TRÊN MỘT TRĂM BẰNG CHỨNG NGƯỜI VIỆT LÀ NGƯỜI MẶT TRỜI (Phần 1).

(*Nếu cần bấm hai lần vào tựa bài để mở bài).

Phải tuân thủ luật Tác quyền Copyright.

TRÊN MỘT TRĂM BẰNG CHỨNG NGƯỜI VIỆT LÀ NGƯỜI MẶT TRỜI.

(Phần 1)

Nguyễn Xuân Quang.

Trong vòng mấy chục năm nay, qua những tác phẩm Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt, Tiếng Việt Huyền Diệu, Ca Dao Tục Ngữ Tinh Hoa Dân Việt, Việt Dịch Bầu Cua Cá Cọc, Giải Đọc Trống Đồng Nòng Nọc Âm Dương Đông Nam Á…. Và nhiều bài viết khác trên blog bacsinguyenxuanquang.wordpress.com, tôi đã chứng minh Người Việt là con cháu thần Mặt Trời, dòng giống Mặt Trời, là Người Mặt Trời. Tuy nhiên cho tới nay các nhà làm văn hóa Việt vẫn im lặng một cách lạ lùng và một số độc giả còn tỏ ra nghi ngờ, không tin. Sau đây xin tóm gọn lại trên 100 Bằng Chứng cho thấy tại sao tôi viết Người Việt Là Người Mặt Trời. Ở đây tôi chỉ kể ra các bằng chứng và vì trang báo có giới hạn không thể trưng ra hết được hình ảnh minh chứng nên nếu có điểm nào còn nghi ngờ xin tìm đọc các bài viết chi tiết tương ứng trong các tác phẩm của tôi.

I. SỬ MIỆNG.

Sử miệng gồm truyền thuyết và ca dao tục ngữ.

a. Truyền Thuyết Sáng Thế.

1. Viêm Đế Thần Mặt Trời Viêm Việt.

Truyền thuyết còn ghi lại rành rành Đế Minh là cháu ba đời là Thần Mặt Trời Viêm Đế. Phần chú thích Truyện Hồng Bàng tromg Lĩnh Nam Chích Quái cũng xác nhận Viêm Đế là thần Mặt Trời. Viêm Đế có Viêm 炎 nóng, bốc cháy, ngọn lửa và Đế 帝 có nghĩa là: 1. một vị Thần Tổ lớn thường ở cõi trời (như thượng đế), 2. Vua ngang hàng sánh với Thần Tổ gọi là hoàng đế và 3. cũng có nghĩa Đế 柢 là Rễ cây (thâm căn cố đế) (Hán Việt Từ Điển Thiều Chửu). Như vậy Viêm Đế là nguồn gốc, cội nguồn  Nóng, ‘Nguồn Lửa’ sinh ra mặt trời. Viêm Đế là Mặt Trời Nguyên Tạo, Tạo Hóa cõi đại vũ trụ. Mặt Trời hãy còn ở dạng một ‘Khối Tròn Nóng’ như khối Diêm sinh (que Diêm làm ra lửa) (theo biến âm v=d như phát âm của người miền Nam ta có Viêm = Diêm).

Hình ảnh thần Mặt Trời Viêm Đế cũng còn thấy trong sử đồng Đông Sơn (xem dưới).

Dựa theo truyền thuyết ‘Đế Minh là cháu ba đời của thần Mặt Trời Viêm Đế’ thì Người Việt là di duệ của Hùng Vương có Đế Minh là ông cố và thần mặt trời Viêm Đế là ông tổ tối cao.

Người Việt là Người Mặt Trời’ trăm phần trăm.

2. Viêm Đế Thần Mặt Trời Đấng Tạo Hóa Lưỡng Tính Phái.

Cũng theo chú thích nói trên, Viêm Đế còn có khuôn mặt là ‘Viêm-Đế-Thần Nông: một vị thần trong thần thoại Trung Quốc và Việt Nam’ (Lĩnh Nam Chích Quái). Như thế Viêm Đế dưới khuôn mặt chỉ là MỘT vị thần Viêm Đế-Thần Nông, một cá thể duy nhất là thần mặt trời nhất thể lưỡng tính phái, bán nam bán nữ gồm nửa dương, nọc là Viêm Đế và nửa âm, nòng là Thần Nông. Thần mặt trời Viêm Đế-Thần Nông nhất thể lưỡng tính phái là Thần Mặt Trời Vũ Trụ, Càn Khôn, Đấng Tạo Hóa tương đương với Thần Ra (Sun as Creator) của Ai Cập cổ, Thần Brahma của Ấn giáo…

Lưu Ý: Cần phải lưu tâm ở cùng một ngành mặt trời, chỉ ở cực dương thôi thì Viêm Đế-Thần Nông nhất thể có hai khuôn mặt là Viêm Đế, mặt trời dương thái dươngThần Nôngmặt trời âm thái dương. Cần phải phân biệt với Thần Nông có khuôn mặt thái âm không gian của cực âm và Viêm Đế là mặt trời thái dương của cực dương khi nhìn Viêm Đế và Thần Nông dưới dạng lưỡng cực.

3. Việt là Mặt Trời.

Việt có một nghĩa là Vọt (roi, gậy), Rìu, búa, nói chung là vật nhọn mang dương tính. Dương là mặt trời (xem dưới). Vật nhọn biểu tượng cho mặt trời.  Người Việt thuộc ngành nọc, dương, mặt trời thuộc ngành Mặt Trời Viêm Đế. Vì vậy còn có tên là Viêm-Việt.

Rõ ràng Người Việt là Người Mặt Trời.

4. Tiên Rồng, Chim-Rắn Việt Mặt Trời.

Theo truyền thuyết người Việt thuộc giống dòng Tiên Rồng. Tiên-Rồng là tên có muộn về sau do Chim-Rắn thần thoại hóa mà thành. Nếu chỉ nhìn theo một ngành nọc, dương Việt Mặt Trời thuộc giống nòi thần mặt trời, đấng tạo hóa Viêm Đế-Thần Nông nhất thể thôi thì Tiên Rồng Chim Rắn là hai nhánh nọc Việt Chim thái dương và nòng Việt Rắn thái dương của ngành Việt Mặt Trời.

Lưu Ý: Nếu nhìn dưới diện lưỡng cực nòng nọc (âm dương) đề huề ở lưỡng cực vũ trụ thì Chim-Rắn có Chim là nọc, lửa, dương, cực dương và Rắn là nòng, nước, âm, cực âm. Chim-Rắn, Tiên Rồng là Nọc-Nòng, Trụ-Vũ, Mặt Trời-Không Gian. Ngành Mặt Trời Chim, Tiên ứng với Trụ của Vũ Trụ tức ngành Việt và ngành Rắn, Rồng là ngành không gian ứng với Vũ của Vũ Trụ tức ngành Bộc (Bộc hiểu theo nghĩa là Bọc, là không gian). Như đã nói ở trên, chúng ta là người Việt mặt trời nên Chim-Rắn, Tiên Rồng chỉ áp dụng theo nghĩa của nhánh cực dương mặt trời, trụ của vũ trụ, Việt Mặt Trời mà thôi không kể ngành Bộc không gian.

Hiển nhiên nhìn dưới diện cực dương này Người Việt là Người Mặt Trời.

5. Việt Tộc Mặt Trời Dương và Hán Tộc Bộc Không Gian.

Theo truyền thuyết thì Xy Vưu có họ Khương (Sừng) nòi giống thần Mặt Trời Viêm Đế. Viêm Đế cũng có họ Khương. Hai sừng là hai nọc nhọn, hai dương là thái dương. Thần Viêm Đế họ Khương có đầu sừng là thần mặt trời thái dương. Thần mặt trời thái dương đầu sừng còn thấy rõ trên một triện đất sét ở Thung Lũng Sông Ấn.

clip_image002Thần ba mặt có sừng của người Thung Lũng Sông Ấn là thần mặt trời  (ứng với Viêm Đế)

hay thần dòng mặt trời  (ứng với Xy Vưu) (nguồn: John D. La Plante, Asian Art, Stanford University).

Văn hóa Sông Ấn tương đồng với văn hóa Sông Hồng (xem dưới).

Xy Vưu chống lại, đánh nhau với Hoàng Đế. Lúc đầu Xy Vưu thắng nhưng về sau Hoàng Đế tức Hiên Viên nhờ có Ứng Long (thần mưa), Thiên Nữ Bạt (nữ thần hạn hán) và có người mách bảo lấy da thú sơn tảo làm mặt trống và xương đùi Lôi thần làm dùi trống đánh lên làm rung chuyển trời đất khiến quân Xy Vưu hoảng loạn, tan vỡ. Xy Vưu bị giết. Hoàng Đế, Hiên Viên là thần tổ tối cao của Hán tộc (Lĩnh Nam Chích Quái). Ta thấy rõ Xy Vưu nòi giống Mặt Trời Viêm Đế tức ngành Việt Mặt Trời thái dương còn Hoàng Đế, Hiên Viên thuộc ngành nòng, âm. Vì thuộc phía nòng, âm nên mới có sự trợ giúp của thần mưa, thần sấm và nữ thần hạn hán. Việt và Hán đối chọi nhau như Lửa với Nước. Nếu nhìn theo hai cực nòng nọc (âm dương) riêng rẽ thì Việt ở cực dương, Lửa, Mặt Trời và Hán ở cực âm Không Gian, Nước. Điểm này xác thực bởi Hán ngữ Hán 漢, người Tầu viết với bộ thủy, Nước (họ lấy theon tên con sông Hán). Nhìn theo diện lưỡng cực, người Hán thuộc về ngành Bộc không gian, Nước.

Nhưng nếu chỉ nhìn theo duy dương ở cực dương mặt trời Việt thái dương thôi thì Việt thuộc nhánh Nọc Việt dương thái dương và Hán thuộc nhánh Nòng Việt âm thái dương. Hán cùng đại tộc Việt với chúng ta. Việt và Hán cùng chung đấng tạo hóa là mặt trời Viêm Đế-Thần Nông nhất thể. Việt thuộc nhánh mặt trời dương thái dương Viêm Đế và Hán thuộc nhánh mặt trời âm thái dương Thần Nông. Điểm này thấy rõ qua Thần Nông  làm ruộng của Trung Quốc có đầu sừng, tức thuộc họ Khương Viêm Đế.

clip_image004Thần Nông Trung Quốc có đầu sừng bò.

Tuy nhiên sừng của Thần Nông nằm ngang không nhọn mang âm tính, sừng có ba cục u, dạng dương hóa của ba nòng OOO tức quẻ Khôn có một khuôn mặt là Nước không gian thái âm. Theo duy dương là Nước âm thái dương. Cũng vì thế mà nhiều học giả cho rằng người Hán có gốc là người Bách Việt.

Lưu Ý.

Thần Nông Trung Quốc là ông thần làm ruộng có sừng bò là con thú bốn chân sống trên mặt đất ở cõi người đất thế gian trong khi Thần Nông của Việt tộc là vị thần sáng thế ở cõi tạo hóa hoàn toàn khác nhau. Thần Nông sáng thế Việt đẻ ra Thần Nông làm ruộng Trung Quốc. 

Điểm này giải thích tại sao văn hóa Hán tộc có nhiều điểm Việt chung với Viêm Việt chúng ta. Người Hán Nòng Việt này về sau bị người Trung Á võ biền tràn qua đồng hóa pha trộn với văn hóa Nòng Việt tạo thành văn hóa Hoa Hạ. Trường hợp này giống văn hóa bản địa Thung Lũng Sông Ấn của Ấn Độ bị người Caucase Aryans pha trộn văn hóa của họ với văn hóa Thung Lũng Sông Ấn tạo thành văn hóa Veda…

Dù cho người Hán là ngành Bộc hay nhánh Nòng Việt thế nào đi nữa, ở đây qua truyền thuyết Xy Vưu thuộc nòi giống Viêm Việt thì người Việt vẫn là Người Mặt Trời thái dương.

6. Đế Minh là Đế Ánh Sáng Mặt Trời.

Theo truyền thuyết Đế Minh là cháu ba đời thần Mặt Trời Viêm Đế. Thần tổ cõi tạo hóa đại vũ trụ là thần Mặt Trời Viêm Đế còn thần tổ cõi sinh tạo tiểu vũ trụ thế gian của người Việt là Đế Minh tức Đế Ánh Sáng, cháu ba đời thần mặt trời Viêm Đế. Người Việt là Con Cháu của Đế Ánh Sáng giống như các tộc thờ mặt trời thổ dân Mỹ châu nhận mình là Children of Light.

Dân gian Việt khi cúng tế gọi Đế Minh là Chàng Lửa.

Rõ như dưới ánh sáng mặt trời Người Việt là con cháu Ánh Sáng Mặt Trời.

7. Kì Dương Vương.

Kì Dương Vương là con Đế Ánh Sáng Mặt Trời Đế Minh có Kì có nghĩa là Thần Đất, là Cây, Trụ, Nọc. Dương có một nghĩa là Đực, là Mặt Trời. Kì Dương Vương có một khuôn mặt Vua Mặt Trời Thiên Đỉnh, giữa trưa chói chang, rạng ngời nhất ở trên trục thế giới của cõi đất thế gian. Kì Dương Vương có một khuôn mặt tương đương với khuôn mặt Trụ Lửa (Pillar of Fire) của Shiva Ấn giáo (có một khuôn mặt là Linga mặt trời).

Hiển nhiên Người Việt là Người Mặt Trời Rạng Ngời.

8. Xích Quỉ.

Kì Dương Vương là vua thế gian của nước Việt đầu tiên là Xích Quỉ. Quỉ có một nghĩa là Người. Quỉ với nghĩa Người biến âm với Latin Quo (Quo Vadis) và Pháp ngữ Qui là Người. Xích có một nghĩa là Đỏ. Xích Quỉ là Người Đỏ, Người Tỏ, Người Mặt Trời. Ở Nam Trung Quốc hiện nay còn có tộc Naxi (Nặc Quỉ) có nghĩa là Người Đen (Nặc là đen như nặc danh, nắc nẻ là bướm đêm, nặc ruột thịt với Đức ngữ nacht là đêm). Người Đen là Người thuộc ngành nòng, âm, Nước.

Dân gian khi cúng tế gọi Kì Dương Vương là Chàng Đất.

Người Việt Xích Quỉ, Người Mặt Trời Rạng Ngời nhất, chói sáng như mặt trời ở xích đạo.

9. Lạc Long Quân.

Lạc có một nghĩa là Nước chuyển động, nước dương, Lạc Long Quân nói “Ta là nòi rồng, đứng đầu thủy tộc, nàng là giống tiên, sống ở trên đất, tuy khí âm dương hợp lại mà sinh ra con nhưng thủy hỏa tương khắc, giòng giống bất đồng, khó ở lâu với nhau được, nay phải chia ly” (Lĩnh Nam Chích Quái). Trong Việt ngữ Lạc là dạng dương của Nác, Nước (xem qui luật L và N, trong Tiếng Việt Huyền Diệu). Ngoài ra Lạc cũng có một nghĩa là rụng, rơi xuống, lặn (mặt trời) như lạc dương là mặt trời xế bóng, mặt trời lặn, mặt trời hoàng hôn.

Long là Rồng và Quân có một nghĩa là Vua. Lạc Long Quân là Vua Rồng Nước thái dương. Tại sao Lạc Long Quân một vị vua Việt Mặt Trời mà lại gọi là ‘Quân’ chứ không gọi là ‘Vương’ như Kì Dương Vương và Hùng

vương? Quân có một nghĩa là màu tím đỏ, màu mặt trời đêm, mặt trời hoàng hôn. Lạc Long được gọi là Quân vì là vua Mặt Trời màu ‘quân’, màu tím đỏ. Như thế qua từ Quân ta thấy rõ Lạc Long Quân có khuôn mặt Mặt Trời Hoàng Hôn, mặt trời lặn (Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt). Người Lạc Việt, Việt Nước thái dương là con cháu Vua Mặt Trời Nước, Mặt Trời Chiều bóng xế, Mặt Trời Hoàng Hôn Lạc Long Quân.

Hiển nhiên người Việt là Người Mặt Trời, Lạc Việt là người Việt dòng mặt trời Nước. Dân gian khi cúng tế gọi Lạc Long Quân là Chàng Nước.

10. Âu Cơ.

Như lời Lạc Long Quân nói, Âu Cơ có một khuôn mặt là hỏa, Lửa tương khắc với thủy, Nước Lạc Long Quân. Âu Cơ là hỏa, lửa nên dân gian khi cúng tế gọi Âu Cơ là Nàng Lửa. Lạc Long Quân Chàng Nước lấy Âu Cơ Nàng Lửa, nhìn theo diện tương khắc, thủy hỏa xung khắc với nhau phải chia tay là vậy. Viết theo chữ nòng nọc vòng tròn-que thì Nàng là Nòng, là O và Lửa là hai nọc que II có một nghĩa là thái dương. Nàng Lửa là O (tiếng Huế là mụ, mệ, nàng) Thái Dương II, Nàng Thái Dương hay Thái Dương Thần Nữ. O cũng có một khuôn mặt là biểu tượng của mặt trời âm đĩa tròn không có ánh sáng. Như thế Âu Cơ là Mặt Trời Lửa đối ứng với Lạc Long Quân Mặt Trời Nước. Lạc Long Quân. Lạc Long Quân  có một khuôn mặt là mặt trời hoàng hôn thì Âu Cơ có một khuôn mặt là mặt trời tinh mơ (chưa có nọc tia sáng) vào lúc sớm nhất trong ngày: nhật tảo.

Âu Cơ có một khuôn mặt thái dương thần nữ tương đương với Amaterasu của Nhật. Văn hóa Nhật có một rễ lớn liên hệ với Lạc Việt, nhất là các địa hạt ờ vùng phía nam (xem dưới). Người Việt là Con Cha Rồng Mặt Trời Nước, Mặt Trời Hoàng Hôn và Mẹ Tiên Mặt Trời Lửa, Mặt Trời Tinh Mơ hiển nhiên là Người Mặt Trời.

11. Đền Thờ Nhật Tảo ở Làng Diềm.

Một truyền thuyết cho thấy Mẹ Tổ Âu Cơ có một khuôn mặt là thái dương thần nữ. Ở làng Diềm, xã Hòa Long, huyện Yên Phong có một vị thần làng nữ. Làng Diềm tên chữ Hán là Viêm Xá. Diềm biến âm mẹ con với Diễm và Hán tự Viêm có một âm nữa là diễm. Cùng nghĩa với chữ diễm 燄. Theo Đặng Văn Lung trong tác phẩm Văn Hóa Luy Lâu (NXB Hội Nhà Văn, 1998): “Viêm Ấp… gợi ta nhớ đến Viêm Đế, Viêm Giao và sự liên quan đến tục thờ Mặt trời. Làng có một ngôi nghè (đền) quay mặt ra vực Lở, tên chữ là vực Nhật Tảo – mặt trời buổi sớm – trong vực có hang ổ của loài thủy quái. Đó là nơi thờ vị thành hoàng có tên sau đây: Đương cảnh thành hoàng, quốc vương thiên tử Nhữ Nương Nam Nữ Nam Hải đại vương”. Người ta không biết bà là người ở đâu, chỉ biết buổi thiếu thời bà đến làng này mò cua bắt ốc. Một hôm bà cắt cỏ trên đồi Quả Cảm, ngẫu hứng hát câu:

Tay cầm bán nguyệt xênh xang,

Muôn vàn cây cỏ lại hàng tay ta.

Lúc đó có thuyền của vua Thủy Tề đi kinh lý trên sông Cầu. Vua nghe câu hát có khẩu khí đế vương, Vua trông lên thấy đám mây vàng rực rỡ che trên đầu bà. Vua biết là người nhà trời bèn xin cưới làm vợ. Bà ưng thuận và đi theo Thủy Tề xuống vực Lở.

Tác giả Đặng Văn Lung so sánh truyền thuyết này với truyền thuyết Âu Cơ và cho rằng hai người có nhiều điểm tương đồng.

Đúng vậy bà Nhữ Nương mang hình bóng hay hóa thân của thái dương thần nữ Âu Cơ thuộc ngành lửa thái dương Viêm Đế. Bà lấy vua Thủy Tề, đây là hình bóng hay hóa thân của Lạc Long Quân.

Tóm lại Nhữ Nương chính là hình bóng của Âu Cơ có một khuôn mặt là Mặt Trời Tinh Mơ Nhật Tảo lấy Mặt Trời Hoàng Hôn, Mặt Trời Nước (Thủy Tề) Lạc Long Quân.

12. Nhiễu điều phủ lấy giá gương.

Ta có câu ca dao:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương,

Người trong một nước phải thương nhau cùng.

Gương biểu tượng cho phái nữ. Gương là một mặt sáng có một khuôn mặt là mặt trời. Gương là mặt trời nữ thái dương, biểu tượng của thái dương thần nữ. Điểm này thấy rõ trong văn hóa Nhật, con cháu thái dương thần nữ Amaterasu. Gương là biểu tượng của Amaterasu. Tại Đại Điện Ise thờ Amaterasu chỉ thờ một chiếc gương thiêng. Người Việt thờ gương chứng tỏ cũng thờ mặt trời nữ thái dương. Rõ như dưới ánh sáng mặt trời Mẹ Tổ Nàng Lửa Âu Cơ có một khuôn mặt là Thái Dương Thần Nữ tương đương với thái dương thần nữ Amaterasu. Còn nhiễu điều có mầu đỏ là mầu mặt trời. Nhiễu điều phủ lấy giá gương trên bàn thờ xác thực người Việt thờ thái dương thần nữ Âu Cơ. Người Việt là dòng dõi thái dương thần nữ Âu Cơ nên phải thương nhau cùng. Nhưng tại sao lại dùng  thái dương thầ nữ Âu Cơ để khuyên ngưởi Việt phải yêu thương nhau. Xin thưa bởi vì Mẹ Tổ Âu Cơ sinh ra một bọc trứng. Người Việt là đồng bào với nhau cùng là cùng chung bọc trứng Âu Cơ.

Rõ như dưới ánh sáng mặt trời người Việt là dòng dõi thần mặt trời, là Người Mặt Trời.

13. Bọc Trứng Chim.

Truyền thuyết nói Mẹ Tổ Âu Cơ đẻ ra một bọc… vỡ ra một trăm quả trứng, mỗi trứng nở ra một người con trai… (Lĩnh Nam Chích Quái). Cái bọc này có một khuôn mặt là bọc tạo hóa. Nhìn theo nòng nọc (âm dương) đề huề lưỡng cực thì phải vỡ ra 50 trai 50 gái. Nhưng ở đây nói là mỗi trứng nở ra một người con trai tức bọc trứng này ở nhánh nọc dương, nhánh nọc mặt trời, nhánh Việt Mặt Trời . Đây là cái ‘bọc điều’, bọc đỏ, ‘bọc mặt trời’, bọc dòng mặt trời, đúng như dân gian thường nói ‘đẻ bọc điều’. Truyền thuyết Mường nói rõ hơn là Mẹ Tổ Âu Cơ đẻ ra một bọc trăm trứng chim. Theo duy dương, chim có một khuôn mặt chính mang dương tính biểu tượng cho nọc, dương, nam, bộ phận sinh dục nam, lửa, mặt trời.

Như thế ta phải hiểu:

-‘Đẻ ra một bọc…’ . Đây là lối sinh sản siêu phàm, Âu Cơ đẻ theo thế nhân thì phải sinh ra con. Sinh ra một bọc là theo cách sinh mang tính vô tính phái hay phân sinh (multiplication) thì một trứng nở ra hai, hai thành bốn vân, vân…. Âu Cơ sinh ra một bọc, cái bọc này chính là một cái trứng riêng của bà  mang DNA lửa, mặt trời (không phải là trứng đã thụ tinh, chưa có tinh trùng của Lạc Long Quân) rồi phân sinh ra thành 100 quả trứng Lang Hùng. Bọc trứng này ‘con trinh’ có di thể (gene) lửa, mặt trời mang dương tính chủ vì thế khi ‘vỡ ra một trăm quả trứng, mỗi trứng nở ra một người con trai…’. Đây là một cách sinh theo kiểu  trinh sản (không cần giao tử đực) giống như thấy trong nhiều tín ngưỡng như trong Thiên Chúa giáo, Đức Mẹ Đồng Trinh sinh ra Chúa Jesus.

-Theo truyền thuyết Mường là bọc trứng chim thì đây là cái trứng mang dương tính lửa, mặt trời riêng của Âu Cơ nhánh Chim rồi phân sinh ra 100 Lang Hùng Mặt Trời.

-Phải hiểu bọc trứng lửa, mặt trời, chim này là bọc trứng riêng của Âu Cơ, không phải là bọc trứng Âu Cơ-Lạc Long Quân. Vì thế ta chỉ nghe nói tới bọc trứng Âu Cơ mà không nghe nói tới bọc trứng Âu Cơ-Lạc Long Quân.

-Bọc trứng Âu Cơ phân sinh ra 100 Lang Hùng là chỉ áp dụng cho riêng nhánh nọc, dương, mặt trời của ngành Việt Mặt Trời thái dương không áp dụng cho cả chủng người Vũ Trụ, Mặt Trời-Không Gian gồm cả nhánh Việt Mặt Trời (Trụ của vũ trụ) và nhánh Bộc (hiểu theo nghĩ Bọc, nang, túi) Không Gian (Vũ của vũ trụ). Không áp dụp cho Hán tộc với khuôn mặt Bộc không gian.

Chúng ta là con cháu Lang Hùng sinh ra từ bọc mặt trời hiển nhiên Người Việt là Người Mặt Trời.

14. Lang Hùng.

Theo duy dương, bọc trứng chim mặt trời sinh ra toàn là con trai gọi là Lang. Lang 郞 có một nghĩa là chàng, một tiếng gọi về phía bên con trai, phái nam. Chàng Việt ngữ còn có nghĩa là cây đục (chisel), là vật nhọn, cọc nhọn có một nghĩa là bộ phận sinh dục nam. Các lang, các chàng có đục, có chàng. Ta cũng thấy đục (chàng) biến âm với đực (con trai), với đọc, nọc (vật nhọn như đọc ong; đực như heo nọc). Nọc, đực là dương. Dương có một nghĩa là mặt trời. Như thế Lang là Chàng, con trai, đực, nọc, nõ, ling, linga có một nghĩa là Mặt Trời. Các Lang là Mặt Trời. Điểm này thấy rõ trong Ai Cập cổ. Các Vua Mặt Trời Pharaohs đều mang biểu tượng phái nam. Tất cả các hình tượng Vua Mặt Trời Pharaohs đều có chòm râu dê dưới cằm biểu tượng cho con trai, phái nam, Lang như Việt Nam. Ngay cả Hoàng hậu Hatshepsut khi xưng là Vua Mặt Trời Pharaohs, các tượng của bà cũng có chòm râu dê dưới cằm (xem Tương Đồng Với Ai Cập).

Tóm lại Lang là con trai, mặt trời. Chúng ta là con cháu Lang Hùng Mặt Trời hiển nhiên Người Việt là Người Mặt Trời.

15. Tổ Hùng.

Cần phân biệt tổ Hùng ra làm hai: Tổ Hùng truyền thuyết bao gồm từ Viêm Đế tới Hùng Vương truyền thuyết và Tổ Hùng lịch sử gồm từ Hùng Vương lịch sử từ Hùng Thái Tổ trở xuống. Ở đây chỉ nói chung về dòng giống của Hùng Vương.

Các Hùng vương lịch sử là di duệ của Thần Mặt Trời Viêm Đế, Đế Ánh Sáng Đế Minh, Vua Mặt Trời Thiên Đỉnh Kì Dương Vương và Vua Mặt Trời Chiều Lạc Long Quân hiển nhiên là các Vua Mặt Trời. Hùng Vương tương tự như các Vua Mặt Trời Pharaohs Ai Cập cổ.

Chúng ta là con cháu Hùng Vương Mặt Trời hiển nhiên Người Việt là Người Mặt Trời.

16. Các Thần Tồ Sáng Thế của Người Việt Thuộc Giống Dòng Mặt Trời.

Ta thấy rất rõ các thần tổ mặt trời của người Việt từ trên xuống dưới theo chu kỳ sinh tạo trong một ngày của mặt trời. Thần Mặt Trời Viêm Đế là đấng tạo hóa tối cao ở cõi đại vũ trụ. Mặt Trời Viêm Đế còn ở dạng nguyên tạo là một ‘khối nóng’. Viêm biến âm mẹ con với Diêm (cây quẹt ra lửa). Mặt Trời Viêm Đế mới chỉ là một khối nóng tạo ra lửa ứng với mặt trời rạng đông nguyên tạo chưa có ánh sáng. Ba bốn đời sau mặt trời khối nóng này mới phát ra ánh sáng tức có khuôn mặt là Đế Ánh Sáng Đế Minh (cháu ba đời Viêm Đế), là Mặt Trời (có) Ánh Sáng. Đế Minh là một vị thần mặt trời chuyển tiếp giữa đại vũ trụ và tiểu vũ trụ có khuôn mặt là mặt trời Đế khối nóng ở cõi đại vũ trụ và một khuôn mặt mặt trời có ánh sáng Vương ở cõi tiểu vũ trụ (ứng với tượng Lửa thái dương) vì thế mới gọi là Đế Minh thay vì Minh Đế như Viêm Đế. Ở cõi tiểu vũ trụ Đế Minh có một khuôn mặt là mặt trời có ánh sáng tức mặt trời buổi sáng. Mặt Trời này sinh ra mặt trời chói chang nóng bỏng nhất là mặt trời thiên đỉnh, chính ngọ, mặt trời giữa trưa Kì Dương Vương. Rồi Kì Dương Vương sinh ra mặt trời chiều, mặt trời hoàng hôn Lạc Long Quân. Lạc Long Quân mặt trời hoàng hôn lấy Âu Cơ mặt trời tinh mơ, nhật tảo (mặt trời âm hình đĩa tròn chưa có tia sáng) sinh ra Hùng Vương, Mặt Trời Hừng Rạng, Hừng Sáng, Bình Minh đã có nọc tia sáng tỏa rạng. Hùng Vương là Mặt Trời Hừng Sáng của người Việt (vì thế tôi mới viết tác phẩm Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt). Hùng Vương cõi tiểu vũ trụ ở cuối chu kỳ sinh tạo sáng thế lại quay trở về chỗ khởi đầu của chu kỳ tức trở về đội lốt hay sinh ra Viêm Đế mặt trời khối nóng. Cứ như thế vòng sinh tạo mặt trời trong một ngày tiếp tục mãi mãi như thấy qua bài đồng dao Bổ Nông là Ông Bổ Cắt (xem dưới).

Các tộc Việt trong Bách Việt ứng với mỗi một mặt trời trong vòng sinh tạo này ví dụ Lạc Việt là con cháu của Mặt Trời Hoàng Hôn Lạc Long Quân, Mặt Trời Nước thái dương.

Con người là tiểu vũ trụ con của đại vũ trụ nên các giai đoạn đời sống của con người ứng với chu kỳ của mặt trời trong mỗi ngày. Ta thấy rõ Mặt Trời Tinh Mơ Âu Cơ sinh ra Mặt Trời Hừng Rạng Hùng Vương đầu ngày là các Mặt Trời Lang, thanh niên trai tráng, rồi tới mặt trời giữa trưa Kì Dương Vương là người nam đứng tuổi và đến hết chu kỳ một ngày là Mặt Trời Hoàng Hôn, Mặt Trời Lặn Lạc Long Quân, thường diễn tả bằng một cụ già râu tóc bạc phơ với trang phục trắng.

Tóm lại Người Việt nói riêng và các tộc khác của Bách Việt nói chung là di duệ của các thần mặt trời trong chu kỳ sinh tạo mặt trời một ngày, là Người Mặt Trời.

17. Truyền Thuyết Sáng Thế Mặt Trời của Các Sắc Tộc Khác.

Nhiều sắc tộc khác trong Bách Việt cũng có truyền thuyết sáng thế có thần tổ là mặt trời ví dụ như có thần tổ là hai chị em mặt trời và mặt trăng…

VẬT TỔ

Chúng ta là người Việt vậy thì vật tổ, totem của chúng ta đều mang tên Việt hay có nghĩa là Việt, tức có nghĩa là rìu, búa, vật nhọn như dao, lao, sừng… biểu tượng mặt trời.

.Vật Tổ Việt ở Cõi Tạo Hóa.

Ở cõi tạo hóa cõi trên, cõi trời vật tổ chính là một loài chim. Hiển nhiên vật tổ chính của Việt Mặt Trời thái dương là con Chim Việt.

18. Chim Việt Mặt Trời ở Cõi Tạo Hóa Đại Vũ Trụ.

Như đã nói ở trên ngành Chim là ngành Việt. Như đã biết Việt là vật nhọn mang dương tính thì Chim Việt phải mang dương tính nọc nhọn như rìu, búa. Đó là con chim Rìu (có mỏ lớn như chiếc rìu), chim Bổ (có mỏ lớn như chiếc búa chim), chim Cắt (cao cát) (có mỏ to như một vật sắc để cắt). Như vừa nói ở trên ngành Việt Mặt Trời thái dương gồm có hai nhánh: nhánh nọc dương là Nọc Việt và nhánh nọc âm là Nòng Việt. Như thế có hai loại chim Việt. Ở ngành Nọc Việt là Chim Rìu Lửa, Chim Bổ Lửa, Bổ Cắt Mặt Trời Lửa và ở ngành Nòng Việt là Chim Rìu Nước, Bổ Nước, Bổ Nông Mặt Trời Nước.

-Chim Nọc Việt Mặt Trời Bổ Cắt.

Ở ngành nọc Việt dương có chim biểu là con chim Việt rìu lửa, chim bổ lửa. Chim rìu lửa, Chim cắt lửa, Người Mường gọi là Chim Cháng, Chim Chàng (chàng có nghĩa là đục, chisel), Chim Sừng (có mũ sừng), người Mường gọi là chim Khướng (khướng ruột thịt với Hán Việt khương là sừng), Anh ngữ gọi là Hornbill (mỏ sừng). Chim Rìu, Cắt, Chàng, Khướng, Horbill này là chim biểu của thần mặt trời Viêm Đế có họ là Khương, Sừng. Chim Việt Lửa biểu tượng cho thần mặt trời Viêm Đế là loài chim lớn nhất, đẹp nhất: Chim Bổ Cắt Mũ Sừng Lớn (Great Hornbill, Buceros bicornis).

Rõ ràng chim Việt nhánh Nọc Việt là chim Rìu Lửa Bổ Cắt là chim biểu tượng của thần mặt trời Viêm Đế.

Trong các vật khai quật được ở thành cổ Thăng Long, Hà Nội có thấy những ngói, gạch trang trí đầu chim mà hiện nay các nhà khảo cổ học Việt Nam gọi là đầu chim phượng, một thứ linh điểu của Trung Quốc!

clip_image006Chim Rìu Việt Thăng Long (ảnh của tác giả chụp tại Khu Triển Lãm Thành Thăng Long Cổ, Hà Nội).

Ta thấy rõ như dưới ánh mặt trời Viêm Đế Viêm Việt là con chim này có mũ lửa hình sừng và mỏ rất lớn như rìu, búa. Đây phải là chim Việt Mỏ Cắt Lớn đã thể điệu hóa, thần thoại hóa. Chim phượng của Trung Quốc thần thoại hóa từ loài chim trĩ không có mũ sừng. Nếu hiểu phượng là lửa thì đây là chim Việt Lửa, chim Phượng Mỏ Cắt Việt. Tôi gọi là Chim Việt Thăng Long, Chim Cắt, Chim Lửa, Chim Rìu Việt Thăng Long. Có rất nhiều vật tổ chim Việt Bổ Cắt trong văn hóa Việt nhất là còn ghi khắc lại trong sử đồng Đông Sơn (xem dưới).

-Chim Nòng Việt Mặt Trời Bổ Nông.

Ở nhánh nòng Việt, Chim Việt là con chim Bổ (Búa) dòng chim nước là con Bổ Nông. Anh ngữ chim bổ nông là pelican có gốc pelekus, có nghĩa là rìu. Có rất nhiều vật tổ chim Việt Bổ Nông mặt trời trong văn hóa Việt nhất là còn ghi khắc lại trong sử đồng Đông Sơn (xem dưới).

Tóm lại Chim Việt là chim Bổ (có nghĩa là Rìu, Việt) ở ngành nọc Việt là Bổ Cắt và ở ngành nòng Việt là Bổ Nông như thấy rõ trong bài đồng dao “Bồ Nông là Ông Bổ Cắt (xem dưới).

Người Việt là Người của nòi giống Chim Việt, Chim Rìu biểu tượng của Mặt Trời là Người Mặt Trời.

19. Chim Việt ở Cõi Tạo Hóa Tiểu Vũ Trụ: Loài Gà Việt Mặt Trời.

Gà là chim biểu mặt trời nhưng gà là loài sống trên mặt đất nên gà là chim mặt trời ở cõi tạo hóa thế gian, tiểu vũ trụ (Việt Dịch Bầu Cua Cá Cọc).

Trĩ cũng thuộc loài gà. Trĩ là chim Việt nên gọi là Trĩ Việt. Chim phượng của Trung Quốc thần thoại hóa từ chim trĩ ở cõi trời đất thế gian là con cháu của Chim Việt Bổ Cắt ở cõi trời tạo hóa.

Vật tổ Gà Việt, Trĩ Việt mặt trời còn khắc ghi trên trống đồng nòng nọc (âm dương) của đại tộc Đông Sơn (xem dưới).

.Vật Tổ Thú Việt ở Trên Mặt Đất Thế Gian.

Vật tổ Việt ở mặt đất thế gian là một loài thú bốn chân sống trên mặt đất mang tính Việt (nọc, dương có vật nhọn như sừng, mõm nhọn như dao…).

20. Hươu Việt Mặt Trời.

Hươu, hưu, hiêu biến âm với hèo (roi, vọt). Con hươu là con hèo, con vọt là gọi theo chiếc sừng. Vọt biến âm với Việt (rìu, vật nhọn), Con Vọt là con Việt. Kì Dương Vương có một khuôn mặt là Hươu Sừng, Hươu Cọc (Việt Dịch Bầu Cua Cá Cọc) tức Hươu Việt, Hươu Mặt Trời.

Người Việt Mặt Trời Xích Quỉ nhánh Lửa Nọc Việt là con cháu Vua Mặt Trời Hươu Việt.

21. Cá Việt Mặt Trời.

Nhánh Nước Nòng Việt có vật tổ là loài cá Việt có mõm nọc mũi mác (còn thấy khắc trên trống đồng nòng nọc của đại tộc Đông Sơn) (xem dưới).

22. Rắn Việt Mặt Trời.

Rắn Việt có sừng hay có mồng thịt (không phải là mào lông biểu tượng cho gió). Rắn Việt có sừng hay mồng thịt còn thấy khắc trên trống đồng nòng nọc của đại tộc Đông Sơn) (xem dưới).

Về sau rắn thần thoại hóa thành Rắn thần, Rắn-Rồng, theo đúng nghĩa thì không có chân nhưng phải có lưỡi lè ra khỏi miệng, đây là những điểm chuyên biệt của rắn.  Rắn thần, rồng rắn Việt này còn thấy rất rõ ở rắn-rồng ở đảo Lombok, Nam Dương (Nam Dương: Hình Bóng Âu Lạc ở Đảo Hồi Giáo Lombok, Nam Dương). Như thế Rắn-Rồng Việt chính thống là rồng rắn không có chân và có lưỡi thè ra khỏi miệng.

23. Cá Sấu Việt Mặt Trời.

Cá sấu là thú biểu bốn chân sống trên đất âm có nước như ao đầm, bờ sông, biển. Cá sấu mõm nhọn như dao gọi là cá sấu dao (gavial, gharial) họ Tomistoma Schlegelii (Tomi-, cắt, stoma, miệng). Đây là cá sấu Việt. Cá sấu Việt thần thoại hóa thành dao (giao) long Việt. Dao long, Dao Việt, vật tổ của tộc Giao Việt một nhánh của Lạc Long Quân, thấy qua truyền thuyết thuồng luồng thời Hùng Vương. Rồng cá sấu có bốn chân và có lưỡi không thè ra khỏi miệng (lưỡi cá sấu dán sát vào hàm dưới không lè ra ngoài). Người Trung Quốc vốn dân du mục, võ biền, sống ở miền Bắc Trung Quốc không có cá sấu. Họ đã mượn thuồng luồng cá sấu của Bách Việt biến thành con rồng long.

Dấu tích cá sấu Việt, Dao Việt này còn thấy nhiều trong sử sách, khảo cổ học. Trên một viên gạch nung đào tìm thấy ở nền thành Thăng Long Cồ 1.000 năm trước đây có một con vật mà hiện nay các nhà khảo cổ Việt Nam gọi là thủy quái biển (monster marin).

clip_image008
Gạch nung hình đầu cá sấu dao long hóa (ảnh của tác giả chụp tại Khu Triển Lãm Thành Thăng Long Cổ, Hà Nội).

Theo tôi con vật này có mõm dài nhọn có răng tua tủa lòi ra hai bên trông như lưỡi cưa giống hệt mõm con cá sấu dao. Trên mặt có những hột diễn tả da cá sấu có đốm gai sừng. Đặc biệt nhất là con mắt. Nếu đọc theo vòng tròn-chấm clip_image010 là con mắt mặt trời nằm trong vòng tròn nòng âm O thì đây là con mắt mặt trời âm. Ta có con mắt âm, mặt trời âm. Nếu đọc theo nọc chấm đặc (.) (lửa, dương, mặt trời nguyên tạo)-hai vòng (OO) (nòng thái âm, nước) ta có mắt dương-thái âm, lửa-nước sinh tạo, mặt trời nước sinh tạo clip_image012. Cả hai đều có một nghĩa mắt mặt trời nước ứng với mặt trời Nước Lạc Long Quân (Chữ Nòng Nọc vòng tròn-Que: Từ Chấm-Hai Vòng Tròn). Con vật này có con mắt âm, mặt trời nước là con vật sống được dưới nước. Hình sóng bao quanh con vật xác thực nó sống được dưới nước. Con vật này là con cá sấu bắt đầu thần thoại hóa thành cá sấu Lạc, cá sấu Việt tức dao (giao) long. Con thú cá sấu Lạc, Sấu Việt, Dao Long này ăn khớp trăm phần trăm với thành Thăng Long Rồng Bay Lên Trời của nhà Lý và với Rồng Lạc, Rồng Nước, Dao Long Lạc Long Quân. Theo sử gia Ngô Sĩ Liên trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư: Long Uyên tức Long Biên là tên huyện đời nhà Hán thuộc Giao Chỉ, dinh quận đời Đông Hán đóng ở đấy. Theo Thủy-kinh chú: ‘Năm thứ 13 đời Kiến An khi mới lập thành có giao long (thuồng luồng) quấn quit ở hai bến Nam, Bắc trên sông bèn đổi tên là Long Uyên”. Nhà Lý đóng đô ở đấy, đổi tên là Thăng Long. Trần, Lê theo tên ấy, nay là tỉnh thành Hà Nội…”.

Như vậy rõ như ban ngày con thủy quái này là con cá sấu dao bắt đầu thần thoại hóa thành dao long (Giao Long). Hòn gạch này đào tìm thấy ở thành Thăng Long tức Long Uyên, Long Biên vùng đất đặt tên theo cá sấu thì con thủy quái này có cốt là cá sấu trăm phần trăm. Đây có thể là Sấu Việt Mặt Trời Nước biểu tượng của Thành Long Uyên, Long Biên, Thăng Long của Đời Vua Nhà Lý, dòng Vua Hùng Lạc Mặt Trời của Người Việt Mặt Trời. Vật tổ cá sấu Việt, dao Việt này còn thấy khắc ghi trên trống đồng nòng nọc của đại tộc Đông Sơn (xem dưới).

24. Chim Rìu Lang Việt Mặt Trời.

Như đã nói ở trên Tổ Hùng truyền thuyết phải phân biệt hai khuôn mặt là Đại Tổ Hùng Sinh tạo, tạo hóa ở đại vũ trụ kể từ Viêm Đế xuống Đế Minh (tất cả các vị có tước vị là Đế) và Tiểu Tổ Hùng sinh tạo, ở cõi Thế Gian tiểu vũ trụ gồm Kì Dương Vương, Lạc Long Quân và Hùng Vương truyền thuyết. Hùng Vương truyền thuyết là đầu cuối cùng của vòng sinh tạo truyền thuyết, lại quay trở lại khởi đầu của vòng này là Viêm Đế. Vì thế nên Tổ Hùng thế gian truyền thuyết (Lang Hùng) sinh ra hay đội lốt Tổ Hùng đại vũ trụ Viêm Đế (bọc trứng Lang Hùng thế gian quay trở lại thành trứng việt Viêm Đế-Thần Nông nhất thể). Vì thế vật tổ Hùng Vương lịch sử có chim biểu cùng loài chim Rìu Bổ Cắt Lớn của Viêm Đế ở đại vũ trụ. Dĩ nhiên con chim này nhỏ không phải là loài Chim Sừng Lớn (Great Hornbill) và có mầu trắng hay khoang trắng vì Hùng Vương có bản thể là bầu trời, không khí, gió (gió có mầu trắng, trong suốt). Đây là con chim Bổ Lang, Cắt Lang. Lang vừa có nghĩa là Chàng (đục), con trai Lang và Lang cũng có mầu trắng (vitiligo là chứng lang da, trên da có các vệt lang trắng). Bằng chứng sử cụ thể là Mê Linh, tên thủ đô của Hai Bà Trưng là Mlang, Chim Bổ Lang (xem dưới ở phần Mê Linh).

Tóm lại Chim Rìu, Chim Cắt Lang là Chim Lang Việt, chim biểu của Tổ Hùng lịch sử đội lốt Tổ Hùng truyền thuyết đại vũ trụ thần mặt trời Viêm Đế.

Qua chim tổ Lang Việt, chim Mê Linh cho thấy Hùng Vương lịch sử là dòng vua mặt trời. Người Việt con cháu Vua Mặt Trời Hùng Vương là Người Mặt Trời.

25. Cò Việt Mặt Trời.

Ở cõi trời thế gian, Hùng Vương có mạng gió, bầu trời còn có chim biểu là con Cò Lang Việt. Bằng chứng là thủ đô của Hùng Vương là Bạch Hạc (Cò Trắng) ở Châu Phong (Châu Gió) Phú Thọ, Vĩnh Phúc ngày nay. Ngoài ra bằng chứng cụ thể nhất, kiên cố nhất là hình ảnh cò còn ghi khắc lại trên sử đồng Đông Sơn (xem dưới và Chim Lạc hay Cò Lang?).

Như vậy ta có Chim Bổ Lang Việt là chim biểu của Hùng Vương nhánh nọc dương Hùng Kì đội lốt chim Rìu Việt Viêm Đế và Cò Lang Việt là chim biểu của Hùng Vương nhánh nọc âm Hùng Lạc.

26. Sói Lang Việt Mặt Trời.

Ta suy ngay ra là thú biểu bốn chân sống trên đất của Hùng Vương lịch sử là con Lang trắng. Lang sói là loài biết tru, biết hú biểu tượng cho bầu trời, không khí, gió, bản mệnh của Hùng Vương nhánh bầu trời, gió. Giống như trên, sói Lang có Lang là Chàng là Mặt Trời, là mầu Khí Gió. Sói Lang Việt này thấy trên trống đồng Miếu Môn I (xem dưới).

Trong Thủy Kinh Chú có nói tới nước Sài Lang (Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt).

b. Ca Dao Tục Ngữ.

Ngoài câu ca dao đã nói ở trên:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương,

Người trong một nước phải thương nhau cùng.

chỉ xin kể ra đây một vài ví dụ tiêu biểu:

27. Bà Giời (Trời).

Ca dao có câu:

Ông giăng mà lấy bà giời,

Mồng năm dẫn cưới, mồng mười rước dâu.

Câu này ám chỉ bà giời (mặt trời nữ) Mẹ Tổ Âu Cơ lấy ông trăng Lạc Long Quân. Trăng là một thứ mặt trời đêm. Mặt Trời hoàng hôn Lạc Long Quân về đêm biến thành mặt trời đêm có một khuôn mặt tương đương với mặt trăng. Mồng 5 với số 5 là số Li, lửa, đất thế gian ứng với bản thể lửa, núi của Mẹ Tổ Âu Cơ. Mồng 10 với số 10 là số Khảm tầng 2 (2, 10) có một nghĩa là nước thiếu âm liên hệ với ông trăng Lạc Long Quân có một khuôn mặt là nước thái dương, nước chuyển động mạnh như biển (Lạc Long Quân dẫn 50 con xuống biển). Hai ngày hỏa Li (5) thủy Khảm (10) này là bản thể của Mẹ Tổ thái dương thần nữ Âu Cơ-Lạc Long Quân.

28. Bổ Nông Mặt Trời Nọc Việt Nước, Bổ Cắt Mặt Trời Nọc Việt Lửa.

Ta có bài đồng dao:

Bổ Nông là ông bổ cắt,

Bổ cắt là bác chim di.

Chim Di là gì sáo sậu,

Sáo sậu là cậu sáo đen,

Sáo đen là em tu hú,

Tu hú là chú bổ nông…

Nhìn tổng quát theo lưỡng cực nòng nọc (âm dương) đề huề thì bài hát này diễn tả vòng sinh tạo vũ trụ, vũ trụ tạo sinh quay tròn từ đại vũ trụ đến tiểu vũ trụ rồi quay ngược lại vô cùng tận (xem Bồ Nông là Ông Bồ Cắt trong Ca Dao Tục Ngữ Tinh Hoa Dân Việt). Nhưng nếu nhìn theo ngành Nọc Việt Mặt Trời thì Bổ Nông là Mặt Trời Nọc Việt Nước ứng với Mặt Trời Thần Nông sinh ra Mặt Trời Lửa Viêm Đế Bổ cắt Nọc Việt Lửa ở cõi tạo hóa đại vũ trụ (bài đồng dao này khởi đầu bằng bổ nông Thần Nông là bài hát của nhánh nòng âm nước, nhánh Lạc Việt Lạc Long Quân nên Bổ Nông mới là Ông Bổ Cắt). Bổ cắt mặt trời Viêm Đế sinh ra Chim Di là loài loài chim có mỏ cứng còn gọi là di sừng có một khuôn mặt biểu tượng cho lửa thái dương, chim biểu tượng của Đế Ánh Sáng Đế Minh. Chim di Lửa Ánh Sáng Đế Minh sinh ra Sáo Sậu, còn gọi là Sáo Đá, chim biểu của Mặt Trời thiên đỉnh Núi Đá, Đất Kì Dương Vương. Sáo Đá Kì Dương Vương sinh ra Đáo Đen có một khuôn mặt biểu tượng cho nước (mầu đen là mầu nước thái âm…) là chim biểu của mặt trời Nước Lạc Long Quân ở cõi tiểu vũ trụ. Sáo Đen Lạc Long Quân sinh ra Tu Hú, loài chim biết hú, biết tru có một khuôn mặt biểu tượng cho Gió, chim biểu tượng của Hùng Vương mạng gió. Rồi Tu Hú Hùng Vương ở cuối vòng sinh tạo lại quay về đầu vòng sinh tạo sinh ra Bổ Nông Thần Nông trở lại. Vòng sinh tạo quay tròn vô cùng tận giống như bài đồng dao.

Hiển nhiên Lạc Việt con cháu các thần mặt trời trong vòng các thần mặt trời sáng thế Bổ Nông Bổ Cắt là Người Mặt Trời.

Nói chung thì trong nhánh Nọc Việt Mặt Trời, Bổ Nông là Bổ Nông Mặt Trời Nòng Việt Nước và Bổ Cắt là Bổ Cắt Mặt Trời Nọc Việt Lửa, vật tổ chim Việt Mặt Trời của Người Việt Mặt Trời.

29. Đám Ma Cò.

Như đã nói ở trên Cò Lang là chim biểu của Hùng Vương nhánh nọc âm Hùng Lạc. Nên khi cò chết, đám ma cò rất trọng thể, một thứ “quốc táng”. Bổ Cu là Bổ Cắt, chim biểu của thần mặt trời Viêm Đế là vị ‘nguyên thủy’ liên bang quốc gia đứng ra mở lịch xem ngày cử đám ma:

Con cò chết rũ trên cây,
Bổ cu mở lịch xem ngày làm ma,
Cà cuống uống rượu la đà,
Chim di ríu rít  nhẩy ra chia phần.
Chào mào thì đánh trống quân,
Chim chích cởi trần, vác mõ đi rao…

Có đầy đủ bốn tộc Người Việt Mặt Trời rạng ngời tham dự: Cà Cuống sống dưới nước biểu tượng cho tộc Mặt Trời Nước Lạc Long Quân, Chim di biểu tượng cho tộc Mặt Trời Lửa Đế Minh, Chào mào biểu tượng cho tộc Mặt Trời Gió Hùng Vương và Chim chích (có mỏ nọc nhọn) biểu tượng cho tộc Mặt Trời Đất Kì Dương Vương.

Bài đồng dao này cho thấy rõ Người Việt là con cháu Hùng Vương có chim biểu là con cò trắng, Cò Lang dòng mặt trời Viêm Đế nhánh Nọc Việt Mặt Trời Gió. Hiển nhiên người Việt là dòng mặt trời Viêm Đế.

…..

KHẢO CỔ HỌC.

II. SỬ ĐỒNG.

Đồ đồng Đông Sơn có rất nhiều chứng tích của đạo mặt trời, thờ phượng mặt trời của Đại Tộc Việt.

30. Thờ Mặt Trời Trống Đồng Đông Sơn.

Thờ trống là thờ mặt trời. Trống có một nghĩa là đực (gà trống). Thờ trống là thờ đực, thờ dương, thờ mặt trời. Trống biểu tượng cho mặt trời, Người Việt thờ trống đồng là thờ mặt trời. Nhưng tại sao người Việt không thờ các loại trống khác mà thờ trống đồng nòng nọc (âm dương) của đại tộc Đông Sơn. Trống đồng Đông Sơn có mặt trống đặc có mặt trời là nọc, dương và đáy hở lỗ tròn là nòng, âm. Trống Đông Sơn có linga-yoni. Trống hình nấm dương vật linga đáy vòng tròn yoni. Người Việt con cháu Chim-Rắn, Tiên Rồng có hai ngành mang tính nọc nòng (dương âm) nên thờ trống đồng nòng nọc (âm dương) của đại tộc Đông Sơn. Trống đồng nọc nòng (dương âm) là trống Chim-Rắn, Tiên Rồng của Việt Nam, tuyệt nhiên không phải của Trung Quốc vốn là dân du mục, võ biền theo xã hội duy dương phụ quyền cực đoan. Họ thờ trống đồng nhưng trống kín cả hai mặt tức thuần dương, không có âm.

Tuy nhiên trống có một nghĩa là đực (gà trống) nên trống đồng nòng nọc (âm dương) CHỈ là trống biểu ngành nọc, đực, mặt trời, Việt gồm hai nhánh Nọc Việt và Nòng Việt mà thôi.

a. Trống Nọc Việt Mặt Trời.

Trống Nọc Việt là những trống có mặt trời ở tâm trống có Nọc tia sáng hình nọc mũi mác clip_image014 như trống Ngọc Lũ I. Nhánh này lại chia ra làm hai gồm hai đại tộc Nọc Việt dương thái dương Hùng Kì và Nọc Việt âm thái dương Hùng Lạc. Nhánh Nọc Việt dương thái dương có trống biểu hình mặt trời nọc tia sáng mũi mác và có hai vành nọc mũi mác (clip_image015clip_image015[1]clip_image015[2]clip_image015[3]) ở ngoài biên trống, diễn tả nọc dương thái dương, Nọc Việt dương thái dương. Nhánh Nọc Việt âm thái dương ngoài biên trống có hai vành nấc thang hay thanh ngang đường rầy hiện nay gọi là răng lược (IIII…), diễn tả nọc âm thái dương, Nọc Việt âm thái dương (Giải Đọc Trống Đồng Nòng Nọc Âm Dương Đông Nam Á).

b. Trống Nòng Việt Mặt Trời.

Trống Nòng Việt là những trống có mặt trời ở tâm trống có ánh sáng hình nòng vòng tròn như trống Đào Xá clip_image017 . Trống Đào Xá là trống biểu của một tộc Lang Âu Cơ trong liên hiệp Âu-Lạc (xem thêm Nhóm Trống Mặt Trời Có Ánh Sáng Vòng Tròn Nhánh Nòng Việt).

31. Trống Đồng Hình Nõ, Dương Vật Biểu Tượng Mặt Trời.

Trống đồng nòng nọc loại trống Đông Sơn Nguyễn Xuân Quang VI (Heger I) có hình nấm dương vật (Cơ Thể Học Trống Đồng). Nõ, nọc là dương có một khuôn mặt biểu tượng mặt trời.

32. Mặt Trời ở Tâm Trống Đồng.

Trống đồng nòng nọc của đại tộc Đông Sơn luôn luôn có hình mặt trời ở tâm mặt trống, có một khuôn mặt là trống biểu của ngành Viêm Việt Viêm Đế, của Hùng Vương mặt trời.

33. Thần Mặt Trời Việt Thái Dương.

Thần mặt trời thấy trên nắp một vật thờ Điền Việt.

clip_image019Trống đồng biến cải thành vật thờ có thần mặt trời mạ vàng cưỡi ngựa vào khoảng năm 206 Trước Dương Lịch tìm thấy ở Tây Hải San, Jinning, Vân Nam (Bảo Tàng Viện Tỉnh Vân Nam, Côn Minh).

Người mạ vàng đeo kiếm cưỡi ngựa là thần mặt trời (giống thần mặt trời Surya của Ấn Độ thường cưỡi ngựa hay đi xe ngựa). Thần mặt trời trên trục thế giới là mặt trời thiên đỉnh chói chang, rạng người mang khuôn mặt thần mặt trời thiên đỉnh Kì Dương Vương ở cõi tiểu vũ trụ, đội lốt thần mặt trời Viêm Đế ở cõi đại vũ trụ.

Bốn con bò mộng có sừng xác thực vị thần này thuộc nòi giống họ Sừng Viêm Đế. Loài thú bò sừng bốn chân sống trên mặt đất thế gian này tương đương với hươu cọc, hươu sừng biểu tượng của Kì Dương Vương cũng xác thực thần mặt trời mang khuôn mặt Kì Dương Vương thế gian ngành mặt trời Viêm Đế họ Khương (Sừng). Điền Việt dùng vật tổ bò sa có u trên lưng, có sừng thay cho hươu sừng (đực) làm thú biểu Việt mặt trời. Đây là thần mặt trời Việt thái dương, ở cõi đại vũ trụ là thần mặt trời Viêm Đế và ở cõi tiểu vũ trụ nhân gian là thần mặt trời Kì Dương Vương. Đây là chứng sử đồng đi cùng với sử miệng truyển thuyết thần mặt trời Viêm Đế, ông tổ ba đời Đế Ánh Sáng Đế Minh. Cả hai xác quyết Người Việt là dòng giống Mặt Trời, là Người Mặt Trời.

34. Người Mặt Trời Trên Trống Đồng.

Rõ nhất thấy trên trống Quảng Xương mà tôi gọi là trống Chim-Rắn, Tiên Rồng. Trống có hai ngành người chim và người rắn rõ ràng. Cả hai nhóm người có con mắt là từ nòng nọc vòng tròn-que chấm vòng tròn clip_image021 . Mắt biến âm mẹ con với mặt, vật sáng (sáng mắt). Mắt, mặt ruột thịt với mặt trời. Trời có mắt. Từ chấm vòng tròn theo duy dương có một nghĩa là mặt trời. Rõ hơn nữa là thấy tận mắt như dưới ánh sáng mặt trời ở một số người quanh hình con mắt nọc chấm-vòng tròn có những tia sáng tỏa ra (và cả ở những vật biểu cầm ở tay cũng vậy) clip_image023 . Do đó đây là những Người Mặt Trời rạng ngời trăm phần trăm. Những người này trông rất trai tráng vạm vỡ mang dương tính trai trẻ, thanh niên thuộc tộc mặt trời mới mọc, hừng rạng. Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt, những người mặt trời trai tráng này mang hình ảnh của các Lang Hùng, các Hùng Mặt Trời hừng sáng trai trẻ. Ta cũng thấy rõ từ chấm vòng tròn clip_image021[1] mang hình ảnh bọc trứng chim Lang Hùng.

35. Người Rắn Việt Mặt Trời.

Người ở hình trên thuộc tộc người trần truồng Nước, Rắn, Mặt Trời-Nước. Phần trên trang phục đầu là hình đầu rắn có sừng và phần sau có dải dài buông xuống phía sau lưng. Cả trang phục đầu diễn tả hình rắn nọc (có sừng) trông như dải dây. Tiếng cổ Việt gọi rắn là con dải. Rắn nước ở đây đã thể điệu hóa biểu tượng cho nước dương chuyển động, mặt trời-nước. Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt, đây tộc người nhánh Rắn Việt Mặt Trời 50 Lang xuống biển theo Cha Lạc Long Quân. Rắn-Nước ngành mặt trời âm thái dương Thần Nông có thú biểu thái âm là rắn nước và có thú biểu thái dương là rắn có sừng, có mồng thịt rắn Việt.

36. Người Chim Việt Mặt Trời.

Người Chim trên trống Quảng Xương cải trang thành người Chim Bổ Cắt, chim Việt Mặt Trời clip_image024. Trang phục đầu có hình đầu chim có hình mặt trời chấm vòng tròn ở mặt, có mỏ rất lớn, rất cường điệu và có mũ sừng mang hình ảnh của chim cắt, chim rìu, chim Việt Great Horbill. Váy xòe ra hai bên hình cánh chim. Đây chính là tộc người thuộc tộc lửa, đất, vùng đất cao, tộc chim. Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt, đây tộc người nhánh Chim Việt bổ cắt mặt trời 50 Lang lên núi theo Mẹ Âu Cơ Chim-Lửa ngành mặt trời nọc thái dương Viêm Đế, có chim biểu lửa thái dương là chim bổ, chim rìu, chim Việt bổ cắt lớn Great Hornbill mặt trời.

37. Nguời Hóa Trang Chim Mặt Trời.

Trên nhiều trống đồng như trống Ngọc Lũ I, Hoàng Hạ, Cổ Loa I, Khai Hóa… có các người nhẩy múa hóa trang chim diễn tả theo các tộc mặt trời khác nhau, ở mỗi trống một khác nhau. Đây là những người hóa trang chim mặt trời (giống như người chim của các tộc thờ mặt trời khác như Aztec). Ví dụ người chim Việt mặt trời nọc dương thái dương trên trống Ngọc Lũ I: clip_image026 . Người chim mặt trời này có góc cạnh mang tính nọc thái dương, trang phục đầu hình chim Việt bổ cắt có mũ sừng thẳng đứng là Người Việt Mặt Trời nhánh Nọc Việt dương thái dương. Trống Ngọc Lũ I là trống biểu của nhánh Nọc Việt dương thái dương, Việt Lửa thái dương, Việt Bổ Cắt ngành Việt Mặt Trời thái dương Viêm Đế (xem Ý Nghĩa Hình Người Trên Trống Ngọc Lũ I).

Trên trống Hoàng Hạ người chim mặt trời nọc Việt âm thái dương có đường nét cong, tròn, trang phục đầu hình chim Việt bổ nông có bờm sừng cong mang âm tính clip_image028 là Người Việt Mặt Trời nhánh Nọc Việt âm thái dương. Trống Hoàng Hạ là trống biểu của nhánh Nọc Việt âm thái dương, Việt Nước thái dương, Việt Bổ Nông ngành Việt Mặt Trời thái dương Viêm Đế (xem Ý Nghĩa Hình Người Trên Trống Hoàng Hạ).

Và còn nhiều tộc người chim Việt Mặt Trời trên các trống khác nữa…

38. Nhà hay Đền Mặt Trời.

Trên trống đồng nòng nọc có hai loại nhà hay đền: nhà nọc, mặt trời và nhà nòng, không gian. Thấy rõ nhất ở trên trống Quảng Xương nhà nọc, mặt trời có hình mặt trời tỏa sáng ở mặt tiền nhà clip_image030 . Ở đây cho thấy hai nhánh Chim Rắn ứng với Tiên Rồng thờ mặt trời, có đền mặt trời trăm phần trăm là Người Mặt Trời.

-Thờ Rìu biểu tượng mặt trời.

Rìu là vật nhọn có một khuôn mặt biểu tượng mặt trời (Việt Là Gì?). Như đã biết chim Rìu là chim biểu của thần Mặt Trời Viêm Đế.

Thờ rìu là thờ mặt trời. Bách Việt Người Mặt Trời thờ Rìu Việt. Ví dụ tộc Ao-Naga (Âu-Long) thờ rìu chim Việt chim Rìu Bổ Cắt, chim biểu mặt trời: clip_image032.

39. Rìu Hồng Bàng Họ Mặt Trời.

Chúng ta thờ rìu như thấy qua thờ rất nhiều rìu Đông Sơn ví dụ như Rìu Hồng Bàng: clip_image034 có hươu Kì Dương Vương, dao long Lạc Long Quân và Sói Lang trời Hùng Vương.

40. Rìu Việt Bổ Cắt Mặt Trời.

Hình bóng rìu Việt chim mặt trời bổ cắt cũng thấy trên trống đồng nòng nọc của đại tộc Đông Sơn. Ví dụ như Người chim mặt trời trên trống Miếu Môn I tay cầm rìu Việt hình đầu chim Rìu Việt bổ cắt có mũ sừng clip_image036.

41. Rìu Điền Việt Mặt Trời.

Rõ hơn rìu Điền Việt đầu chim bổ cắt có thêm hình mặt trời clip_image038 (Đồ Đồng Điền Việt).

Chim Rìu Việt Trên Trống Đồng.

Trên trống đồng nòng nọc của đại tộc Đông Sơn còn ghi khắc lại rất nhiều hình bóng chim Việt mặt trời.

42. Chim Rìu Việt Bổ Cắt Mặt Trời Trên Trống Đồng Duy Tiên.

Chim Việt bổ cắt lớn mặt trời có mũ sừng thấy đứng trên trống Duy Tiên clip_image040 .

43. Chim Rìu Việt Bổ Cắt Mặt Trời Trên Trống Đồng Điền Việt.

Ở thân một trống Điền Việt có khắc những con chim mỏ cắt có mũ sừng đang bay clip_image042.

44. Chim Rìu Việt Bổ Cắt Mặt Trời Trên Trên Thuyền ở Trống Ngọc Lũ I và Trống Hoàng Hạ.

Ở đầu thuyền trên trống Ngọc Lũ I và các thuyền ở các trống họ hàng khác như trống Hoàng Hạ có hình chim rìu-nằm trong miệng há rộng của con rắn nước clip_image044 dưới dạng lưỡng hợp Chim Nõ Rắn Nường, nguyên thể của Tiên Rồng nhất thể. Đây là dạng lưỡng hợp chim cắt-rắn nước, có một khuôn mặt là Tiên Rồng.

45. Chim Rìu Việt Bổ Cắt Mặt Trời Trên Thuyền Sông Đà.

Thuyền trên trống sông Đà, đầu thuyền khắc đầu rắn nước và đuôi thuyền đầu chim Rìu Việt bổ cắt clip_image046.

46. Chim Rìu Việt Bổ Cắt Mặt Trời Trên Thuyền ở Trống Hữu Chung và Quảng Xương.

Đuôi thuyền ở trống Hữu Chung và Quảng Xương có đầu chim Rìu Việt bổ cắt hôn phối với Rắn Việt ờ mũi thuyền đã ở dạng thần thoại hóa Tiên-Rồng clip_image048 (thuyền trên trống Quảng Xương).

47. Chim Rìu Việt Bổ Nông Mặt Trời.

Có rất nhiều hình chim Rìu Bổ Nông trên các trống Hoàng Hạ và Ngọc Lũ I. Chim bổ nông trên trống Ngọc Lũ I clip_image050 có từ nọc mũi mác > trong mỏ cho biết con nông này mang tính thái dương tức con bổ nông.

Thạp đồng như thạp Hợp Minh có vành chim nông ở phần trên thân thạp clip_image052

Và cả các tượng bổ nông riêng rẽ

clip_image054

(nguồn: vietnamfinearts.blogspot.com).

48. Gà Việt Mặt Trời.

Trên nóc một ngôi nhà nòng, không gian trên trống Hoàng Hạ có cặp gà.

49. Chim Trĩ Việt Mặt Trời.

Trên nóc nhà nọc mặt trời ở trống Ngọc Lũ I, trống Hoàng Hạ, Sông Đà… có hình chim trĩ Việt.

50. Hươu Việt Mặt Trời.

Hươu Việt thấy trên trống Ngọc Lũ I, Miếu Môn I, Phú Xuyên… (xem dưới).

51. Cá Việt Mặt Trời.

Cá Việt mõm nọc mũi mác thái dương thấy ở vùng nước tang trống Ngọc Lũ I clip_image056.

52. Rắn Việt Mặt Trời.

Rắn Nước Việt, Rắn Lạc đầu có sừng, mồng thịt thấy ở mũi thuyền ở trống Ngọc Lũ I, Hoàng Hạ (ở hình trên), Sông Đà…

53. Sấu Việt Mặt Trời.

Sấu Việt mặt trời, Sấu Lạc mặt trời thấy trên trống Hòa Bình (xem dưới). Dao long thấy rất nhiều trên thạp và các vật đồng khác.

54. Cò Lang Việt Mặt Trời.

Hầu hết trống đồng nòng nọc của đại tộc Đông Sơn có hình cò Lang, chim biểu của các tộc trong Liên Bang Văn Lang Hùng Vương. Nổi tiếng nhất là Cò Lang Việt trên trống Ngọc Lũ I clip_image058. Cò có bờm phướn gió, cánh thảm thần bay trong gió, đuôi diều gió…

55. Lang Sói Việt Mặt Trời.

Trống Miếu Môn I có thú tổ Lang (sói) Việt clip_image060 (xem trống này).

Các Trống Đồng Mặt Trời.

Trống đồng có hình dạng khác nhau, có mặt trời với số nọc tia sáng khác nhau, trang trí và chữ nòng nọc vòng tròn-que khác nhau là trống biểu của ngành, nhánh, đại tộc, tộc khác nhau của Liên Bang Văn Lang Hùng Vương Vua Mặt Trời.

56. Trống Tiên Rồng Ngành Nọc Mặt Trời Dương Thái Dương.

Trống Quảng Xương có hai nhánh người Chim Bổ Cắt Việt Tiên và Rắn Nước Việt Rồng của ngành nọc mặt trời thái dương (xem trống này).

57. Trống Nọc Việt Ngành Nọc Mặt Trời Dương Thái Dương.

Trống Ngọc Lũ I có hai tộc người hóa trang chim Việt mặt trời bổ cắt là trống biểu của nhánh nọc Việt mặt trời dương thái dương của ngành Nọc Việt Mặt Trời thái dương (xem trống này).

58. Trống Nọc Việt Ngành Nọc Mặt Trời Âm Thái Dương.

Trống Hoàng Hạ có hai tộc người hóa trang chim Việt mặt trời bổ nông là trống biểu của nhánh nọc Việt mặt trời âm thái dương của ngành Nọc Việt Mặt Trời thái dương (xem trống này).

59. Trống Đế Minh Ánh Sáng Mặt Trời Man Việt.

Trống Đông Sơn IV có mặt trời 8 nọc tia sáng Khôn-Càn và tất cả các trang trí (hoa văn) đều mang tính lửa thái dương, Càn, có cò biểu là cò Lửa đầu cổ hình dương vật biểu tượng cho mặt trời clip_image062là trống biểu của tượng Lửa thái dương ứng với Đế Minh Ánh Sáng Mặt Trời Man Việt (xem trống này).

60. Trống Kì Dương Vương Mặt Trời Thiên Đỉnh Kì Việt.

Trống Phú Xuyên có vật tổ Hươu Việt mang gạc (hươu sủa) Kijang (kì dương) đang há miệng sủa clip_image064 là trống biểu của tượng Đất thiếu dương Li ứng với Kì Dương Vương Mặt Trời Kì Việt (xem trống này).

61. Trống Lạc Long Quân Mặt Trời Hoàng Hôn Lạc Việt.

Trống Hòa Bình có vật tổ Sấu Việt clip_image066 là trống biểu của tượng Nước Lửa Chấn ứng với Lạc Long Quân Mặt Trời Lạc Việt (xem trống này).

62. Trống Hùng Vương Mặt Trời Hừng Rạng Lang Việt.

Trống Việt Khê có mặt trời 8 nọc tia sáng Khôn-Càn. Vành ở vùng tứ hành và ngoài biên là vành lớn có nọc chấm đặc diễn tả Khôn dương, không gian dương tức khí gió. Vật tổ cò là cò gió Lang Việt clip_image068.

Cò có bờm gió, cánh diều gió, đuôi có các đường diễn tả luồng gió thổi về phía sau clip_image069 (giống như hình vẽ trên đuôi phi cơ ngày nay) nên trống là trống biểu của tượng Gió dương Đoài vũ trụ khí gió ứng với Hùng Vương Mặt Trời Lang Việt (xem trống này).

63. Trống Nòng Việt Mặt Trời.

Trống Đào Xá đã nói ở trên.

Các Cảnh Khác Trên Trống Đồng Liên Hệ Với Mặt Trời.

64. Hiến Tế Người Thờ Mặt Trời.

Hiến tế người là một khuôn mặt của sự thờ phượng mặt trời như ta thấy rõ qua các cảnh tế người, uống máu người, lấy trái tim người dâng cúng thần mặt trời ở các tộc thổ dân châu Mỹ như Aztec, Maya, Inca… Có rất nhiều cảnh tế người trên đồ đồng Điền.Ví dụ như một trống ở khu mộ Số 20, Trại Thạch Sơn (206 Trước Dương Lịch-25 Sau Dương Lịch) dùng làm trục thế giới, trên nắp diễn tả một cảnh hiến tế người dưới sự chủ tọa của một nữ lưu hoàng tộc được che lọng clip_image071. Trong một cảnh hiến tế người khác có Trục trục thế giới với hình rắn quấn quanh clip_image073. Đây có thể của nhánh nòng, rắn. Ở một cảnh hiến tế người khác nữa với ba trống nhỏ chồng lên nhau ở tâm trống dùng như một trục thế giới

clip_image075

Một cảnh hiến tế người trên một trống Điền Việt với ba trống nhỏ chồng lên nhau ở tâm trống dùng như một trục thế giới.

65. Vũ Điệu Mặt Trời (Sun Dance).

Những người hóa trang chim mặt trời nhẩy theo chiều dương mặt trời, quanh mặt trời ở tâm trống thấy ở trống Ngọc Lũ I và các trống họ hàng là Vũ Điệu Mặt Trời.

66. Tục Tế Lễ Đu Bay Quanh Mặt Trời.

Trên thân một trống đồng nam Trung Quốc có hình diễn tả một tục tế lễ đu bay quay một trục trên đỉnh trục có hình mặt trời. Những người du bay hóa trang chim có đuôi chim và trang phục đầu lông chim tỏa sáng như mặt trời là những người chim mặt trời, là những người Việt Mặt Trời

clip_image077(ảnh của tác giả chụp hình vẽ chi tiết tại Viện Bảo Tàng Tỉnh Vân Nam).

Trên đầu trục có mặt trời rạng người mang hình bóng Mặt Trời Thiên Đỉnh Kì Dương Vương. Mặt Trời chấm-vòng tròn clip_image078 nằm trong vòng tròn O không gian mang tính vũ trụ, càn khôn, sinh tạo, tạo hóa. Đây là vũ điệu người mặt trời bay, một tục thờ phượng mặt trời. Tục này cũng thấy ở các tộc thờ mặt trời ở Trung Mỹ như Maya, Aztec gọi là Danza de los Voladores (Vũ Điệu Người Bay, Dance of the Flyers), hay Palo Volador (Cột Bay, Flying Pole) có từ cổ thời.

untitled-1-copy

(ảnh của tác giả chụp tại Playa del Carmen, Mexico). Hiện nay hiểu theo duy tục là tế lễ cầu mùa, sung mãn, sung túc, phồn thịnh… là hiểu theo tính sinh tạo của mặt trời càn khôn.

67. Chôn Tro Than Trong Trống, Thạp Đồng Mặt Trời.

Khảo cổ học cho thấy người cổ Việt có tục hỏa táng. Hỏa táng thấy nhiều trong các tộc thờ Lửa, thờ Mặt Trời. Người cổ Việt hỏa táng đem chôn tro than, sọ vào trống, thạp đồng có mặt trời trên mặt, là vật biểu thờ mặt trời hiển nhiên người Việt cổ theo tín ngưỡng thờ mặt trời.

68. Búi Tóc Mặt Trời Trên Đồ Đồng Đông Sơn.

Thường gọi là ‘búi tó củ hành’ (đây là hành Tây). Tượng người búi tóc đã thấy vào thời Hùng Vương có tượng có khăn, có tượng không có khăn đi kèm theo. Vào thế kỷ 13, 17 chỉ có nhà vua búi tóc: “duy chỉ nhà vua thì búi tóc, dùng lụa là phủ… Những miếng lụa là đều tỏa rộng ra bên cạnh búi tóc” (Lê Văn Lan, Trang Phục Thời Hùng Vương, Hùng Vương Dựng Nước tập III). Củ hành Tây tròn hay hình trứng biểu tượng cho bầu vũ trụ như thấy qua các nóc vòm củ hành Tây của Hồi giáo, Ấn giáo, Thiên Chúa giáo, tháp Phật giáo. Như thế người cổ Việt thời Hùng Vương và các vua chúa sau này búi tóc củ hành Tây, hình trứng có một khuôn mặt biểu tượng cho Bọc Trứng Vũ Trụ, Bọc Trứng Lang Hùng thế gian. Ở ngành nọc dương Việt Mặt Trời củ hành có khuôn mặt biểu tượng cho Mặt Trời Tạo Hóa vũ trụ Viêm Đế-Thần Nông nhất thể, cho Mặt Trời vũ trụ Lang Hùng, Mặt Trời sinh tạo Hùng Vương…

(còn nữa).

Leave a comment