Ý NGHĨA TRANH DÂN GIAN LỢN TẾT VIỆT NAM.

CHÚC MỪNG NĂM MỚI.

clip_image002[4]

Lợn bụng sệ Việt Nam còn choai choai, từng cặp đực, cái  để nuôi lớn, bán tại chợ Bắc Hà, Sapa, Việt Nam (ảnh của tác giả).

IMG_0150

Sapa, Việt Nam. 

Chúc Độc giả và Thân hữu một năm Kỷ Hợi 2019 An Vui.

*

Ý NGHĨA TRANH DÂN GIAN LỢN TẾT VIỆT NAM.

Nguyễn Xuân Quang

Đã có nhiều giải thích về các bức tranh dân gian Lợn Tết Việt Nam. Tuy nhiên thường chỉ giải thích một các tổng quát theo duy tục, chưa tới nơi tới chốn vì các nhà làm văn hóa Việt không chịu nhìn theo văn hóa Việt Chim-Rắn, Tiên Rồng. Năm nay là năm Kỷ Hợi, năm Con Lợn, Con Heo, ta hãy tìm hiểu ý nghĩa bức Tranh Lợn dân gian Đông Hồ, Kim Hoàng bằng cả hai con mắt: con mắt phải, dương, Chim, Tiên và con mắt trái, âm, Rắn, Rồng dựa theo nguyên lý căn bản nòng nọc (âm dương), Chim-Rắn, Tiên Rồng, cốt lõi của văn hóa Việt Nam. Nói một cách khác phải nhìn theo Chữ Nòng Nọc Vòng Tròn-Que, dịch học. Điều này hiển nhiên phải hiểu như vậy vì tranh Lợn dân gian cũng thường được gọi là Tranh Lợn Âm Dương.

Tranh Lợn Dân Gian Việt Nam Vẽ Lợn Mang Sắc Thái Lợn Bản Địa Việt Nam: Lợn Bụng Sệ (Vietnamese Potbellied Pigs).

Việt Nam có ba dòng tranh dân gian chính là tranh Đông Hồ (Làng Đông Hồ thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh), tranh Hàng Trống (Hà Nội) và tranh Kim Hoàng (làng Kim Hoàng, xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, Hà Nội). Tuy nhiên chỉ có tranh Đông Hồ và tranh Kim Hoàng vẽ Tranh Lợn còn tranh Hàng Trống chỉ vẽ nhiều tranh về đời sống thành thị nên không có tranh Lợn đồng quê.

Cả tranh Đông Hồ và tranh Kim Hoàng đều vẽ theo con lợn có nguồn gốc bản địa đặc thù của Việt Nam là Lợn Bụng Sệ. Đây là con lợn tiêu biểu của riêng Việt Nam và đã được thế giới gọi tên là Vietnamese Potbellied Pigs.

clip_image004Lợn bụng sệ Việt Nam tên Gordita tại Công Viên Jungle Island ở Florida. Lợn rất thông minh hiểu hai thứ tiếng: tiếng Anh và Tây Ban Nha (nguồn: miami.com).

Loài lợn này nổi danh khắp thế giới sau khi bước chân vào đất Hoa Kỳ.

-Tranh Đông Hồ và Kim Hoàng vẽ Lợn Bụng Sệ Việt Nam.

So sánh ta thấy ngay tranh Lợn Đông Hồ vẽ con lợn bụng sệ, bản địa Việt Nam:

clip_image005Tranh Lợn độc Đông Hồ bụng Sệ Việt Nam đang ăn cây dáy (một loài khoai môn dại, ăn nhầm phải ngứa rách cổ họng) (nguồn: https://phungkon1.wordpress.com).

Lưu ý: Lợn độc hiểu theo nghĩa ngược với nghĩa lợn đàn là lợn một mình, đơn độc, còn độc thân.

Tranh Kim Hoàng cũng vậy:

clip_image007Tranh Lợn độc Kim Hoàng (nguồn: baomoi.com)

Con lợn này cũng là lợn bụng sệ Việt Nam.

Lợn, heo bụng sệ Việt Nam có những đặc tính đặc thù nào?

Con lợn Việt Nam ở trên và ở hai bức tranh đều cho thấy rõ có các đặc tính đặc thù của loài lợn heo bụng sệ Việt Nam: lợn có cỡ vừa phải, không to con quá, thường đen tuyền, bụng sệ, lưng võng, đầu nhỏ, tai dựng đứng, nhọn, mõm ngắn, mặt có nếp nhăn, cổ rụt, chân ngắn, đuôi thẳng.

Những đặc tính này khác hẳn các loài lợn, heo khác trên thế giới. Lợn bụng sệ là thú tiêu hiểu của Việt Nam giống như gấu trúc panda của tầu, Kaola của Úc, khỉ ma Lemur Maki của Madagascar.

.Ý Nghĩa Biểu Tượng tổng Quát của Lợn.

Trước hết xin nói qua về vài ý nghĩa biểu tượng tổng quát chính của con lợn, heo (xem thêm ở bài Con Hợi là Con Hoi, Con Hủi, Con Cùi, Con Cúi ở Categories Tiếng Việt Huyền Điệu).

Ý nghĩa biểu tượng của lợn heo có hai khuôn mặt nòng nọc (âm dương) tiêu cực và tích cực.

-Tiêu cực

Về tiêu cực lợn, heo biểu tượng cho: bẩn thỉu, dơ dáy: bẩn như lợn như heo (vì ở vũng bùn lầy), thấy rõ qua tên bệnh cùi, bệnh hủi đặt theo tên cúi, hợi (theo dân gian ngày xưa bệnh do ở bẩn và là thứ bệnh bẩn thỉu: bẩn như hủi). Lợn biểu tượng cho lười biếng ăn no, lại nằm. Ăn tạp, ăn bẩn, ăn hùng hục, hốc nấy, hốc để như con hog (heo). Ăn no lại nằm nên béo phì, mập ú, mật ù. Ta có câu ví : mập như lợn, như heo, béo ục, béo ịch (béo phục, béo phịch), béo ụt ịt… Lợn là con có nhiều mỡ, là con mỡ (Thái ngữ mo, moo, lợn. Mo chính là Việt ngữ mỡ). Con hợi là con hoi (mùi dầu mỡ hoi), con huile, con oi, con oil.

Con lợn bụng sệ Việt Nam có nhiều mỡ hơn thịt. Mỡ đọng lại ở bụng khiến cho bụng thành bụng sệ, bụng phệ (bụng là chỗ đọng lại mỡ nhiều nhất trong cơ thể vì vậy phái nữ mới phải hút mỡ bụng).

Về mặt tinh thần: dơ bẩn nhìn theo diện tinh thần, đạo lý thì con lợn, con heo biểu tượng cho nhục dục như thấy qua từ: ‘con heo porno’, con lợn lòng, rửng mỡ, hửng mỡ. Nhiều tôn giáo như Phật giáo, nhất là ở phái Mật Tông Tây Tạng, Hồi giáo coi con heo biểu tượng cho vô minh, đần độn (ignorance), nhục dục, ham muốn, sa đọa, tội lỗi. Trung tâm của Bánh Xe Đời Sống (Wheel of Life) diễn tả luân hồi của Phật giáo Tây Tạng diễn tả ba con vật : chim độc thần thoại (mythical toxic bird) (thượng thế, cõi trời) biểu tượng ham muốn (desire), rắn độc (hạ thế, cõi âm nước) biểu tượng cho tức giận (anger) và con lợn, heo (trung thế, cõi đất) biểu tượng cho vô thức, vô minh, đần độn (ignorance).

clip_image009Trung tâm Bánh Xe Đời Sống Tây Tạng (nguồn: http://www.rigpawiki.org).

Người Hồi không ăn thịt heo…

-Tích cực

Ngược lại nhìn theo mặt tích cực thì nhục dục theo ý nghĩa tích cực bình thườngtình dục để  truyền giống, căn bản của sự sinh con đẻ cái, sinh đẻ nhiều, bảo tồn nòi giống. Sự mắn sinh đưa tới ý nghĩa sản xuất nhiều, sung túc, dư ăn dư mặc, giầu có [như thấy rõ qua các vật hình lợn, heo đất (piggy bank) dùng bỏ tiền để dành và đánh bài như đánh chắn ‘nuôi con heo’], ấm no, hạnh phúc.

Heo Trung Quốc chỉ nghiêng hẳn về nghĩa duy tục nhiều tiền bạc, ăn nhiều, no say, hạnh phúc thể xác này:

clip_image011Xuân Kỷ Hợi, Khách sạn Bellagio, Las Vegas, 2019 (ảnh Amy Nguyễn).

Lưu ý nhiều thỏi tiền bạc, vàng ở dưới cho biết con heo này làm bởi các tay thợ ‘Tẫu’ mang vóc dáng heo Tầu. Con heo Trung Quốc này trông có vẻ lo âu và buồn vì đang có chiến tranh thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Rõ hơn là con lợn vàng biểu tượng cho vàng bạc, phú qui, giầu sang.

clip_image013Heo vàng (ảnh Amy Nguyễn).

Con lượn vàng này mang ý nghĩa biểu tượng vật chất nên trông rất “heo”!

Ý Nghĩa Biểu Tượng Duy Thần Hiểu Theo Chim-Rắn, Tiên Rồng, Cốt Lõi Văn Hóa Việt.

Nhưng hiểu theo duy thần, duy linh thì ý nghĩa biểu tượng chính của bức tranh Lợn là hình đĩa thái cực, nòng nọc (âm dương) trên người con lợn bụng sệ ở tranh Đông Hồ và tai Càn mõm Khôn ở tranh Kim Hoàng (xem dưới), nguyên lý căn bản của vũ trụ tạo sinh, vũ trụ giáo, dịch học, cốt lõi Chim-Rắn, Tiên Rồng của văn hóa Việt.

Thái cực là âm dương chuyển động mang tính sinh động, sinh tạo nhưng còn quyện vào nhau.

Lưu Ý.

Đĩa thái cực clip_image014 này là đĩa kiểu Việt Nam hình hai dấu phẩy clip_image015 cong nòng nọc (âm dương) ôm nhau, quay tròn khác với đĩa thái cực có hình chữ S clip_image017 trong âm có dương, trong dương có âm của Đạo giáo. Còn ở tranh lợn Kim Hoàng không có đĩa thái cực. Tuy nhiên nòng nọc (âm dương) được diễn tả khác đi. Con lợn Kim Hoàng có hai phần đỏ là tai và mõm còn lại toàn thân đen. Hai phần đỏ này diễn tả lưỡng cực tức dạng thái cực đã phân cực. Tai có hình xoáy ốc clip_image018 có một khuôn mặt là mặt trời Càn chuyển động mang tính sinh tạo nguyên sinh. Những sợi lông tai diễn tả tia sáng tỏa ra, xác thực hình xoáy ốc là mặt trời, lửa thái dương Càn. Ta cũng thấy rõ có 7 tia sáng. Số 7 là số Càn. Trong bộ sưu tập mặt trời thế giới của tôi có hình mặt trời xoáy ốc sinh tạo loại này:

clip_image020clip_image022

Mặt trời sinh tạo xoáy ốc trong bộ sưu tập mặt trời thế giới của tác giả tại ‘sunroom’.

Tại sao lại chọn tai diễn tả lửa thái dương, Càn? Như đã biết lợn bụng sệ Việt Nam có tai dựng đứng như nọc, trụ mang tính dương và đầu tai nhọn mũi mác ^ có một nghĩa thái dương. Như thế tai vốn đã mang tính dương (I) thái dương (II), Càn (III), lửa thái dương. Hình xoáy ốc lửa thái dương của mặt trời cũng mang hình ảnh tia chớp lửa sinh tạo.

Mõm hình ba thùy có móc nước clip_image024 do ba nòng vòng tròn OOO, Khôn chuyển động mở ra mang tính sinh tạo. Hình ba thùy diễn tả mây, nguyên thể của mưa, nước:

Hình ba thùy có một nghĩa là mây, mưa, Khôn nước thái âm.

(Chữ Nòng Nọc Vòng Tròn-Que: Từ Ba Nòng Vòng Tròn OOO). Tại sao mũi lại được chọn để diễn tả mây, mưa Khôn? Vì mũi lợn thường ướt nên diễn tả Khôn OOO có một khuôn mặt là nước (O) thái âm (OO). Như thế tai diễn tả lửa thái dương, chớp, mặt trời, Càn và mõm diễn tả mây, nước thái âm, Khôn. Tai và mõm là Càn Khôn, lưỡng nghi tương đương với khuôn mặt thái cực ở dạng phân cực ra lưỡng nghi. Hai yếu tố này mầu đỏ nhấn mạnh đây là hai yếu tố chính trọng yếu. Con lợn Kim Hoàng cũng là lợn âm dương như lợn Đông Hồ.

Hiển nhiên thái cực nhìn dưới dạng nhất thể có một khuôn mặt là trứng vũ trụ mang tính sinh tạo, tạo hóa. Trứng vũ trụ ứng với Viêm Đế-Thần Nông nhất thể ở cõi tạo hóa, vũ trụ là tiền thân của bọc trứng thế gian Trăm Lang Hùng. Rõ như dưới ánh sáng mặt trời con lợn bụng sệ Việt Nam có xoáy lông hình thái cực, trứng vũ trụ mang hình ảnh bọc trứng Trăm Lang Hùng, cốt lõi Chim-Rắn, Tiên Rồng của văn hóa Việt Nam. Ngoài nghĩa tạo hóa, sinh tạo, vũ trụ tạo sinh, sinh sản, sinh sôi nẩy nở, phồn thực, sản xuất nhiều, sung túc, an nhàn, ta còn phải hiểu thêm là đĩa thái cực còn có một nghĩa là đĩa sấm động vì sấm là do chớp lửa nọc, dương liên tác với mưa, nòng âm tạo ra. Chữ S xoáy trong đĩa thái cực Việt Nam và trong đĩa thái cực Đạo giáo gồm mặt phía âm, S là sóng nước. Mặt phía dương, S là sóng lửa chớp. Chữ S này mang tính nòng nọc (âm dương) sinh tạo, sinh động. Vì thế chữ S này được coi là một biểu tượng của nước-lửa, chớp mưa, của sấm (Williams C.A.S). Sấm có một khuôn mặt sinh tạo, tạo hóa. Chữ S trong đĩa thái cực có thể coi là sấm big bang do nòng nọc, âm dương, nước-lửa liên tác lúc khai thiên lập địa. Ngoài ra sấm còn có một khuôn mặt trừ khử tà ma, ác độc, bảo vệ, che chở (bị trời đánh là bị sấm sét đánh). Đây chính là lý do tranh Lợn Kim Hoàng diễn tả tai chớp lửa thái dương, mặt trời, Càn và mõm mây, mưa thái âm, không gian Khôn. Chớp, mây mưa liên tác tạo ra sấm. Đây cũng là lý do hình thái cực hai dấu phẩy ôm nhau quay tròn cũng có một nghĩa là đĩa sấm động nên cũng thấy vẽ trên mặt trống vì trống biểu tượng cho sấm (đánh trống qua cửa nhà sấm). Con lợn trong tranh Việt Nam dùng đĩa thái cực và chớp mưa còn có thêm nghĩa che chở, bảo vệ, trừ khử tà ma, quỉ quái. Tranh Lợn Tết cũng có thêm ý nghĩa này.

Trên thế giới chỉ có con lợn, heo Việt Nam nhìn theo khía cạnh nhục dục nghiêng hẳn về phía tích cực là tình dục dựa theo vũ trụ tạo sinh có căn bản dựa trên nguyên lý nòng nọc (âm dương), Chim-Rắn, Tiên Rồng nên mới có hình đĩa thái cực vẽ trên người và tai mõm diễn tả Càn Khôn.

Tình dục do nõ nường giao hòa hiểu theo diện tích cực theo vũ trụ thuyết, tín ngưỡng không hẳn là porno mà đối với người xưa là một thứ thiêng liêng. Người cổ Việt thờ nõ nường, Ấn giáo thờ linga yoni. Nòng nọc (âm dương) giao hòa, nõ nường giao hợp là căn bản sinh ra vũ trụ, muôn sinh, sinh sản, sự sống, sinh tạo, sản xuất….

Như vậy ta phải nhìn và hiểu bức tranh lợn âm dương dưới lăng kính nghiêng nhiều về nòng nọc (âm dương), vũ trụ tạo sinh, dịch học.

Bây giờ ta hãy giải mã tranh Lợn dân gian Việt Nam theo chữ nòng nọc vòng tròn-que, dịch học.

1. Giải mã Tranh Lợn Đông Hồ.

1a. Tranh Lợn Độc Đông Hồ.

-Lợn độc

Trong tranh Đông Hồ có vẽ hai con lợn đơn độc, một mình để diễn tả nòng nọc (âm dương).

clip_image026Hai con lợn độc một mình Đông Hồ diễn tả cặp nòng nọc (âm dương) (https://phungkon1.wordpress.com/2011/06/23/ga-lợn-trong-tranh-dong-hồ).

Con bên trái, phía âm quay mặt về phía trái, âm là con lợn âm. Ngược lại con bên phải quay về phía tay phải, dương là con dương.

Có một điểm không hoàn chỉnh ở đây là hai con trông giống nhau, trông có cảm tưởng đều là lợn nọc cả. Đúng ra theo lẽ nòng nọc (âm dương), nhất là đối với đầu óc mộc mạc của dân dã, dân gian thì con bên trái phải là con nái, nếu đứng một mình thì có thể là heo nái tơ (chưa có con, còn son, một mình, ‘độc thân’) và con bên phải là con lợn nọc, lợn đực. Như thế hình dạng bên ngoài lợn nái và lợn nọc phải khác nhau. Ví dụ lợn nái bụng sệ hơn và các đầu vú nẩy nở cường điệu hơn heo nọc. Heo nọc người thon gọn, vân vân… Mầu sắc cũng không chuẩn. Héo nái có mầu vàng là mầu âm thái dương và lợn nọc có mầu xám là mầu ảm đạm, mầu âm… Phải vẽ làm sao để người dân quê nhìn vào biết ngay là cặp lợn nái, lợn nọc, thấy ngay qua tính nòng nọc (âm dương) khác nhau.

Tương tự cặp lợn một mình ăn ở chậu cũng không chuẩn như vậy.

clip_image027clip_image028Cặp lợn một mình đang ăn trong chậu.

(https://phungkon1.wordpress.com/2011/06/23/ga-lợn-trong-tranh-dong-hồ).

Thậm chí có người ghép cặp lợn nòng nọc (âm dương) sai cả ngữ pháp chữ nòng nọc vòng tròn-que, dịch học:

clip_image030Tranh vẽ sai ngữ pháp Chữ Nòng Nọc Vòng Tròn-Que: lợn nái, sề quay mặt về phía tay phải, dương và lợn nọc, đực qua mặt về phía tay trái, âm (http://hcmufa.edu.vn/tap-chi/thong-tin-my-thuat-so-15-16/con-lon-cua-hai-dong-tranh-dong-ho-va-kim-hoang).

Bây giờ ta đi vào chi tiết giải đọc tranh lợn độc Đông Hồ.

clip_image005[1]Lợn độc.

Vì là lợn nọc, đực nên quay đầu về phía tay phải, dương, có mầu vàng cam là mầu dương của đất vàng hoàng thổ. Có hai xoáy lông đĩa thái cực. Một đĩa chính, lớn ở giữa người lợn diễn tả đích thực nghĩa thái cực với nòng nọc (âm dương) còn quyện vào nhau. Xoáy lông đĩa thái cực nhỏ ở mông là con của đĩa thái cực mẹ ở giữa người, diễn tả thái cực mang nghĩa phân cực tức diễn tả lưỡng nghi. Đĩa thái cực có móc dấu phẩy nâu đỏ là mầu dương thái dương của đất và mầu xanh lá cây là mầu dương thái âm của đất. Cây cỏ xanh tươi mang dương tính biểu tượng cho đất âm nhiều nước: Anh ngữ green (mầu xanh lá cây) có gốc growth (mọc. Mọc ruột thịt với Hán Việt mộc, cây) liên hệ với ground (đất) nên mầu xanh lá cây là mầu mang tính thái âm của đất âm có nước thái âm. Mõm nhọn diễn tả nọc lửa thái dương Càn, trên mõm có ba vết nhăn diễn tả từ ba nọc que (III), tượng lửa thái dương Càn. Đuôi hình quạt diễn tả Đoài vũ trụ khí gió thiếu âm. Lưnghình võng, yên ngựa hay thung lũng  dưới có các sọc nghiêng đất ở dưới diễn tả thung lũng, đất âm, Li thiếu dương phía âm. Bụng sệ uốn lượn như dòng nước uốn khúc Chấn, nước thái âm chuyển động. Như vậy lợn có đủ thái cực, lưỡng nghi và tứ tượng diễn tả trọn vẹn thuyết vũ trụ tạo sinh.

Có một vài điểm sai hay thiếu sót ở đây là con lợn này mang dương tính mà hai yếu tố nòng nọc (âm dương) dấu phẩy của đĩa thái cực lại quay theo chiều kim đồng hồ tức chiều âm. Đúng ra phải quay theo chiều ngược kim đồng hồ, chiều dương, chiều mặt trời như thường thấy trên trống đồng nòng nọc (âm dương) của đại tộc Đông Sơn. Ngoài ra mầu sắc diễn tả theo nòng nọc (âm dương) khá khó hiểu.  Và có thể cây dáy có ý muốn diễn tả hành mộc của Trung Hoa, bị ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa không phải của Việt Nam. Nếu đúng văn hóa Việt thì cây dáy phải được coi là cây biểu tượng cho cây vũ trụ (cây tam thế, cây đời sống) không phải là hành mộc.

2a. Tranh Lợn Đàn Đông Hồ.

Tranh Đông Hồ cũng có vẽ hai con lợn đàn để diễn tả nòng nọc (âm dương).

clip_image032Lợn đàn Đông Hồ có 5 con (https://phungkon1.wordpress.com/2011/06/23/ga-lợn-trong-tranh-dong-hồ).

Ở đây ta thấy rõ hai con lợn đều là lợn nái sề vì có đàn con. Nếu hiểu cho có lý thì con đứng bên trái thuộc phía âm và con phía bên phải thuộc phía dương. Nhưng lại không đúng ngữ pháp chữ nòng nọc vòng tròn-que: con phía âm, trái lại quay mặt về phía phải, dương và con phía dương lại ngược lại. Theo đúng ngữ pháp thì không nên vẽ con lợn nái sề ở phía tay trái quay mặt về phía phải vì hoàn toàn sai. Chỉ nên vẽ con ở phía tay phải rồi ghép với con lợn nọc quay mặt về phía tay phải dương đúng theo nghĩa cái, đực giao hòa với nhau.

Đi vào chi tiết của con lợn đàn, tổng quát cũng như lợn độc mang trọn ý nghĩa vũ trụ tạo sinh, dịch học.

clip_image033

Lợn đàn (một bầy lợn mẹ sề với đàn 5 con) (Tranh dân gian Đồng Hồ).

Chỉ có các chi tiết khác nhau về tính nòng nọc (âm dương). Ta thấy ngay vì là lợn nái nên quay đầu về phía tay trái, âm. Lợn sề có mầu tím là mầu âm (chiều tím, hoàng hôn gần về đêm). Con lợn cái có mầu âm. Đĩa thái cực ở con nái này có dấu phẩy mầu vàng âm thái dương biểu tượng cho đất âm. Trong khi ở con lợn nọc đĩa thái cực có dấu phẩy dương mầu nâu đỏ thái dương của đất biểu tượng cho đất dương. Còn dấu phẩy xanh lá cây đều giống nhau ở cả hai con nái và nọc. Tương tự người lợn nái cũng diễn tả trọn vẹn thái cực, lưỡng nghi, tứ tượng như con lợn nọc.  Ở đây không có cây dáy mà có bụi khoai lang hành mộc.

Điểm đặc biệt là có 5 con lợn con không những cho biết ngay đây là con lượn đàn, lợi nái sề mà 5 con còn diễn tả ngũ hành.

Năm con heo con có những điểm không hoàn chỉnh là nếu dùng diễn tả ngũ hành thì phải dùng ngũ sắc, mỗi mầu ứng với một hành.

Điểm thứ hai rất quan trọng là Việt dịch khác với dịch Hoa Hạ, Trung Quốc. Việt dịch còn ghi khắc lại trên trống đồng nòng nọc (âm dương) của đại tộc Đông Sơn. Trống đồng của đại tộc Đông Sơn là bộ dịch đồng bằng hình duy nhất của nhân loại. Việt dịch chỉ có tứ hành khác dịch Trung Quốc có ngũ hành ghép vào. Chỉ xin nói tóm gọn một hai điểm: trên trống đồng của đại tộc Đông Sơn ở tâm trống có mặt trời dương nằm trong vòng tròn không gian âm, nhìn dưới diện nhất thể là thái cực, nhìn dưới diện đã phân cực là lưỡng nghi. Trong khoảng không gian giữa các nọc tia sáng có các hình thái tứ tượng mà hiện nay gọi nhầm là ‘họa tiết lông công’. Các vành bao ngoài mặt trời-không gian là các vành tứ hành. Tứ hành sinh ra vũ trụ, tam thế: 1. tâm trống mặt trời-không gian là thượng thế, 2. phần còn lại của mặt trống và tang trống là trung thế và 3. chân trống là hạ thế. Thân trống là trục thế giới nối liền tam thế. Tam thế và trục thế giới diễn tả bằng cây vũ trụ (cây tam thế, cây đời sống). Trống Đồng Sơn Nguyễn Xuân Quang VI (Heger I) hình cây nấm vũ trụ (nấm tam thế, nấm đời sống) chính là biểu tượng của cây vũ trụ (cây tam thế, cây đời sống) diễn tả trọn vẹn thuyết vũ trụ tạo sinh.

Gần như hầu hết các nền văn hóa thế giới có dịch chỉ dựa trên tứ tượng như Việt dịch Đông Sơn. Chỉ có người Trung Quốc và các nước bị ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc như Đại Hàn, Nhật và Việt Nam sau này mới đem ngũ hành vào dịch. Người Trung Quốc đã lấy cây vũ trụ (cây tam thế, cây đời sống) là kết quả của các qui trình vũ trụ tạo sinh do thái cực, lưỡng nghi, tứ tượng, tứ hành tạo thành làm thêm hành thứ 5 là hành mộc. Nguyên thủy ở cõi tạo hóa, sáng thế chưa có cây, không thể có hành mộc. Dịch có hành mộc là dịch thế gian, một thứ dịch rất muộn. Vả lại tứ hành mới đúng còn ngũ hành sai. Ví dụ tiêu biểu nhất thấy rõ là DNA, nguồn gốc căn bản, đặc thù của sinh tạo, sự sống chỉ gồm có bốn yếu tố CGAT sinh ra muôn sinh gọi là Four Letters of Life (Bốn Chữ của Đời Sống) hay Four Characters of God (Bốn Chữ của Thượng Đế) chứ không phải là năm yếu tố, ngũ hành. Khoa học dựa vào nhị nguyên hiện nay cho thấy ngũ hành không ăn khớp với dịch dựa trên nguyên lý nhị nguyên. Người Hoa Hạ đem ngũ hành vào dịch và biến dịch thành một thứ dùng để bói toán, đùng trong phong thủy mang tính cách dị đoan nên từ khi dùng ngũ hành cho tới gần đây người Trung Quốc không phát kiến ra được một phát minh khoa học nào ra hồn cả. Ngày nay nhờ theo hệ thống nhị nguyên của điện toán người Trung Quốc mới trở về đúng con đường nhị nguyên chính thống của dịch lý ngàn xưa, mới thoát ra khỏi cái rọ ngũ hành. Các nhà nghiên cứu Việt dịch mà đem ngũ hành vào dịch là hoàn toàn sai, là bị mắc (vào) dịch… Dùng ngũ hành giải thích văn hóa hóa Việt là làm phù phép, làm xiếc văn hóa Việt (Sự Khác Biệt Giữa Việt Dịch và Dịch Hoa Hạ, Trung Quốc).

Với sự hiện diện 5 con lợn sữa này cho thấy nền văn hóa Việt muộn về sau này đã bị ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc. Chỉ nên vẽ 4 con lợn con cho thích hợp với Việt dịch, văn hóa Việt còn ghi rõ rành rành trên trống đồng nòng nọc (âm dương) của đại tộc Đông Sơn. Lợn đàn 4 con mới đúng Việt dịch như thấy rõ ở đồng tiền bằng bạc mừng đón Tết Kỷ Hợi 2019 của Úc (xem dưới).

2. Tranh Lợn Kim Hoàng.

2a. Tranh Lơn Độc Kim Hoàng.

clip_image007[1]Tranh Lợn độc Kim Hoàng (nguồn: baomoi.com).

Lợn Kim Hoàng cũng là lợn bụng sệ bản địa đặc thù Việt Nam. Lợn không có xoáy lông thái cực. Tuy nghiên vẫn diễn tả trọn vẹn ý nghĩa vũ trụ tạo sinh, dịch học.

Trước hết nền tranh mầu đỏ là mầu thái dương diễn tả lửa thái dương, Càn. Con lợn mầu đen, mầu thái âm diễn tả nước thái âm Khôn. Mới nhìn vào bức tranh ta thấy ngay mầu tranh diễn tả nòng nọc (âm dương), vũ trụ, Càn Khôn.

Thật vậy, như đã nói ở trên, người lợn có hai phần quan trọng mầu đỏ là tai và đầu mõm. Tai diễn tả lửa thái dương, chớp, mặt trời, Càn và mõm diễn tả mây, nước thái âm, Khôn. Tai và mõm là Càn Khôn, lưỡng nghi tương đương với khuôn mặt thái cực ở dạng phân cực ra lưỡng nghi.

Ngoài ra trên người còn có các phần vẽ mầu trắng. Con mắt có lông mi hình tia sáng mặt trời clip_image034. Con mắt có một nghĩa là mặt trời, thấy rõ qua chữ nòng nọc vòng tròn-que từ chấm-vòng tròn clip_image036 vừa có nghĩa là con mắt vừa có nghĩa là mặt trời (Chữ Nòng Nọc Vòng Tròn-Que: Từ Chấm-Vòng Tròn). Con mắt mặt trời biểu tượng cho tượng lửa thái dương, Càn. Trên lưng có hai hình sóng gió hình phướn hai tua bay clip_image037 diễn tả luồng gió thổi, gió chuyển động biểu tượng tượng gió thiếu âm Đoài vũ trụ khí gió. Dưới bụng có hai hình lõm hình thuyền clip_image038 diễn tả dòng nước chuyển động, nước dương biểu tượng cho tượng nước dương Chấn. Giữa người có hình chữ U clip_image039 có nghĩa là vực thẳm, lỗ sâu, thung lũng như thấy James Churchward trong The Sacred Symbols of Mu đã xác thực:

clip_image041Linh tự U phát âm như oo /u/ trong moon (trăng). Biểu tượng chữ cái chỉ vực thẳm, lỗ sâu, thung lũng (James Churchward, The Sacred Symbols of Mu).

Ta thấy rõ theo duy âm U hình lõm có một nghĩa là đất âm (vực sâu, hố thẳm, thung lũng). Theo duy dương nhìn theo chiều ngược lại là hình U úp clip_image042, hình đồi, non (núi âm) tròn đỉnh, là đất dương của phía nòng, âm (Nàng Lửa Âu Cơ dẫn 50 con lên Non). Chữ U vài khi được dùng dưới dạng chữ v tròn thường không viết hoa clip_image044như thấy ở đây và cũng có nghĩa biểu tượng cho đất âm như thấy qua James Churchward có nói tới một dạng chữ U có hai đầu uốn cong  clip_image045 giống chữ v tròn thường có nghĩa là Đất Mẹ (Đất Mẹ Mu là đất âm) (Chữ Nòng Nọc Vòng Tròn-Que: Từ U, Từ V). Trong Việt ngữ cũng có u = v như ùa cơm vào miệng = cơm vào miệng (Alexandre de Rhodes, Từ Điển Việt Bồ La).

Tóm lại hình lõm chữ U hay chữ clip_image046 ở giữa người lợn Kim Hoàng có một nghĩa biểu tượng tượng đất âm Li phía âm.

Tóm lại bốn hình vẽ mầu trắng chính diễn tả tứ tượng. Toàn thể con lợn diễn tả lưỡng nghi, tứ tượng nghĩa là mang trọn ý nghĩa vũ trụ tạo sinh, dịch học.

Lưu ý ở đây hình vẽ đùi ở phía bụng trông giống hình cây cỏ có thể có ý muốn diễn tả hành mộc.

Con lợn này quay mặt về phía tay phải, dương bắt buộc là con lợn nọc.

Tranh lợn Kim Hoàng cũng có con lợn một mình quay về phía tay trái:

clip_image047(nguồn: baomoi.com).

Theo đúng nguyên tắc con lợn này phải là lợn nái. Rất tiếc hình vẽ trông giống hệt lợn nọc, không diễn tả những nét đặc thù của lợn nái như có núm vú cường điệu của con cái.

2b. Tranh Lợn Đàn Kim Hoàng.

clip_image049Lợn đàn (một bầy lợn mẹ sề với đàn 5 con) (Tranh dân gian Kim Hoàng) (https://idesign.vn/graphic-design/com).

Lợn đàn của tranh lợn Kim Hoàng cũng có 5 con như lợn đàn tranh Đông Hồ có ý diễn tả ngũ hành. Đây cũng bị ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc. Năm con heo sữa chỉ vẽ có hai mầu đỏ thái dương, Càn và đen thái âm, Khôn. Hai con mầu đỏ là hai dương, thái dương (II) và ba con mầu đen là ba âm (OOO), Khôn.  Năm con diễn tả thái dương (II) và âm (O) thái âm (OO) hàm ý diễn tả nòng nọc (âm dương)  thái dương thái âm, Càn Khôn. Tuy nhiên không tương xứng Càn thái dương chỉ có hai chữ nọc que (II) trong khi Khôn thái âm có ba nòng O (OOO). Rõ ràng ngũ hành không ăn khớp với dịch. Chỉ nên vẽ hai con lợn con mầu đen thôi tức bốn con ứng với tứ hành  thì mới có tương hòa trọn vẹn (II đi với OO).

Cuối cùng ta thấy rõ lợn là thú bốn chân sống trên mặt đất nên là thú biểu của đất âm. Lợn mang âm tính là thú biểu của đất âm thấy rõ qua:

-Không có sừng mang âm tính (trong khi hươu sừng biểu tượng cho đất đương).

-Sống ở vũng bùn đất âm.

-Thường có mầu đen thái âm.

-Chân có móng tẽ hai (toạc móng heo) mang âm tính (số 2 là số âm).

-Về ý nghĩa biểu tượng duy linh là con vật biểu tượng cho vô minh, nhục dục, sa đọa, tội lỗi… và cõi âm.

Con lợn biểu tượng cho đất âm vì thế mầu sắc lợn trên tranh Đông Hồ toàn dùng mầu của đất âm.

Nhìn chung có một điểm đáng khen là Tranh Lợn Kim Hoàng diễn tả và viết chữ nọc vòng tròn-que thấy rõ và dễ hiểu hơn ở tranh Đông Hồ.

Như thế ta thấy tranh lợn dân gian Việt Nam thật tuyệt vời: diễn tả theo con lợn bụng sệ đặc thù của Việt Nam và diễn tả trọn vẹn ý nghĩa vũ trụ tạo sinh, dịch, cốt lõi văn hóa Chim-Rắn, Tiên Rồng của Việt Nam và khiến chúng ta khi nhìn vào tranh lợn chúng ta không còn nghĩ tới ý nghĩa tiêu cực của con lợn.

Lợn bụng sệ Việt Nam là Lợn Tổ Tiên của vài giống lợn nhà thế giới.

Cũng nên nói qua một chút về con lợn bụng sệ của Việt Nam là loài tổ của vài giống lợn thế giới. Trên 40.000 năm trước giống lợn bụng sệ Việt Nam đã thuần hóa thành gia súc từ một loài lợn rừng. Rồi từ Việt Nam truyền xuống các vùng đảo ở Thái Bình Dương rồi qua tới bờ Đại Tây Dương và từ Địa Trung Hải đến tận vùng riềm Tây Bá Lợi Á (The Pigs of Island Southeast Asia and the Pacific: New Evidence for Taxonomic Status and Human-Mediated Dispersal, Keith Dobney, Thomas Cucchi and Gregger Larson, Asian Perspectives Vol. 47, No. 1, Special Issue Maritime Migration and Colonization in Nam Dương-Pacific Pre-history (Spring 2008), pp. 59-74, Published by: University of Hawai’i Press https://www.jstor.org/stable/42928732).

Dấu tích lợn bụng sệ Việt Nam còn thấy trên trống đồng nòng nọc (âm dương).

.Trên trống Cổ Loa I.

 Con lợn trên trống Cổ Loa I.

Ở căn nhà thờ mặt trời xây theo kiến trúc tam thế có ở bên góc dưới phải hình một con thú bốn chân không có sừng trông như con heo. Con lợn này là con lợn nọc, đực vì quay mặt về phía tay phải dương. Lợn có tai dựng đứng, nhọn (như hai nọc que mang tính thái dương, ngành thái dương), mõm ngắn, cổ rụt, đuôi thẳng, chân ngằn mang các đặc tính của heo bụng sệ. Duy chỉ có bụng thon, không sệ và lưng vì thế không võng xuống bởi vì đây là con lợn nọc không có nhiều mỡ. Như đã biết lợn biểu tượng cho đất âm. Ở đây lợn có con mắt dương vòng tròn có chấm. Con thú bốn chân sống trên mặt đất biểu tượng cõi đất thế gian thiếu dương đất.  Tên con thú viết bằng chữ viết nòng nọc vòng tròn-que hình chấm vòng tròn ở thân con thú có một nghĩa là thiếu dương Li. Ta đã biết con hươu Li có sừng biểu tượng cho lửa đất dương. Ở đây con lợn mang âm tính sống trên đất âm bùn lầy mang nghĩa biểu tượng cho Li phía nọc âm thái dương.

.Trên trống Sangeang Malakamau, Nam Dương.

Ở một căn nhà nọc, mặt trời có hình hai con thằn lằn Rồng Komodo khổng lồ ở hai bên chái nhà. Ở gầm nhà hạ thế có lợn, gà, chó.

clip_image050Một căn nhà nọc, mặt trời, trên trống Sangeang Malakamau, Nam Dương.

Con lợn đầu nhỏ, có mõm ngắn, tai đứng, nhọn, chân ngắn, đuôi thẳng, bụng bầu bĩnh (pot) là những đặc tính của lợn bụng sệ Việt Nam. Chỉ có một điểm là lưng không lõm hình võng nên khiến tôi còn phân vân (hình trên trống rất mòn mờ). Nếu đúng là lợn, thì đây là chứng tích con lợn bụng sệ Việt Nam đã dùng cầu đất đi xuống Nam Dương hàng chục ngàn năm trước.

Hình bóng lợn bụng sệ Việt Nam đi xuống Nam Đảo, châu Đại Dương, Úc châu còn thấy rõ và chắc chắn nhất là ở đồng tiền vàng, bạc của Úc chào mừng Tết Kỷ Hợi năm nay 2019:

clip_image052 Đồng tiền vàng của Úc chào đón năm Kỷ Hợi 2019 (nguồn: skbullion.com).

clip_image054Đồng tiền bạc của Úc chào đón năm Kỷ Hợi 2019 (nguồn: coinsaustralia.com.au).

Hai con lợn nọc và nái mang các đặc tính của của lợn bụng sệ Việt Nam (lưng võng, bụng sệ, tai đứng và nhọn, mõm ngắn, cổ rụt, chân ngắn). Hình diễn tả rất đúng ngữ pháp chữ nòng nọc vòng tròn-que: con nọc ở đồng tiền vàng vì mầu vàng là mầu lửa âm thái dương, con nái ở đồng tiền bạc vì mầu trắng là mầu gió thiếu âm. Con nọc quay về phía tay phải, dương, con nái quay mặt về phía trái, âm. Điểm quan trọng và đúng nhất là con nái sề chỉ có một đàn bốn con con ứng với tứ tượng, tứ hành của Việt dịch, không phải là 5 con ứng với ngũ hành, dịch Trung Quốc. Úc vẫn giữ truyền thống văn hóa theo dịch dựa trên tứ hành mà các tộc nòng Việt, Lạc Việt hải đảo ngày nay vẫn còn giữ (trong khi Việt Nam theo ngũ hành đã bị ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc).

Heo Bụng Sệ là Thú Cưng (pet).

Khi còn ở Việt Nam con lợn bụng sệ chỉ được xem là một con thú nuôi để kiếm tiền, để ăn thịt và lợn bị coi khinh nhìn theo các ý nghĩa biểu tượng tiêu cực. Cũng giống như tất cả các giới khác như các khoa học gia, nghệ sĩ, ca nhạc sĩ… ở khắp trên thế giới khi nào bước chân vào được đất Hoa Kỳ thì mới thành danh, nổi tiếng hoàn cầu được, con lợn bụng sệ của Việt Nam cũng vậy.

May mắn thay khi bước chân vào đất Hoa Kỳ từ Canada, lợn bụng sệ Việt Nam được khám phá ra là một con thú dễ nuôi, thích ứng với mọi hoàn cảnh, với mọi môi trường từ vũng lầy cho tới nhung lụa, lâu đài, ít bị bệnh, dễ thương, thân thiện và nhất là thông minh (như đã nói ở hình trên, con heo Gordita tại Công Viên Jungle Island ở Florida hiểu hai thứ tiếng: tiếng Anh và Tây Ban Nha) nên trở thành thú cưng, ngay cả các giới nổi tiếng, những danh nhân cũng nuôi làm thú cưng.

Trong khi đó trong các hình biểu tượng năm Hợi ở Việt Nam và hải ngoại hiện nay, ngoài tranh dân gian ra, ít khi thấy trưng hình ảnh hay ‘vinh danh’ lợn, heo bụng sệ Việt Nam mà toàn dùng hình lợn, heo Tầu, lợn heo Tẫu biểu tượng cho vật chất, vật dục. Buồn thay!

Về loài lợn quí hiếm này, người Việt lơ là không truyền bá, phổ biến, bảo tồn mà để chúng rơi vào quên lãng và trên đà tuyệt chủng. Sở dĩ như vậy vì lợn không to con, lớn chậm không mang lại nhiều lợi nhuận về mặt kinh tế so với các loài heo khác nên người Việt không muốn nuôi. Thịt lại thơm ngon và nhiều mỡ nên thích ăn nhậu nhiều. Món thịt nướng thịt ba chỉ (ba dọi) lợn bụng sệ Việt Nam là một thứ cao lương mỹ vị đối với người Đại Hàn. Đi du lịch Hàn quốc, ăn một đĩa thịt bụng ba chỉ nướng lợn bụng sệ Việt Nam ở Hán Thành giá cả trăm Mỹ kim. Tiêu thụ nhiều mà nuôi ít nên tuyệt chủng là phải.

Tóm lại

Tranh Lợn dân gian Đông Hồ, Kim Hoàng diễn tả loài lợn bụng sệ đặc thù, bản địa Việt Nam. Hiện nay chỉ hiểu nghiêng nhiều về nghĩa duy tục. Không để ý tới ý nghĩa biểu tượng duy thần, duy linh của con lợn bụng sệ là hiểu theo ý nghĩa Chim-Rắn, Tiên Rồng, cốt lõi văn hóa Việt Nam, dựa trên nguyên lý nòng nọc (âm dương), căn bản của vũ trụ tạo sinh, vũ trụ giáo, Việt dịch. Ý nghĩa này được diễn tả bằng đĩa thái cực kiểu Việt Nam và bằng chữ nòng nọc vòng tròn-que trên mình con lợn.

Hãy dùng biểu tượng lợn bụng sệ cho con Hợi, cho Tết Hợi, chấm dứt ngay dùng hình ảnh của các con Hợi Trung Quốc đầy tính duy tục, vật dục.

Hãy sửa sai những điểm chưa được hoàn chỉnh cho đúng qui luật và ngữ pháp của chữ nòng nọc vòng tròn-que và dịch hoc và cho đúng văn hóa Việt Nam. Ví dụ như chỉ nên vẽ 4 con lợn con ứng với tứ hành cho đúng với Việt dịch không nên vẽ 5 con diễn tả ngũ hành của văn hóa Trung Quốc.

Qua những bức tranh lợn dân gian Việt Nam này cho thấy dấu (signs), biểu tượng (symbols), chữ nòng nọc vòng tròn-que (Circle-Rod Writing) được dùng rất rộng rãi và rất chuẩn, rất đúng ngữ pháp trong dân gian Việt, chẳng kém gì trên trống đồng nòng nọc (âm dương) của đại tộc Đông Sơn. Duy chỉ diễn tả với phong cách bình dân hơn. Một lần nữa cho thấy sự khám ra chữ nòng nọc vòng tròn-que của tôi không phải là chuyện hoang tưởng mà là chìa khóa để hiểu, giải đọc, giải mã những bí hiểm, những nan giải của các nền văn hóa cổ đại của nhân loại. Tại sao các học giả Việt Nam lại thờ ơ, ‘vô cảm’ với khám phá này của tôi?

Hãy bảo tồn loài lợn mang sắc thái bản địa Việt Nam này, đừng để chúng bị tuyệt chủng, nếu không một ngày nào chỉ còn thấy hình ảnh chúng trên tranh dân gian Việt Nam mà thôi.

Leave a comment