VIỆT DỊCH ĐỒNG ĐÔNG SƠN (8): DỊCH ĐỒNG VIENNA HAY KHAI HÓA.

(*nếu cần bấm hai lần vào tựa bài để mở bài).

Viết lại lần thứ hai sau khi tìm được hình ảnh của trống trong quyển The Kettledrums of Southeast Asia của A.J. B. Kempers.

VIỆT DỊCH ĐỒNG ĐÔNG SƠN

(8)

DỊCH ĐỒNG VIENNA HAY KHAI HÓA.

NHÓM TRỐNG MẶT TRỜI THIẾU DƯƠNG NHÁNH NỌC DƯƠNG THÁI DƯƠNG.

Nguyễn Xuân Quang

 Chúng ta đã biết về dịch của hai nhóm trống:

-Nhóm trống thái dương có mặt trời 14 nọc tia sáng (Tốn, tầng 2) của ngành mặt trời nọc thái dương gồm hai nhánh là: nhánh nọc dương thái dương như trống Ngọc Lũ I, Sông Đà và nhánh nọc âm thái dương như trống Cổ Loa I.

-Nhóm trống thái âm có mặt trời với số nọc tia sáng Khôn (16, 8) của ngành nọc thái dương gồm hai nhánh là: nhánh nọc dương thái dương như: trống Hoàng Hạ có mặt trời 16 nọc tia sáng và nhánh nọc âm thái dương như trống Quảng Xương có mặt trời  8 nọc tia sáng.

Hôm nay chúng ta nói về dịch của nhóm trống thiếu dương có mặt trời 12 nọc tia sáng.

-Nhánh nọc dương thái dương: trống Khai Hóa (hay Viên, Vienna).

-Nhánh nọc âm thái dương: nhóm trống cóc/ếch, trong đó trống Hữu Chung là tiêu biểu.

 A. Nhánh Nọc Dương Thái Dương: Trống Vienna, Khai Hóa.

 Tổng quát.

 VIENNA 3

                Trống Vienna hay Khai Hóa (nguồn: A. J. Bernet Kempers, The Kettledrums of Southeast Asia).

Trống đồng Khai Hóa thuộc nhóm trống nọc thiếu dươngmặt trời 12 nọc tia sáng ngành nọc dương thái dương [vì có hai vành nọc mũi mác (mũi tên, răng cưa, răng sói) có một nghĩa thái dương ở ngoài biên trống]. Số 12 là số Cấn tầng 2 (4, 12) có những khuôn mặt chính sau đây: qua thứ tự các con số 11-12-13, theo duy dương, số 12 bước thêm một bước nữa về phía tay phải, chiều dương là 13 (Li tầng 2), theo duy âm, lùi một bước về phía tay trái chiều âm là số 11 Đoài vũ trụ khí gió tầng 2 (3, 11). Ngoài ra ta cũng thấy 12 Cấn hôn phối với Đoài vũ trụ khí gió (Hoàng Hậu Hùng Vương Cấn hôn phối với Đoài Hùng Vương), Cấn hôn phối với Chấn (khuôn mặt Cấn núi Âu Cơ hôn phối vối Chấn biển Lạc Long Quân) và Cấn có Li đất dương làm đại diện. Tóm lại nhóm trống nọc thiếu dương này có những khuôn mặt chính Li, Đoài, Chấn. Trống Hữu Chung có mặt trời 12 nọc tia sáng thuộc nhóm trống này và diễn tả dịch theo khuôn mặt Chấn nọc âm thái dương của nhóm vì ngoài biên có hai vành nọc đường rầy xe lửa hay thanh thang song song (thường gọi lầm là răng lược).

Hiện nay trống Khai Hóa đang bị lưu lạc ở nước ngoài. Có tài liệu nói trống để ở Bảo Tàng Dân Tộc Học tại thủ đô Vienna của Áo. Một giả thuyết khác nói trống ở Bảo Tàng Mỹ Thuật Công Nghiệp nước Áo. Việc miêu tả trống hiện nay được dựa vào tài liệu của nhà nghiên cứu người Áo F. Heger. Ông còn gọi trống này là trống Bắc Việt Gilet I (đặt theo tên người chơi đồ cổ là Lelopold Gilet ở Hà Nội trước đây). Trống cũng được gọi là trống Vienna.

Trống này được phát hiện ở phủ Khai Hóa, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc (thuộc địa bàn cũ Bách Việt), nguyên thuộc sở hữu của một viên tù trưởng người Mèo (Hmong), trống được đưa từ tỉnh Quý Châu tới.

Trống thuộc loại cây nấm vũ trụ Nguyễn Xuân Quang VI hay Heger I thường gọi là trống Đông Sơn.

Trống Vienna hay Khai Hóa là trống cổ nhất của nhóm này vì cùng họ hàng lân cận với trống Ngọc Lũ I.

Mặt Trống

Mặt trống ‘nóng’ vì có hiện diện của các vành giới hạn có chấm nọc có nghĩa là dương, lửa, thái dương nguyên tạo và các nọc mũi mác (mũi tên, răng cưa, răng sói) có nghĩa là nọc, đực, dương, lửa, thái dương, mặt trời, núi tháp nhọn đất dương sinh động… Ba vành ngoài biên có hiện diện của 2 vành nọc mũi mác thái dương kẹp giữa các đoạn hình thoi thái dương Đoài và các sóng có góc cạnh Chấn cho biết trống diễn tả nhóm nòng Khôn thái dương Đoài-Chấn (xem dưới). Với mặt trống nóng này cho thấy Đoài mang tính trội.

Từ trong ra ngoài có tất cả 13 vành trang trí. Con số 13 Li này xác định trống là trống thiếu dương Cấn núi đất âm có khuôn mặt dương Li 13 làm đại diện. Li lưỡng hợp với Đoài ở dạng tiểu vũ trụ. Như thế rõ ràng khuôn mặt Đoài mang tính trội.

Thượng Thế.

v tt

Thượng Thế.

.Hư vô

Vỏ hư vô có độ dầy vừa phải, hư vô trung tính chuyển qua không gian mang tính thiếu âm Đoài.

. Thái cực

Vỏ trứng vũ trụ trùng với vỏ hư vô, vô cực có nghĩa như vừa nói ở trên.

. Lưỡng nghi

Cực dương: mặt trời thiếu dương 12 nọc tia sáng.

Cực âm:

không gian:  khoảng giữa các nọc tia sáng là những họa tiết hình thái tứ tượng (hiện gọi lầm là họa tiết lông công) cho biết trống mang trọn vẹn thuyết vũ trụ tạo sinh.

.Vành sinh tạo.

Giữa hai vành giới hạn chấm nọc là 3 vành diễn tả tứ hành.

4 hanh

Tứ hành.

.vành 1 là vành chấm vòng tròn (.O) tức IO, thiếu âm có tiếp tuyến từ đỉnh xuống tức từ dương I xuống âm O, theo chiều thiếu âm IO, nguyên thể của khí gió. Đây là vành Đoài khí gió vận hành.

.vành 2 là vành sóng chữ S gẫy do ba nọc que III hợp lại. Ba nọc que là Càn. Các sóng chữ S gẫy Càn ôm hình giọt nước chuyển động hình bình hành đặc là giọt nước chuyển động có hai nọc que ở hai đầu diễn tả lửa, thái dương. Hình giọt nước-lửa thái dương chuyển động diễn tả Chấn vận hành. Vành này diễn ta sự lưỡng hợp đại vũ trụ lửa thái dương Càn với nước thái âm Chấn.

.vành 3 ngược lại với vành 1 là vành vòng tròn-chấm (O.) tức OI, thiếu dương có tiếp tuyến từ đáy âm vòng tròn trước lên đỉnh dương của vòng tròn sau tức theo chiều âm O lên dương I, tức OI nguyên thể của đất lửa Li.

Như thế 3 vành này diện tả tứ hành.

Những vành này giống hệt như ở trống Sông Đà.

Trung Thế.

.Vành nhân sinh

Vành 6 là cảnh sinh hoạt nhân sinh. Số 6 là số Tốn lưỡng hợp được cả với Đoài và Chấn. Điểm này cho thấy người ở đây thuộc nhánh Đoài Chấn và Đoài mang tính chủ vì số 6 là số âm thái dương và Đoài IIO là thái dương II của âm O.

-Người

Giữa hai nhà nọc và nòng có những nhóm 4 người múa.

clip_image004_thumb2

Bốn nhóm người trên trống Vienna (nguồn: Nguyễn Văn Huyên và cộng tác viên).

Khác với trống Sông Đà cũng có 4 nhóm người nhưng hai nhóm 3 người và 2 nhóm 4 người. Bở vì trống Đà là trống thuộc nhóm thái dương Tốn-Càn nên hai nhóm 3 người cộng lại là 6, Tốn, âm thái dương. Ở đây bốn nhóm đều có 4 người vì số 4 là số Cấn ăn khớp với trống này thuộc nhóm thiếu dương Cấn.

Bốn nhóm người này là 4 tộc ứng với tứ tượng của nhóm Đoài Chấn.

Trang phục đầu diễn tả phía nòng Khôn gồm các tua gió Đoài và các hộp không gian có sọc nước Chấn. tay phải cầm phách để ở vị thếchữ V thẳng hay nghiêng diễn tả Đoài Chấn. Tay trái cầm cậy cong Li Càn âm.

Phách hình từ nọc chữ V  để ở vị trí khác nhau cho biết họ thuộc chi, đại tộc  nào của nhánh nọc âm thái dương.

Ví dụ ta có:

-Người chi tộc Nước.

Người cầm phách để ở vị trí đích thực là chữ V có một nghĩa nước nọc âm thái dương là người thuộc tộc Nước ngành thái dương.

clip_image020Người cầm phách để ở vị trí chữ V là người thuộc tộc Nước ngành thái dương.

Lưu ý

.Phách đích thực có hình chữ V có hai nhánh bằng nhau.

.Phần cao sau đầu của trang phục đầu người này có hình hộp chữ nhật trong có các sọc song song ngang diễn tả không gian. Ở dưới có một hộp nhỏ sau gáy có sọc đứng diễn tả nước rơi từ trên cao xuống. Tay trái cầm gậy hết sức cong mang nhiều âm tính xác thực họ là người chi tộc nước thái âm ngành thái dương [khác với những người có phần này hình tua gió ngang ở những người chi tộc gió (xem Từ Nọc Mũi Mác Trên Trống Đồng)].

-Người chi tộc Gió.

Ở một nhóm bốn người nhẩy múa có một người tộc Gió dương ngành thái dương tay phải cầm phách từ nọc chữ V có mũi nhọn hướng về phía trước, tay phải chiều dương >, biểu tượng cho gió dương.

clip_image049.jpg

Người tộc Gió dương ngành thái dương tay phải cầm phách từ nọc chữ V nghiệng có mũi nhọn hướng về phía trước, tay phải chiều dương > ăn khớp vớigió dương.

Trang phục đầu phía sau đầu hình ba tua phướn gió. Ở dưới, sau gáy có hình như cánh hay đuôi chim. Tay trái cầm gậy cung cong thích hợp với gió. Tất cả xác thực người này là người chi tộc gió ngành thái dương.

Kiểm chứng lại ta cũng thấy trang phục đầu của người này giống trang phục đầu của người thổi khèn ở một nhóm khác cũng có ba tua phướn gió:

clip_image051.jpg

Người thổi khèn trên trống Vienna.

Khèn là nhạc cụ bộ gió. Người thổi khèn có một khuôn mặt biểu tượng cho gió. Điểm này được xác thực bằng hình thoi sau gáy. Như đã biết hình thoi biểu tượng cho gió như thấy trong văn hóa các tộc thổ dân Bắc Mỹ châu như Apache, Navajo và Hopi và thấy trên trống Sông Đà (xem Từ Nọc Mũi Mác).

Rõ như ban ngày người này thuộc chi tộc gió.

-Người chi tộc Đất.

Trong một đại tộc 4 người ta thấy có một người sau đây:

clip_image038.jpg

Người chi tộc đất âm trên trống Vienna.

Phần sau gáy có dấu biểu hình chữ nhật trống không. Thường khung chữ nhật nếu có các gạch song song bên trong diễn tả nước hay gió không gian. Ở đây hình chữ nhật trống không có một khuôn mặt diễn tả đất âm. Thật vậy hình chữ nhật để đứng ở phía sau gáy người nhẩy múa ở trên mang hình ảnh trụ nọc bằng đầu (không nhọn) mang âm tính và trống rỗng ở trong cũng mang âm tính. Trụ nọc chữ nhật âm này có một khuôn mặt núi trụ âm, trục thế giới âm biểu tượng cho đất âm.

Điều này được xác thực bởi trang phục đầu phía trước có phần sừng cao có hai nọc que trong có dấu nọc chấm đặc chỉ định tính nọc dương có một khuôn mặt là núi trụ thế gian. James Churchward trong The Sacred Symbols of Mu cũng xác thực hình chữ nhật diễn tả đất mẹ (đất âm):

Theo ông hình chữ nhật là chữ M, đọc là Mà và Mu với u phát âm như trong Đức ngữ u. Biểu tượng mẫu tự Mu là Đất Mẹ (xin nhắc lại Mu chính là Việt ngữ Mụ có nghĩa là o, là mẹ). Hình chữ nhật cũng biểu tượng cho mẹđấtxứ sở, đế quốc và bất cứ thứ gì thuộc về đất.

Người này tay phải cầm phách hình chữ V dạng chữ L khác với phách chữ V có hai nhánh bằng nhau hoàn toàn (như đã biết biểu tượng cho tộc Nước như thấy ở trên). Phách chữ L có âm (nhánh ngắn) có dương (nhánh dài) khác nhau ứng với thiếu dương hay thiếu âm. Ở đây nghiêng về thiếu dương nguyên thể của đất vì như đã nói ở trên sau gáy có hình trụ chữ nhật biểu tượng cho đất âm.

Kiểm chứng với Ai Cập cổ ta cũng thấy nữ thần Isis, mẹ tổ của các Pharaohs đất thế gian có một khuôn mặt biểu tượng cho đất âm thế gian ứng với khuôn mặt Cấn núi của Âu Cơ. Ngai của Isis cũng có hình chữ L.

clip_image0021_thumb.jpg

Isis có trang phục đầu hình ngai vua hình chữ L. Chữ L trong tên viết bằng linh tự quay về phía trái, âm vì Isis là phái nữ.

Ngai vàng là biểu tượng cho các vua cõi đất thế gian Pharaohs, con của Isis nên có một khuôn mặt biểu tượng cho đất thế gian. Ngai hình chữ L của Isis biểu tượng cho đất âm ngành nọc âm nữ.

Ta cũng thấy rõ phần chính của ngai có hình chữ nhật có một khuôn mặt biểu tượng cho đất âm như đã nói ở trên.

Như thế người này thuộc chi tộc đất âm.

Ta cũng thấy tay trái của người nhẩy múa này cầm gậy cong mang âm tính hợp với đất âm thay vì là gậy thẳng (có một khuôn mặt núi trụ, trục thế giới biểu tượng đất dương như thấy ở trống Ngọc Lũ I).

Kiểm chứng lại ta cũng thấy trống Vienna là trống thuộc nhóm thiếu dương có mặt trời 12 nọc tia sáng Cấn tầng 2 (4, 12), Cấn là núi âm (non), đất âm, trên trống (đực, nọc) có khuôn mặt đất Li làm đại diện.

Hiển nhiên phách hình từ nọc chữ V dạng L cho biết người này trên trống Khai Hóa thuộc đại tộc Li âm ngành nọc thái dương.

-Người chi tộc Lửa.

clip_image057.jpg

Người chi tộc Lửa trên trống Vienna tay phải cầm phách từ nọc chữ V dạng nọc mũi mác nghiêng có một nghĩa lửa thái dương biểu tượng lửa thái dươngnhánh nọc âm.

Ở một nhóm bốn người nhẩy múa có một người tay phải cầm phách từ nọc chữ V dạng nọc mũi mác nghiêng có một nghĩa là lửa thái dương nhánh nọc âm. Trang phục đầu phần sừng cao phía trước có hai nọc que, ở giữa là những nọc chấm đặc hình nọc que mang dương tính cho biết người này thuộc tộc nọc, dương thái dương. Phần sau gáy có hình nọc que nằm trong khung không gian diễn tả Càn Khôn. Tay trái cầm gậy chỉ hơi cong, gần như thẳng, mang nhiều dương tính ăn khớp với lửa thái dương Càn.

Tất cả xác thực người này là người chi tộc lửa thái dương ngành nọc âm thái dương.

-Nhà

Cũng có hai nhà nọc mặt trời và hai nhà nòng không gian.

Nhà nọc mặt trời.

Trên mỗi nóc nhà mái cong có một con chim trĩ. Trong nhà có hai người xoã tóc sau lưng, quay mặt vào nhau đang làm một giáo vụ cung nghinh mặt trời. Tóc dài mang âm tính cho biết hai người thuộc nhóm nòng Khôn Đoài-Chấn.

Căn nhà Đoài.

 NHA NOC DOAI

Nhà Nọc Đoài (nguồn A. J. B. Kempers).

Ở hai góc dưới nhà để vật gì không rõ. Hình vẽ của Nguyễn Văn Huyên và cộng tác viên cho thấy để trống không như sau:

 NHA NOC NVH

 Nhà nọc mặt trời (nguồn: Nguyễn Văn Huyên và cộng tác viên).

Trống không là không gian, theo khuôn mặt dương của trống này là Khôn dương, thiếu âm khi gió, Đoài vũ trụ khí gió.

Hình vẽ của nhóm Nguyễn Văn Huyên và cộng tác viên cũng cho thấy con chim trĩ có nét nhỏ, trong sáng  mang dương tính và mào là hai nọc que diễn tả thái dương. Đuôi bằng hơi nghiêng mang âm tính. Thái dương II của âm O là IIO, Đoài.

Căn nhà này thuộc đại tộc Đoài.

Ta cũng thấy nhóm 4 người hướng về căn nhà nọc Đoài này có người sau cùng thổi khèn.

nguoi doai

4 người đại tộc Đoài hướng về nhà nọc Đoài.

Khèn là nhạc cụ thuộc bộ gió. Trong bầu khèn có chữ chấm vòng tròn có một nghĩa Đoài, khí gió. Trang phục đầu hình phướn gió, sau gáy có hình thoi biểu tượng cho gió chuyển động Đoài khí gió (giống sóng hình thoi ở biên trống).

Rõ ràng nhóm này thuộc đại tộc Đoài hướng vế căn nhà nọc mặt trời Đoài.

.Căn nhà Chấn.

NHA NOC CHAN

Nhà nọc Chấn (nguồn A. J. B. Kempers)

 NHA NOC CHAN KEMPERS

(Hình vẽ của nhóm Nguyễn Văn Huyên và cộng tác viên).

 Căn nhà nọc Chấn có để 2 vật đựng.

 Căn nhà này ở hai dưới có để hai vật đựng vật nấu nướng hay cái cối. Hai vật đựng, cối là hai âm, thái âm. Hai vật âm ở đây có góc cạnh mang dương tính diễn tả Chấn.

Bán viên có căn nhà này là bán viên Chấn.

Ta cũng thấy 4 người hướng về căn nhà nọc này có trang phục đầu phía trước có 4 sọc cong như thác nước diễn tả nước thái dương và phía giữa hình cánh có các sọc ngang nước Chấn. Phần sau gáy hình hộp có sọc đứng diễn tả nước không gian. Nhóm này là đại tộc Chấn.

NGUOI CHAN

Nhóm người Chấn hướng về nhà nọc Chấn.

-Dàn trống

Bên mỗi nhà nọc mặt trời có dàn trống chỉ có 2 người đánh trống tóc dài mang âm tính.

trong

Dàn trống chỉ có 2 người (nguồn: Nguyễn Văn Huyên và cộng tác viên)

Nhà nòng không gian.

Giống như ở trống Sông Đà, phía trước nhà có những chữ vòng tròn có chấm, có tác giả cho là những cái cồng, ở đây nối kết lại với nhau thành chuỗi đứng.

Nhà Nòng Li.

nha nong 2

Nhà Nòng Li (A.J. B. Kempers).

nha nong Li

Nhà nòng Li (nguồn: Nguyễn Văn Huyên và cộng tác viên).

Trước nhà có 5 chuỗi hình sóng gồm 18 vòng tròn. Số 18 là số Khảm tầng 3 (2, 10, 18). Khảm hôn phối với Li. Như thế nhà này là nhà nòng Li lưỡng hợp với nhà nọc Đoài.

Ta cũng thấy nhóm 4 người hướng về căn nhà nòng Li ở bán viên Đoài này mang tính Li.

NGUOI LI

4 người hướng về nhà nòng không gian Li.

Trang phục đầu người sau cùng cũng có hình tua phướn gió của đại tộc Gió Đoài nhưng tua dưới cùng nằm ngang cho biết là chi đất Li đất bằng. Phần sau gáy của trang phục đầu có hình rìu núi tháp diễn tả lửa đất Li.

Nhóm người hướng về ngôi nòng Li là nhóm ngưới Li. Nhà nòng LI lưỡng hợp với nhà nọc Đoài ở dạng tiểu vũ trụ.

.Nhà nòng không gian Càn.

Căn nhà này đi với nhà nọc Chấn (thuộc bán viên Đoài Chấn).

nha nong Can

Nhà nòng Càn (nguồn: A.J. B. Kempers).

nha nong Can nvh

Nhà nòng Càn (nguồn: Nguyễn Văn Huyên và cộng tác viên).

Trước nhà có 5 chuỗi sóng có 15 vòng tròn Khôn. Số 15 là số Càn tầng 2 (7, 15). Nhà này là nhà nòng Càn-Khôn. Nhà nòng Càn lưỡng hợp với nhà nọc Chấn ở dạng lưỡng hợp đại vũ trụ.

Ta cũng thấy nhóm bốn người hướng về nhà nòng Càn là đại tộc Càn:

 

nguoi can nvhNhóm Càn hướng về phía nhà nòng Càn.

Trang phục đầu của người cuối cùng có tua ngang nước của đại tộc Chấn. Phần trước trán của trang phục đầu có hai nọc cong, ở giữa có các dấu chấm nọc có nghĩa là lửa thái dương phía âm và sau gáy có hình nọc tam giác nằm trong khung không gian Khôn biểu tượng cho lửa Càn trong không gian Khôn. Đây là tộc Càn.

Ta thấy rõ nhà nọc Chấn lưỡng hợp với nhà nòng Càn theo lưỡng hợp đại vũ trụ.

-Cảnh giã chầy cối.

Không có. Điểm này cho thấy ‘âm suy’, khuôn mặt dương ‘trống’ mang tính trội tức Đoài, Khôn dương mang tính trội.

-Vành 9

Hình sóng gồm sóng ba vòng tròn đồng tâm có chấm có tiếp tuyến. Hình này có thể coi là hai vòng tròn thái âm nước trong có dấu là chấm vòng tròn có một nghĩa là dương, mặt trời. Ba vòng tròn có chấm là lửa nước, nước thái dương, mặt trời nước ứng với Chấn. Ở mỗi tiếp tuyến nẩy ra hai nọc hình đầu chim có sừng hay bờm gió cường điệu có con mắt dương.

song chan

Vành sóng cuộn (nguồn: A. J. B. Kempers).

Nếu coi là chim có sừng ba nọc que là chim lửa thái dương Càn ứng với chim mỏ cắt lớn. Ta có hai chim lửa là thái dương. Vành này là vành Chấn thái dương.

Nếu coi chim có bờm gió thì đây là chim bổ nông gió Đoài. Vành này diễn ta hai khuôn mặt chính Đoài Chấn của trống liên hợp với nhau.

Tất cả có 11 đầu sóng ba vòng tròn đồng tâm. Số 11 là số Đoài tầng 2 (3, 11) cho biết khuôn mặt Đoài mang tính chủ.

-Vành cò bay

Vành số 10 là 18 hình cò bay, mỏ, bờm và đuôi dài.

co

Cò trên trống Vienna.

 Số 18 là Khảm tầng 3 (2, 10, 18). Khảm OIO là Nàng O thiếu âm IO có Tốn IIO là Chàng thiếu âm IO tức IIO Đoài làm đại diện. Đây là những còn cò gió.

-Ba vành ngoài biên trống.

Ngoài biên trống: vành 11 và 13 ở biên trống có chữ nòng nọc vòng tròn-que hình nọc mũi mác (mũi tên, răng cưa, răng sói) có nghĩa là nọc dương thái dương sinh động. Trong nọc mũi mác còn bỏ hai dấu chấm có nghĩa là hai dương nguyên tạo xác thực, nhấn mạnh thêm tính thái dương.

Hai vành này kẹp ở giữa vành 12 gồm 4 đoạn sóng vuông góc Chấn xen kẽ với 4 đoạn hình thoi kèm theo hai vòng tròn chấm có một nghĩa Đoài ngành thái dương như trên trống Sông Đà.

song hinh thoi

Vành hình thoi Đoài và sóng có góc cạnh Chấn.

Ba vành này cho biết trống có khuôn mặt Đoài-Chấn nhánh nọc dương thái dương. Sự hiện diện của các vành giới hạn chấm nọc mang dương tính cho biết khuôn mặt Đoài mang tính chủ.

Rất tiếc có chỗ bị mờ không đếm rõ được có bao nhiêu hình thoi và có bao nhiêu sóng góc cạnh.

Cần phải có hình vẽ chi tiết để kiểm chứng. Vì thế nên tránh dùng các số này nếu có thể để được chính xác.

 Vùng Nước Tang Trống.

 Tôi dừng lại tại đây vì chỉ nói tới dịch ở mặt trống.

 Hai Bán Viên.

 Giống như ở trống Sông Đà, ta có thể chia mặt trống ra làm hai bán viên chính là bán viên Đoài và bán viên Chấn vì trống chủ yếu diễn tả nhóm nòng Khôn Đoài Chấn (như đã biết, thấy rõ qua ba vành ngoại biên).

Vẫn giữ theo tiêu chuẩn là trống thế gian và ở trên trống mang dương tính ta khởi sự lấy điểm đầu ngay sau lưng nhóm người nhẩy múa hướng về nhà nọc mặt trời Đoài (vì Đoài mang tính chủ). Điểm thứ hai ngay sau nhà nòng Càn (ở đây không có cảnh giã chầy cối).

Ta có hai bán viên:

Bán viên Đoài

Bán viên này có nhà nọc mặt trời Đoài và nhà nòng không gian Li:

ban vien doai

 Bán viên Đoài.

 Bán viên Chấn.

Có nhà nọc Chấn và nhà nòng Càn.
ban vien chan

 Bán viên Chấn.

 Lưu ý

 .Vì có 4 nhóm 4 người như nhau nghĩa là mỗi bán viên có 8 người, ta cũng có thể chia ra làm hai bán viên theo duy âm nghĩa là lấy từ nhóm người hướng về nhà nòng cộng với nhóm người hướng về nhà nọc ngay sau đó và dàn trống theo sau.

Tuy nhiên đây là khuôn mặt âm thứ yếu.

.Đường phân chia hai bán viên Đoài Chấn cắt ngang qua đoạn sóng có góc cạnh Chấn và hình thoi Đoài vì thế có lẽ tác giả làm trống đã không có ý diễn tả các số sóng góc cạnh và hình thoi này vào yếu tố dịch. Nói một cách khác, chỉ nhắm mục đích diễn tả Đoài và Chấn một cách trang trí mà thôi. Vì vậy ta nên tránh dùng các số sóng góc cạnh và hình thoi này làm các quẻ ba vạch (trigrams).

DỊCH ĐỒNG VIENNA

Tương tự như ở trống Sông Đà ta có ít nhất ba loại dịch Hậu Thiên là dịch Hậu Thiên Vienna Đại Tộc Đoài, dịch Hậu Thiên Vienna Đại Tộc Chấn và dịch Hậu Thiên Vienna cả nhóm nòng Khôn Đoài Chấn.

 DỊCH TIÊN THIÊN VIENNA.

Trống Khai Hóa có hình cây nấm vũ trụ, có họa tiết tứ tượng, các vành tứ hành mang trọn vẹn thuyết vũ trụ tạo sinh, các người chim diễn tả theo phong cách người ở các trống Ngọc Lũ I, Hoàng Hạ, Sông Đà, nên có thể có một thứ dịch Tiên Thiên. Tuy nhiên, như đã biết, trong dịch Tiên Thiên các quẻ ba vạch (trigrams) hôn phái với nhau theo diện vợ chồng nên tứ tượng dương phải lấy ở bán viên dương và tứ tượng âm lấy ở bán viên âm. Ở đây ta không có hai bán viên đối ứng nòng nọc (âm dương) và chỉ có hai bán viên Đoài Chấn của phía nòng Khôn. Ta cũng thấy vành sóng có 11 đầu sóng ba vòng tròn đồng tâm là số lẻ không thể phân chia ra hai bán viên đối ứng nòng nọc (âm dương) trọn vẹn được…

Vì thế dịch Tiên Thiên nếu có chỉ là dịch Tiên Thiên của đại tộc Đoài hay Chấn và mang tính thứ yếu mà thôi.

 DỊCH HẬU THIÊN ĐOÀI VIENNA.

Ta lấy các quẻ ba vạch (trigrams) chủ yếu ở bán viên Đoài còn các quẻ ba vạch khác có thể lấy ở cả mặt trống.

.Chấn

1 chim ở mái nhà nọc Đoài.

Chấn tương giao với Đoài.

.Tốn

6 nọc tia sáng ở bán viên Đoài.

Tốn tương giao với Cấn.

.Khảm;

2 người trong nhà, 2 người đánh trống.

18 chữ nòng nọc vòng tròn-que vòng tròn có chấm.

Vì là dịch Hậu Thiên ta lấy 2 người trong nhà Đoài.

Khảm hôn phối với Li.

.Khôn

8 người ở bán viên Đoài.

 Khôn hôn phối với Càn.

Ta có dịch Hậu Thiên Đoài Vienna.

DỊCH HẬU THIÊN CHẤN VIENNA.

Ta lấy các quẻ ba vạch ở bán viên Chấn.

.Chấn

 1 chim ở mái nhà nọc Chấn.

 Chấn hôn phối với Đoài

.Tốn

6 nọc tia sáng ở bán viên Chấn.

.Khảm

2 người trong nhà nọc Chấn.

Khảm hôn phối với Li.

.Khôn

8 người ở bán viên Chấn.

Khôn hôn phối với Càn.

Ta có dịch Hậu Thiên Chấn Vienna.

 DỊCH HẬU THIÊN CHẤN ĐOÀI LIÊN HỢP VIENNA.

Vì trống ở vành ngoài biên có nhóm Đoài hình thoi đi cặp với Chấn sóng cuộn vuông góc tức có sự tương giao Con trai Đoài-Cha Chấn nên hiển nhiên ta có một thứ dịch Hậu Thiên của nhóm Khôn Đoài Chấn Vienna.

Như đã biết dịch diễn tả liên hợp Đoài Chấn nên các quẻ ba vạch có thể lấy được ở cả hai bán viên, tức cả mặt trống, tức của cải hai bán viên Đoài Chấn cộng chung lại. Vì các sóng hình thoi và sóng có góc cạnh đọc không rõ và nhất là khi chia ra làm hai bán viên các đoạn sóng này bị cắt làm đôi (như đã nói ở trên, có nghĩa là người làm trống không có chủ ý dùng các con số để diễn tả đúng theo tính dịch). Tôi xếp qua bên cho tới khi có hình vẽ rõ, không dùng đến số các sóng hình thoi và số các hình sóng có góc cạnh cho an toàn.

Vì là trống biểu của nhánh Đoài Chấn với Đoài mang tính chủ nên ta để Đoài Chấn trên hết.

.Đoài-Chấn

Đoài: 11 đầu sóng ba vòng tròn đồng tâm có chấm ở vành sóng có hai hình đầu chim.

Đoài tương giao với Chấn.

.Cấn/Tốn

Cấn:

12 nọc tia sáng mặt trời. Số 12 là số Cấn tầng 2 (4, 12).

Cấn tương giao với Tốn.

.Khảm-Li

.Khảm:

18 con cò bay với số 18 là số Khảm tầng 3 (2, 10, 18).

Khảm hôn phối với Li.

.Khôn-Càn

 Trống có tổng cộng 4 nhóm 4 người vị chi là 16 người. Số 16 là số Khôn tầng 3 (0, 8. 16) hôn phối với Càn.

Như thế ta có một dịch Hậu Thiên liên hợp Chấn-Đoài Vienna.

Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt ta có Hậu Thiên bát quái Việt dịch với khuôn mặt nhóm Hùng Lang Đoài-Hùng Lạc Chấn-Lạc Long Quân.

Kết Luận

Trống đồng Vienna Khai Hóa thuộc nhóm trống nọc thiếu dương có mặt trời 12 nọc tia sáng. Số 12 là số Cấn tầng 2 (4, 12) có những khuôn mặt chính khuôn mặt chính Li, Đoài, Chấn. Ở ngoài biên trống có hai vành nọc mũi mác (mũi tên, răng cưa, răng sói) có nghĩa là nọc thái dương sinh động nên thuộc nhóm nọc dương thiếu dương ngành nọc thái dương.

Hai vành ngoài biên kẹp ở giữa vành gồm 4 đoạn sóng vuông góc Chấn xen kẽ với 4 đoạn hình thoi kèm theo vòng tròn chấm giữa Đoài. Ba vành này cho biết trống có khuôn mặt Đoài-Chấn thái dương tương giao với nhau nên trống có những dịch Hậu Thiên, ít nhất là của cả nhánh liên hợp Đoài-Chấn và của từng Đại Tộc Đoài và Chấn.

Trống này diễn tả khuôn mặt chính Đoài còn dịch diễn tả khuôn mặt chính Chấn của nhóm trống thiếu dương có mặt trời 12 nọc tia sáng này thuộc nhánh nọc âm thái dương sẽ thấy rõ ở các trống thuộc nhóm trống cóc/ếch có mặt trời 12 nọc tia sáng trong đó trống Hữu Chung là tiêu biểu (xem dịch ở trống này).

Leave a comment