HÌNH BÓNG CHIM VIỆT Ở ĐỊA BÀN BÁCH VIỆT CŨ.

(*Nếu cần, bấm hai lần vào Tựa Bài để mở bài).

HÌNH BÓNG CHIM VIỆT Ở ĐỊA BÀN BÁCH

VIỆT CŨ.

Nguyễn Xuân Quang

Tôi đã đi qua những vùng thuộc địa bàn cũ của Bách Việt, của liên bang Văn Lang cũ để truy tìm những dấu tích văn hóa Bách Việt. Tôi đã tìm thấy một trong những dấu tích văn hóa Bách Việt là hình bóng chim tổ tối cao, tối thượng của Việt Nam nói riêng và của Bách Việt nói chung.

Trong Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt và qua bài viết Chim Việt ở Văn Miếu, Hà Nội, ta đã biết vật tổ chim tối cao tối thượng của Việt Nam nói riêng và Bách Việt nói chung ở ngành nọc, lửa mặt trời thái dương là con chim cắt (cao cát), chim Rìu, chim Việt hồng hoàng, Anh ngữ gọi là Great Hornbill tên động vật là Buceros Bicornis họ Bucerotidae.

Trước đây tôi đã viết về con chim Việt này trong ba bộ sử sách, sử miệng, sử đồng, nếu cần các chi tiết xin tham khảo ở đó. Ở đây chỉ xin nhắc lại một vài điểm chính yếu và đưa ra thêm nhiều chi tiết và hình ảnh ở những nơi khác thuộc địa bàn Bách Việt cũ.

Sử sách

Đây chính là loài chim mỏ Cắt còn có tên là chim mỏ Rìu như thấy qua bài vè các loài chim:

Cũng còn có chú mỏ rìu,

Rõ là tay thợ, khẳng khiu chán chường.

Như thế chim Rìu là chim Việt, chim cắt Hồng Hoàng. Chúng ta thường nói tới hai từ Lạc Hồng hay Hồng Lạc, chúng ta là con Hồng cháu Lạc. Nhìn dưới diện vật tổ chim thì Lạc Hồng là chim Hồng và chim Lạc. Nhìn dưới diện lưỡng hợp nòng nọc, âm dương Chim-Rắn, Tiên Rồng thì Hồng Lạc có Hồng là chim Hồng và Lạc là Rắn Nước Lạc.

Chim Hồng là chim Đỏ, chim Lửa, chim Lạc là chim Nác, chim Nước. Chim Lạc chim Nước chân có màng có thể là loài nông, ngỗng trời, vịt trới le le. Chim Hồng, theo duy dương, là chim hồng hoàng bổ cắt lớn. Đây chính là chim Rìu, chim Việt, chim mặt trời, chim Nọc.

Sử miệng Ca Dao Tục Ngữ

Hình bóng chim rìu, chim cắt còn thấy nhiều trong ca dao, tiêu biểu như thấy qua bài đồng dao Bổ nông là ông bồ cắt nói về sáu con chim tổ của Đại Tộc Việt ứng với Việt Dịch Chim Nông Cắt ở Cõi Trên, Tạo Hóa (Ca Dao Tục Ngữ Tinh Hoa Dân Việt).

Sử đồng

Hình bóng chim Rìu, Chim Việt bổ cắt chim Hồng (hoàng) cũng thấy rất nhiều trên trống đồng âm dương Đông Sơn. Trên mặt trống đồng Duy Tiên, mặt tuy bị vỡ nhưng còn thấy rõ hình ba con mỏ cắt, mỏ lớn, đầu có mũ sừng hồng hoàng. Đây là loài Great hornbill, loài mỏ cắt lớn nhất.

clip-image004-thumb19

Chim cắt hồng hoàng trên trống đồng âm dương Duy Tiên (Nguyễn Văn Huyên).

Những hình thuyền trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ I, Hoàng Hạ đầu thuyền có hình Rắn-Nước miệng há rộng biểu tượng cho bộ phận sinh dục nữ với hình chim mỏ rìu lớn, biểu tượng cho bộ phận sinh dục nam đâm vào miệng Rắn Nước. Đây là dạng lưỡng hợp sinh tạo thái âm thái dương ở cõi Đại Vũ Trụ. Đuôi thuyền hình chim nông và ngay sau đuôi thuyền có một hay hai cây nọc hình đầu chim cắt nhỏ, ở dạng lưỡng hợp bổ nông (thiếu âm) với bồ cắt (thiếu dương) ở cõi trời Tiểu Vũ Trụ. Trên nhiều trống đồng khác như trên trống đồng sông Đà, một đuôi thuyền khắc đầu chim hình rìu rất rõ, trên trống Hữu Chung cũng vậy (Giải Đọc Trống Đồng Âm Dương Đông Nam Á).

Nhưng đặc biết nhất là Người Mặt Trời Chim Cắt Hồng Hoàng, chim Việt còn ghi khắc rõ lại ở trên trống Quảng Xương.

Người Mặt Trời Chim, Cắt Việt trên trống Quảng Xương.

Người này có trang phục đầu có hình đầu chim có mỏ rất lớn, rất cường điệu và có mũ sừng mang hình ảnh chim cắt hồng hoàng, chim rìu, chim Việt. Đây chính là tộc người thuộc tộc lửa, đất, vùng đất cao, tộc chim  Hồng, nhánh 50 Lang lên núi theo Mẹ Tổ Âu Cơ , ngành Viêm Việt (Viêm hiểu theo nghĩa Lửa, mặt trời thái dương), Viêm Đế mặt trời thái dương.

Người Mặt Trời Chim Cắt, Chim Hồng, Chim Việt này đi cặp với Người Rắn Nước, Rắn Lạc nhánt 50 lang theo cha Lạc Long Quân xuống biển theo lưỡng hợp Chim-Rắn, Tiên Rồng (Trống Quảng Xương: Một Chương Sử Đồng).

Rìu Việt  (Yue Ax) đầu chim cắt cũng thấy rất nhiều trong các cổ vật đồ đồng ở Nam Trung Quốc (xem dưới).

.…

Vật Biểu Chim Mỏ Cắt Của Các Chi Tộc Khác Của “Đàn Chim Việt”.

Mường

Mường Việt cổ có vật tổ chim là chim tráng, chim cháng. Ta có tráng (trai tráng) = Việt ngữ chàng (chàng trai, cây đục) và cháng = Việt ngữ chàng ( con trai, đục, chisel). Chim cháng là chim chàng, chim lang, chim đục, chim rìu, chim mỏ cắt. Theo truyền thuyết Mường hai con chim KlángKlao (tương ứng với truyền thuyết khác là chim Ây, cái Ứa) đẻ ra trứng trăm trứng nghìn, nở ra muôn vật muôn loài, đẻ ra người Đáo (tức người Kinh, người Việt) đẻ ra người Mường…Từ Kláng chuyển sang Việt ngữ là Tráng, Chàng (đục), Lang tức chim mỏ cắt (xem chương Nhận Diện Danh Tính Hùng Vương trong Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt).

-Chim Khướng

Chim mỏ cắt cũng còn gọi là chim khướng như thấy trong truyện thơ Mường:

Khách phương nào tới

Mà sao tốt tướng oai nghi

Như con chim khướng mấy thu mấy thì

Bay qua lèn đá dựng,

Đã đứng nên đứng,

Đã ngồi nên ngồi…

 (Truyện Út Lót – Hồ Liêu, Hoàng Anh Nhân, t.2, tr.99).

Tác giả trên giải thích “Chim Khướng: loại chim lớn, mỏ to và trên mỏ có mũ sừng cứng, thường gọi là chim Phượng hoàng đất”.  Ta thấy (chim) khướng = khường =sường = sừng. Con chim khướng là con chim sừng (đầu có mũ sừng), tức chim hornbill và ta cũng thấy khướng biến âm với Hán Việt khương (có nghĩa là sừng). Chim khướng là chim sừng, chim khương. Viêm Đế có họ là Khương (sừng) như thế chim Sừng Khướng mỏ cắt là chim biểu của thần mặt trời Viêm Đế họ Khương, của Viêm Việt. Chim cắt cũng được thờ phượng đúc thành tượng vàng thấy trong truyện Út Lót. Nàng Út Lót nói với hai chị rằng: “Đồ vàng đúc hình con chim cắt...”.

Ê-Đê

Người Ê-đê có chim mlingmlang thấy qua bài hát

Anh đến từ nơi xa,

Anh mang theo chim mơ-linh từ nhà,

Chim mơ-lang từ buôn.

Anh nghĩ rằng em là con gái chưa tơ vương…

 (Vũ Ngọc Phan, Tục Ngữ, Cao Dao, Dân Ca, Việt Nam).

Chim ml ling, mơ lang này chính là chim cắt. Điểm này ăn khớp trăm phần trăm với Mã Lai ngữ langling: the Southern pied hornbill (chim cắt có lông sặc sỡ, nhiều màu ở miền Nam). Ta cũng thấy rất rõ Mã ngữ lang: a generic name for hauks, kites and eagles (một tên chủng loại chỉ diều hâu và ó, ưng). Như thế chim lang, chim linh chỉ chung loài mãnh cầm, loài chim mang hùng tính biểu tượng cho đực, dương, phái nam, mặt trời. Nhiều loài chim ở Việt Nam thuộc loài chim ưng (falcon) cũng gọi là chim cắt như chim cắt bồ hóng. Điểm này ăn khớp trăm phần trăm với hai từ lang và linh trong Việt ngữ. Việt ngữ lang là chàng, con trai. Linh ruột thịt với Ấn ngữ linga (bộ phận sinh dục nam). Linh biến âm với lính (ngày xưa chỉ đàn ông con trai mới phải đi lính), với đinh theo kiểu biến âm linh đinh. Đinh là con trai, thanh niên như tráng đinhlễ thành đinh. Rõ ràng chim mlang, mling là chim langling, chim cắt, chim chàng, chim lang, chim rìu, loài chim mang biểu tượng cho đực, dương, hùng tính, mặt trời tức chim Việt.

Thủ đô Mê Linh của Hai Bà Trưng ở đất Phong Châu.

Theo giáo sư Trần Quốc Vượng, địa danh Mê Linh mang tên một loài chim. Ông dựa vào các nghiên cứu tổng hợp các tài liệu lịch sử, ngôn ngữ và truyền thuyết dân gian, Mê (Ma, Minh, Mi) Linh là Mling. Mling, mlang (cặp tên có tính chất lấp láy) theo tiếng của các dân tộc Tây nguyên có nghĩa là một loài chim… Mọi tài liệu đều nói lên một cách thống nhất huyện đó, bộ lạc đó, khi xưa mang tên một loài chim Mling với một thị tộc (bào tộc) gốc thờ chim làm vật tổ. Đó là bộ lạc gốc thời Hùng Vương dựng nước (Hùng Vương Dựng Nước, tập I, tr.154).

Hai Bà Trưng là con cháu, dòng dõi vua Hùng Vương đóng đô ở Mê Linh đất Phong châu . Ta thấy rõ như dưới ánh sáng mặt trời, Mê-Linh ruột thịt với Mơ-lang, Mơ-ling,  Mlang, Mling, Langling là chim Lang, chim chàng (chisel), chim đục, chim rìu, chim Việt, chim đực, chim biểu của Hùng Vương (Hùng có một nghĩa là con chim đực). Hùng Vương thế gian theo duy dương ngành lửa có một khuôn mặt chim biểu là chim cắt Lang (có thể là loài chim cắt đất có cổ khoang), chim Việt thế gian đội lốt chim cắt chim sừng, chim Khướng, chim Khương Great Hornbill, chim Việt hồng hoàng, chim biểu của thần mặt trời Viêm Đế họ Khương, dòng Viêm Việt (Ý Nhĩa Ngày Lễ Hai Bà Trưng Mồng 6 Tháng 2 Âm Lịch).

-Hình Bóng Chim Cắt, Chim Việt Đậu Ở Văn Miếu, Hà Nội.

Ở Văn Miếu Hà Nội có một con chim hiện nay cho là chim hạc. Con chim này có mang một tính chất đặc thù của chim cắt là ngậm một quả hay hạt thức ăn trong mỏ. Chim cắt, chim rìu vì mỏ quá lớn, không nuốt ngay được thức ăn, nó phải kẹp các quả hay hạt ở mỏ rồi tung lên trời và há miệng hứng lấy cho rơi vào cổ họng mới nuốt được (sẽ thấy rõ ở phần Nam Đảo ở dưới).

Phuong VM

  Con chim hạc mang hình bóng chim Việt ngậm quả, hột thức ăn trong mỏ tại Văn Miếu, Hà Nội.

Hiển nhiên như đã thấy với điểm đặc thù ngậm quả, hạt trong mỏ đây không phải là con chim phượng của Trung Hoa. Chim phượng biểu tượng cho Lửa, là con chim Lửa có cốt là con chim trĩ, có đuôi rất dài như những dải lụa vì thế còn có tên là chim giải cùi. Con chim ở đây đuôi ngắn (Chim Việt).  

Người Ao (Âu) Naga ở Assam, Miền Cực Tây Vân Nam.

Người Ao-Naga tức Âu-Rồng Nác, Âu-Long ruột thịt với Âu Cơ-Long Quân, với Âu-Lạc. Chứng tích thờ chim cắt thấy đi kèm với rắn nước, rồng đất kỳ đà, thằn lằn còn thấy nhiều ở người Ao Naga. Trong nghệ thuật khắc gỗ của họ còn thấy chiếc rìu đầu chim mỏ cắt.

AU NAGA

 Sắc dân này có tộc Ozukumtzur (bird-became-woman) tự nhận là con cháu của chim Mỏ Cắt có hèm (taboo) là không ăn thịt chim mỏ cắt (William Carson Smith, p.111).

Người Katu

Người Katu có căn nhà thiêng liêng trên nóc có con chim có sừng.

Nhà của người Katu trên nóc có con chim có sừng (theo Maurice).

Chim đầu có nọc sừng nhọn mang hình ảnh con chim cắt.

Người Kachin

Người Kachin ở đông bắc Myanmar cũng có chim tổ là chim cắt lớn.

IMG_2512

Chim tổ Rìu, chim Việt trong một tiệm bán tặng vật tại hồ Inle, Myanmar.

  .Nam Trung Hoa

Nam Trung Hoa thuộc địa bàn cũ của Bách Việt còn thấy rất nhiều hình bóng chim Việt hồng hoàng.

Dĩ nhiên Lạc Việt Tráng Zhuang có văn hóa Chim-Rắn, Tiên Rồng phải có chim biểu là chim Việt hồng hoàng, chim Hồng và Rắn Lạc.

IMG_3454 copy

 Thần tổ Người Chim Sừng, chim Việt hồng hoàng của Lạc Việt Tráng Zhuang (ảnh của tác giả chụp tại làng văn hóa Nam Ninh, Quảng Châu).  

Thần tổ người chim của Lạc Việt Tráng Zhuang ở đây diễn tả dầu chim có mỏ lớn có sừng hai nhánh lửa, mặt trời thái dương. Đây chính là chim sừng, chim Việt hồng hoàng, chim Hồng. Người chim Việt, chim Hồng này đi cặp đôi với Người Rắn Nước Lạc (Lạc Việt Tráng Zhuang).  

Nhưng đặc biệt nhất là trên đồ đồng cổ.

Ở Vân Nam còn tìm thấy nhiều Rìu Việt (Yue Ax) hình đầu chim Việt hồng hoàng.

IMG_3751 copy

Rìu Việt chim cắt ở Bảo Tàng Viện Tỉnh Vân Nam (Thời Chiến Quốc) (ảnh của tác giả).

CHU DB 3 copy

Hình vẽ chi tiết  đầu rìu Việt hồng hoàng.

Lưu ý đầu chim có con mắt hình mặt trời. Mỏ rìu lớn há ra. Tận cùng mỏ có “phụ đề” hai lưỡi rìu. Ở sau đầu có mũ sừng và cũng có hai hình mặt trời nhỏ với nghĩa thái dương ở sừng. Đây là Rìu chim Việt hồng hoàng mặt trời của đại tộc Việt Người Mặt Trời thái dương.

Trêng trống đồng nòng nọc, âm dương Điền Việt cũng ghi khắc lại hình bóng chim Việt hống hoàng rất rõ.

 3t

Chim cắt hồng hoàng trên hai trống Điền Việt dùng làm Trục Thế Giới (ảnh của tác giả), (Đồ Đồng Điền)

.Chim Việt ở Nam Đảo

Như đã biết Nam Đảo (Mã Lai, Nam Dương) ruột thịt với Bách Việ, di tích cổ Việt còn thấy rất nhiều ở Nam Đảo. Hình bóng chim Việt hồng hoàng đi cặp đôi với Rắn Việt thấy nhiều hơn bất cứ ở đâu trong địa bàn Bách Việt cũ.

Thổ dân Kelantan, Borneo có truyện thần thoại Con Chim Torok hay Burong Tebang Rumah Bapok Mentua (Con Chim Bổ Sập Nhà Bố Vợ) của. Chim Torok là chim bổ cắt. Mã ngữ torok là thọc, thục, đục, (Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt).

Hai vật tổ tối cao tối thượng của người Ngaju thuộc tộc Dayak (tác giả Kim Định cho họ là Bộc Việt), ở miền Nam Borneo là Rắn Nước (Watersnake) và Mỏ Cắt (Hornbill). Chim Cắt gọi làTingang, trong ngôn ngữ của thầy tế pháp sư gọi là bungai. Vật tổ này thường thấy vẽ, khắc trên hình thuyền Chim Cắt, Thuyền Rắn Nước, những con thuyền mà các thần tổ dùng đi từ thượng giới xuống trần gian hay dùng làm thuyền tang, thuyền linh hồn, thuyền vong.

Thuyền vong hình Rắn Nước cho phái nam và thuyền vong hình Chim Cắt cho phái nữ. Chim bổ cắt đầu thuyền có nét đặc thù chuyên biệt là mỏ đang mổ một quả hay hạt thức ăn.

Untitled-1 copy

Thuyền linh hồn bổ cắt hay thuyền châu báu dành cho phái nữ của người Ngaju (Hans Scharer, Plate XIX, illustration 22). Lưu ý đầu thuyền đầu chim bổ cắt đang mổ một quả hay hạt thức ăn.

Họ cũng có quan tài chim cắt. Quan tài dành cho phái nữ thường đầu có hình chim Bổ Cắt để có dạng âm dương hôn phối và quan tài dành cho phái nam có hình Rắn Nước để có dạng dương âm hôn phối, mong hồn người chết được tái sinh hay về miền hằng cửu. Chim bổ cắt đầu quan tài  cũng có nét đặc thù chuyên biệt là mỏ đang ngậm một quả hay một hạt thức ăn.

thuyen hornbill0001

Quan tài hình chim bổ cắt dành cho phái nữ và rắn-nước dành cho phái nam của người Ngaju, Dayak, Borneo (Hans Scharer). Lưu ý đầu chim bổ cắt đang ngậm một quả hay hạt thức ăn.

COKT2

Ngôi nhà cõi dương, nhà đực nhà lang của người Ngaju đầu mái cũng có hình chim cắt phân biệt với căn nhà âm, cái, nhà nàng có con rắn nước.

Lần ghé Singapore tôi lại tìm gặp thấy hình bóng chim Việt ở trung tâm giải trí Hoang Dã Safari Ban Đêm (Night Safari).

IMG_5520

Và thấy lại ở Bảo Tàng Viện Văn Minh Á châu Singapore.

IMG_8207 Chim cắt hồng hoàng Kenyalang của người Iban, Sarawak triển lãm tại Bảo Tàng Viện Văn Minh Á châu Singapore (ảnh của tác giả).

Ở đây cho biết người Iban ở Sarawak, Mã Lai gọi chim cắt hồng hoàng là kenyalang. Ta thấy tên có từ lang ruột thịt với  người Mường gọi chim cắt là chim tráng, chim chàng và Ê Đê gọi là chim mling, mlang chuyển qua Hán Việt là chim Mê Linh. Ở đây cũng cho biết người Iban coi chim cắt hồng hoang là  chim tổ của các loài chim. Chim là thiên sứ của Thượng Đế. Họ cũng dùng chim trong tế lế khi đi Săn Đầu Người. Cũng xin nói qua một chút về tục săn đầu người này. Một số tộc trong Bách Việt có tục săn đầu người. Trước đây tộc Ao Naga và các tộc lân cận ở Vân Nam cũng có tục này về sau bị người Anh cấm. Tục săn đầu người có mục đích là lấy đầu sọ kẻ thù để tế trời đất, thần tổ, tổ tiên.  Con người sinh ra từ vũ trụ nên đầu sọ là điểm chính yếu của thần người, biểu tượng của vũ trụ, thần tổ. Trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn vì thế có khi dùng để chôn cất, cất giữ đầu sọ.  Chim cắt Việt biểu tượng cho mặt trời, thần tổ ngành nọc dương thái dương vì thế dùng trong tế lễ khi đi săn đầu người là chuyện dễ hiểu.

Với hai vật tổ chim cắt hồng hoàng và rắn nước này, Người Dayak là một thứ Hồng Lạc nhìn dưới diện lưỡng hợp Chim-Rắn, Tiên Rồng ở Nam Đảo.

.Người Lombok

Người dảo Lombok thuộc vùng đảo Sunda Nhỏ, Nam Dương cũng còn thấy dấu vết tờ chim cắt hồng hoàng.

 IMG_6655

 Riềm thờ chim cắt hồng hoàng ở đảo Lombok, Indonesia (ảnh của tác giả).

.Người Hắc Đảo ở Đại Dương châu.

Các Thổ dân Hắc Đảo cũng coi chim cắt là biểu tượng cho đực, dương, lửa, mặt trời. Mỏ bồ cắt là biểu tượng cho cơ quan sinh dục nam như thấy qua hình chim mỏ cắt để trong một miếu âm hồn ở Maprik, Papua, New Guinea. Dân đảo Cook có chiếc rìu mỏ cắt. Đây chính là rìu Việt (Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt).

AU NAGA 2

Chim mỏ cắt để trong một miếu âm hồn ở Maprik, Papua, New Guinea và Rìu Việt ở đảo Cook (Richard Cavendish, p. 282).

 Mỏ chim biểu tượng dương vật trong khi mặt trăng ở thân người chim biểu tượng âm hộ. Hình diễn tả nõ nường, nòng nọc, âm dương sinh tạo, giao hợp âm dương. Ở đây ta cũng thấy rõ chim cắt có một khuôn mặt là mặt trời giao hòa với mặt trăng ở thân người chim.

Tóm lại vật tổ chim Mặt Trời thuần dương của họ Nọc Việt Mặt trời thái dương là con chim Cắt, chim Rìu, chim Việt, chim Hồng hoàng, chim Hồng (với thêm nghĩa là mặt trời). Chim Cắt là chim Nọc (Đực), Chim Việt biểu tượng của ngành Nọc thái dương Mặt trời Viêm Đế, Viêm Việt. Trong khi chim Nông là chim Nòng, chim Nang (Cái) là chim tổ tối cao tối thượng biểu tượng cõi trên của ngành Nòng thái âm không gian Thần Nông.

Hùng Vương có chim biểu là một loài chim cắt mling, mlang tức chim lang, chim chàng, chuyển qua Hán Việt là chim Mê Linh. Hai bà Trưng dòng dõi Hùng Vương nên đóng đô ở Mê Linh. Chim cắt biểu tượng cho Hùng Vương có thể là một loài chim cắt đất vì Hùng Vương là vua thế gian, lịch sử.

Ta cũng nhận thấy là ở nơi nào có trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn thì nơi đó có hình bóng chim tổ Việt hồng hoàng. Điểm này xác thực là trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn là trống biểu của Hùng Vương giống như chim cắt Việt là chim biểu của Tổ Hùng.

Hình bóng chim Việt còn thấy rành rành qua sử miệng,sử sách, sử đồng và ở khắp nơi trong địa bàn của Bách Việt cũ. Các nhà làm văn hóa Việt hãy phục dựng lại vật tổ chim Việt này và hãy để qua bên con chim phượng, thường được thế giới hiện nay cho là chim biểu tượng của Trung Quốc. Dù gì đi nữa, chim phượng là một chim thần thoại không có trong thiên nhiên thuộc về một nền văn hóa muộn. văn hóa Trung Quốc là văn hóa muộn hơn văn hóa Bách Việt. Hơn nữa chim phượng có cốt là chim trĩ, một loài chim thuộc họ nhà gà sống nhiều trên mặt đất thật sự không phải là loài chim lửa biểu tượng cho thần mặt trời sinh tạo ở cõi tạo hóa như thần mặt trời Viêm Đế của Viêm Việt.

Chúng ta và Hán tộc là hai chủng khác nhau, chúng ta có một nền văn hóa Việt khác Hán tộc, vì vậy chúng ta phải có các vật tổ nói chung và chim tổ nói riêng khác với Hán tộc. Kể từ nay xin đừng xây dựng các kiến trúc thờ tự, đền đài nhất là đền Hùng Vương với hình rồng phượng nữa.

 

Leave a comment