GIẢI MÃ TẢNG BÙA Ở ĐỀN HÙNG, PHÚ THỌ.

CHỮ NÒNG NỌC VÒNG TRÒN-QUE

CHƯƠNG V

BÀI ĐỌC THÊM

GIẢI MÃ TẢNG ĐÁ BÙA Ở ĐỀN HÙNG, PHÚ THỌ, VIỆT NAM.

(Phần 1)

Nguyễn Xuân Quang

Lời Tác Giả

Thành thật cám ơn anh Đỗ Ngọc Thành, nhà khảo cứu chữ Nôm Bách Việt và Sư Minh Nghị đã đóng góp vào phần giải đọc Hán tự, chữ Phạn, bùa chú tổng quát và giáo lý Phật giáo.

*

Cách đây vài ba tuần tôi có đọc một bài đăng tải lại từ một trang mạng trong nước nói về một tảng đá có khắc hình ‘bùa chú’ mới tìm thấy ở đền Hùng Vương:

KINH HOÀNG! PHẢI CHĂNG ĐỀN HÙNG ĐÃ BỊ TÀU TRẤN YỂM? :http://xuandienhannom.blogspot.com/2013/03/kinh-hoang-en-hung-bi-tau-tran-yem.html

Một bản tin báo động của Nguyễn Xuân Diện, khi anh khám phá ra vật lạ trong Đền Hùng thuộc tỉnh Phú Thọ. Anh nghi ngờ hòn đá này là bùa trấn yếm để triệt hạ long mạch và sinh khí dân tộc Việt Nam… Bản tin này đưa lên nhầm tìm kiếm người giải mã về các chi tiết được ghi trên hòn đá”.

Ít lâu sau trên mạng đó có đăng bài

BƯỚC ĐẦU GIẢI MÃ ĐẠO BÙA Ở ĐỀN HÙNG

VÀI NHẬN ĐỊNH VỀ HÒN ĐÁ MANG ĐẠO BÙA TẠI ĐỀN HÙNG của Nguyễn Kiên Giang
:http://xuandienhannom.blogspot.com/2013/03/10h-hom-nay-giai-ma-ao-bua-o-en-hung.html

…….

Tác giả Nguyễn Kiên Giang giải nghĩa nhiều về phần chữ còn phần bùa mới chỉ nói sơ qua. Tôi xin giải mã phần bùa để bổ túc.

Giải Mã Bùa Chú ở Đền Tổ Hùng Theo Chữ Viết Nòng Nọc Vòng Tròn-Que Của Việt Dịch.

Tổng quát

Tôi xin giải đọc phần bùa dựa theo hình, dấu chữ viết nòng nọc vòng tròn-que được dùng nhiều trong Vũ Trụ Tạo Sinh, Vũ Trụ giáo, Việt Dịch Nòng Nọc Vòng Tròn Que.

Tại sao tôi lại dựa vào dịch lý và dấu, hình, chữ viết nòng nọc vòng tròn-que để giải mã? Tôi dựa vào các lý do sau đây:

-Bùa chú liên hệ ruột thịt với vũ trụ giáo, dịch. Ta thấy rất rõ nhiều bùa chú diễn tả liên hệ với dịch qua sự kiện là trên các lá bùa chú thường có hình ảnh hay diễn tả theo nòng nọc, âm dương, thái cực, bát quái, dịch đồ. Xin đưa ra một vài lá bùa làm ví dụ:

.Bùa trừ tà trong tranh dân gian thấy nhiều ở Miền Nam Việt Nam có hình bát quái.

clip_image002

Lá bùa trừ tà thấy nhiều ở Miền Nam Việt Nam có hình bát quái.

.Bùa Trung Quốc

Bùa hộ mạng ngũ lôi (five thunders) có hình bát quái.

clip_image003

Bùa hộ mạng ngũ lôi (Taosecret.com).

Bùa có hình đĩa thái cực.

clip_image004

-Bùa chú thấy nhiều trong Đạo giáo (Taoism) và Phật giáo mật tông Tây Tạng.

Đạo Lão liên hệ ruột thịt với dịch đến độ đĩa thái cực được coi như là biểu tượng của Đạo giáo.

Trong Đạo giáo có nhiều môn phái chuyên trị về bùa chú như phái Mao Sơn.

Phật giáo cũng liên hệ mật thiết với vũ trụ giáo, dịch (Ý Nghĩa Cấu Trúc của Tháp Phật, bacsinguyenxuanquang.wordpress.com).

-Chẳng cần nói đâu xa, ngay ở đây, đế của tảng đá bùa “có hình bát quái và chứa quẻ Càn” (xem dưới).

…..

Vì bùa chú liên hệ với dịch lý thì hiển nhiên bùa phải được tiễn tả bằng dấu, hình, chữ viết nòng nọc vòng tròn-que của dịch nòng nọc vòng tròn-que.

clip_image006

Khối bùa ở Đền Tồ Hùng.

Trước hết đây không phải là một tảng đá mà là một khối ngọc (trắng có vệt xanh). Dù là ngọc thật hay giả cũng không thành vấn đề, vì ngọc thật hay giả cũng cho thấy độ tôn kính, thờ phượng cao hơn đá thường.

Khối ngọc cao 1 mét.

Khối ngọc hình trứng mang hình ảnh trứng vũ trụ (Cosmic egg). Điểm này thích hợp với sự kiện Tổ Hùng thế gian (100 Lang Hùng) sinh ra từ bọc trứng thế gian đội lốt bọc trứng vũ trụ.

Khối ngọc cũng có hình một thạch trụ đứng trên mặt bằng mang hình ảnh Trụ Chống Trời, Núi Trụ Thế gian, Núi Kì biểu tượng cho cõi đất thế gian. Đây cũng là hình ảnh ông Bàn Cổ [Bàn là phiến đá bằng như bàn thạch là đế giữ trụ cho vững và Cổ là cột trụ (cổ là cột trụ cắm đầu vào thân mình)]. Ông Bàn Cổ là ông Trụ Chống Trời biểu tượng cho cõi đất thế gian (Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt). Hình khối ngọc này hình chữ thổ cổ thấy trong chữ viết nòng nọc vòng tròn-que. Trong giáp cốt văn Thổ được diễn tả bằng một trụ đá mang hình ảnh núi trụ thế gian, núi Kì, trụ chống trời…

clip_image007

Trong giáp cốt văn Thổ (tũ) được diễn tả bằng một trụ đá đứng trên mặt bằng.

Núi Nghĩa Lĩnh nơi có đền Tổ Hùng cũng mang hình ảnh Núi Trụ Thế Gian (Ý Nghĩa Cấu Trúc Đền Tổ Hùng, Vĩnh Phú trong bacsinguyenxuanquang.wordpress.com).

Tổ Hùng ở cõi tạo hóa ứng với thần Viêm Đế-Thần Nông là thần tổ loài nguời như ông Bành Tổ nói chung và Tổ Việt Người Mặt Trời nói riêng.

Phần lớn các bùa chú thường có hình Núi Trụ Chống Trời, Trục Thế Giới để chuyển đạt những thỉnh cầu, cầu xin, dâng cúng tới các thần linh, ác quỉ ở Tam Thế.

clip_image008

Các lá bùa Trung Hoa có hình Núi Trụ Thế Gian, Trục Thế Giới.

Tảng ngọc bùa này có hình Núi Trụ Thế Gian, Trục Thế Giới cũng vậy.

Điểm này cho thấy rất rõ là bùa chú có những loại diễn tả theo hình Núi Trụ Thế Gian, Trục Thế Giới xác thực chúng liên hệ với vũ trụ giáo, dịch.

Mặt Trước Khối Bùa

Trước hết xin giải mã mặt trước khối ngọc.

clip_image009

Mặt trước khối bùa.

Phần chữ

Tác giả Nguyễn Kiên Giang đã giải đọc hai hàng chữ như sau:

‘ a. Dấu ấn: bên trên mặt đá này là một dấu ấn hình vuông chứa bốn chữ Hán “Tổ Vương Tích Phúc”: có ý ca ngợi và thỉnh cầu.

b. Dòng chữ chạy dọc bên trái mặt đá là chín chữ Phạn “Án Chiếc Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha”: đây là câu thần chú vi diệu nhất trong Phật Mẫu Chuẩn Đề Thần Chú của Phật giáo mật tông, trì tụng thần chú này sẽ tăng phúc, giải tội, an gia trạch và trừ quỷ mị. Có thể vẽ chín chữ ấy thành như cái mặt “Viên minh bố liệc phạm thư đồ” để mỗi đêm thường quán tưởng (tham khảo tại:http://www.daibi.vn/2012/09/mat-tong-phat-mau-chuan-de/).

c. Dòng chữ chạy dọc bên phải mặt đá là Hán tự, bốn chữ không bị khuất là “Bách Giải Tiêu Tai…”: có thể đó là “Bách Giải Tiêu Tai Phù” (bùa giải tai ách trong mọi trường hợp) – tên của đạo bùa (họa tiết lớn màu đen nằm giữa nặt đá) (tham khảo tại: http://www.truyen-thong.org/so30/77.html.)

Ở phần chữ này tôi xin nói thêm tới một chữ hết sức đặc biệt liên hệ tới văn hóa Việt. Đó là chữ Bách trong hàng chữ “Bách Giải Tiêu Tai Phù». Chữ Bách được viết thật cường điệu và ở dạng tháu của bùa.

clip_image010

Chữ bách mang hình ảnh chữ Việt cổ hình chiếc rìu.

Chữ này mang hình ảnh của chữ Rìu Việt cổ. So sánh chữ này với chữ Việt đời nhà Thương và chiếc rìu Quốc Oai tái tạo (Bình Nguyên Lộc) ta thấy giống nhau như đúc.

clip_image012

Tên hai tỉnh Lưỡng Việt (Lưỡng Quảng) ở Nam Trung Quốc ngày nay còn dùng chữ Việt Mễ có chiếc rìu này.

Việt Mễ 粵/粤

Điểm đặc biệt ở đây là chữ Bách viết theo dạng chữ Việt cổ hình rìu Việt lại có đầu rìu cuộn lại hình sóng nước, hình rắn và có đầu rắn. Chữ này ám chỉ Việt Rắn tức Lạc Việt.

Chữ này viết theo lối vẽ bùa là vô tình hay chủ ý? Có hai điểm cho thấy có thể là cố ý. Thứ nhất, chữ Bách cố ý viết cường điệu và theo lối vẽ bùa còn các chữ còn lại viết nhỏ và theo lối thường. Thứ hai là ở lá bùa Trung Quốc không có hai từ “ Bách giải” mà chỉ có mấy chữ “Tiêu tai miễn họa phù” và viết với lối chữ thường. Người viết ở đây cố ý đưa thêm chữ Bách vào và cố ý diễn tả theo hình dạng chữ Việt cổ có hình rắn chỉ Lạc Việt. Thứ ba, như đã nói ở trên, cái triện với bốn chữ Tổ Vương Tích Phúc cho thấy bùa này đã được biến đổi cho phù hợp với văn hóa Việt Nam. Thứ tư là chữ Bách viết theo dạng chữ Việt cổ khiến ta liên tưởng ngay tới Bách Việt. Chữ Bách có chữ Việt trong đó. Nhìn chữ Bách thấy ngay Bách Việt.

Chữ Bách Việt Rắn này cho thấy những hình trong bùa thật sự diễn tả về truyền thuyết Tổ Hùng và Lạc Việt.

Phần bùa

Xin giải mã phần bùa chính yếu ở giữa.

Ta thử truy tìm xem bùa này có ở nơi nào khác hay không để làm mốc đối chiếu? Không mấy khó khăn, ta thấy ngay bùa này có ở Trung Quốc. Đây là bùa tiêu tai miễn họa phù (bùa làm tiêu tan hết tai ách, tai nạn và trừ miễn tai họa).

. clip_image013

Bùa tiêu tai miễn họa phù.

:http://item.taobao.com/item.htm?spm=a1z10.3.w7895054757.14.AYwqDa&id=10051753791&

(mạng do anh Đỗ Ngọc Thành chuyển cho).

Như đã nói ở trên bùa chú liên hệ ruột thịt với Đạo giáo, Phật Giáo Mật Tông, nói một cách khác là liên hệ ruột thịt với vũ trụ giáo, dịch. Vì thế ta phải giải mã bùa dựa theo qui trình vũ trụ tạo sinh của vũ trụ giáo, dịch.

Hư Không

Phần trên cùng của bùa có hình trông giống như con rắn cuộn tròn lại muốn cắn đuôi:

clip_image015

Con rắn cắn đuôi hay chữ nòng O viết theo lối thảo, bùa chú.

Con rắn cắn đuôi có một khuôn mặt biểu tượng cho hư không. Hình rắn này thấy nhiều trong các nền văn hóa nghiêng về nòng âm, nước như Ai Cập cổ, Maya, Việt Nam (Lạc Việt Chim-Rắn, Tiên Rồng, rắn thần thoại hóa thành rồng) (xem Biểu Tượng Rắn, bacsinguyenxuanquang.wordpress.com).

Trong khi ở lá bùa Trung Quốc phần này viết giống như cái miệng. Đây là dạng biến thể, viết tháu, viết thảo của chữ nòng O có một nghĩa là hư không, hư vô, vô cực.

Như thế hình con rắn cuộn tròn muốn cắn đuôi ở tảng bùa đền Tổ Hùng có thể là một dạng viết thảo, theo phong cách “vẽ bùa” của chữ nòng O hay đích thực người vẽ bùa này cố ý vẽ theo hình rắn.

Tại sao lại có chủ đích vẽ theo hình rắn? Vẽ theo hình rắn là cố ý cho biết hư vô nghiêng về âm, hư vô chuyển qua âm, nước, rắn, biển vũ trụ trước. Đây là quan điểm của các tộc nước, mặt trời âm đĩa tròn êm dịu không có nọc tia sáng như Ai Cập cổ. Con rắn này là biểu tượng của Lạc Việt Rắn Nước thần thoại hóa thành rồng Lạc Long Quân. Đây chính là phần nòng âm rắn trong cốt lõi Chim-Rắn, Tiên Rồng của văn hóa Việt Nam.

Hán tộc là dân du mục, võ biền, nam trọng nữ khinh nên hư không chuyển qua dương, bầu khí trước vì thế hư vô vẫn giữ hình túi tròn hình nòng O kín.

Một yếu tố hỗ trợ thêm nữa là cái triện có bốn chữ “Tổ Vương Tích Phúc”. Với hai từ vua Tổ Vương cho thấy bùa này dù có làm phỏng theo bùa gốc Trung Quốc đi nữa nhưng cũng có thể có những biến đổi cho hợp với Tổ Hùng và với cốt lõi Chim-Rắn, Tiên Rồng của văn hóa Việt Nam, của Lạc Việt.

Tóm tắt lại dù là vẽ hình con rắn cắn đuôi hay là một dạng “vẽ bùa” của chữ nòng O thì phần chỏm cao nhất của bùa cũng vẫn mang ý nghĩa hư vô, Vô Cực.

Túi Vũ Trụ, Thái Cực

clip_image016

Túi Vũ Trụ, Thái Cực.

Ở dưới là hình túi có mấu. Phần có mấu nhọn là chữ có ba nhánh hình tia chớp. Chớp là lửa vũ trụ. Ba nhánh là ba nọc que tức quẻ Càn. Ở tận cùng dưới chân mỗi nhánh có phụ đề ba chấm nọc. Chấm nọc có nghĩa là nọc dương còn ở dạng nguyên tạo, sinh tạo. Ba nọc nguyên tạo có nghĩa là lửa Càn vũ trụ, mặt trời thái dương tạo hóa (Chữ Nòng Nọc Vòng Tròn-Que). Tóm tắt lại hình nọc nhọn diễn tả chớp lửa vũ trụ ứng với nọc tạo hóa, Càn.

Hình vòng tròn thể điệu hóa ở dạng chuyển động, sinh tạo mang hình ảnh giọt nước là dạng biến thể của chữ viết nòng nọc vòng tròn-que hình nòng O có nghĩa là nòng, thái âm, nước, không gian, Khôn sinh tạo.

Tóm gọn lại đây là chớp lửa vũ trụ-không gian nước vũ trụ,‘túi càn khôn”. Ở dạng nhất thể tương ứng với thái cực. Chớp lửa vũ trụ liên tác vớ nước vũ trụ tạo ra sấm vũ trụ. Đây là hình ảnh của tiếng sấm big bang.

Phần này trên lá bùa ở Trung Quốc, tia chớp lửa Càn được diễn tả với đường nết thẳng có góc cạnh mang dương tính hơn theo phong cách của dân du mục, võ biền không còn giống tia chớp nữa. Tuy nhiên nhìn chung vẫn không thấy khác nhau bao nhiêu nghĩa là cả hai cùng có nghĩa như nhau.

Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt, ở cõi tạo hóa là túi vũ trụ tương ứng với trứng vũ trụ, là khuôn mặt nhất thể Viêm Đế-Thần Nông. Ở cõi thế gian là hình ảnh của bọc trứng thế gian 100 Lang Hùng.

Nhìn theo góc cạnh bùa chú thì khuôn mặt sấm big bang giữ một vai trò trọng yếu. Sấm ngoài nghĩa sinh tạo, tạo sinh, phồn thịnh, may và mắn còn mang ý nghĩa biểu tượng là bảo vệ, phù trợ cho thiện và trừ khử ác. Khuôn mặt Sấm thường thấy rất nhiều trong bùa chú. Hãy lấy một vài ví dụ, trên lá bùa trừ tà trong tranh dân gian thấy nhiều ở Miền Nam Việt Nam ở trên có hình bát quái diễn tả dịch có sự hôn phối giữ Chấn có một khuôn mặt là sấm và Cấn núi ứng với khuôn mặt sinh tạo Sấm của Lạc Long Quân và núi Mẹ Tổ Âu Cơ: sấm ở đầu non. Ông Sấm có nhà (có một nghĩa là vợ) ở đầu non. Và cũng ở trên, ta đã thấy Trung Quốc có lá bùa ngũ lôi. Một ví dụ nữa là kim cương chùy (diamond vajra, diamond thunderbolt) của Phật Giáo vốn là chiếc búa thiên lôi của thần sấm. Tại đền Khỉ Swoyambhunath ở Kathmandu, Nepal, ngay ở cổng đường cầu thang từ chân núi lên có để một kim cương chử hay chùy rất lớn đễ bảo vệ và ban phước lành cho đền.

clip_image018

Kim cương chùy ở Đền Khỉ Swoyambhunath ở Kathmandu, Nepal.

Đây là một pháp khí rắn như kim cương có thể cắt được mọi vật thể khác và có sức mạnh vô địch của sấm sét.

Vì thế bùa có thiên lôi, sấm sét có một sức mạnh vô song tiêu trừ được mọi thứ tà ma và bảo vệ, gìn giữ, che chở được.

Lưỡng nghi

Nhìn dưới dạng phân cực riêng rẽ là lửa nước, càn khôn là lưỡng cực, lưỡng nghi. Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt ứng với ngành nọc dương mặt trời Viêm Đế và ngành nòng âm Thần Nông.

Nấm Vũ Trụ

Ở phía dưới có hình cây nấm.

clip_image019

Hình nấm vũ trụ.

Lưỡng nghi sinh tứ tượng. Tứ tượng âm và dương liên tác sinh ra vũ trụ muôn sinh được phân chia ra Tam Thế, biểu tượng bằng Nấm (Cây) Vũ Trụ (Nấm Tam Thế, Nấm Đời Sống). Nấm Vũ Trụ thấy rõ qua trống Nấm Vũ Trụ Nguyễn Xuân Quang VI (Heger I) (Cơ Thể Học Trống Đồng Âm Dương Đông Nam Á). Người Thái ở Nghệ An có Cây Vũ Trụ là cây nấm (Ca Dao Tục Ngữ Tinh Hoa dân Việt).

Núi Tản Viên có hình tán, hình lọng, hình cây nấm. Núi Tản Viên mang hình ảnh Cây Nấm Vũ Trụ (Cây Nấm Tam Thế, Cây Nấm Đời Sống) cũng vì vậy mà còn có tên là Núi Tam Từng (Tầng), Núi Ba Vì (Ba Vị) ứng với Tam Thế. Ở núi Tản Viên, có ngưởi con trưởng theo cha Lạc Long Quân quay về với phía mẹ trở thành một vị Thần Núi, có nhân vật Kì Mang (Hươu Nọc, Hươu Sừng) ứng với Kì Dương Vương, có Tiểu Long Hầu, con rắn nước bị giết là con của Lạc Long Quân, có nhân vật Nguyễn Tuấn là Hùng Vương của người Mường… (Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt).

Phần cây nấm này ở lá bùa Trung Quốc cũng thấy giống hệt ở đây.

Thần Tổ Loài Người.

clip_image021

Thần Tổ Loài Người.

Ở giữa có hình người đứng giơ hai tay lên đầu. Mặt quay nghiêng về bên phải phía dương, chiều mặt trời. Hình này ở lá bùa Trung Quốc thiếu cánh tay trái.

Con người là tiểu vũ trụ sinh từ đại vũ trụ. Nấm Vũ Trụ sinh ra con người tiểu vũ trụ, người đầu tiên ở thế gian là Người Nguyên Khởi, Thần tổ loài người (ứng với Đấng Tạo Hóa, Thượng Đế, Ngọc Hoàng Thượng Đế, Viêm Đế-Thần Nông nhất thể, Viêm Đế, Kì Dương Vương ngành nọc dương, Thần Nông ngành nòng âm, Ông Trời, Phật, Đức Christ, Đấng Allah, Tổ Hùng Vương…)

Theo duy dương người nguyên khởi nam thường được diễn tả bằng hình người đứng giơ hai tay lên trời. Người nguyên khởi ở đây thuộc phái nam. Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt ứng với Viêm Đế-Thần Nông, Tổ Hùng, Kì Dương Vương.

Một ví dụ là hình thần tổ nam loài người thấy trên trống đồng Sangeang, Nam Dương (Trống Đồng Đông Sơn Mang SắcThái Nam Dương).

clip_image023

Thần tổ nam ở một ngôi nhà trên trống Sangeang, Nam Dương.

Theo duy âm là người nguyên khởi nữ thường được diễn tả bằng hình người ngồi xoạc cẳng ra, giơ hai tay lên đầu ở tư thế sinh con. Theo truyền thuyết Mường Việt, Dạ Dần là Mẹ Nguyên khởi, Mẹ Đời sinh ra từ cây si. Cây si cây đa là Cây Vũ Trụ (Cây Tam Thế, Cây Đời Sống) (Hình Bóng Mẹ Tổ Âu Cơ ở Bảo Tàng Viện Lịch Sử, Hà Nội, bacsinguyenxuanquang.wordpress.com ).

Người chim

Ở bên phải Thần Tổ Người có một người đầu chim.

clip_image025

Người chim mặt trời.

Người có đầu chim trông giống như chiếc rìu, chiếc búa. Ta cũng thấy con mắt chim rất cường điệu hình vòng tròn có chấm có một nghĩa là mặt trời. Mỏ to nhọn mang dương tính hình lưỡi búa rìu. Tận cùng hai tay là hai chấm nọc, dương. Hai nọc dương là thái dương, lửa sinh tạo.

Đây là người chim lửa, chim rìu, chim cắt hồng hoàng (hornbill).

Hình người đầu chim rìu, chim cắt này thấy rất rõ ở lá bùa Trung Quốc.

Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt là người chim rìu, chim Việt biểu tượng của thần mặt trời Viêm Đế. Ở cõi thế gian lịch sử là con chim cắt Mê Linh (mơ ling, mơ lang) chim biểu của Hùng Vương (Hình Bóng Chim Việt ở Văn Miếu, Hà Nội và Hình Bóng Chim Việt ở Địa Bàn Bách Việt Cũ).

Nhìn chung người chim rìu, chim Việt này biểu tượng cho ngành Nọc Việt Viêm Đế – Đế Minh – Kì Dương Vương – Âu Cơ mặt trời thái dương.

Đây là nhánh Chim, Lửa 50 Lang Hùng theo Mẹ Chim Âu Cơ lên núi.

Người Rắn

Phía đối diện phía trái của Thần Tổ nam là hình người Rắn. Hình này hơi khó thấy. Tôi tách riêng ra để dễ nhận diện.

clip_image027

Người rắn nước không gian.

Người rắn có đầu rắn thè lưỡi có bờm hình chữ S biểu tượng sóng nước.

Thân rắn hình chữ S. Thân này cộng với hai chân người tạo thành ba tua dải diễn tả ba dòng nước mưa chuyển động tức ba hào âm Khôn sinh tạo.

Người rắn, nước, biểu tượng của ngành Nòng, âm, nước, không gian.

Người rắn ở đây mang tính phụ, khó thấy nhưng còn hiện diện vì ở đây khuôn mặt người chim mặt trời mang tính chủ.

Ở lá bùa Trung Quốc hình người rắn gần như không còn, chỉ thấy cái dải sừng cong cao vút lên ở trên nhưng không còn ở dạng chữ S sóng nước. Điểm này dễ hiểu, dân Trung Quốc thuộc giống du mục, võ biền coi thường hay tiêu diệt khuôn mặt nòng âm, nước, rắn (vốn là khuôn mặt được coi trọng trong văn hóa Chim-Rắn, Tiên Rồng của Bách Việt) Khuôn mặt rắn bị xóa bỏ, trừ khử đi.

Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt, người rắn, nước, biểu tượng của ngành Nòng Thần Nông – Đế Long – Lạc Long Quân không gian thái âm, nước.

Đây là nhánh Rắn Nước 50 Lang Hùng theo cha Rắn Lạc Long Quân xuống biển.

Như thế hình bùa này diễn tả từ hư không, vô cực, trứng vũ trụ, thái cực, lưỡng nghi, nấm Vũ Trụ (nấm Tam Thế, nấm Đời Sống), thần tổ loài người, hai ngành người tiểu vũ trụ mặt trời, không gian thái dương dựa trên thuyết Vũ Trụ Tạo Sinh của Vũ Trụ giáo của Việt Dịch nòng nọc vòng tròn-que.

Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt bùa này diễn tả cốt lõi nòng nọc, âm dương Chim-Rắn, Tiên Rồng của văn hóa Việt với khuôn mặt sinh tạo, tạo hóa ở cõi vũ trụ của Tổ Hùng Viêm Đế-Thần Nông nhất thể gồm hai ngành Chim-Rắn, Tiên Rồng.

(còn nữa) (xem giải mã mặt sau ở số tới).

2 comments

  1. […] thác cát (TP). – Đình chỉ sinh hoạt Đảng hai cán bộ huyện Hồng Ngự (PNTP). – GIẢI MÃ TẢNG ĐÁ BÙA Ở ĐỀN HÙNG, PHÚ THỌ, VIỆT NAM (Nguyễn Xuân Quang). – Cột đá Thề thiêng liêng ở Đền Hùng bị thay bằng […]

    1. Quang Nguyen · · Reply

      Cám ơn đã gởi thông tin.

      Nguyễn Xuân Quang.

Leave a comment