ẤN ĐỘ: KHAJURAHO, NGÔI ĐỀN TÌNH DỤC KAMA SUTRA CÓ MỘT KHÔNG HAI.

(*Nếu cần bấm hai lần vào tựa bài để mở bài).

KHAJURAHO, NGÔI ĐỀN TÌNH DỤC KAMA SUTRA CÓ

MỘT KHÔNG HAI.

 Nguyễn Xuân Quang

Khajuraho là một tỉnh nhỏ ở vùng Chhatapur thuộc bang Madhya, là một địa danh du lịch nổi tiếng của Ấn Độ, được thăm viếng đứng hàng thứ hai sau Taj Mahal.

Lý do là tại đây có một quần thể đền đài có những điêu khắc về tình dục, tình thuật, một thứ tương tự như kama sutra (1) có một không hai trên thế giới. Phần nhiều du khách tới đây bị ‘mê mẩn’ vì những điêu khắc nhục tình này mà dưới con mắt nhiều người đây là những hình tượng ‘con heo’ (porno).

Về mặt kiến trúc chúng đánh dấu đỉnh cao nhất của sự phát triển các kiểu kiến trúc Ấn-Aryan tiêu biểu miền Trung Ấn (xem Đền Khajuraho, Biểu Trưng Kiến Trúc Ấn-Aryan Miền Trung Ấn; Cấu Trúc Khajuraho và Vũ Trụ giáo) và về mặt nghệ thuật đây là một bảo tàng viện lưu trữ lại cái đẹp diễm kiều của mỹ nhân Ấn giáo từ nghìn xưa (xem Hình Ảnh Tháng 4-2014: Đền Khajuraho, Bảo Tàng Viện Tiên Nương Mây Mưa Apsara). Nghệ thuật ở đây diễn tả cái tinh hoa của mỹ thuật Ấn Độ.

Bài viết này giới hạn về khía cạnh Khajuraho, Ngôi Đền Tình Dục Kama Sutra Có Một Không Hai Trên Thế Giới.

Trước hết xin nói là bài viết này có chủ đích là một bài tìm hiểu, học hỏi và giúp các độc giả nào chưa tới Khajuraho có một chút khái niệm và tìm thấy được ngay những điểm quan trọng khi tới thăm chớp nhoáng Khajuraho. Xin xem hình ảnh trong mạng nói về Khajuraho. Tác giả chỉ xin đưa vào bài viết một hai hình ảnh tiêu biểu để ‘minh họa’ các điểm chính mà thôi.

Xin cảnh báo, bài bài viết có thể làm nguy hại đến đầu óc và sức khỏe của các nhà lãnh đạo tinh thần và các nhà đạo đức. Xin dừng lại tại đây nếu thấy không hợp với mình.

Khoảng 10% các hình tượng điêu khắc ở bên ngoài vài đền đài ở đây diễn tả cảnh giao hoan xác thịt.

Câu hỏi được nêu ra là các hình tượng về nhục tình ở Khajuraho giống như một thứ kama sutra bằng điêu khắc có phải là một thứ porno hay không?

Câu trả lời là không phải hoàn toàn là như vậy?

Vì sao?

Xin thật vắn tắt:

-Khajuraho là một quần thể đền đài thờ phượng các vị thần sáng thế và các vị thần liên hệ của Ấn giáo. Cảnh nhục tình ở đây đi cùng với tôn giáo. Chúng diễn tả cảnh làm tình của các thường dân, của các tiên nương apsara thế tục, không phải là của thánh thần nhưng mang một mầu sắc tín ngưỡng, triết thuyết. Nói rõ hơn là cảnh ‘con heo’ ở đây liên hệ tới tín ngưỡng sinh tạo, mắn sinh, phồn thực nằm trong Vũ Trụ giáo.

Chúng ta thấy rõ con người khởi thủy thờ sinh thực khí nõ nường như thấy ở miền Bắc và Trung Nguyên Việt Nam, như Ấn Độ (thờ linga-yoni), Nhật (qua lễ hội tagata thờ dương vật và ogata thờ âm vật) (2), Ai Cập cổ, các thổ dân Mỹ châu, thổ dân hải đảo Thái Bình Dương, cổ Babylon, Hy Lạp, Ý, Nga và các quốc gia Đông Âu… Trong các nhà thờ Thiên Chúa giáo thời Trung Cổ ở Âu châu cũng thấy bóng của các thần nữ khỏa thân và thờ sinh thực khí như hình sheela na Gig (Ái Nhĩ Lan gọi là Sile nag Cioch). Một vài người tin đây là nữ thần Sinh Tạo và Hủy Diệt Celtic.

clip_image002

Hình Sheela na Gig ở nhà thờ St David, Kilpeck Herefordshire, Anh Quốc.

 Thờ sinh thực khí dẫn tới sự thờ phượng làm tình, giao hợp bằng hình tượng hay bằng người thật để diễn tả sự hôn phối nòng nọc, âm dương, nam nữ mục đích để có được mắn sinh, được mùa, sung mãn… ví dụ như trước đây trong địa bàn của Bách Việt, ngay trong lúc tế lễ thánh thần, ông mo bà đồng giao hợp với nhau trước bàn thờ với sự chứng kiến của thánh thần và quần chúng. Mục đích là nhắc nhở các vị thánh thần đã sao nhãng bổn phận sinh tạo của mình (tương tự như vị thần sấm mưa phải nhờ con cóc nghiến răng nhắc nhở tạo ra mưa) và kích thích các vị thần đã suy yếu về khả năng sinh tạo. Trên nắp thạp đồng mai táng Đào Thịnh có các tượng nam nữ đang giao hoan diễn tả sự phồn thực, sinh t ạo. Trong vòng sinh tạo, tử sinh có tái sinh, cầu xin người chết mai táng trong thạp được về cõi trên và được tái sinh (Thạp Đồng Đào Thịnh).

Đời sống tình dục đã được xem là một là một mối thiêng liêng đã có từ thời Rigvedic ở Ấn Độ. Sự quan trọng của tình dục thật sự thấy rất rõ qua sự kiện là tổng cộng trong 536 bài hát cầu kinh Rigvedic thì có tới 41 bài chỉ nói hoàn toàn về tình dục.

Theo dòng thời gian là ghi khắc diễn tả lại các cảnh nhục tình này trên gốm thờ như thấy tuyệt vời nhất ở gốm Mapuche của Peru (xem Gốm Tình Dục Peru Cổ) và gần hơn là bằng các hình tượng điêu khắc thờ như thấy ở Nepal và đặc biệt nhất có một không hai trên thế giới là ở Khajuraho này là bằng các hình tượng điêu khắc kiến trúc.

Diễn tả các cảnh tình dục trên tường ở những nơi thờ phượng thường thấy trong kiến trúc các đền đài Ấn giáo thời Trung Cổ vào những thế kỷ thứ 9 tới 11. Các hình ảnh này có thể truy tìm thấy dấu vết từ Phận giáo Tantra (3) xa xưa hơn.

Tuy nhiên những điêu khắc tình dục ở đền Khajuraho này diễn tả những khoái lạc theo phong cách gợi cảm rất người hơn.

Một mặt có chủ đích là để các vị thần có khuôn mặt hung thần sấm chớp dông tố như Indra và Varuna khi thấy các cảnh tục tĩu này sẽ tránh xa nên các đền đài được an toàn. Điều này cũng thấy ở Nepal, các thanh gỗ đứng chống nóc các đền đài thường có các điêu khắc diễn tả cảnh làm tình kiểu này có mục đích là để cho vị thần sấm là một trinh nữ nhìn thấy xấu hổ không dám đến gần đền thờ tránh cho đền không bị sấm sét phá hủy đền thờ

(43. Hình Tiêu Biểu Tháng 11-2012: Nepal: Nữ Thần Sấm Sét Trinh Trắng).

Còn đối với con người thường đây cũng là một loại thử thách. Một tín đồ nhìn những cảnh tượng này mà lòng nhục dục nổi lên cuồn cuộn thì chưa phải là người chân thiện, thành tâm để có thể đi vào điện trong đền đối diện với thần thánh để cầu xin.

Đặc biệt là các bậc tu hành. Giống như trong Phật giáo Tantric của Tibet. Các tín đồ muốn vào tu viện phải trải qua các thử nghiệm về tình dục kiểu này. Theo Harrison Forman trong Buddhist Tantric Temple of Tibet ‘một khi Đức Lama đã đạt tới gia đoạn huấn luyện tâm linh mà ngài nghĩ là khi nhìn thấy những hình ảnh khoái lạc nhục dục mà long không bị dao động, ngài bước vào ‘Căn Nhà để Hình Tượng Dâm Ô’ (obscene Idol House) để tự lượng giá mình, trong đó có những hình tượng như người thật diễn tả những dáng thế dâm ô nhất có mục đích trắc nghiệm sự tự kiểm soát chính mình mà ngài đã đạt tới. Bên cạnh đó, gái đẹp đặc biệt là những dâm nữ đầy quyến rũ nhẩy múa trước mặt ngài. Đức Lama nồi tại Buddha’s Bhumisparsha tự nghiên cứu các phản ứng của lòng mình. Nếu giữ được lòng mình không bị khuấy động, ngài chắc chắn đã chiến thắng được dục tình, nếu không ngài lại phải tự tu luyện lại để cho tới khi vượt qua được sự khảo hạch này.

Ngay cả Đức Phật trước khi thành đạo cũng đã chiến thắng sự trải nghiệm này qua các cảnh quyến rũ nhục tình của bọn quỉ mara.

Tại quần thể kiến trúc Phật giáo tại Pagan, Myanmar, có một ngôi đền trên vách còn ghi lại những cảnh lõa lồ, tục tĩu, rất con heo do bọn ma nữ phơi bầy ra trước mắt Phật khi ngài còn ngồi dưới gốc cây bồ đề trước khi ngài Giác Ngộ.

Thành thị Kalingar gần Khajuraho là một trung tâm Tantric rất lớn. Tantrics tin theo sự hòa hợp giữa tình dục và tôn giáo và nhấn mạnh về các thực hành tình dục như là những nghi thức tôn giáo.

Khoảng từ năm 950 và 1159, triều đại Chandela xây cất các đền đài này khi truyền thống Tantric vẫn còn chấp nhận. Kalingar có thể đã chứng minh sự hiện diện của Tantrics ở Khajuraho.

Nguyên lý tantrics dường như dựa trên các nghi thức thế lễ về mắn sinh, phồn thực nguyên thủy thấy không phải chỉ ở Ấn Độ mà còn thấy ở khắp nơi trên thế giới như đã nói ở trên.

Tóm lại các này hình tượng loại kama sutra ở đây mang mầu sắc tín ngưỡng.

Tình dục phông phải là một ô nhục hay là một điều cấm kỵ vào thời các nghệ sĩ đang sống ở Khajuraho. Các diêu khắc diễm tình, tình thuật ở ngoài và trong đền là một điều phải có vào thời điểm đó, chúng được xã hội và các giáo điều tôn giáo chấp thuận. Vì thế các hình tượng mang tính chất kama sutra có khi rất là con heo này mang tính chất thần thánh và triết thuyết.

Ngoài tính cách tín ngưỡng còn mang tính cách nghệ thuật cao. Các hình tượng điêu khắc ở đây rất được quan tâm tới cái đẹp và đã đạt tới tuyệt đỉnh nghệ thuật điêu khắc không như những hình vẽ thô thiển trong sách kama sutra. Trong History of the Kamasutra, McConnachie mô tả 10% điêu khắc của Khajuraho là ‘tột đỉnh của nghệ thuật nhục tình‘(“the apogee of erotic art”).

Hơn nữa khác với kama sutra hay Tố Nữ thư của Trung Hoa xưa, các hình tượng ở đây không chú tâm diễn tả tỉ mỉ các tư thế làm tình mà ở đây diễn tả sự hòa hợp giữa Tantrism và phồn thực, sinh tạo.

Chả thế mà Khajuraho đã được thừa nhận là Một Địa Danh Di Sản Thế Giới UNESCO.

Do đó thay vì coi chúng là các hình ảnh con heo, thô tục, chúng phải được xem như là một cái đẹp và sự thật.

Hiểu như thế rồi chúng ta hãy lắng đọng tâm hồn mình lướt qua các hình ảnh điêu khắc này. Ở đây tác giả chỉ lướt qua các nét đặc biệt thôi, muốn xem đầy đủ và chi tiết một cách tỉ mỉ xin mời vào xem trong mạng.

Nhìn tổng quát về mặt con heo thì các hình tượng ở đây bao trùm cả các kiểu cọ, các tư thế làm tình của Kama Sutra Ấn Độ, của Tố Nữ thư Trung Hoa, Shunga của Nhật, 36 kiểu của Tây Phương…

Về mặt y học, tình học sexology, các điêu khắc ở đây diễn tả tất cả những khía cạnh thật sự của tình dục con người kể cả những điều mà y học gọi là thác loạn tình dục (sexual perversion) như yêu nhau bằng đường môi chót lưỡi, yêu nhau bằng mồm, kê gian, cẩu gian, thị dâm, thú dâm, thủ dâm, yêu nhau tập thể, hội đồng…

Nhưng như đã nói ở trên, tất cả được diễn tả với tuyệt đỉnh của nghệ thuật nhiều khi ở những tư thế thể thao ‘Rati Krida’ (love sport) với nhiều thể dạng và khuôn mặt. Các cặp tình thể hiện thể vận (gymnastic), nhào lộn (acrobatic) và yoga ở các tư thế khác thường:

clip_image004

‘Trồng chuối ngược’(phần trắng do tác giả đục bỏ).

clip_image006

Một đôi tình nhân ở đền Duladev (phần trắng do tác giả đục bỏ)

Các kỹ thuật tình dục-yoga (sex-yogic technique) là một phương pháp quan trọng trong Tantrics để đạt tới trạng thái nhất thể, không còn phân cách lưỡng tính (non-dual state) hay nirvana.

Vào thế kỷ thứ 10 Matsyendra Nath sáng lập trường phái ‘Yogini Kaula’ cho rằng ‘Kaula Margra’ là nẻo đường hưởng thụ khoái cảm thể chất có kiểm soát bởi vì Yoga và Bhoga là một (Bhoga là khoái cảm, thân xác). Ngôi đền cổ nhất ở Khajuraho là đền Chausath Yogini, đây chính là nơi tọa lạc của giáo phái này (Rajaran Panda).

Riêng về thú dâm đã nhắc tới từ ngàn xưa. Những người nam chăn thú vật ở trên những vùng núi cao hoang vu cả năm tháng, thiếu đàn bà có người đã phải giải quyết sinh lý với loài vật như bò, cừu, ngựa… Trong y học có chứng bệnh syphilis, bệnh giang mai, một chứng bệnh lan truyền tình dục. Syphilis là tên một người chăn thú vật bị bệnh này. Nguồn cội của tên bệnh phát gốc từ đề tựa bài thơ Syphilis sive Morbus Gallicus, có nghĩa là “syphilis là bệnh của người Gaulois Pháp” (Syphilis or French disease) xuất bản năm 1530 bởi thi sĩ bác sĩ người Ý Girolamo Fracastoro, kể rằng người chăn thú vật tên Syphilus được coi là người đầu tiên được biết là mắc chứng bệnh này. Bác sĩ Fracastoro lần đầu tiên dùng từ này chỉ chứng bệnh này trong luận văn ‘De Contagione’ (‘Về Bệnh Lây Truyền’) vào năm 1546. Thật sự không hiểu rõ tại sao ông dùng từ này, có lẽ ông có ý dùng theo nghĩa Latin là ‘pig-lover’. Sy- do Latin sùs, heo nái, lợn sề, Cổ ngữ Anh sù (lợn sề), Anh ngữ kiện kim swine, heo nái, lợn sề. Latin suillus, ham ăn, dơ dáy như heo. Theo biến âm kiểu bánh xu xê (bánh phu thê) ta thấy sùs, sù = sề. Philus là yêu. Syphilis là ‘yêu heo cái, lợn sề’.

Dĩ nhiên có người giải thích theo cách khác, cho là có thể do từ tên một nhân vật là Sipylus, con trai của Niobe ở Ovid và có nhà tầm nguyên ngữ học giải thích Syphilus, có sy- có lẽ là do gốc Hy Lạp syn- là cùng với và philis là philein là yêu. Syphilis là bệnh ‘đi với tình yêu’,‘do yêu’. Nhưng vì Syphilus là tên đặt cho một người chăn thú vật trong bài thơ của bác sĩ Girolamo Fracastoro đầu tiên nói tới bệnh này nên giải thích là ‘pig-lover’ được chấp nhập nhiều hơn. Dân dã Tây phương cổ cho rằng chứng bệnh này do giao hợp với heo cái mà mắc bệnh.

Ở đây, ngoài thú dâm với ngựa, còn thấy với voi.

clip_image008

(ảnh của tác giả).

Đặc biệt ở đây, một điểm hiếm thấy nữa là các nhà tu khổ hạnh (ascetics) cũng hưởng thụ khoái cảm thân xác bằng thủ dâm. Như thấy ở đền Lakshman, một vị tu sĩ khổ hạnh cầm cây chùy đứng thủ dâm bên một cặp quí tộc đang ân ái với nhau.

clip_image010

(ảnh của tác giả).

Ngoài ra còn có cả cảnh pha chế thuốc kích dục:

clip_image012

Cảnh giã thuốc, pha chế thuốc kích dục (ảnh của tác giả).

Lưu ý cối hình lật ngược của  trống moko Nam Dương giống hình dóng búa thiên lôi đơn thuộc dạng biến thể của loại Trống Nguyễn Xuân Quang Loại II (NXQ.II)  hay Trống Tượng Lửa Dương, Lửa Vũ Trụ, Trống Mặt Trời Lửa, Trống Thái Dương, Trống Càn, Trống Cực Dương.

IMG_8114 copy

Trống minh khí  moko loại Trăng Bali, Pejeng, Nam Dương (ảnh của tác giả chụp tại Bảo Tàng Viện Văn Minh Á Châu, Singapore).

Điểm này cho thấy trống đồng moko, Pejeng của Nam Dương có thể bị ảnh hưởng của văn hóa Ấn giáo (Trống Đồng Tí Hon Minh Khi).

Và còn nhiều nữa……

Tóm lại

Các hình tượng điêu khắc loại kama sutra ở đây mang thêm mầu sắc tín ngưỡng và triết thuyết, liên hệ tới sinh tạo, mắn sinh, phồn thức nằm trong Vũ Trụ giáo. Cặp bạn tình mithuna giao hợp diễn tả sự giao phối nòng nọc, âm dương, nguyên lý căn bản của Dịch lý.

Ngoài ra còn có những chủ đích để:

-các vị thần có khuôn mặt hung thần sấm chớp dông tố như Indra và Varuna khi thấy các cảnh tục tĩu này sẽ tránh xa nên các đền đài được an toàn.

-nhắc nhở các vị thánh thần đã sao nhãng bổn phận sinh tạo của mình và kích thích các vị thần đã suy yếu về khả năng sinh tạo.

-thử thách những tín đồ trước khi bước vào trong đền cung nghinh thần thánh.

-trắc nghiệm các bậc tu hành.

-diễn tả tất cả bộ mặt thật của nhục tình của con người.

-cho thấy nhục tình là một nhu cầu, một thứ thánh thiện, một thứ tội lỗi và cũng là một nghệ thuật.

….

Do đó ở đây, thay vì coi chúng là các hình ảnh con heo, thô tục thuần nhất, chúng phải được xem như là một

khía cạnh của t ín ngưỡng, triết thuyết sinh tạo, hiếu sinh, một sự thật, một cái đẹp, một nghệ thuật. … ‘đáng yêu’!

—————————-

Ghi Chú

(1) Kama sutra

Kama sutra là Luận Đề về Yêu Đương và Tình Thuật.

.Phạn ngữ kama là desire (ham muốn), wish (ước muốn), love (tình yêu)…

Kama có kam- ruột thịt với Hán Việt cảm (cảm giác, cảm tình). Theo k= h như kết = hết, ta có kam- = ham (muốn).

.sutra có gốc Phạn sutram là rule có nghĩa đen là string (dây), thread (chỉ), twine (dây bện), fiber (sợi) có gốc từ sivyati là ‘sew’ (khâu) họ hàng với Latin suere ‘to sew’.

Ta thấy sutra có su– biến âm với , sợi với xâu (chuỗi). Theo s = kh như sẽ = khẽ, ta có su- = sew = khâu.

Theo nghĩa bóng sutra là giềng, mối, hệ thống, qui tắc…

(2)

-Tagata là lễ hội mắn sinh, phồn thực thờ dương vật ở Nhật. Tagata khởi đầu bằng chữ T là di duệ của chữ nòng nọc vòng tròn-que do hai nọc que ghép lại. Hai nọc que là hai dương, thái dương có một nghĩa là nọc sinh tạo biểu tượng cho bộ giống phái nam. Nọc chữ T là một biến dạng của nọc nọc mũi tên /\ (mũi mác, răng cưa, răng sói) có nghĩa là nọc, dương, lửa, mặt trời, thái dương, bộ phận sinh dục nam sinh động.

Ogata là lễ hội mắn sinh, phồn thực thờ âm vật. Ogata khởi đầu bằng chữ O là chữ nòng O trong chữ nòng nọc vòng tròn-que, có một khuôn mặt thái âm biểu tượng cho bộ phận sinh dục nữ, nữ (phương ngữ Huế O là cô, mụ).

(3) Tantra

Tantra có gốc Phạn tantram nghĩa đen là loom (khung cửi để dệt, đan), dây dệt, dây…, nghĩa bóng là nền móng, hệ thống, giáo điều, qui luật, phát từ gốc tan có nghĩa “to stretch’(tăng, căng, dãn ra), ‘extend’ (dang, chăng, duỗi ra), Ba Tư ngữ tar ‘string’ (dây, sợi) có nguồn cội từ gốc PIE *ten ‘stretch, extend’.

Ta thấy tantra có gốc tan:

-theo t = đ (thẳng tuột = thẳng đuột), ta có tan- = đan.

-tan- = Việt ngữ tăng.

-theo t = d (như tựa = dựa) ta có tan- = dãn.

…..

Tây phương thường dùng tantra, tantric với nghĩa nghiêng về nhục tình.

Theo Từ Điển Đạo Uyển của Chân Nguyên: Tantra; cũng được gọi theo âm Hán Việt là Ðát-đặc-la (怛特羅), nguyên nghĩa ‘tấm lưới dệt’, ‘mối liên hệ’, ’sự nối tiếp’, ‘liên tục thống nhất thể’, đôi lúc được dịch là Nghi quỹ.
Trong Phật giáo Tây Tạng, Tantra chỉ tất cả các kinh sách về nhiều ngành khác nhau (Tantra y học, Tantra thiên văn…). Nhưng trong nghĩa hẹp, Tantra chỉ tất cả các sách vở nói về phép tu thiền định của Kim cương thừa và cũng được dùng để chỉ những phép tu thiền định này. Phép tu luyện Tantra có tính chất kinh nghiệm cá nhân, và thường dựa trên ba khái niệm: Nhân, Ðạo, Quả. Nhân chính là hành giả, Ðạo là con đường, phương pháp tu luyện, nhằm thanh lọc con người và Quả là tình trạng mà hành giả chứng ngộ. Ba giai đoạn này được Tantra chỉ bày trong vô số phương tiện khác nhau. Người ta cho rằng khi Phật Thích-ca thể hiện Phật quả qua dạng Pháp thân (s: dharmakāya) thì Ngài đã hành trì Tantra. Vì vậy cũng có người xem đức Phật là người sáng lập Tantra.

Truyền thống Tây Tạng chia Tantra làm bốn loại để tương ưng với căn cơ của từng người:
1. Tác tantra (s: kriyā-tantra): Tantra hành động (tác), nghi lễ. Người tu tập Tantra này có kết đàn trường, cúng dường, đọc chú, bắt ấn nhưng chưa quán tưởng, tu tập thiền định.
2. Hành tantra (s: caryā-tantra): Tantra tu luyện qua hành động hằng ngày, dành cho những người tu tập nhưng không cần hiểu rõ lí tột cùng.
3. Du-già tantra (s: yoga-tantra): Tan-tra luyện tâm (thiền định).
4. Vô thượng du-già tantra (s: anuttarayoga-tantra): phương pháp tu luyện tột cùng, thành Phật trong kiếp này, với thân này.
Trường phái Ninh-mã (t: nyingmapa) lại chia Vô thượng du-già tantra làm ba loại: Ma-ha du-già (s: mahāyoga), A-nậu du-già (s: anuyoga) và A-tì du-già (s: atiyoga, xem Ðại cứu kính).…..

Những phép Tantra này xem tâm thanh tịnh là gốc của mọi phép tu. Ngoài ra, Tantra xem việc vượt qua tính nhị nguyên để đạt nhất thể là một nguyên lý quan trọng. Tính nhị nguyên có khi được Tantra diễn tả bằng nguyên lý nam tính (s: upāya; khía cạnh Phương tiện) và nữ (s: prajñā; Trí huệ).

Leave a comment