng cho một vị vua Hùng thứ 6.

.Không có khuôn mặt Đền Mặt Trời của Tổ Hùng.

Không một đền nào làm theo kiểu Đền Mặt Trời. Nhìn vào không thấy có yếu tố nào cho thấy ngay là đền thờ mặt trời. Dù cho chỉ là Đền Hùng Lạc, Lạc Việt thờ Lạc Long Quân đi nữa thì đền cũng phải mang sắc thái đền thờ mặt trời vì Lạc Long Quân Chàng Nước có một khuôn mặt là Mặt Trời Nước, Mặt Trời Chiều, Hoàng Hôn (Lạc Dương) hôn phối với Âu Cơ có một khuôn mặt là Nàng Lửa, Nữ Thần Mặt Trời Sáng Sớm Tinh Mơ (Nhật Tảo).

Bắt buộc đền Tổ Hùng Vương nào cũng phải là Đền Mặt Trời.

Mặt Trời là một chủ thể của đền vì tất cả Tổ Hùng đều là thần mặt trời.

Mặt Trời ở đền Hùng ở cõi trên phải là mặt trời vũ trụ, càn khôn, tạo hóa, sinh tạo, trời đất, lưỡng tính nòng nọc (âm dương) khác với mặt trời thường. Ở cõi tạo hóa sinh tạo là mặt trời chấm-vòng tròn clip_image030[3] lưỡng tính nòng nọc (âm dương) giống như mặt trời Tạo Hóa Ra Ai Cập cổ như đã nói ở trên được diễn tả bằng linh tự chấm-vòng tròn này.

Ở cõi nhân gian mặt trời Hùng Vương Lịch Sử là mặt trời có 8 nọc tia sáng cũng mang tính lưỡng tính nòng nọc (âm dương), càn khôn. Số 8 là số Khôn tầng 2 thế gian (0, 8). Mặt Trời 8 nọc tia sáng là mặt trời Càn Khôn, tạo hóa thế gian. Đây là mặt trời 8 nọc tia sáng mũi mác thấy trên trống đồng nòng nọc của đại tộc Đông Sơn là trống biểu của Hùng Vương lịch sử. Ví dụ tiêu biểu nhất thấy trên trống Chim-Rắn, Tiên Rồng Quảng Xương có mặt trời 8 nọc tia sáng mũi mác (xem trống này).

Ở đền Hùng Phú Thọ chỉ thấy một hai mặt trời vũ trụ, càn khôn, trời đất dạng chấm-vòng tròn clip_image004[12]. Ví dụ như thấy trên một bài vị:

clip_image037Mặt Trời chấm-vòng tròn lưỡng tính, sinh tạo trên một bài vị ở Đền Hùng Phú Thọ (ảnh của tác giả).

Mặt trời chấm-vòng tròn này có thêm tia sáng mang tính cõi nhân gian. Tia sáng hình lưỡi lửa (flames) ở phần trên và sóng nước ở dưới diễn tả nọc nòng, càn khôn, Càn Chấn có thể là mặt trời sinh tạo của hai nhánh Lửa Chim Âu Cơ và nhánh Nước thái dương Lạc Long Quân. Nhìn dưới dạng nhất thể là mặt trời Bọc Trứng Thế Gian 100 Lang Hùng.

Mặt Trời lưỡng tính này có một khuôn mặt lưỡng cực, lưỡng nghi sinh ra tứ tượng diễn đạt bằng bốn hình thái ở vị trí theo hình chữ thập: ở trên có hình hai cành hoa lá, là hai nọc que lửa ở dạng nọc mũi mác  ^ thái dương diễn tả tượng lửa thái dương Càn. Ở dưới có hình tròn thon hai đầu diễn tả tượng nước dương Chấn. Bên trái, âm có hình trang trí có thân hình trụ thẳng, chỏm hình nọc mũi mác ^ trông như mũi tên thẳng đứng diễn tả Núi Trụ thế gian ứng với tượng thiếu dương Li. Bên phải, dương có hình vòng cung (bầu trời) biểu tượng thiếu âm Đoài vũ trụ khí gió. Tứ tượng này biểu tượng bốn vị Thần Tổ Hùng đại vũ trụ hay bốn vị Thần Tổ Hùng tiểu vũ trụ hoặc bốn vị Thần Tổ Hùng Nhân Gian Lịch Sử. Vì mặt trời sinh tạo mà đã có nọc tia sáng mang tính nhân gian thì có thể nghiêng nhiều về khuôn mặt Tổ Hùng thế gian mang tính chủ. Mặt Trời này phải dùng làm biểu tượng chính cho cả đền.

Mặt Trời loại này rất hiếm thấy ở Đền Hùng Phú Thọ, ít ai biết, phần lớn chỉ thấy mặt trời đĩa thái cực, càn khôn hình chữ S clip_image038 trong âm có dương, trong dương có âm của Đạo giáo (Taoism) ở khắp nơi như ở nóc đền, linh kiện, bài vị, bát hương…

clip_image040Mặt Trời đĩa thái cực chữ S trên một linh kiện (ảnh của tác giả).

clip_image041Mặt Trời đĩa thái cực chữ S trên một bát hương đồng (ảnh của tác giả).

Ta thấy rõ đây đã bị ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc.

Mặt Trời tạo hóa, sinh tạo, càn khôn ở Đền Tổ Hùng phải dùng dạng mặt trời bọc trứng chim chấm-vòng tròn clip_image042 như thấy ở trên và tại Đền Thờ Đinh Tiên Hoàng ở Hoa Lư:

clip_image044Ngai Vua Đinh, di duệ Hùng Vương Mặt Trời lưng ngai có từ chấm-vòng tròn clip_image004[13] mặt trời sinh tạo, càn khôn của Tổ Hùng Mặt Trời.

(xem bài viết Chữ Nòng Nọc và Vua Đinh Tiên Hoàng).

Lưu Ý

Phải dùng mặt trời tạo hóa, càn khôn chấm-vòng tròn clip_image045 ở Đền Tổ Hùng vì từ nòng nọc vòng tròn-que chấm-vòng tròn bao gồm trọn vẹn bản thể của Tổ Hùng như đã thấy ở trên.

.Không Có Thờ Trống Đồng Hùng Vương.

Trống Đồng Nòng Nọc (Âm Dương) của đại tộc Đông Sơn là trống biểu của Hùng Vương Mặt Trời vì thế phải thờ trống đồng nòng nọc (âm dương) ở Đền Tổ Hùng. Chắc chắn vùng đất quanh đền Hùng Phú Thọ có rất nhiều trống đồng nòng nọc (âm dương) của đại tộc Đông Sơn.

Trống biểu tượng Hùng Vương thờ ở Đền Hùng phải là trống mang tính tạo hóa, càn khôn, trời đất có hình trứng. Đó là trống Nguyễn xuân Quang I (không có trong phân loại Heger) trống vành cầu (do hình cầu trứng chim cắt bỏ hai đầu):

clip_image046.Trống vành cầu trứng chim vũ trụ Nguyễn Xuân Quang I thường hiểu lầm cho là nắp thạp. Trống cầu tròn trứng chim cắt bỏ hai đầu.

Hay trống trứng vũ trụ, trống thái cực hình trứng gà cắt bỏ hai đầu như trống Cảnh Thịnh.

clip_image047Trống hình trứng Cảnh Thịnh.

Cũng có thể là trống có hình dạng cây nấm vũ trụ Nguyễn Xuân Quang VI  có mặt trời vũ trụ, càn khôn với các chi tiết diễn tả về Hùng Vương như trống Chim-Rắn, Tiên Rồng Quảng Xương (xem dưới).

Đền Tổ Hùng mà không thờ trống đồng nòng nọc (âm dương) của đại tộc Đông Sơn thì không phải là Đền Tổ Hùng Mặt Trời.

Không có khuôn mặt Bầu Trời, Khí Gió của Tổ Hùng.

Không thấy có khuôn mặt bầu trời dương khí gió Đoài vũ trụ khí gió. Không có vật tổ Việt biểu tượng khuôn mặt Bầu Trời của Tổ Hùng như Cò Việt, Cò Lang, Bạch Hạc, Cắt Việt Gió, Cắt Lang Mê Linh, không có Thiên Cẩu Sói Lang…

-Không có khuôn mặt Nòng Nọc (âm dương) Chim-Rắn, Tiên Rồng đề huề.

Ở Đền Hùng Phú Thọ dù nghiêng về thờ Lạc Long Quân và Âu Cơ nhưng không ở dạng Chim-Rắn, Tiên Rồng đề huề ngang hàng với nhau. Thấy rất rõ qua:

-Ở Đền Hùng Phú Thọ chỉ thấy hai con rồng chầu ở cổng tam quan, trên nóc đền và hầu như thấy ở khắp nơi. Không thấy chim.

clip_image049Đền Hạ mặc dù có thờ Chim Tiên Âu Cơ nhưng trên hai đầu mái chỉ có Rồng dạng rồng Long Trung Quốc.

Đền này nghiêng về Lạc Việt thời phụ quyền cực đoan không coi trọng phái nữ, Mẹ Tổ Âu Cơ. Phải gọi Đền Hùng Phú Thọ là Đền Hùng Lạc.

Dùng rồng Long Trung Quốc cho thấy đã bị đồng hóa bởi văn hóa Trung Quốc. Phải dùng Rắn Việt là rắn có mồng, sừng thịt, Rồng Việt mình rắn không có chân, lưỡi thè ra khỏi miệng hay Sấu Việt sấu dao, dao long, thuồng luồng nếu là Giao Việt. Còn chim phải dùng Chim Việt, Rìu Lửa Cắt, Hồng Hoàng, Cắt Lang Mê Linh, Cò Việt, Cò Lang Bạch Hạc…

-Lạc Long Quân thờ ở trên cao gần đền thượng trong khi Âu Cơ ở Đền Hạ. Đền Hạ được cho là chỗ Mẹ Tổ Âu Cơ sinh ra Bọc Trứng Thế Gian 100 Lang Hùng.

-Hồ Lạc Long Quân ở gần Đền Thượng trong khi Hồ Thiên Nga Âu Cơ ở phía Đền Hạ ở chân núi.

-Tảng Đá Thề An Dương Vương dòng Lạc Long Quân gần chỗ thờ Lạc Long Quân trên cao.

clip_image051Tảng Đá Thờ An Dương Vương.

Trong khi đó không có Trụ Đá Núi Trụ Thế Gian, Trục Thế Giới Kì Dương Vương cùng ngành Lửa Chim với Âu Cơ. Chỉ có Giếng Nước ở Đền Giếng ở dưới ngang Đền Hạ.

-Đền Giếng .

clip_image053Giếng ở Đền Giếng (ảnh của tác giả).

Tại sao lại có giếng nước ở Đền Hùng Phú Thọ? Hiện nay giải thích là giếng nước Mẹ Tổ Âu Cơ tắm các Lang Hùng. Đây là cách giải thích theo duy tục. Thật ra giếng tròn đi sâu vào lòng đất là phần dưới của trục thế giới của Kì Dương Vương mà Âu Cơ chim lửa âm thuộc cùng ngành Chim Lửa dương Kì Dương Vương (Âu Cơ có một khuôn mặt đất âm Cấn, Non dẫn 50 con lên non tức Li âm. Li dương có một khuôn mặt là Núi dương, Núi Nổng ứng với phần trên của trục thế giới). Giếng nước Kì Dương Vương Âu Cơ đối ngược với Tảng Đá Thề An Dương Vương Lạc Long Quân. Điều này xác thực bởi truyền thuyền là Kì Dương Vương đi xuống được cõi nước âm lấy Long Nữ con gái Long Vương. Kì Dương Vương đã dùng con đường trục thế giới đi xuống cõi âm tương tự như cái giếng này. Ta cũng thấy Tảng Đá Thề An Dương Vương để bên trái, âm và trên cao thuộc nhánh nòng âm Lạc Long Quân mang tính chủ và giếng để ở bên phải, dương và ở dưới thuộc nhánh nọc dương Kì Dương Vương Âu Cơ ở đây mang tính phụ, bị ‘lép vế’. Đây là đền nghiêng về Lạc Việt. Tảng đá hình trụ đúng ra phải dành làm biểu tượng cho Kì Dương Vương.

Cũng nên biết thêm giếng ruột thịt với ao đầm. Vì thế thủ đô của Hùng Vương gọi là Bạch Hạc là gọi theo phía Lạc Long Quân và đã có lần gọi là Việt Trì (Ao Việt) là gọi theo phía Giếng Âu Cơ- Kì Dương Vương.

Ta thấy rõ ràng sai lệch vì như đã nói ở trên ngày giỗ Tổ Hùng vào mồng 10 tháng 3 có Ngày 10 là Mặt Trời 10 nòng nọc (âm dương) mang âm tính diễn tả phía thái dương thần nữ Âu Cơ nhánh Chim Tiên đi ngang hàng (hay đi trước) Tháng 3 biểu tượng bầu Trời Đoài vũ trụ khí gió phía Rắn Rồng Lạc Long Quân.

Phải có Chim-Rắn, Tiên Rồng đề huề ở một Đền Tổ Hùng.

-Không Thờ Đủ Bốn Vị Tổ Hùng Tiểu Vũ Trụ và Bốn Tổ Hùng Lịch Sử.

Chỉ thấy thờ Lạc Long Quân qua An Dương Vương và  Âu Cơ còn Kì Dương Vương thấy qua Giếng Âu Cơ không thấy thờ Đế Minh, Minh Việt, Lang Hùng, Lang Việt.

……

Còn rất nhiều chi tiết nữa nhưng tiếc là công an không cho chụp ảnh (tôi nhờ người hướng dẫn du lịch xin vị trụ trì ở Đền Hạ cho phép chụp ảnh nên chỉ chụp được vài tấm ảnh ở Đền Hạ, sau đó bị công an cấm chụp ảnh). Đi tìm mua sách, ảnh về Đền Hùng nhưng không có.

….

Một Đền Thờ Tổ Hùng Mặt Trời Kiểu Mẫu.

Một đền thờ Tổ Hùng Mặt Trời chính thống kiểu mẫu còn thấy ghi khắc lại trên trống đồng nòng nọc (âm dương) của đại tộc Đông Sơn. Đó là Đền Hùng Mặt Trời trên trống Quảng Xương.

clip_image054Một Đền Mặt Trời trên trống Quảng Xương (nguồn: Phạm Huy Thông và các cộng tác viên).

Đền này có đủ tất cả các khuôn mặt diễn tả bản thể Tổ Hùng:

-Bản thể Vũ Trụ Tạo Sinh.

Đền mang trọn thuyết vũ trụ tạo sinh dựa trên nguyên tắc nòng nọc (âm dương) Chim-Rắn, Tiên Rồng, Bọc Trứng Thế Gian 100 Lang Hùng thấy qua cấu trúc theo kiểu nhà sàn tam thế.

-Đền Thờ Mặt Trời Tổ Hùng Mặt Trời.

Thấy rõ trăm phần trăm là ở hai bên cửa có mặt trời tỏa sáng.

-Bốn Thần Tổ Hùng ở cõ Đại, Tiểu Vũ Trụ và Nhân Gian ứng với Tứ Tượng.

Bốn góc mái đền mặt trời có bốn mặt trời tạo hóa, càn khôn clip_image004[14] ứng với tứ tượng. Nhìn theo diện đại vũ trụ thì đây là bốn vị Thần Tổ Hùng Tạo Hóa Đại Vũ Trụ: Đế Viêm, Đế Đế, Đế Thần và Đế Nông. Nhìn theo diện tiểu vũ trụ thì đây là bốn vị Thần Tổ Hùng Mặt Trời Sinh Tạo Tiểu Vũ Trụ: Đế Minh, Kì Dương Vương, Lạc Long Quân và Hùng Lang. Nhìn theo diện nhân gian thì đây là bốn Thần Tổ Nhân Gian Lịch Sử của bốn đại tộc Minh Việt, Kì Việt, Lạc Việt và Lang Việt.

-Hai Ngành Chim-Rắn, Tiên Rồng.

Hai đền mỗi bên đền có một cặp người Chim-Rắn, Tiên Rồng.

clip_image058Hai cặp người Chim-Rắn, Tiên Rồng ở hai bên đền mặt trời Tổ Hùng Mặt Trời.

Ở bên phải, dương của hình vẽ là người Chim Cắt Lửa (mầu đỏ) Càn, chim biểu tượng Thần Mặt Trời Viêm Đế. Hình người thể điệu hóa chỉ còn là hình đầu chim ngành nọc dương Viêm Đế, Đế Minh, Minh Việt. Người Chim Càn này đi với người tộc nước Rắn Chấn Khôn âm Lạc Việt (mầu đen). Ở bên trái của hình vẽ là người Chim Cắt Đất Li (mầu vàng hoàng thổ) ứng với đại tộc Đất Li Kì Dương Vương Kì Việt đi với người tộc rắn Gió Khôn dương (mầu xanh) có phầu sau trang phục đầu giống phướn gió, cờ bay trong gió ứng với người tộc Gió Đoài vũ trụ khí gió Hùng Lang Lang Việt.

……

Sẽ có bài viết chi tiết về Đền Tổ Hùng Mặt Trời trên trống Quảng Xương này.

Tóm lại

Các Đền Tổ Hùng hiện nay không phải là những Đền Tổ Hùng Mặt Trời của cả Ngành Người Việt Mặt Trời Thái Dương. Phần lớn là Đền Thờ Tổ Hùng Lịch Sử nghiêng về phía Lạc Việt. Dù như vậy đi nữa cũng vẫn còn nhiều sai sót như thấy ở Đền Hùng Phú Thọ. Chúng ta ngày nay có thể là Lạc Việt của An Dương Vương chiếm đoạt ngôi vương của Kì Việt Kì Dương Vương, tuy nhiên đây cũng chỉ là một hệ tộc cầm quyền, người ở đất Việt vẫn là con cháu của cả hai ngành Lạc Việt và Kì Việt, con cháu của Chim-Rắn, Tiên Rồng. Người Việt vẫn còn tôn thờ Mẹ, có khi còn hơn cha như thấy qua câu ‘Một lòng thờ Mẹ, kính cha’’. Ví dụ người Mường, Việt cổ ngày nay vẫn còn thờ bà Ngu Cơ có vật tổ là Con nai Sao tộc hệ Chim Tiên hơn là thờ Rắn Rồng Lạc Long Quân có vật tổ là Con Cá Chép. Vì thế nên cần phải có một Đền Thờ Mặt Trời thờ tất cả các Tổ Hùng Mặt Trời của toàn ngành Người Việt Mặt Trời Thái Dương, của Toàn Thể Người Việt Nam.

Đền Thờ Tổ Hùng phải là Đền Tổ chung của đại tộc Việt Mặt Trời clip_image004[15] chủng Người Vũ Trụ clip_image004[16] không phải của riêng một nhánh Kì Việt hay Lạc Việt. Đền thờ Tổ Hùng phải phản ánh văn hóa chung Chim-Rắn, Tiên Rồng clip_image004[17] của cả Đại Tộc Việt Mặt Trời clip_image004[18] mang tính thuần Việt không có những sắc thái bị ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc. Nếu là Đền Thờ Tổ Hùng Lạc Việt thì phải gọi tên là Đền Hùng Lạc Việt không thể nói chung là Đền Hùng.

Tổ Hùng sinh ra từ trứng vũ trụ clip_image004[19] hay trứng chim clip_image004[20] thế gian có bản thể mặt trời clip_image004[21], không gian, bầu trời dương clip_image004[22]… là Tổ của Người Việt Mặt Trời Thái Dương clip_image004[23] sinh ra từ quả bầu vũ trụ clip_image004[24] gồm hai nhánh Chim-Rắn, Tiên Rồng clip_image004[25] có cốt lõi văn hóa Chim-Rắn, Tiên Rồng clip_image004[26] của vũ trụ tạo sinh, vũ trụ giáo clip_image004[27] thì chủ thể của Đền Tổ Hùng phải là clip_image004[28]. Phải dựa vào từ nòng nọc (âm dương) clip_image004[29]  có một khuôn mặt là Bọc Trứng Thế Gian 100 Lang Hùng và vào các ngôi Đền Mặt Trời Tổ Hùng còn khắc ghi lại trên trống đồng nòng nọc (âm dương) của đại tộc Đông Sơn đã có từ hàng ngàn năm nay, hoàn toàn thuần Việt không bị ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc để xây một ngôi Đền Tổ Hùng chính thống, hoàn chỉnh và lý tưởng nhất.

Leave a comment