TRÊN MỘT TRĂM BẰNG CHỨNG NGƯỜI VIỆT LÀ NGƯỜI MẶT TRỜI (Phần 2 và hết).

 

(*Nếu cần bấm hai lần vào tựa bài để mở bài). 
Phải tuân thủ luật Tác quyền Copyright.

TRÊN MỘT TRĂM BẰNG CHỨNG NGƯỜI VIỆT LÀ NGƯỜI MẶT TRỜI.

(Phần 2 và hết)

Nguyễn Xuân Quang.

III. SỬ ĐÁ.

A. Hình Khắc Trên Đá (Petroglyphs).

a. Bãi Đá Cổ Sapa.

IMG_0366

69. Mặt Trời ở Bãi Đá Cổ Sapa.

Ở Bãi Đá Cổ Sapa tại Mường Hoa có những hình mặt trời dạng hoa cúc ngành nòng, âm thái dương:

sapamt(ảnh của tác giả chụp tại phòng triển lãm Mường Hoa, Sapa).

70. Người Mặt Trời.

Người mặt trời đầu có những nọc tia sáng tỏa ra, cũng chia ra làm hai ngành nòng nọc (âm dương), lửa-nước, Chim-Rắn:

-Người hay thần mặt trời vũ trụ ngành nọc dương có đầu là mặt trời nọc tia sáng tỏa rạng ở giữa hai chân có hình hai vòng tròn hay chấm-hai vòng tròn có một nghĩa là mặt trời

nguyên tạo phía nòng O clip_image008. Người hay thần này có một khuôn mặt là mặt trời vũ trụ, càn khôn, nhất thể của Tổ Hùng truyền thuyết và/hay Tổ Hùng lịch sử đội lốt truyền thuyết.

71. Người hay Thần Việt Mặt Trời Thái Dương.

Người hay thần mặt trời đầu có nọc tia sáng tỏa rạng thái dương có nõ cong hình Rìu, Việt clip_image010. Đây là người hay thần mặt trời thái dương của đại tộc Việt Mặt Trời. Người hay thần này trăm phần trăm là người hay thần mặt trời của Người Việt Mặt Trời.

b. Bãi Đá Cổ Nấm Dẩn, Hà Giang.

72. Hình và Chữ Nòng Nọc Vòng Tròn-Que Chấm-Vòng Tròn clip_image011 Mặt Trời.

Ở Bãi Đá Cổ Nấm Dẩn, Hà Giang có những hình khắc trên đá (petroglyphs) chấm-vòng tròn clip_image013.

clip_image015(nguồn: vietnamtourism.com).

Những từ chấm vòng tròn này mang hình ảnh trứng vũ trụ, trứng thế gian, mặt trời nguyên tạo ứng với trứng vũ trụ Viêm Đế-Thần Nông nhất thể, trứng thế gian Lang Hùng, mặt trời Hùng Vương Âu-Lạc (xem dưới ở phần Chữ Nòng Nọc Vòng Tròn-Que). Đây là di tích thờ phượng mặt trời.

A. Nghệ Thuật Vẽ Trên Đá (Rock Art) ở Vách Đá Hoa Sơn, Quảng Châu.

Trên vách đá Hoa Sơn, bên bờ sông Zuo, Quảng Châu có nghệ thuật vẽ trên đá của người Nòng Việt Tráng (Zhuang, Choang).

73. Mặt Trời.

Trong cảnh tế lễ mặt trời ở vách đá Hoa Sơn có rất nhiều hình mặt trời đĩa vòng tròn không có nọc tia sáng của ngành nòng thái dương và vòng tròn có nọc tia sáng tỏa ra của ngành nọc thái dương.

clip_image017Cảnh tế lễ mặt trời (ảnh của tác giả).

Hai loại mặt trời của hai nhánh nòng và nọc của ngành nọc mặt trời này cho thấy đây là mặt trời của hai nhánh Rắn Chim Rồng Tiên của ngành Việt Mặt Trời thái dương.

74. Cảnh Tế Lễ Mặt Trời.

Trên vách đá này có nhiều cảnh tế lễ mặt trời chung quanh một mặt trời hay một nhóm mặt trời

clip_image019Cảnh tế lễ mặt trời.

75. Người Mặt Trời.

Người mặt trời có dương vật cương cứng chỉ thiên cầm rìu hay đeo khí giới, giơ hai tay lên.

clip_image020Người mặt trời có nõ cương cứng đeo rìu Việt (ảnh của tác giả).

76. Rìu Việt Mặt Trời.

Người có lẽ là thủ lĩnh đeo khí giới loại rìu Việt đầu có hình mặt trời tròn giống như cây rìu Việt thấy trong chữ giáp cốt đời nhà Thương (xem trên).

77. Thờ Trống Đồng Mặt Trời.

Ở đây cũng có thấy hình trống đồng.

clip_image022Thờ trống đồng nòng nọc (âm dương) mặt trời.

78. Cung Nghinh Mặt Trời.

Cung nghinh mặt trời bằng cách đưa hai tay cao lên đầu (hình trên) hay ra trước mặt như thấy ở người Ai Cập cổ và trong các ngôi nhà nọc, mặt trời trên trống trống Nagọc Lũ I và họ hàng.

 sapamt 2

Cung nghinh mặt trời .

IV. SỬ SÁCH

79. Bạch Hạc, Thủ Đô Hùng Vương Mặt Trời.

Liên Bang Văn Lang của Hùng Vương Mặt Trời đóng đô ở Bạch Hạc (Cò Trắng) Châu Phong (châu Gió) vì Hùng Vương có một khuôn mặt là bầu trời, khí gió có chim biểu là Cò Lang Việt như đã biết.

Ngoài ra còn có địa danh Hạc Trì, Ao Cò.

80. Hồng Lạc Nhánh Mặt Trời Nọc Thái Dương.

Nhìn theo diện lưỡng cực và dưới dạng vật thể Hồng là Đỏ là Tỏ là mặt trời, là Chim dương và Lạc là Nác, Nước dương, không gian là Rắn ngành thái dương. Nhìn dưới diện vật tổ: Hồng là chim Hồng hoàng tức chim bổ cắt, chim rìu, Chim Việt mặt trời và Lạc là Rắn Nước Việt mặt trời (cá lạc là cá có hình con rắn, lạc biến âm với nác, với Anh ngữ snake).

Chim mỏ cắt, chim mỏ rìu, chim chàng (đục), chim sừng là chim biểu tượng của mặt trời thấy rất nhiều trong các tộc Bách Việt lục địa và hải đảo.

Nhìn theo vũ trụ giáo thì Hồng Lạc là Mặt Trời-Không Gian tức Vũ Trụ của ngành nọc dương Lang Hùng.

Lưu ý: gọi theo ngành Lửa Mẹ Âu Cơ là Hồng Lạc còn gọi theo ngành Nước Cha Lạc Long Quân là Lạc Hồng.

Chúng ta là con cháu Hồng Lạc là người Mặt Trời-Không Gian. Nhìn theo duy dương ngành Việt nọc mặt trời Viêm Đế và Hùng Vương mặt trời thì là con cháu của mặt trời Lửa Hồng và mặt trời Nước Lạc. Người Việt là con cháu mặt trời Hồng Lạc. Hiển nhiên ngưởi Việt là Người Mặt Trời.

81. Hồng Bàng, Họ Mặt Trời.

Nhình dưới diện ngành nọc dương mặt trời và hiểu theo vật thể thì Hồng là Đỏ là Tỏ là Mặt Trời và Bàng là Họ. Hồng Bàng là Họ Mặt Trời. Hiểu theo vật tổ thì Hồng Bàng là Họ chim Hồng hoàng, chim cắt, chim biểu tượng của mặt trời. Họ Hồng Bàng là họ Mặt Trời dòng thần mặt trời Viêm Đế có chim biểu là chim hồng hoàng lớn. Người Việt thuộc Họ Mặt Trời hiển nhiên là Người Mặt Trời.

82. Bách Việt Hiến Tế Người Thờ Mặt Trời.

Bách Việt có tục hiến tế người (xem dưới). Hiến tế người là một điểm chính trong tín ngưỡng thờ phượng mặt trời. Cảnh hiến tế này thấy trên trống đồng nòng nọc của đại tộc Đông Sơn như đã nói ở trên và thấy qua tế thực (xem dưới).

83. Đền Hùng Vương Mặt Trời ở Núi Nghĩa Lĩnh.

Hán Việt Lĩnh có một nghĩa là 領 lĩnh, cái cổ (neck) và lĩnh 嶺 lĩnh, đỉnh núi (thật ra phải hiểu là núi nhọn đỉnh, núi dương, núi lĩnh khác núi sơn). Cổ là cột, trụ. Cổ người là cột, trụ cắm đầu vào thân người. Cổ là phần nối dài của cột sống. Lĩnh biến âm với linh, ling, linga, lính (người có linga mới phải đi lính), lịnh (nọc, cọc, que, trụ có khắc, viết lịnh, lệnh), với đinh (theo biến âm linh đinh): vật nhọn (nail), con trai (tráng đinh), với lang (con trai, mặt trời), với chàng (đục, vật nhọn)… Lĩnh tức nổng, núi dương, núi Lang, núi chàng, núi Hùng, núi Việt, núi mặt trời thái dương, núi Trụ Thế Gian, Trục Thế Giới… Nghĩa clip_image026 có nghĩa là đúng, chính đáng (righteousness). Giải tự từ Nghĩa ta thấy có phần đầu chữ dương (đầu con dê) ở trên, ở dưới có chữ thủ (tay) và chữ qua (là thứ khí giới cán dài, một thứ rìu, một thứ việt). Như thế, theo mặt chữ, từ Nghĩa có nghĩa là “cầm rìu giết con dê” “cầm rìu chặt đầu con dê”. Chặt đầu con dê để làm gì? Dĩ nhiên là để hiến tế, giết các vật hy sinh để tế lễ, dâng hiến cúng vật cho tạo hóa, vũ trụ, mặt trời. Con dê là con thú bốn chân sống trên mặt đất có hai sừng (hai nọc nhọn tức hai dương, thái dương) biểu tượng cho mặt trời thế gian (như thấy qua con dê là thú biểu của các vua mặt trời Ai Cập cổ). Con dê với nghĩa đực, dương, mặt trời dùng làm vật hiến tế cho Tổ Hùng mặt trời rất chí lý.

Tóm lại núi Nghĩa Lĩnh là Núi Ơn Nghĩa, núi Tạ Ơn Tạo Hóa, Vũ Trụ, theo duy dương ngành Việt là Núi Tạ Ơn Tổ Hùng Mặt Trời dòng thần mặt trời Mặt Trời Viêm Đế.

84. Ngày Giỗ Tổ Hùng Mặt Trời 10-3 Âm Lịch.

Như đã nói ở trên Tổ Hùng gồm Tổ Hùng truyền thuyết và Tổ Hùng lịch sử. Tổ Hùng truyền thuyết lại chia ra làm hai: Đại Tổ Hùng ở cõi Tạo Hóa đại vũ trụ từ Viêm Đế xuống và Tiểu Tổ Hùng sinh tạo cõi tạo hóa thế gian tiểu vũ trụ. Tổ Hùng lịch sử gồm từ Hùng Thái Tổ lịch sử trở xuống đội lốt Tổ Hùng truyền thuyết. Như thế Hùng Vương lịch sử có nhiều khuôn mặt mặt trời. Những khuôn mặt này ta thấy rõ qua ý nghĩa ngày Giỗ Tổ Hùng mồng 10 tháng 3:

Dù ai đi ngược về xuôi,

Nhớ ngày giỗ tổ mồng mười tháng ba.

(ca dao).

Ngày là mặt trời, dương, một ngày là một mặt trời vì thế số 10 diễn tả ý nghĩa theo duy dương, ngành dương, Lửa tức phía Âu Cơ. Tháng là trăng (một nguyệt là một tháng, một moon là một month) tháng là âm, vì thế số 3 diễn tả ý nghĩa mang tính chủ theo duy âm, ngành âm, tức phía Lạc Long Quân. Ngày 10 thuộc phía Chim Tiên Âu Cơ và tháng 3 thuộc phía Rằn Lạc Long Quân. Rõ như ban ngày là ngày 10 tháng 3 ăn khớp với cả hai nhánh mẹ, cha của Hùng Vương, là ngày giỗ Tổ của cả nhánh Hùng Kì (Hùng Âu) và Hùng Lạc, của cả Âu Lạc Việt.

Ta thấy số 10 gồm có 1 là số lẻ, số dương và 0 là số chẵn, số âm.

.Nhìn theo lưỡng cực riêng rẽ số 10 gồm nhánh nọc dương 1 và nòng âm 0.

a. Nhánh số 1.

-Số 1 có một khuôn mặt là nhất thể, một khuôn mặt của bọc trứng thế gian Lang Hùng đội lốt bọc trứng vũ trụ Viêm Đế-Thần Nông nhất thể, ứng với thái cực. Ở đây Tổ Hùng có một khuôn mặt Đấng Tạo Hóa Lưỡng Tính Phái nhất thể ở tầng thái cực.

-Số 1 có một khuôn mặt là nọc que có nghĩa là một, mặt trời như thấy qua Việt ngữ son có một nghĩa là một mình (còn son là còn ở một mình: Ra đường thiếp hãy còn son…), gốc solo- là một, Pháp ngữ seul, một mình, Tây Ban Nha ngữ solamente, một mình… ruột thịt với Việt ngữ son là đỏ, là tỏ, là mặt trời, Anh ngữ sol, mặt trời, Pháp ngữ soleil, Tây Ban Nha ngữ sol, mặt trời. Số 1 cũng mang hình ảnh một trụ nọc thẳng đứng ứng với Hùng Kì ngành lửa, mặt trời nọc dương phía Âu Cơ-Kì Dương Vương, mặt trời thiên đỉnh trên trục thế giới.

b. Nhánh số 0.

-Số 0 có một khuôn mặt là zero, hư vô. Ta lại trở về với khuôn mặt của số 10, đây là khuôn mặt đấng Tạo Hóa Hư Vô của Hùng Vương đội lốt Tổ Hùng Viêm Đế-Thần Nông ở đại vũ trụ tầng hư vô.

-Số 0 có một khuôn mặt là nòng, không gian. Hiểu theo duy âm là không gian âm.

Nhưng ở đây phải hiểu theo duy dương của ngành mặt trời, của tộc Việt mặt trời nên có nghĩa là mặt trời không gian tức nọc âm thái dương ứng với Hùng Lạc ngành nước, không gian mặt trời Nước Lạc Long Quân.

Như thế ngày 10 nhìn theo lưỡng cực diễn tả hai ngành nòng nọc (âm dương), lửa nước, Chim-Rắn, Tiên Rồng ngành Nọc Việt Mặt Trời thái dương. Theo duy dương nhánh nọc Việt thì diễn tả các khuôn mặt mặt trời mang tính sinh tạo khác nhau của nhánh này.

2. Con số 3 của tháng (mặt trăng).

Còn về tháng 3 thì số 3 ở cõi tạo hóa, theo duy dương (nhánh Lang Hùng) là số Đoài vũ trụ khí gió dương ứng với bầu trời, bầu vũ trụ tương đương với bầu vũ trụ, bầu trời 0 theo duy âm. Đây là khuôn mặt dương của Tổ Hùng phía nòng âm Lạc Long Quân tức khuôn mặt bầu vũ trụ, bầu trời, không gian, khí gió. Trong ngành Việt mặt trời, Lang Hùng (con trai, mặt trời) thì đây là Mặt Trời Khí Gió Đoài vũ trụ khí gió.

Tóm lại Hùng Vương lịch sử đội lốt Tổ Hùng truyền thuyết có các khuôn mặt mặt trời chính sau đây trong ngành Viêm Việt Mặt Trời Thái Dương:

– Cõi tạo hóa Hư vô.

Mặt Trời Tạo Hóa Đại Vũ Trụ đội lốt Đấng tạo hóa hư vô nhìn theo nòng nọc (âm dương) lưỡng cực là con số 10 bù = 0. Nhìn theo ngành nọc âm thái dương cực âm là con số 0.

-Thái cực.

. Nhìn theo nòng nọc (âm dương) lưỡng cực: Mặt Trời Vũ Trụ ứng với khuôn bọc trứng thế gian Lang Hùng đội lốt bọc trứng vũ trụ Viêm Đế-Thần Nông nhất thể tức ứng với khuôn mặt nhất thể của số 10 (10 = 1, xem dưới).

. Nhìn theo ngành Nọc Việt Mặt Trời cực dương: Mặt Trời Nhất Thể trong ngành nọc dương ứng với khuôn mặt trời nhất thể của số 1.

-Lưỡng nghi.

.Cực dương: Mặt Trời Nọc thái dương ngành nọc dương Kì Dương Vương ứng với số 1 với nghĩa là mặt trời. Đây là tổ chính của phía Hùng Âu, Hùng Kì. 

.Cực âm: Mặt Trời Không Gian, Bầu Trời, Khôn dương Khí Gió ứng với số 3.

Đây là lưỡng nghi của nhánh Nọc Việt….

Qua ngày Giỗ Tổ Hùng ta thấy rõ những khuôn mặt mặt trời của Tổ Hùng, Hùng Vương.

85. Mặt trời Tổ Hùng ở Đền Hùng Phú Thọ.

Ở Lăng Hùng Vương Thứ Sáu trên nóc có hình quả cầu.

hv

Quả cầu ở cổng Lăng Hùng Vương thứ 6, Đền Hùng PHú Thọ (ảnh của tác giả).

1. Quả cầu nhìn tổng thể theo cả hai cực, nòng nọc (âm dương), 0 và 1 đề huề có những khuôn mặt là:

-Bầu vũ trụ (trước đây có lúc là hình quả bầu) ở cõi tạo hóa đại vũ trụ ứng với hư vô, số bù 10 = 0. Đây là khuôn mặt Đấng Tạo Hóa Hư Vô của Tổ Hùng Truyền Thuyết Đại Vũ Trụ.

-Bầu không gian, bầu trời ở cõi sinh tạo tiểu vũ trụ của Đấng Sinh Tạo cõi trời thế gian của Tổ Hùng Truyền Thuyết Tiểu Vũ Trụ đội lốt Tổ Hùng Đại Vũ Trụ.

-Trứng vũ trụ ở cõi tạo hóa đại vũ trụ ứng với thái cực ở dạng số 10 nhất thể nọc 1 và nòng 0. Đây là khuôn mặt Tạo Hóa nhất thể của Tổ Hùng Truyền Thuyết Đại Vũ Trụ ứng với khuôn mặt Viêm Đế (1)-Thần Nông (0) nhất thể.

-Trứng thế gian của cả hai cực dương 1 và cực âm 0 ứng với số 10 dạng nhất thể nọc 1 và nòng 0. Đây là khuôn mặt Sinh Tạo nhất thể của Tổ Hùng Truyền Thuyết Tiểu Vũ Trụ ứng với khuôn mặt Đế Minh (1)-Vụ Tiên (0) nhất thể.

2. Quả cầu nhìn dưới một cực dương (1) hay âm (0) riêng rẽ có những có một khuôn mặt là:

a. Ở cực dương (ứng với số 1).

-Mặt Trời (1).

Đây là nhánh Lang Hùng Việt mặt trời của Người Việt Mặt Trời.

Nhánh mặt trời Việt này chia ra làm hai cành theo nòng nọc (âm dương): Nọc Việt mặt trời Viêm Đế và Nòng Việt mặt trời Thần Nông (vì ở nhánh nọc Việt mặt trời nên Thần Nông theo duy dương trong ngành mặt trời thái dương có khuôn mặt là mặt trời như thấy ở trống Đào Xá).

-/Nọc Việt: Mặt Trời Viêm Đế (Bổ Cắt).

Mặt Trời nhánh nọc dương (1) Việt này có đủ các khuôn mặt mặt trời trong mọi giai kỳ của qui trình vũ trụ tạo sinh. Sau đây là vài khuôn mặt trời ứng với Hùng Vương Mặt Trời:

.Ở tầng hư vô, vô cực.

Mặt Trời Đấng Sinh Tạo Tiểu Vũ Trụ thế gian đội lốt Đấng Tạo Hóa Đại Vũ Trụ Hư Vô. Đây là khuôn mặt Đấng Sinh Tạo Tiểu Vũ Trụ ứng với khuôn mặt hư vô đại vũ trụ sinh ra bọc trứng 100 Lang Hùng. Nhìn theo duy dương nhánh nọc (1) Việt, đây là khuôn mặt sinh tạo hư vô của mặt trời sinh tạo hư vô Lang Hùng dưới dạng cái bọc, đĩa tròn hay hình cầu tròn (0) như thấy ở đây.

Quả cầu tròn này có một khuôn mặt mặt trời sinh tạo hư vô của mặt trời bọc Lang Hùng vì thế mới có truyền thuyết sinh ra cái bọc… vỡ ra trăm trứng nở ra toàn con trai.

.Ở tầng thái cực.

Mặt trời Sinh Tạo lưỡng tính phái ứng với bọc trứng (10) thế gian 100 Lang Hùng ở dạng thái cực (10 ở dạng nhất thể 1). Số 10 tương   đương với 1 (10 =1), nhất thể thấy trong ma phương 3/18:

clip_image030

Ma phương 3/18 (có 1 = 10). Số 1 có một khuôn mặt nhất thể ứng với thái cực ở tầng tạo hóa và số 10 gồm có 1 và 0 có một khuôn mặt thái cực ở tầng lưỡng nghi khi nhìn dưới dạng nhất thể.

(Số 3 là số Đoài vũ trụ khí gió, khuôn mặt bầu trời, khí gió dương của Hùng Vương). Đây là khuôn mặt Mặt Trời lưỡng tính phái nhất thể của bọc trứng chim, bọc trứng dương, bọc trứng mặt trời tức bọc trứng Lang Hùng Mặt Trời. Vì thế mới có truyền thuyết Mường là Bọc Trứng Chim 100 Lang Hùng.

Quả cầu này có một khuôn mặt Mặt Trời lưỡng tính phái nhất thể. Tổ Hùng Vương di duệ Tổ Hùng tiểu vũ trụ Mặt Trời Hùng Lang bọc trứng chim lưỡng tính phái có một khuôn mặt Mặt Trời lưỡng tính phái nhất thể thấy rõ ở mặt trời Hùng Vương đĩa thái cực (xem dưới).

.Ở tầng lưỡng cực nguyên tạo (dạng cầu tròn diễn tả bằng chữ nòng nọc vòng tròn-que nọc chấm đặc).

Ở tầng này quả cầu tròn có một khuôn mặt là mặt trời nguyên tạo. Đây là mặt trời Hùng Vương thuần dương ở tầng cực dương ở cành nọc Việt đội lốt mặt trời nguyên tạo Khối Cầu Nóng Viêm Đế ở cõi đại vũ trụ và mang di thể mặt trời đĩa tròn nhật tảo của Mẹ Âu Cơ.

Tóm lại ở cành Nọc Việt Viêm Đế quả cầu ở lăng Hùng Vương thứ 6 có những khuôn mặt Mặt Trời nọc thái dương Hùng Vương tạo hóa hư vô, thái cực, cực dương của nhánh Nọc Việt.

-/Nòng Việt: Mặt Trời Thần Nông (Bổ Nông).

Để tóm gọn, tương tự ta suy ra quả cầu tròn này ở cành Nòng Việt Mặt Trời Thần Nông có những khuôn mặt mặt trời nọc âm thái dương Hùng Vương tạo hóa hư vô, thái cực, cực âm của nhánh Nòng Việt.

Cũng nên biết thêm là tại sao tại Đền Hùng chỉ có lăng Hùng Vương thứ 6 mà không có lăng các vị vua khác của 18 đời Hùng Vương? Ở vách lăng có tấm bảng viết lời dặn lại của ngài“Khi ta chết hãy chôn ta trên đỉnh núi cả, đứng trên cao ta sẽ trông nom bờ cõi cho con cháu…” nhưng không nói rõ ngài là ai? Thuộc ngành nào? Đã có công trạng ra sao? Vậy ta thử nhận diện vị vua Hùng quan trọng này.

Như đã biết số 6 là số lão âm. Số lão âm là số già nhất trong 8 quẻ đầu từ 0 đến 7. Vì vậy số 6 lão âm mang tính dương nhiều nhất là số âm thái dương ứng với Nàng Lửa âm thái dương, nữ thần mặt trời tinh mơ Âu Cơ. Số 6 âm thái dương là số DNA của Âu Cơ. Điểm này cho thấy Hùng Vương thứ 6 thuộc dòng nọc Việt Chim Âu Cơ, quả cầu trên nóc lăng có một khuôn mặt chủ là bọc trứng Chim Âu Cơ. Đền Hùng Phú Thọ thờ Hùng Vương có cả hiện diện của nhánh Kì Việt Âu Cơ không phải chỉ có Lạc Việt Lạc Long Quân (như thấy qua hình mặt trời chỉ có hai con rồng chầu mặt trời ở cổng và các đền. Đúng lý ra phải là một con Rắn-rồng và một con Chim bổ cắt Tiên).

Ngay dưới quả cầu là hình mặt trời. Quả cầu trứng chim sinh ra mặt trời này có hình đĩa chấm-ba vòng tròn clip_image032.

Chấm nọc là lửa, mặt trời nguyên tạo, Càn còn ba vòng tròn là từ (word) ba nòng OOO là không gian O thái âm OO, là quẻ Khôn OOO. Đây là mặt trời ‘trứng chim’, mặt trời càn khôn, vũ trụ, mặt trời 100 Lang Hùng.

Ta thấy rất rõ mặt trời này có hai loại ánh sáng: ở phần trên là những tia sáng lưỡi lửa ứng với Càn và ở dưới là những tia sáng hình cuộn mây nước ứng với Khôn. Đây là mặt trời Tạo Hóa, Lửa Nước, Càn Khôn, Chim-Rắn, Tiên Rồng, một khuôn mặt tạo hóa của Hùng Lang sinh ra từ bọc trứng chim thế gian đội lốt bọc trứng vũ trụ Viêm Đế-Thần Nông nhất thể.

Mặt trời Hùng Lang trứng thế gian đội lốt trứng vũ trụ này thấy rõ hơn khi khối lửa được diễn tả dưới dạng đĩa thái cực có chữ S thấy ở trên các linh kiện, bài vị ở Đền Hạ:

clip_image034Mặt Trời đĩa thái cực chữ S (ảnh của tác giả).

Và ở ngay cả trên bát nhang đồng:

clip_image036Mặt Trời đĩa thái cực chữ S (ảnh của tác giả).

Ở đây ta thấy rõ những tia sáng phía trên mặt trời là những lưỡi lửa còn các tia sáng ở dưới là những hình sóng cuộn nước chuyển động.

Tôi thấy ở trong Đền Trung và Đền Thượng có các dạng mặt trời khác nhưng tiếc là công an không cho phép chụp ảnh. Đi tìm mua ảnh nhưng không có. Tuy nhiên ở ngoài sân Đền Trung có hình mặt trời nguyên tạo thái dương:clip_image038 Mặt trời nguyên tạo thái dương (Đền Trung, nguồn netviettravel.vn).

Mặt Trời này có 6 ánh sáng ở dạng vòng tròn mang tính nguyên tạo. Số 6 là số âm thái dương. Mặt Trời có 6 nọc chấm ánh sáng là mặt trời nguyên tạo thái dương có một khuôn mặt là mặt trời Tổ Hùng đại và tiểu vũ trụ, có một khuôn mặt chính ứng với Hùng Vương thứ 6 thuộc dòng nọc Việt Chim Âu Cơ.

Rõ như ban ngày Hùng Vương là Vua Mặt Trời. Ở mỗi ngành, mỗi nhánh, mỗi cành, mỗi chi, mỗi đại tộc, tộc Việt có một mặt trời riêng mang tính sinh tạo ứng với từng giai kỳ của vũ trụ tạo sinh như thấy còn ghi khắc rõ trên trống đồng Đông Sơn (diễn tả bằng số nọc tia sáng khác nhau). Trống đồng là trống biểu của Hùng Vương Mặt Trời (Giải Đọc Trống Đồng Nòng Nọc Âm Dương Đông Nam Á).

Rõ như dưới ánh sáng mặt trời, Hùng Vương là Vua Mặt Trời. Người Việt là Người Mặt Trời.

86. Mê Linh, Chim Bổ Cắt Lang Mặt Trời.

Theo lịch sử Hai Bà Trưng đóng đô ở Mê-Linh. Hai Bà Trưng dòng dõi vua Hùng Vương, có họ Hùng: ‘Bà Trưng quê ở Châu Phong…’. Mê Linh nghĩa là gì? Đây là một từ phiên âm từ một từ thuần Việt. Theo học giả Trần Quốc Vượng thì ‘Mê (Ma, Minh, Mi) Linh là Mling. Mling, mlang (cặp tên có tính chất lấp láy) theo tiếng của các dân tộc Tây nguyên có nghĩa là một loài chim… Đó là bộ lạc gốc thời Hùng Vương dựng nước’. Giáo sư Vượng chỉ biết là một loài chim theo tiếng của các tộc Tây nguyên nhưng chưa biết rõ là chim gì? Tôi đã cố mò mẫm truy tìm và khám phá ra đó là chim mơ-linh, mơ-lang trong ngôn ngữ Ê-Đê. Dân ca Ê-Đê có câu hát:

Anh đến từ nơi xa,

Anh mang theo chim mơ-linh từ nhà,

Chim mơ-lang từ buôn.

Anh nghĩ rằng em là con gái chưa tơ vương….

(Vũ Ngọc Phan, Tục Ngữ, Ca Dao, Dân Ca, Việt Nam).

Vì Ê-Đê là một trong các tộc ở Tây Nguyên có thể có nguồn cội tộc từ vùng Nam Đảo, Đa Đảo. Do đó tôi đi tra cứu các từ điển Mã, Nam Dương. Trong Malay-English Dictionary của R.J. Wilkinson có từ lang: a generic name for hauks, kites and eagles (một tên chủng loại chỉ diều hâu, ó và ưng). Đây là những con chim thuộc loài mãnh cầm mang dương tính đã được nhiều tộc dùng làm chim biểu cho mặt trời. Ta cũng thấy Mã ngữ lang ruột thịt với Việt ngữ lang có một nghĩa là con trai, thanh niên, chàng nghĩa là phái nam và chàng cũng có một nghĩa là chiếc đục (chisel). Như vậy chim lang hiểu theo Việt ngữ là loài chim mang dương tính, nọc, đục, rìu, búa, đực, dương, mặt trời, một thứ Việt, biểu tượng cho mặt trời. Nhưng rõ nhất là Mã Lai ngữ langling: ‘the Southern pied hornbill’ (chim cắt có lông sặc sỡ, nhiều màu ở miền Nam). Như thế thì chim mơ lang, mơ-ling là chim langling, một giống chim cắt sặc sỡ. Ta cũng thấy lang có một nghĩa là trắng như chứng lang da (vitiligo) là chứng da bị các vệt lang trắng. Như vậy chim mơ lang, mơ linh là con chim cắt có đốm trắng hay khoang trắng. Chim bổ cắt lang trắng là chim biểu thích hợp trăm phần trăm với Hùng Lang.

Rõ như ban ngày Trưng Nữ Vương dòng dõi Vua Hùng Vương Mặt Trời có thủ đô Mê Linh, ở đất Phong châu (châu Gió) lấy theo chim biểu bổ cắt mơ linh mơ lang, chim Rìu Lang Việt, nòi giống chim Bổ Cắt Lớn, chim biểu của thần mặt trời Viêm Đế ngành Viêm Việt làm thủ đô (Ý Nghĩa Ngày Giỗ Hai Bà Trưng).

87. Biểu Tượng Mặt Trời Nữ Hoa Sen Trưng Nữ Vương.

Như đã biết mặt trời sinh tạo, tạo hóa nữ ngành âm thái âm được diễn tả bằng hình đĩa tròn không có nọc tia sáng ví dụ như mặt trời trên lá cờ Nhật biểu tượng cho thần mặt trời nữ Amaterasu nhánh nòng thái âm. Trong khi mặt trời nữ mang tính âm thái dương, ngành nọc thái dương có hình đĩa tròn có ánh sáng tỏa ra nhưng ánh sánh này mang âm tính. Như vậy có hai loại ánh sáng nọc thái dương. Ánh sáng dương thái dương hình nọc que (I) hay thái dương hình nọc mũi mác (clip_image040) (như thấy ở mặt trời tại tâm trống đồng của đại tộc Đông Sơn).

Ánh sáng âm thái dương mang âm tính có hình chữ V (ngược với nọc mũi mác clip_image041) như thấy ở mặt trời rạng đông của quân đội Nhật hay chữ V âm hóa có nét cong tròn thành hình giống cánh hoa (hoa sen, hoa cúc, hoa hồng…). Trưng Nữ Vương họ Hùng mặt trời dòng Thái Dương Thần Nữ Âu Cơ có biểu tượng là mặt trời âm thái dương có một khuôn mặt là mặt trời nữ hình hoa sen. Ví dụ như thấy ở Đền Hai Bà Trưng Đồng Nhân, Hà Nội:

clip_image043Mặt Trời nữ hoa sen ở Đền Hai Bà Trưng Đồng Nhân, Hà Nội (nguồn: vietlandmarks.com).

Cũng nên biết hoa sen biểu tượng cho bộ phận sinh dục nữ như thấy trong Ấn giáo, Phật giáo Tây Tạng (Sự Đời Như Cái Lá Đa).

88. Biểu Tượng Mặt Trời Nữ Hoa Cúc Triệu Ẩu.

Bà Triệu, con cháu Hùng Vương Mặt Trời dòng Thái Dương Thần Nữ Âu Cơ có biểu tượng mặt trời hoa cúc âm thái dương thấy trên ngực áo và ở dải vải trên người con voi của bà.

clip_image045Bà Triệu (tranh dân gian).

Hoa cúc biểu tượng cho mặt trời nữ thái dương cũng thấy ở các nữ vương, nữ thần dòng mặt trời ở Cận Đông, Ai Cập cổ như mặt trời nữ hình hoa cúc trên vú của Hoàng hậu Ramesses Meryetanum, Thebes. Nhật Bản có hình mặt trời nữ hoa cúc 16 cánh clip_image047 biểu tượng cho thái dương thần nữ Amaterasu.

89. Mặt Trời Nữ Hoa Cúc ở Đền Đinh Tiên Hoàng.

Ở bốn góc hai chiếc Sập Rồng đá tại Đền Vua Đinh ở Hoa Lư có hình ¼ mặt trời hoa cúc.

clip_image049Hình ¼ mặt trời hoa cúc (ảnh của tác giả).

Bốn phần tư mặt trời của sập đá gộp lại là một mặt trời. Người cho làm sập này cố ý dấu ẩn ý là sập này là sập có mặt trời nữ hoa cúc mang tính chủ. Tại sao lại có mặt trời nữ thái dương hoa cúc tại đây? Có nhiều chứng sử hỗ trợ cho thấy Thái Hậu Dương Vân Nga cai trị song song với vua Đinh và Vua Lê. Mặt trời nữ thái dương hoa cúc này là một bằng chứng cụ thể còn khắc ghi lại trên đá. Đây là mặt trời nữ thái dương của Thái Hậu Dương Vân Nga dòng Hùng Vương Mặt Trời, con cháu thái dương thần nữ Âu Cơ.

90. Mặt Trời Tạo Hóa Đại Vũ Trụ Chấm-Vòng Tròn clip_image051 ở Đền Vua Đinh.

Ở Khu Nền Móng Cung Điện cũ có trưng bầy hai chiếc cáng hoàng gia. Một chiếc có ngai mầu đỏ.

dth

Ngai có mặt Trời tạo hóa clip_image054 (ảnh của tác giả).

Mầu đỏ là mầu nọc, dương, lửa thái dương cho biết là ngai của Vua Đinh. Lưng dựa ngai có chữ nòng nọc vòng tròn-que từ chấm-vòng tròn clip_image056 có một nghĩa là mặt trời sinh tạo, tạo hóa. Từ chấm-vòng tròn này cũng mang hình ảnh Mặt Trời Bọc Trứng thế gian 100 Lang Hùng. Lưu ý nọc chấm đặc ở đây mầu sáng mang dương tính. Đây là cáng dành cho vua Đinh Tiên Hoàng. Vua Đinh dòng Hùng Vương là Vua Mặt Trời có một khuôn mặt đội lốt Mặt Trời Tạo Hóa Bọc Trứng Tổ Lang Hùng Mặt Trời.

91. Mặt Trời Biểu Tượng Thái Hậu Dương Vân Nga. clip_image058

Chiếc ngai thứ hai mầu đen, mầu thái âm cho biết thuộc về Thái Hậu Dương Vân Nga. Lưng dựa ngai có hình mặt trời đĩa thái cực chữ S . Mặt Trời đĩa thái cực chữ S này giống mặt trời đĩa thái cực chữ S ở Đền Hùng Vương như đã nói ở trên. Nhưng ở đây Thái Hậu là nữ nên chữ S có hình con rắn có khuôn mặt là nước thái âm, nữ.  Và phần đen âm mang tính cường điệu.

Rõ ràng Thái Hậu Dương Vân Nga có một khuôn mặt bà Vua Mặt Trời dòng Hùng Vương Mặt Trời dòng nước thái âm Hùng Lạc, Lạc Long Quân . So sánh mặt trời chấm-vòng tròn trắng ở ngai đỏ với mặt trời đĩa thái cực chữ S ở ngai đen, ta thấy rõ như dưới ánh sáng mặt trời là mặt trời chấm-vòng tròn và mặt trời đĩa thái cực đều có một nghĩa là mặt trời tạo hóa ứng với vũ-trụ, thái cực. Qua chiếc ngai này ta thấy Thái Hậu Dương Vân Nga cũng được coi là Vua Bà như Vua Đinh. Cả hai thuộc dòng Hùng-Vương-Mặt-Trời đội lốt Mặt Trời Tạo Hóa Bọc Trứng Tổ Lang-Hùng-Mặt-Trời.

…….

V. NGÔN NGỮ HỌC.

Ở trên ta đã nói về ngôn ngữ học các từ Viêm Đế, Đế Minh, Kì Dương Vương, Xích Quỉ, Lạc Long Quân, Lang, Hùng Vương… Ở đây chỉ nói tiếp thêm vài từ còn lại.

92. Âu Cơ, Thái Dương Thần Nữ.

Âu biến âm với au là đỏ (đỏ au). Đỏ là tỏ là mặt trời, lửa. So sánh với Ấn-Âu ngữ ta có Pháp ngữ aube, aurore, Ý, Tây Ban Nha, Bồ ngữ aurora (rạng đông) có au- liên hệ với âu. Như đã nói ở trên Mẹ Tổ Âu Cơ có một khuôn mặt là mặt trời tinh mơ, nhật tảo, rạng đông. Trong Ấn giáo có vị thần Rạng Đông Aurora thường lái xe ngựa cho thần mặt trời Surya. Aurora và Âu Cơ đều có khuôn mặt là mặt trời rạng đông (không có nọc tia sáng tỏa ra).

93. Việt là Rìu, Vật Nhọn Vật Biểu của Mặt Trời.

clip_image060 Nguyên thủy rìu là vật nhọn làm bằng cây, gỗ, rồi bằng đá, kim loại. Giải tự chữ Việt búa bên phải ta có chữ qua (khí giới nhọn): clip_image062 và bên trái có chữ phủ, búa clip_image063. Giải tự thêm chữ qua, ta có: nét sổ chéo hình cây que, còn lại là chữ dực có nghĩa là cung tên clip_image065. Tóm lại, chữ Việt búa gồm phần thứ nhất có cây nọc que, chữ dực cung tên, gộp lại thành chữ qua, khí giới nhọn (can qua là gậy và khí giới nhọn và cũng có nghĩa rộng ra là chiến tranh). Qua chính là Việt ngữ que. Que vót nhọn thành khí giới qua (gậy nhọn và cung tên). Phần thứ hai là cây búa. Vật nhọn, nọc, cọc, rìu búa mang dương tính có một nghĩa biểu tượng mặt trời.

Như đã biết Người Mặt Trời thường cầm rìu, búa, lao cùng với nõ cương cứng… Chữ Việt có gốc từ một từ thuần Việt là Vọt (roi, nọc, que), là chữ Nọc hình que có nghĩa là đực, bộ phận sinh dục nam, dương, mặt trời.

Tóm lại Việt là Vọt, vật nhọn biểu tượng mặt trời. Việt là mặt trời (Việt Là Gì ?).

94. Việt là Mặt Trời.

Theo tác giả Đỗ Ngọc Thành: ‘Tất cả các chữ Việt đều liên hệ tới mặt trời hay biểu tượng mặt trời’ (nhannamphi.com).

95. Man, Mán, Mường, Người Mặt Trời.

Chúng ta là Man, Mán. Mường, Mol có nghĩa là Người. Người là tiểu vũ trụ con của đại vũ trụ. Vũ trụ gồm hai ngành không gian Vũ và mặt trời Trụ. Trong ngành Việt mặt trời thái dương, Người biến âm với Ngời là Sáng (sáng ngời), là Rạng (rạng ngời). Chăm (Champa) ngữ Urang, Mã Nam Dương ngữ Orang là Người. Urang, Orang có -Rang ruột thịt với Việt ngữ Rạng là Ngời, là Người. Chúng ta là Man, Mán, Mường, Mol là Người là Ngời, là Sáng là con ánh sáng, di duệ của Đế Ánh Sáng Đế Minh dòng thần Mặt Trời Viêm Đế.

96. Lang Mặt Trời.

Ngoài nghĩa con trai, chàng nói ở trên, Lang còn biến âm với lạn 爛 : sáng. Như xán lạn 燦爛 rực rỡ, với láng (sáng láng). Ta cũng thấy theo l=r (lóc = róc), lang = rạng = urang = orang (ngời, người). Như vậy Lang còn có một nghĩa là sáng, ngời. Lang là con cháu Đế Ánh Sáng Đế Minh. Lang là Con Trai Ánh Sáng, Người Mặt Trời.

97. Hùng Vương Mặt Trời.

Hùng nghĩa là gì ?

-Hùng là Đỏ, là Tỏ, là Mặt Trời.

-Hùng là Đực (hùng trĩ là con chim trĩ đực). Đực là dương là Mặt Trời.

-Hùng là Mạnh (hùng mạnh, hùng dũng). Mạnh, sức mạnh là một ý nghĩa biểu tượng của Mặt Trời.

-Hùng là Tráng (hùng tráng). Tráng là trai trẻ (trai tráng, tráng niên, tráng niên). Tráng kiện là một ý nghĩa biểu tượng của mặt trời.

-Hùng là Cun. Theo biến âm h = c = k = kh (hủi = cùi), ta có Hùng = Mường ngữ Cun = Đức ngữ Kaiser = Anh ngữ king = cổ ngữ Việt khuấn = Mông Cổ ngữ khan (Gengis Khan) có nghĩa là người cầm đầu, người số một, vua. Các nhà làm văn hóa ở Việt Nam hiện nay lấy theo nghĩa này cho là Hùng Vương là người cầm đầu một bộ lạc, một tù trưởng. Phải hiểu người số một theo nghĩa số 1 là mặt trời. Hiểu người số một là tù trưởng quá nhún nhường, nhún nhường tới độ hèn hạ. Tự nhận mình là một tộc của Đại Hán!

-Hùng biến âm với cổ ngữ Naacal Hun là số 1 (James Churchward, The Children of Mu). Số 1 có một nghĩa là Mặt Trời.

-Hùng biến âm với Uighur ngữ Hun là Mặt Trời (James Churchward, The Sacred Symbols of Mu).

Rõ như dưới ánh sáng mặt trời Hùng là Mặt Trời. Hùng Vương là Vua Mặt Trời. Người Việt là Người Mặt Trời.

VI. VĂN HÓA VIỆT.

Chỉ xin đề cập tới vài điểm chính yếu.

98. Thờ Lửa, Thờ Mặt Trời ở Đền Hùng.

Trước đây ở Đền Trung ở Đền Hùng có thờ Lửa. Thờ Lửa nằm trong tín ngưỡng thờ mặt trời.

99. Băng Đầu Lông Chim Biểu Tượng Mặt Trời.

Trang phục thời Hùng Vương đeo băng đầu (headbands) vòng tròn hình đĩa tròn mặt trời có trang sức lông chim của loài chim mang dương tính (mãnh cầm) biểu tượng mặt trời của tộc người chim mặt trời, ngày nay vẫn còn thấy ở nhiều trong lễ hội Hùng Vương và ở tộc Bách Việt ở nam Trung Quốc như người Ao-Naga…

100. Lọng Mặt Trời.

Lọng mang một ý nghĩa tín ngưỡng nên có nhiều loại lọng với hình dáng khác nhau, mầu sắc khác nhau. Lọng vua Việt Nam giống như chiếc nia tròn mầu đỏ hình đĩa mặt trời. Theo duy dương ngành Việt, đây là lọng mặt trời.

101. Nón Thúng Mặt Trời.

Nón thúng cổ truyền của phụ nữ miền Bắc là hình ảnh rõ nhất của sự thờ mặt trời của chúng ta. Jean Cuisinier trong Les Mường gọi là ‘Le chapeau de Soleil’. Ta cũng thấy rõ bên trong nón có những nọc tia sáng thái dương rạng ngời. Theo duy âm, ánh sáng này là một chuỗi nọc chữ V âm thái dương nhánh thái dương thần nữ Âu Cơ. Người Âu (Ao) ở Assam, phần đất cực tây của địa khối Vân Nam cũng thờ mặt trời như chúng ta như William Carlson trong The Ao Naga Tribe of Assam đã xác định: “in way, there is a sun worship” (tr.87), họ cũng có nón thúng mặt trời: “they have a large circular hat, about three feet in diameter, made of palm leaves and bamboo  stripes” (tr.19) (Họ có cái nón tròn đường kính chừng ba bộ làm bằng lá gồi và nan tre). Đường kính ba bộ khoảng chừng một mét giống hệt nón thúng của phụ nữ miền Bắc. Các tộc Ao (Âu) Naga (Dòng nước, Rắn, Rồng) này thuộc dòng Âu đã kết hợp với dòng Lạc thàn nước Âu Lạc. Họ có nón thúng mặt trời và thờ mặt trời thì hiển nhiên họ ruột thịt với chúng ta. Ngày nay trong các đền miếu còn thờ nón thúng mặt trời, nhất là trong các đền của các bà đồng bóng thờ Mẫu, Thờ Mẹ Trời.

Chiếc nón thúng mặt trời này là vật biểu của Thái Dương Thần Nữ Âu Cơ.

.Búi Tóc ‘Củ Hành’.

Đã nói ở trên.

102. Khăn Vuông Mỏ Quạ.

Vuông có một khuôn mặt biểu tượng cho đất bằng thái dương. Âu Cơ có một khuôn mặt đất nên dẫn 50 con lên núi. Bánh chưng vuông có một khuôn mặt biểu tượng cho đất Âu Cơ đi với khuôn mặt cõi trời hay theo duy dương là mặt trời bánh dầy Lạc Long Quân. Như đã nói ở trên Âu Cơ có một khuôn mặt là Nàng Lửa, thái dương thần nữ, có chim biểu là chim mặt trời mang âm tính. Quạ có một khuôn mặt biểu tượng cho mặt trời.

Quạ có một tên là Ác, chim biểu tượng mặt trời (ác tà…) ruột thịt với Phạn ngữ ark, mặt trời, Campuchia ngữ Athít, mặt trời. Quạ vàng kim ô biểu tượng cho mặt trời dương, ban ngày. Quạ đen biểu tượng cho mặt trời lặn, theo duy âm thái âm là mặt trời âm nữ, cõi âm. Như thế khăn mỏ quạ nhìn theo duy âm biểu tượng cho hai khuôn mặt đất và mặt trời âm nữ của Âu Cơ và theo duy dương biểu tượng cho mặt trời âm nam, mặt trời Nước, hoàng hôn Lạc Long Quân.

103. Vấn Khăn.

Vấn khăn hình con rắn cuộn tròn có hay không có cái độn khăn hình con rắn là trang phục đầu cổ truyền phổ thông của phụ nữ Việt. Theo duy dương phía sau để hai dải vểnh lên như hai cái sừng. Rắn Sừng là Rắn Lạc, Rắn Việt mặt trời biểu tượng của nhánh Lạc Việt Lạc Long Quân. Tộc Santa Catarina, Palopo (Solola), Kachikel của Maya thờ mặt trời cũng vấn khăn kiểu này giống hệt như các phụ nữ dân dã miền Bắc Việt Nam (xem dưới).

104. Khăn Vành Dây.

Người cổ Việt dùng dải dây, dải vải quấn quanh đầu. Dải dây biểu tượng con rắn. Cổ ngữ Việt dải có một nghĩa là con rắn nước. Quấn khăn dải dây con rắn là của tộc nước, Mặt Trời Nước Lạc Long Quân. Lúc đầu mầu đen là mầu âm thái âm nước. Về sau dùng dải đỏ mầu dương thái dương của nhánh lửa và mầu vàng, mầu âm thái dương của nhánh nước thái dương. Thời cận đại để tiện dụng dải dây đóng lại thành vành dây. Hoàng Hậu Nam Phương đội khăn vành dây vàng. Ý nghĩa khăn vành dây là khăn con dải rắn thấy rõ ở tộc Maya tên Tzutujil (Tz’utujil) ở Hồ Atitlán, Guatemala (xem dưới).

Tóm lại khăn vành dây mầu vàng (như của Hoàng Hậu Nam Phương) là trang phục đầu theo duy dương mang ý nghĩa mặt trời nước nhánh Lạc Việt Lạc Long Quân.

105. Khăn Đóng.

Tương tự ngày xưa đàn ông Việt cũng chít khăn. Các tộc khác chế riễu người Việt có ba thứ: ‘Sơn răng, chằng đít, chít đầu’. Đây là ba sắc thái của người Việt. Tài liệu thư tịch thế kỷ thứ 13 cũng như thế kỷ thứ 17 đều cho biết chỉ có những người “quan chức” mới chít khăn và cũng là kiểu khăn “lấy dải buộc lại đằng sau” (Lê Văn Lan, sách đã dẫn). Dải khăn có một khuôn mặt có hình con dải, rắn nước. Chít khăn dải vải đen có hai đầu vểnh lên diễn tả hai sừng biểu tượng cho Rắn Việt nước ngành nọc âm thái dương Lạc Việt Lạc Long Quân. Chít khăn dẫn tới chiếc khăn đóng tiện nghi hiện nay và cũng chỉ thấy giới có chức sắc mới đội khăn đóng. Phía trước trán khăn có hình mà các nhà nho gọi là chữ Nhân 人 (khăn đóng chữ nhân). Dĩ nhiên hiểu nghĩa theo nho giáo. Nhìn dưới chữ nòng nọc vòng tròn-que thì chữ nhân có hình nọc mũi mác clip_image066 có một nghĩa là lửa thái dương. Khăn đóng mầu đen, mầu vàng là của tộc nước nhánh mặt trời Nước thái dương Lạc Long Quân.

106. Quạt 18 Nan.

Quạt biểu tượng cho gió. Theo qu = v như quấn = vấn, ta có quạt = Phạn ngữ vâta, quạt, gió. Ở Hà Đông có làng nghề làm quạt tên là làng Vát. Việt ngữ vạt (áo) chỉ phần, mảnh áo, tà áo gió bay. Quạt là biểu tượng của khuôn mặt gió, không khí, bầu trời của Hùng Vương. Phái nam quan họ con cháu Lang Hùng cầm quạt. Nếu quạt có 18 nan có một khuôn mặt biểu tượng cho Hùng Vương mặt trời mọc (số 18 là số DNA của Hùng Vương). Quạt 18 cây nan mầu đỏ là quạt biểu của nhánh Hùng Kì Chim Âu Cơ. Quật 18 cây nan mầu tím hồng là quạt biểu của nhánh Hùng Lạc Rắn Lạc Long Quân. Quạt 18 nan mầu hồng là quạt biểu của phía Âu Cơ mặt trời hừng đông.

Người Nhật con cháu thái dương thần nữ Amaterasu phái nam cũng cầm quạt. Quạt hiểu theo nghĩa biểu tượng quyền lực, sức mạnh cũng liên hệ với mặt trời.

107. Hiến Tế Người Thờ Mặt Trời.

Người cổ Việt cũng hiến tế người. Tống Ngọc trong bài Chiêu hồn có đoạn:

“Hồn hỡi hồn, về đây, đừng xuống phương Nam,

Đó là xứ rắn, mãng xà khổng lồ,

Bọn xâm trán, bọn đen răng sẽ mần thịt

Hồn để cúng tế, nấu xương hồn mà làm canh”.

cho thấy “phương Nam xứ rắn” tức các tộc họ Nòng Rắn-Trăn nước khổng lồ anaconda, dòng Rắn Rồng Lạc Việt Lạc Long Quân có tục “bọn xâm trán, đen răng” (mầu đen là mầu thái âm, mầu nước thái âm, phần nước không có ánh sáng chiếu tới). Răng đen là biểu tượng của tộc nước thái âm của dòng Mặt Trời Nước Lạc Long Quân. Cúng tế người là tục thờ mặt trời.

Như đã nói ở trên, ở mặt những trống biến cải làm thành vật thờ Điền Việt còn thấy nhiều cảnh hiến tế người này. Trống đồng là trống biểu tượng mặt trời nên cảnh hiến tế này liên hệ với hiến tế mặt trời.

Rõ ràng người Việt Mặt Trời có tục hiến tế mặt trời.

108. Cúng máu tươi Thờ Mặt Trời.

Hồi bé, tôi thấy mỗi lần giỗ tết thường cắt tiết gà hứng vào đĩa rồi để lên bàn thờ cúng. Cúng máu tươi là một tục tế lễ mặt trời. Cúng máu cho ai? Cho tổ tiên. Tổ tiên tối cao tối thượng dĩ nhiên là Tổ Hùng đại vũ trụ Mặt Trời Viêm Đế, Tổ Hùng tiểu vũ trụ Đế Minh, Tổ Hùng lịch sử, di duệ của thần Mặt Trời Viêm Đế…

109. Ăn Tiết Canh Thờ Mặt Trời.

Rõ nhất là người Việt ngày nay còn ăn máu sống thú vật thay cho máu người dưới dạng tiết canh. Hiện nay chúng ta còn nghe câu hát ‘Thề phân thây uống máu quân thù’ (Văn Cao), giống như người Aztec phân thây uống máu kẻ thù trong lúc hiến tế người cho thần mặt trời. Đây là một dấu tích của tục thờ phượng thần mặt trời.

110. Xôi Gấc, Tế Thực Thờ Mặt Trời.

Cúng tổ, lễ tết thường có mâm xôi gấc mầu đỏ hình mặt trời. Đây là một tế thực thờ mặt trời, tổ tiên Việt Mặt Trời.

111. Bánh Dầy, Tế Thực Thờ Mặt Trời.

Bánh dầy bánh chưng có một khuôn mặt biểu tượng cho Trời tròn Đất vuông. Theo duy dương bánh dầy tròn có một khuôn mặt là mặt trời đĩa tròn nguyên tạo tạo hóa. Ở nhánh Lạc Việt Lạc Long Quân bánh dầy mang tính mặt trời nọc âm, mặt trời hoàng hôn nên thường nhuộm mầu tím đỏ (mầu huân, mầu quân). Còn về phía thái âm nữ, mặt trời nữ thái dương nhật tảo Âu Cơ thì bánh dầy nhuộm mầu hồng…

Miền Trung, Nam có bánh tét hình trụ tròn gọi là đòn bánh tét thay cho bánh chưng. Theo duy dương bánh tét trụ tròn có một khuôn mặt là trụ, nọc, nõ, linga, mặt trời. Đi cặp với đòn bánh tét mang dương tính, nọc thì bánh dầy bây giờ mang âm tính nòng, thái âm. Đòn bánh tét để trên bánh dầy tròn mang hình ảnh nõ linga hình trụ cắm trên yoni tròn. Như thế đòn bánh tét có một khuôn mặt là nọc, nõ, linga, mặt trời và bánh dầy có một khuôn mặt nòng, nường yoni, mặt trăng.

Bánh dầy, bánh chưng, bánh tét là dấu tích người Việt thờ vũ trụ giáo, thờ mặt trời.

112. Bánh Đa.

Đa là đỏ, là lửa, là mặt trời. Ta có gò Đống Đa là gò Đống Mặt trời, Gò Đống Lửa đi đôi với Gò Đống Lã là Gò Đống Nước (nước lã). Đa liên hệ với Phạn ngữ dagh, dah: đốt, bỏng. Bánh đa có hình tròn. Khi nướng nổi phồng cục trông như một đĩa tròn đang sôi sùng sục. Bánh đa nướng mang hình ảnh mặt trời nóng bỏng, đang sôi sùng sục. Bánh đa là bánh Mặt Trời Nóng bỏng, rạng ngời. Bánh đa, bánh Mặt trời, tế thực của dân Việt Mặt Trời thái dương.

113. Thờ Cau.

Vào ngày giỗ Tổ Hùng thường thờ cau ở Đền Hùng Phú Thọ. Trên bàn thờ phải có buồng cau. Thờ cau nhưng không thờ trầu. Tại sao?

Như tôi đã viết trong bài viết Ý Nghĩa Miếng Trầu trong Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt, cau mang trọn ý nghĩa vũ trụ tạo sinh trong vũ trụ giáo. Thờ Cau là thờ vũ trụ trong đó ở ngành dương tức ngành Lang Hùng là thờ mặt trời.

Ở đây xin vắn tắt nhắc lại chỉ dựa theo nghĩa của quả cau. Cau ruột thịt với Phạn ngữ khadira, cau. Cau và khadira có gốc ca, kha- có một nghĩa là cà. Quả cà là quả trứng. Cây cà là cây trứng (egg-plant). Ta có các câu đồng dao: ‘Cậu lậu quả cà, Cậu già cậu chết…’ Lậu quả cà là lậu quả trứng dái (Ca Dao Tục Ngữ Tinh Hoa Dân Việt) và ‘Chơi với cây bưởi, Cây bưởi cho hoa, Chơi với cây cà, Cây cà cho dái… Rõ như ban ngày cau, khadira, cà có một nghĩa là trứng. Nghĩa trứng này thấy rõ qua tên cổ Việt và Mường là Nang là Cau (mo nang là mo cau, Mã Lai có Pinang, Pénang là Đảo Cau, Hán Việt lang 榔, tân lang, binh lang là cau) và Nang cũng có nghĩa là bọc, trứng. Cau là trứng vì quả cau, quả nang bên ngoài có hình trứng và khi bổ đôi có hình quả trứng luộc bổ hai. Sau đây là vài ý nghĩa chính của từ Nang ứng với các giai kỳ của qui trình vũ trụ tạo sinh:

-Hư vô.

Quả nang là Bọc, bao, bào, bầu, túi như bướu nang (cyst) là bướu bọc, có một khuôn mặt là bọc hư vô, bầu vũ trụ, bầu trời. Thờ cau Nang là thờ bọc hư vô, bọc, bầu vũ trụ, trong tín ngưỡng là thờ đấng tạo hóa chí tôn khởi thủy (chết là trở về với hư vô, với tạo hóa).

-Thái cực.

Quả nang như vừa nói ở trên có nghĩa là trứng. Thờ Cau, Nang là thờ trứng, thờ Trứng Vũ Trụ, Trứng Thế Gian ứng với thái cực. Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt là thờ Trứng Vũ Trụ Viêm Đế-Thần Nông nhất thể và Trứng Thế Gian 100 Lang Hùng.

-Lưỡng nghi.

Nhìn dưới dạng hai cực riêng rẽ cau trứng biểu tượng cho lưỡng cực có một khuôn mặt là lưỡng nghi.

Và nang, lang còn nhiều nghĩa nữa ứng với tứ tượng, tam thế, sinh tử, tái sinh, vĩnh hằng nhưng xin dừng lại ở đây vì viết thêm, dài dòng quá (xem Ý Nghĩa Miếng Trầu Cau, Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt).

Tóm lại qua nghĩa của từ Cau, Nang, Lang quả cau diễn tả trọn vẹn vũ trụ thuyết gồm hư vô, thái cực, lưỡng nghi…

Như vậy ở Đền Hùng phái nam, toàn con trai Lang Mặt Trời ngành Nọc Việt Mặt Trời thái dương thì thờ Cau,

Nang có những khuôn mặt dương, mặt trời chính như sau:

-Ở tầng thái cực: thờ cau với nghĩa trứng lưỡng tính phái nhất thể là thờ bọc trứng chim, Bọc Trứng Mặt Trời clip_image067

tiểu vũ trụ thế gian 100 Lang Hùng đội lốt bọc trứng mặt trời Viêm Đế-Thần Nông nhất thể cõi đại vũ trụ.

-Ở cực dương tầng lưỡng nghi thờ cau với nghĩa lang là thờ Hùng Lang Mặt Trời nhánh nọc Việt mặt trời thái dương.

Tại sao ở Đền Tổ Hùng chỉ thờ cau chứ không thờ trầu? Như đã nói ở trên cau Việt ngữ còn gọi là nang (mo nang là mo cua), Hán Việt lang (binh lang) là cau. Lang cũng có nghĩa là chàng, con trai. Trái cau hình trứng (nang) là hòn nang (trứng dái) của lang. Đền Hùng Vương thời Lang Hùng nên chỉ thời cau lang. Lá trầu thuộc dòng lá đa có một nghĩa biểu tượng cho bộ phận sinh dục nữ (xem dưới). Đây là lý do tại sao ở Đền Hùng chỉ thờ cau mà không thờ trầu.

Truyện trầu cau có cau theo duy dương nhìn theo Hán Việt là quả Lang là Chàng và lá trầu là lá đỏ, lá Đa, lá Nàng nên mới dùng trong hôn nhân là vậy.

Tóm lại thờ Cau ở Đền Hùng, ở ngành nọc Việt Mặt Trời thái dương, có khuôn mặt là thờ Mặt Trời Bọc Trứng Chim Mặt Trời sinh tạo Lang Hùng ở tiểu vũ trụ đội lốt Mặt Trời Bọc Trứng đại vũ trụ Viêm Đế-Thần Nông tạo hóa và thờ Mặt Trời Lang Hùng, Tổ Hùng thế gian của các Hùng Vương lịch sử.

114. Thờ Cây Trầu Trong Ngày Vía Phù Đổng Thiên Vương.

Ngược lại cây trầu được dùng làm tế vật trong ngày vía Ông Dóng Phù Đổng Thiên Vương: trong ngày rước Thánh Dóng “nhân dân thôn Tam Đảo, xã Tam Ninh rước trầu không vào ngày hội chính. Hôm sau thì trồng trầu ngay ở đấy” (Hùng Vương Dựng Nước). Tại sao gọi là ông Dóng? Dóng là khúc cây hình trụ như dóng mía, hình ống như ống tre có thể dùng là dùi trống. Dóng trống là đánh trống (khua chiêng dóng trống). Trống biểu tượng cho sấm (Đánh trống qua cửa nhà sấm). Ông Dóng là Ông Dóng Sấm là ông Thần Sấm.

Theo truyền thuyết Nàng Liên con đạo sĩ Lưu Huyền, cha nuôi của hai anh em sinh đôi Cao Tân và Cao Lang trong truyện Trầu Cau, khi chết biến thành dây trầu (Lĩnh Nam Chích Quái). Liên là hoa sen loài hoa mọc dưới nước có một nghĩa biểu tượng là bộ phận sinh dục nữ (Sự Đời Như Cái Lá Đa). Lá trầu Liên có một khuôn mặt là lá đa. Kiểm chứng với nghĩa của từ trầu ta cũng thấy đúng như vậy. Trầu (cổ ngữ tlu) biến âm với Hán Việt châu, chu có một nghĩa 朱 chu là đỏ. Phạn ngữ pan là trầu và cũng có nghĩa là đỏ. Theo biến âm p = b (thấy nhiều giữa Mường và Việt ngữ như pói = bói) ta có pan = Mã-Nam Dương ngữ bangbang, đỏ = Việt ngữ bàng là đỏ (cây bàng lá đỏ). Như vậy trầu là đỏ, lửa, mặt trời. Hiển nhiên lá trầu nang Liên là lá đỏ. Lá trầu có cùng nghĩa với lá đa có một nghĩa là lá đỏ (Sự Đời Như Cái Lá Đa). Đây là lý do tại sao lá trầu không được dùng trong khi giỗ Tổ Hùng. Tuy nhiên theo duy dương theo phái nam (Ông Dóng) thì cây trầu hay dây trầu lại mang nghĩa dương: hiểu theo cây là cây đỏ, cây lửa và hiểu theo dây là dây đỏ, dây lửa. Cây trầu Cây Lửa chính là Gậy Lửa, Dóng Lửa tức dóng sấm, búa thiên lôi của ông Dóng, chính là cây gậy sắt của Ông Dóng. Nếu hiểu theo dây trầu là Dây Lửa thì đây là ‘dây’ Chớp Lửa của ông Dóng. Vì vậy ở đây trong ngày vía Ông Dóng không tế lễ Lá Trầu mà tế lễ Cây Trầu hay Dây Trầu rồi ngày hôm sau đem trồng. Ta cũng thấy trầu còn gọi là Trầu-Không. Không có một nghĩa là không gian, không khí, gió. Rõ như ban ngày cây trâu không là Dóng Sấm Dông Gió và dây trầu không là Chớp Dông gió. Ông Dóng quả đúng là ông thần sấm dông vì thế mới có tước phong là Phù Đổng Thiên Vương (Phù là gió nổi, Dông, Đổng là động Sấm), Ông Sấm Dông Nhà Trời. Ông có máu dông gió nên cưỡi ngựa bay được về trời.

Bây giờ ta tìm hiểu tại sao Ông Dóng giúp Hùng Vương thứ 6 đánh diệt giặc Ân (theo Lĩnh Nam Chích Quái ở phần chú thích). Như đã biết ở Đền Hùng Phú Thọ chỉ có lăng Hùng Vương thứ 6 và có bảng viết lời dặn lại của ngài: “khi ta chết hãy chôn ta trên đỉnh núi cả, đứng trên cao ta sẽ trông nom bờ cõi cho con cháu…”. Câu nói này cho thấy ngài đã giữ gìn bờ cõi đánh đuổi giặc Ân phương Bắc.

Như đã nói ở trên số 6 âm thái dương là số DNA của Âu Cơ. Hùng Vương thứ 6 thuộc dòng nọc Việt Chim Âu Cơ có mang dòng máu số 6 tức số Tốn, gió âm cùng dòng với Ông Dóng Sấm Dông Gió dương. Hiển nhiên Phù Đổng Thiên Vương giúp Hùng Vương thứ 6 là vậy. Ông Dóng Sấm Dông có dòng máu lửa, dương phía âm mang  tính trội dòng Âu Cơ nên chồng Lạc Long Quân xuất hiện ra dưới dạng một cụ già râu tóc bạc phơ, đã sai Ông Dóng giúp Hùng Vương thứ 6. Ông Dóng vì thế có khi được coi là hóa thân của Lạc Long Quân.

Ông Dóng Nhà Trời có một khuôn mặt dòng Mặt Trời Âu Cơ.

VII. CHỮ NÒNG NỌC VÒNG TRÒN-QUE.

Trong văn hóa Việt thấy có cả một quyển từ điển chữ nòng nọc vòng tròn-que ghi lại trên trống đồng nòng nọc của đại tộc Đông Sơn, viết hết sức chuẩn theo đúng ngữ pháp nòng nọc (âm dương) trong đó có những chữ, từ (word) chỉ mặt trời.

115. Từ Vòng Tròn-Chấm clip_image067[1] Mặt Trời.

Từ chấm vòng tròn là một từ nòng nọc hỗn hợp đầu tiên, mang trọn vẹn nghĩa của vũ trụ tạo sinh, dịch học mang tính tạo hóa, sinh tạo, nguyên tạo (Chữ Nòng Nọc Vòng Tròn-Que: Từ Vòng Tròn-Chấm/Chấm Vòng Tròn). Ở đây chỉ nói tới nghĩa Mặt Trời theo duy dương ngành Nọc Việt Mặt Trời thái dương của nhánh nọc mặt trời thái dương. Những nghĩa mặt trời chính là:

-Ở tầng thái cực.

Mặt Trời lưỡng tính phái tạo hóa, vũ trụ, trứng vũ trụ, càn khôn ở tầng thái cực. Ví dụ mặt trời Ra Ai Cập lưỡng tính phái, diễn tả theo linh tự là chấm-vòng tròn trong truyền thuyết Ai Cập cổ clip_image068. Mặt Trời Ra này coi như là Mặt Trời Tạo Hóa (Sun as Creator) ứng với Đại Tổ Hùng cõi đại vũ trụ Viêm Đế-Thần Nông nhất thể và với Tiểu Tổ Hùng cõi tiểu vũ trụ Bọc Trứng 100 Hùng Lang đội lốt Đại Tổ Hùng. Từ chấm-vòng tròn này có một khuôn mặt là Bọc Trứng Chim Mặt Trời Trăm Lang Hùng clip_image070 . Từ này thấy rõ trên bài vị ở Đền Hùng Phú Thọ:

clip_image072Từ chấm-vòng tròn trên bài vị ở Đền Hùng Phú Thọ (ảnh của tác giả).

-Ở tầng lưỡng nghi.

Nhánh nọc Việt Mặt Trời thái dương ứng với cực dương. Theo duy dương ở cực dương từ chấm-vòng tròn có nghĩa là mặt trời mang tính nguyên tạo, sinh tạo. Ví dụ như mặt trời con mắt, mặt trời Apollo: clip_image074 . Hán ngữ nhật (mặt trời, ngày) do mặt trời chấm-vòng trời này sinh ra clip_image076. Mặt trời này thấy rất nhiều trên trống đồng nòng nọc của đại tộc Đông Sơn (Chữ Nòng Nọc Vòng Tròn-Que), ở Đền Đinh Tiên Hoàng (đã nói ở trên)…

Tóm lại có rất nhiều chữ nòng nọc vòng tròn-que trong văn hóa Việt Nam cho thấy chúng ta thờ mặt trời, là di duệ của thần mặt trời, Người Việt là Người Mặt Trời.

VIII. BÁCH VIỆT THỜ MẶT TRỜI.

– Nòng Việt Tráng (Choang, Zhuang).

Thấy qua Nghệ Thuật Vẽ Trên Đá ở vách đá Hoa Sơn, Quảng Châu như đã nói ở trên.

116. Tộc Yi Thờ Mặt Trời.

Ngày nay tộc Yi ở Vân Nam vẫn còn giữ tục thờ mặt trời. Họ có biểu tượng mặt trời nhất thể, vũ trụ, thái cực chữ S :

clip_image078(ảnh của tác giả chụp tại ngôi làng văn hóa sắc tộc ở Thẩm Quyến).

Mặt trời thái cực, vũ trụ có khối lửa đĩa tròn nòng nọc (âm dương) hình chữ S của người Yi này giống mặt trời thái cực thấy ở đền Hùng Phú Thọ. Mặt trời cũng diễn tả đúng như mặt trời (trụ) nằm trong vỏ không gian (vũ) ở tâm mặt trống nòng nọc của đại tộc Đông Sơn. Tộc Yi cũng thờ trống đồng.

117. Nam Việt Thờ Mặt Trời.

Hiển nhiên Nam Việt thuộc Bách Việt (Những Nét Văn Hóa Bách Việt Trong Mộ Nam Việt Vương, Quảng Châu). Ngay cổng chính Bảo Tàng Viện, trên cao nhất có hình mặt trời. Đây là biểu tượng của Bách Việt, Người Mặt Trời. Hiển nhiên Nam Việt là một thành phần của Bách Việt. Không một viện bảo tàng nào khác của Trung Quốc có để mặt trời tại ngay cổng chính.

clip_image080Mặt Trời ở mặt tiền Bảo Tàng Viện Nam Việt Vương, Quảng Châu (ảnh của tác giả).

Mặt trời ở đây có nọc tia sáng hình tam giác ngược, một biến thể của từ chữ V, là mặt trời Việt nọc âm thái dương êm dịu, nhánh nòng âm, nước của ngành mặt trời Việt thái dương phía Âu-Lạc. Mặt Trời có hai loại nọc tia sáng một dài, một ngắn (dài biểu tượng cho phía dương còn ngắn biểu tượng cho phía âm) cho thấy là mặt trời lưỡng tính phái nhánh nọc âm thái dương ứng với hai khuôn mặt nòng nọc (âm dương), Chim-Rắn, Tiên Rồng của nhánh nọc Nọc Việt Mặt Trời.

118. Tộc Tộc Jingo, Vân Nam, Nam Trung Quốc là Tộc Chim Cắt Mặt Trời.

Vân Nam, Nam Trung Quốc, địa bàn cũ Bách Việt có tộc Jingo có trang phục đầu chim cắt, chim Việt.

clip_image082Tộc Jingo có trang phục đầu chim cắt, chim Việt (ảnh của tác giả chụp tại Bảo Tàng Dân Tộc Thiểu Số Vân Nam).

119. Triều Tiên, Ánh Chiêu Dương, Mặt Trời Hừng Sáng.

Tên nước Triều Tiên có nghĩa là Ánh Chiêu Dương đầu tiên của ngày, tức ánh bình minh. Ngày nay người Đại Hàn dịch chữ Triều Tiên ra Anh ngữ là “Morning Calm”. Ánh Chiêu Dương gần cận với Hừng Rạng, Hừng Việt, Hùng Vương Mặt Trời Mọc, với mặt trời tinh mơ, nhật ảo Âu Cơ. Với từ ‘calm’ nghiêng nhiều về phía mặt trời tinh mơ Âu Cơ hơn. Cổ sử Đại Hàn và cổ sử của chúng ta cũng gặp nhau ở cái bọc Trứng Thế Gian. Các tộc phía nam của Tam Hàn cũng có huyền thoại cho rằng vua tổ của họ do trứng nở ra y hệt truyện Âu Cơ đẻ ra một bọc trứng nở ra các Tổ Hùng Lang Mặt Trời. Họ có Vua Thankun có một khuôn mặt Đế Minh đẻ ra vua tổ thế gian Kija tương ứng với Kì Dương Vương. Tam Hàn cũng ruột thịt với Lạc Long Quân. Trong Nguồn Gốc Mã Lai Của Việt Nam, tác giả Bình Nguyên Lộc viết “Sử đời Chu cho biết rợ Tam Hàn vốn là dân Lạc viết với bộ trãi, tức là dân Đông Di, gốc ở cực đông bắc Trung Hoa thời thượng cổ”. Ta thấy dân Đại Hàn có chi Lạc viết với bộ trãi y hệt chữ Lạc trong tên Lạc Long Quân cũng viết với bộ trãi. Bình Nguyên Lộc cũng đã nhận ra sự liên hệ này: ”Nhưng người Tầu đã sai lầm mà phân biệt Đông Di và Nam Man vì cứ theo lời họ tả thì Đông Di giống hệt Nam Man cũng xâm mình và nhuộm răng đen và ta sẽ thấy… rằng rợ Đông Di, đích thị là Việt”. Người Đại Hàn cũng nhận mình có nguồn gốc ở Hồ Động Đình (Hồ Động Đình và Bách Việt).

Tóm lại Triểu Tiên, Ánh Chiêu Dương ruột thịt với Hùng Vương là Vua Mặt Trời Mọc con của Âu Cơ, thần mặt trời nữ rạng sáng, nhật tảo.

……

IX. TƯƠNG ĐỒNG VỚI CÁC TỘC THỜ MẶT TRỜI KHÁC.

-Các tộc Bách Việt hay liên hệ với Bách Việt thờ mặt trời.

Nòng Việt Tráng (Choang), Điền Việt, Nam Việt, Ao Naga đã nói ở trên.

120. Lạc Việt Mặt Trời Hải Đảo.

Các tộc ở hải đảo Nam Dương, Mã Lai, Papua New Guinea, Đảo Cook … đều có cốt lõi văn hóa Chim Bổ Cắt-Rắn Nước tương đồng với Việt Nam. Dayak được các tác giả Việt Nam (như Kim Định) cho là một thứ Bộc Việt (theo tôi là Nòng Việt)…

-Các Tộc Khác.

121. Aztec, Người Mặt Trời.

Các tộc thổ dân Mỹ châu thờ mặt trời có nguồn gốc từ Đông Nam Á, có văn hóa lưỡng hợp chim-rắn như văn hóa Chim Rắn Tiên Rồng của Việt Nam. Họ nhận mình là Con của Ánh Sáng (Children of Light), là Người Mặt Trời (The People of the Sun). Đặc biệt là Aztec. Aztec có hai nghĩa. Một nghĩa là Rìu và một nghĩa là Cò. Tại sao? Vì Aztec cũng có văn hóa dựa trên lưỡng hợp Rắn Lông Chim Quetzalcoatl như chúng ta có Chim-Rắn nên từ Aztec có hai nghĩa ở hai ngành nòng nọc, âm dương khác nhau. Ta phải nhìn dưới hai diện duy dương chim và duy âm rắn. Theo duy dương ngành nọc thì Aztec được cho có nghĩa là “at the place in the vicinity of tools” with Az-: tools (Wikipedia) (‘ở chỗ lân cận dụng cụ’ với Az là dụng cụ). Dụng cụ của người tiền sử là que, gậy, nọc nhọn, rìu đá, một thứ Việt. Ta cũng thấy Aztec ruột thịt với Phạn ngữ ak, đục, xuyên (bằng vật nhọn), nhọn sắc; gốc Hy Lạp ake, nhọn, Anh ngữ adze, axe, rìu, arrow, mũi tên…

Như thế với nghĩa AZ là Dụng Cụ thì Aztec có nghĩa là Adze, Axe, Rìu, Việt. Aztec = Az = Adze = Rìu = Việt.

Theo duy dương, Aztec là Tộc Rìu, Tộc Việt của ngành nọc dương.

Theo duy âm, Aztec được giải nghĩa là tộc Cò, Hạc. Aztec phát sinh từ Tây Ban Nha ngữ Azteca, có gốc từ tiếng Nahuatl là Aztecatl chỉ nguyên quán Aztlán gần chỗ hạc, cò (azta là hạc, cò và tlan là lân cận, gần) (http://dictionary.reference.com). Aztlán là “place of Herons” hay “place of egrets“ (‘chỗ Cò, Mường Cò’) (Crónica Mexicáyotl). Aztec là Vùng đất Cò, Mường Cò (một địa danh huyền thoại)

clip_image084Tộc Cò Aztec (nguồn internet).

Như thế, theo duy âm Aztec là tộc Cò, Hạc, một thứ chim Việt ngành nòng âm.

Tóm lại Aztec dù giải thích theo nghĩa nào cũng liên hệ với Việt Nam. Văn hóa Aztec tương đồng với văn hóa Việt Nam. Điểm tương đồng bàng hoàng nhất là Aztec có một vị thần bảo hộ là Thần Trắng (White God). Thần là một người râu dài, da trắng. Khi chia tay dặn người Aztec mỗi khi họ bị lâm nguy thì kêu cầu cứu, cụ sẽ trở về cứu giúp họ. Vị Thần Trắng này giống hệt như Lạc Long Quân. Lạc Long Quân cũng là một Người Già râu tóc bạc phơ, thường mặc áo trắng, khi chia tay cũng dặn con dân Việt rằng khi nào các con gặp nguy khốn, nhớ gọi ta, ta sẽ trở về cứu giúp các con. Vì thế những lúc lâm nguy người Việt thường gọi ‘Bố ơi, bố ở đâu? về cứu chúng con’. Cũng vì tin vào vị Thần Trắng này mà cả một đế quốc Aztec đã rơi vào một tay viễn chinh Tây Ban Nha Hernandez Cortés với vài chục thuộc hạ. Vua chúa Aztec lúc đó đã tưởng lầm Hernandez Cortés là vị Thần Trắng của họ trở về cứu giúp họ.

Tóm lại Aztec hiểu theo nghĩa dương của âm là Tộc Cò tương ứng với Tộc Cò Lang Việt. Aztec Cò là một thứ Lang Việt thuộc nhánh Nông của ngành Thần Nông ở Trung Mỹ. Hiểu theo duy dương, Aztec là Tộc Rìu tương ứng với Viêm Việt. Aztec Rìu là một thứ Kì Việt ở Trung Mỹ tương ứng Tộc Việt Rìu thái dương thuộc nhánh Viêm ngành Viêm Đế. Aztec là Người Mặt Trời giống như chúng ta Xích Quỉ, Người Mặt Trời (Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt).

Rõ như ban ngày, như đã thấy, có sự tương đồng giữa tộc Aztec Rìu, Cò và tộc Việt Rìu, Cò Lang. Người Aztec nhận mình là The People of the Sun. Không còn gì để nói nữa, Người Việt là Người Mặt Trời giống như Người Aztec là Người Mặt Trời.

122. Maya, Người Mặt Trời Nhánh Nọc Âm Thái Dương.

Maya Trung Mỹ, một tộc ruột thịt với Lạc Việt, Việt Nam. Người Maya có DNA giống chúng ta, nói ngôn ngữ ruột thịt với tiếng Việt (Đức Chúa Jesus Nói Tiếng Việt), có nền văn hóa có cốt lõi lưỡng hợp chim-rắn Kukulcan giống như Tiên Rồng chim cắt-rắn nước của Việt Nam… Có tác giả cho Maya là một thứ Bộc Việt, tôi cho Maya là Nòng Việt hay Lạc Việt Trung Mỹ (xem Sự Tương Đồng Với Maya). Người Maya cũng có rìu Việt mặt trời giống chữ Việt trên giáp cốt văn:

clip_image086Đặc biệt có các tộc Maya tộc Tzutujil ở Santiogo, Hồ Atitlán, Guatemala có trang phục đầu cổ truyền phụ nữ giống hệt trang phục đầu cổ truyền phụ nữ Việt Nam mang dòng máu Lạc Việt.

clip_image088Khăn vành dây này mang biểu tượng con rắn cầu vồng: “Sự kết hợp giữa rắn và vành khăn cũng thấy ở các tộc Tzutujil tại San Pedro La Laguna, họ xem vành khăn như là một con rắn mầu sắc với đầu người’ (This association between the Serpent and the Ribon headdress also seen among the Tzutujil of San Pedro La Laguna, who envision the Ribon headdress as a color Serpent with a human head) (Paul 1974:294). Mầu cầu vồng là mầu quang phổ ánh sáng trắng. Khăn vành dây rắn mầu cầu vồng tocayal mang hình ảnh rắn Nước Ánh Sáng, Rắn Mặt Trời Nước Lạc Long Quân cháu của Đế Ánh Sáng Đế Minh. Ngoài khăn vành dây ở đây cũng thấy có tộc như Santa Catarina, Palopo (Solola), Kachikel vấn khăn thường giống hệt như các phụ nữ dân dã miền Bắc Việt Nam.

clip_image090Các tộc Maya tộc Tzutujil ở Santiogo, Hồ Atitlán, Guatemala vấn khăn thường giống hệt như các phụ nữ dân dã miền Bắc Việt Nam ((ảnh của tác giả).

Như đã nói ở trên, vấn khăn có độn khăn hình con rắn hay vấn tóc trần mang hình ảnh rắn nước dương, Rắn Việt nhánh Lạc Long Quân.

123. Ai Cập, Con Dân Mặt Trời.

Ai Cập cổ thờ mặt trời tương đồng mật thiết với Việt Nam (xem Tương Đồng Với Ai Cập).

.Âu Cơ mang hình bóng tương đồng với nữ thần mặt trời Isis.

.Lạc Long Quân mang hình bóng Osiris. Thần Osiris cũng có một khuôn mặt chúa tể cõi âm, cũng là một người già râu dài như Lạc Long Quân.

.Cửu Thần Ennead

Cửu Thần Tổ Ai Cập cổ mang hình bóng 9 vị thần tổ Viêm Việt: Thần tổ tối cao của chúng ta là Đấng Tạo Hóa Viêm Đế-Thần Nông nhất thể. Ở cõi tạo hóa vũ trụ là bốn vị Đế là Đế Viêm, Đế Đế, Đế Thần và Đế Nông. Ở cõi tiểu vũ trụ, thế gian là bốn vị vương: Đế Minh (Đế Minh là vị thần chuyển tiếp giữa đại vũ trụ và tiểu vũ trụ. Ở đại vũ trụ có tước hiệu Đế. Ở cõi tiểu vũ trụ có tước hiệu Vương ứng với tượng lửa thái dương), Kì Dương Vương, Lạc Long Quân và Tổ Hùng Vương thế gian truyền thuyết. Tổng cộng Việt Nam có 9 thần tổ giống Cửu Thần Ennead.

.Tổ Hùng thế gian nhánh lửa, chim Việt Bổ Cắt mang hình bóng Horus có chim biểu là chim ưng.

.Hùng Vương mặt trời lịch sử mang hình bóng Vua Mặt Trời Pharaohs.

.Các vua mặt trời Pharaohs đều mang tính nam, đàn ông diễn tả bằng chòm dâu dê, ngay cả Hoàng hậu Hatshepsut khi xưng là một Pharaoh, tượng và các hình vẽ của bà cũng có chòm râu dê. Điểm này giống hệt là bọc trứng chim mặt trời sinh ra toàn con trai, toàn là Lang mặt trời.

….

124. Ấn Độ Thờ Mặt Trời.

Văn hóa Thung Lũng Sông Ấn là văn hóa của những người bản địa Dravidian có trước văn hóa Veda (là thứ văn hóa của người Caucase Aryans pha trộn với văn hóa bản địa). Văn hóa Thung Lũng Sông Ấn liên hệ mật thiết với văn hóa Sông Hồng. Cả hai đều là văn hóa sông nước, nông nghiệp nghiêng nhiều về mẫu quyền, thờ thần nữ. Mẹ tổ nguyên khởi đều sinh ra từ cây đa, cây si (Mẹ Tổ Thung Lũng Sông Ấn sinh ra từ cây đa còn Mẹ Tổ Dạ Dần Mường Việt sinh ra từ cây si)… Trong các khảo cổ vật có những triện đất sét ở Harappa, thiên niên kỷ thứ nhất Trước Dương Lịch có hình mặt trời mang hình ảnh giống hình mặt trời trên trống đồng nòng nọc của đại tộc Đông Sơn.

clip_image092Những triện đất sét ở Harappa có hình mặt trời giống như hình mặt trời trên trống đồng nòng nọc của đại tộc Đông Sơn (nguồn: Mandanjeet Singh, The Sun).

Cũng có những dấu tích họ thờ mặt trời ví dụ thấy qua vị thần ba mặt có sừng.

clip_image094Thần đầu sừng (nguồn: John D. La Plante, Asian Art, Stanford University).

Thần có ba mặt tương ứng với thần Brahma có 3 mặt trong Ấn giáo sau này. Brahma có một khuôn mặt là thượng đế nhất thể. Ở ngành nọc dương có một khuôn mặt là mặt trời. Hai sừng là hai nọc nhọn, hai dương, thái dương. Bò, dê có hai sừng nhọn có một khuôn mặt là thú biểu của mặt trời thái dương thấy rõ trong văn hóa Ai Cập cổ và trong Ấn giáo (bò Nandi là thú biểu của Shiva, Trụ Lửa có một khuôn mặt là mặt trời thiên đỉnh trên trục thế giới). Như thế vị thần 3 mặt có sừng này có một khuôn mặt là thần mặt trời. Ở đây cũng có triện Mohenjo-daro mặt trời có đầu các nọc tia sáng là các con thú có sừng.

clip_image096Mặt Trời có đầu nọc tia sáng là các con thú có sừng (thiên niên kỷ thứ nhất Trước Dương Lịch, Bảo Tàng Viện Quốc Gia Ấn Độ, New Delhi, Ấn Độ).

Mặt Trời bên trong có vành nọc tia sáng mũi mác mang tính nọc dương thái dương giống như mặt trời trên trống đồng và bên ngoài có 6 nọc tia sáng chuyển động uốn cong mang âm tính, hình chong chóng. Đầu tia sáng uốn cong này có đầu thú có sừng mang tính thái dương. Ánh sáng này mang tính nọc âm thái dương. Ta cũng thấy số 6 là số lão âm, âm thái dương. Như thế mặt trời này mang tính lưỡng tính phái ngành nọc âm thái dương. Điểm này ăn khớp với văn hóa Mohenjo-daro thuộc phía nòng âm, nước, nông nghiệp thuộc ngành nọc âm thái dương. Đúng hơn nữa giống văn hóa Âu Lạc Việt có mặt trời lưỡng tính phái có hai ngành Hùng Kì Âu Cơ và Hùng Lạc Lạc Long Quân.

Một điểm nữa Thần Mặt Trời Đầu Sừng này là hình ảnh của Thần Mặt Trời Viêm Đế họ Khương tức Viêm Đế Đầu Sừng, Đấng Tạo Hóa tối cao của Viêm Việt Mặt Trời thái dương hay là thần đầu sừng dòng Mặt Trời Viêm Đế như Xy Vưu.

125. Nhật Bản, Con Cháu Thái Dương Thần Nữ Amaterasu.

Văn hóa Nhật Bản có hai gốc lớn, một gốc phía Bắc liên hệ với văn hóa Á châu lục địa: Đại Hàn, Trung Quốc, Đông Bắc Á châu và một gốc phía Nam liên hệ với văn hóa hải đảo Thái Bình Dương, Đông Nam Á. Văn hóa gốc phía nam thờ thần mặt trời nữ giống như văn hóa hải đảo và Việt Nam. Bằng chứng thấy rõ qua Nhật và Việt Nam đều có mặt trời hoa cúc biểu tượng cho thái dương thần nữ Amaterasu và Âu Cơ. Ngôi Đền Đại Điện Ise thờ thái dương thần nữ Amatersu làm theo kiến trúc nhà sàn có sừng ở đầu hồi giống nhà nọc mặt trời trên trống đồng nòng nọc của đại tộc Đông Sơn và của các nhà thờ phượng hải đảo Thái Bình Dương (Nhật Bản Đại Điện Sumiyoshi Taisha, Osaka).

Người Nhật là Con cháu thái dương thần nữ Amaterasu giống chúng ta là con cháu thái dương thần nữ Âu Cơ.

……….

Và dĩ nhiên còn nhiều bằng chứng nữa ở đâu đó xác thực Người Việt là Dòng Giống Thần Mặt Trời, Người Việt là Người Mặt Trời.

Kết Luận

Không còn gì để nói nữa Người Việt là Dòng Giống Thần Mặt Trời, Người Việt là Người Mặt Trời.

Đọc trên hơn một trăm bằng chứng này mà còn ai không tin thì… hết ý.

HÃY HÃNH DIỆN NHẬN MÌNH LÀ NGƯỜI VIỆT MẶT TRỜI.

CÁC NHÀ LÀM VĂN HÓA, TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM, XIN HÃY SỬA SAI, ĐIỀU CHỈNH LẠI VĂN HÓA VÀ LỊCH SỬ VIỆT, LẤY BỘ SỬ ĐỒNG ĐÔNG SƠN, VIỆT DỊCH ĐÔNG SƠN LÀM TIÊU CHUẨN.

Khẩu hiệu và châm ngôn của tôi về Người Việt Mặt Trời là:

‘MẶT TRỜI CÒN, NGƯỜI VIỆT MẶT TRỜI CÒN, NƯỚC VIỆT MẶT TRỜI CÒN’.

One comment

  1. hoang ngoc khoi · · Reply

    Bài viết rất công phu, nhiều tài liệu với nhiều bằng chứng cho những ai muốn tìm hiểu cội nguồn của dân tộc VN

Leave a comment