MEXICO: VỰC ĐỒNG (LAS BARRANCAS DEL COBRE, COPPER CANYON) (Phần 4 và hết).

*Ltg: theo lời yêu cầu của một số ‘cụ’, tôi tăng thêm cỡ ‘font’ chữ.

MEXICO: VỰC ĐỒNG

(LAS BARRANCAS DEL COBRE, COPPER CANYON).

(Phần 4 và hết).

Nguyễn Xuân Quang.

TỈNH ALAMOS

Buổi chiều tới tỉnh Alamos, một Địa Danh Di Sản Thế Giới UNESCO.

clip_image002

Lưu ý hình Cổng Porticos, biểu tượng của Alamos (ảnh của tác giả).

Álamos là một tỉnh nhỏ ở chân rặng Sierra Madre Occidental tại Sonora, có nhiều lịch sử về thuộc địa Tây Ban Nha, tài phiệt hầm mỏ, đế quốc và Cách Mạng Mexico.

Alamos một phần nổi tiếng về kiến trúc gọi là ‘porticos’, hàng cột cửa vòm ở hành lang trước mỗi tòa nhà.

clip_image004

Kiến trúc ‘porticos’ (ảnh của tác giả).

được mệnh danh là “La Ciudad de los Portales”, “City of Gates”, ‘Thành Phố Cổng’. Cũng nhờ kiến trúc này thành phố được chọn là pueblo magico (thành phố thần kỳ) và là một Địa Danh Di Sản Thế Giới UNESCO.

Một đặc điểm kiến trúc nữa là cửa sổ làm giống cửa chính.

clip_image006

Cửa sổ làm giống cửa chính (ảnh của tác giả).

Lý do là thuế nhà đánh theo số cửa sổ, vì nhà càng lớn càng có nhiều cừa sổ và chỉ có một hay hai cửa chính. Cửa sổ phải trả thuế cao hơn. Vì vậy để tránh thuế cửa sổ được làm giống hệt như cửa chính.

Vào khoảng năm 1600 khám phá ra có mỏ bạc, Alamos trở thành một tỉnh phát triển tột bực, nở rộ huy hoàng và trở thành thủ đô của Tiểu Bang Miền Tây El Estado Occidente (tiểu bang kết hợp giữa Sonora và Sinaloa). Khi mỏ bạc cạn kiệt, với giá bạc tụt giảm thê thảm và Cách Mạng Mễ bùng dậy, Alamos suy tàn, trở thành một thành phố ma trong suốt ba thập niên. Vào khoảng năm 1950 các tài phiệt và doanh gia Mỹ tới Alamos mua nhà, biệt thự, lâu đài sửa sang lại biến Alamos thành một nơi nghỉ mùa đông mang sắc thái Mễ-Tây Ban Nha và Mỹ.

Chúng tôi ở khách sạn vốn là một trung tâm doanh thương gồm bốn khu chiếm cả một ngã tư đường có đầy đủ tất cả.

Lấy khách sạn xong, đi thăm ngay thành phố bằng ‘xe ngựa máy’ cho có một cái nhìn tổng thể về Alamos. Sáng mai mới thả bột đi thăm từng ngõ ngách.clip_image008Đi thăm thành phố bằng xe ‘ngựa’máy cổ (ảnh của Jan).

Khu phố chính (downtown) của Alamos gồm Plaza de Armas, quảng trường chính ngay trước nhà thờ Purísima Concepción, La Capilla, Casa de la Moneda và Palacio Municipal (Tòa Thị Chính, Tòa Tỉnh) với kiến trúc tuyệt vời Thời Tây Ban Nha Trung Cổ…

clip_image010

Tòa Thị Chính đang có một lễ hội La Calaca Festival [lễ hội nghệ thuật gợi hứng từ Ngày Lễ Vong Nhân (Dia de Los Muertos) (ảnh của tác giả)].

Hàng năm Alamos ngoài các lễ truyền thống còn có những lễ hội chính khác như Lễ Hội Âm Nhạc Bác Sĩ Ortiz Tirado kéo dài một tuần (ông sinh tại đây, vừa là bác sĩ Chỉnh Trực vừa là ca sĩ Opera giọng tenor nổi danh ở Mexico, Châu Âu và cả ở Broadway, New York), Lễ Hội Phim Quốc Tế Festival Internacional de Cine Alamos Magico (có lẽ nhờ tiếng tăm của nữ tài tử điện ảnh lừng danh Maria Felix của Mễ sinh tại đây) và lễ Fiesta de la Virgen Concepción…

Không thể nào bỏ qua không đến thăm con đường Chihuahua của những tài từ, nhân vật nổi danh Hollywood một thời có nhà nghỉ mát ở đây.

Ngoài ra cũng có những ngôi nhà nghe nói nhiều tới như nhà của nữ tài tử Maria Felix, bây giờ biến thành Bảo Tàng Viện:

clip_image012

Nhà của nữ tài tử Maria Felix (ảnh của tác giả).

Nhà Delicias (La Casa de Las Delicias).

clip_image014

(ảnh của tác giả).

Nhà cổ gần 300 năm thuộc một gia đình vương giả nhất Alamos. Có một chuyện tình như Romeo và Juliet. Người con gái chủ nhà yêu một người làm trẻ. Gia đình bắt giam người trai. Khi được thả ra chàng hẹn sẽ tới hát serenade cho nàng. Nhưng khi chàng tiến tới cửa sổ thì bị giết. Nàng tự giam mình trong phòng rồi tự tử…

…..

Ăn cơm tối xong, uống coctail nghe ca nhạc cổ điển Mễ do ban nhạc địa phương và ban nhạc của sinh viên Trường Âm Nhạc của tỉnh phụ trách.

Sáng hôm sau đi bộ thăm thành phố để quan sát kỹ hơn về chi tiết khu phố chính (downtown), Công Viên Alameda,

clip_image016

Công viên cũng còn hình ảnh Ngày Vong Nhân.

Plaza de Armas,

clip_image018

Một em bé đội bàn bánh bán rong (ảnh của tác giả).

nhà thờ Purísima Concepción.

clip_image020

Đồng hồ ở nhà thờ làm sai con số 4 thay vì số 4 La Mã là IV ở đây viết bằng bốn nọc que IIII (có lẽ theo cách viết của thổ dân tương tự số 4 của Maya là bốn nọc chấm đặc ●●●●. Có thể người làm muốn giữ lại dấu vết văn hóa thổ dân chăng?) (ảnh của tác giả).

Đi vào phố chợ mua vài thứ thủ công nghệ của các tộc thổ dân Mayo, Yaqui, Pima Seri làm kỷ vật. Vì không ăn rau sống trong suốt chuyến đi này, chúng tôi mua ăn bù bằng các loại trái cây tự bóc lấy được nhất là chuối (cần potassium để tránh bị vọp bẻ vì đi bộ nhiều).

Đi thăm những ngóc ngách, con hẻm xe không đi tới được. Đáng nói nhất là con Hẻm Hôn Nhau Callejón del Beso ở trung tâm thành phố.

Ở Alamos, theo tục lệ các cặp đôi tới đây phải trao cho nhau nụ hôn trong con hẻm này. Nếu không thì… chia tay: ‘anh đi đường anh… về đầu hẻm, tôi đi đường tôi … về cuối hẻm, tình nghĩa đôi ta có thế thôi’.

clip_image021

Con hẻm hôn nhau này là nơi duy nhất được phép viết graffiti tỏ tình, thất tình hay… tuyệt tình.

Sau khi đi thăm thành phố chúng tôi hướng về tỉnh San Carlos.

Gần tới San Carlos có một bức tượng khổng lồ người nhẩy vũ điệu Thần Hươu của tộc Yaqui.

clip_image023

Tượng vũ công nhẩy Tế Thần Hươu của thổ dân Yaqui (ảnh của tác giả).

Tượng này xác thực thêm Hươu là thần tổ thế gian (vì hươu là thú bốn chân sống trên mặt đất thế gian) của các tộc ở vùng này (ở Arizona gọi là Pascua Yaqui) tương tự Hươu Đực Mặt Trời Kì Dương Vương của Người Việt Mặt Trời Thái Dương. Lưu ý vũ công Yaqui không đeo mặt nạ trong khi vũ công Mayo đeo mặt nạ (không phải vì Covid-19). Nhìn mặt nạ là biết tộc nào.

SAN CARLOS

clip_image025

(ảnh của tác giả).

San Carlos là một thành phần của tỉnh Guaymas (tên một tộc thổ dân) ở Vịnh California thuộc bang Sonora.

clip_image027

Thổ dân Guaymas đã có mặt ở đây hàng ngàn năm trước, sau đó có thêm người Seri và Yaqui (vì vậy mà trước khi đến San Carlos có tượng khổng lồ người nhẩy tế Thần Tổ Hươu Yaqui).

San Carlos vốn là một làng đánh cá nhỏ về sau trở thành một hải cảng quân sự quan trọng.

Hải quân Mỹ chiếm vùng này trong trận chiến Mexico-Hoa Kỳ. Lúc đó hải tặc đang hoành hành trong đó có hải tặc người Pháp Captain Rousset với 400 thuộc hạ tấn công hải cảng. Sau bốn ngày Rousset bị treo cổ.

San Carlos là một cảng quan trọng ngay vào thời Nội Chiến Mỹ. Tầu từ San Francisco chở tiếp liệu tới đây rồi chuyển qua xe ngựa đưa tới các vùng biên giới phía nam Hoa Kỳ: New Mexico, Arizona, Utah, Nevada.

Trong thời Cách Mạng Mễ Pancho Villa cũng dùng nơi đây làm trung tâm tiếp liệu.

Ngày nay San Carlos trở thành một điểm đến du lịch, là nơi của những con chim trốn tuyết và là trung tâm dưỡng già của người Hoa Kỳ, Canada. Về mùa đông người Hoa Kỳ và Canada chiếm trên 80% dân số ở đây (San Carlos cách biên giới Hoa Kỳ chỉ có ba, bốn giờ lái xe trên xa lộ).

San Carlos là trung tâm giải trí biển có vũng, vịnh tốt, nước biển trong xanh, ấm. Đặc biệt câu cá thể thao ngoài khơi với nhiều loại cá lớn (vì có nước ấm).

Tranh thủ với bóng chiều xuống, chúng tôi lên thẳng đỉnh ngoạn cảnh El Mirador (Tây Ban Nha ngữ có nghĩa là chỗ ngoạn cảnh).

Điểm đặc thù của San Carlos là núi Vú Dê:

clip_image029

Núi Vú Dê, coi như là biểu tượng của San Carlos (ảnh của tác giả).

Núi trông giống vú dê nên có tên là Tetakawi, các giáo sĩ Tây Ban Nha gọi là ‘Tetas de Cabra’ (Núm Vú Dê) (tetas = Anh ngữ teat = Việt ngữ ti, đầu vú: bú ti, tu ti tù ti). Tại sao không gọi là vú phụ nữ? Các giáo sĩ rất rành về cơ thể học. Tại vì núi vú có hai đầu ti. Vú thú vật có khi có nhiều đầu ti (udder) trong khi vú phụ nữ (breast) chỉ có một đầu ti. Núi được xem như là biểu tượng của San Carlos.

clip_image031

Tetakawi coi như là nơi nguồn cội thần kỳ của sức mạnh tâm linh thiêng liêng của các dũng sĩ thổ dân bảo vệ vùng đất này chống lại kẻ thù.

Xương rồng Saguaro mọc ngay ngoài đảo cho thấy rõ khí hậu ở đây là khí hậu sa mạc nóng, khô và nước biển rất ấm.

Vịnh có nhiều cá heo.

clip_image033

(ảnh của tác giả).

clip_image035

Cá heo (ảnh của tác giả).

Chúng tôi ở Khách sạn Marinaterra tuyệt hảo.clip_image037

Phòng khách sạn nhìn ra vũng đậu du thuyền và trực diện với Núi Vú Dê.

Riêng chỉ nói về phòng vệ sinh công cộng của khách sạn thôi cũng rất thú vị vì có những nường… ngắm chim (bird watching):clip_image039

Quí ông đi tè coi chừng mấy nường đang rình… chụp chim! (ảnh của tác giả).

Tại đây gặp lại tượng người nhẩy tế Thần Hươu:

clip_image041

(ảnh của tác giả).

Trước khi ăn tối dự Happy Hour với ban nhạc Mariachi, xem cảnh Vịnh Cortez lúc hoàng hôn và về đêm.

clip_image043

Vẫn còn hình ảnh Ngày Vong Nhân ở đây (ảnh của tác giả).

Sáng hôm sau ra thăm một trại nuôi ngọc trai Guaymas Pearl Farm ở một hòn đảo.

Có rất nhiều loài chim biển. Đặc biệt có cả loài chim ‘thằng khờ chân xanh’ ’blue footed booby’ (Tây Ban Nha bobo, khờ dại).

clip_image045

Chim thằng khờ chân xanh booby (ảnh của tác giả).

Được gọi tên như vậy vì chim trông vụng về, rất hề khi tỏ tình con đực ‘cuồng tình’ cuống cuồng nhấc chân lên, để chân xuống như đang đứng trên một chảo nóng và chim rất khờ khạo hay tới gần người nên dễ bị người hại. Những kẻ booby thường bị boo! Loài này thấy nhiều ở đảo Galapagos. Tại đảo này chim đi lẩn quẩn bên chân người.

Ở đây khí hậu sa mạc không có tuyết thật các loài chim biển trang trí sơn trắng các mỏm đá làm thành núi tuyết Mùa Giáng Sinh

clip_image047

Chim bồ nông và các loài chim biển khác trang trí sơn trắng núi tuyết mùa Giáng Sinh (ảnh của tác giả).

Hôm nay không thấy hải cẩu và cá heo.

clip_image049

Trại nuôi ngọc trai (ảnh của tác giả).

clip_image051

Ngọc trai bám vào vỏ (ảnh của tác giả).

clip_image053

Am thờ nữ thần Ngọc Trai? (ảnh của tác giả).

Đã nghe thuyết trình nhiều về ngọc trai như ngọc trai trắng ở Nhật Bản, ngọc trai đen ở các đảo Thái Bình Dương. Ở đây đặc biệt ngọc trai Guaymas Biển Cortez Mexico là ngọc trai mầu cầu vồng (mẩu vỏ xà cừ).

clip_image055

Ngọc trai biển Cortez mầu cầu vồng (ảnh của tác giả).

Hầu hết các ông chồng… già đều dửng dưng ngồi ngoài sân ngắm biển trời vì các ông tự nhủ mình đã đeo ‘ngọc… trai’ trên người rồi!

Buổi chiều được tự do chúng tôi đi tắm biển Cortez.

clip_image057

Tắm biển Cortez.

clip_image059

Lội bộ ra một hòn đảo. Nhưng không dám leo lên trên đảo vì sợ không có đủ thì giờ trở về, nước triều dâng cao bất ngờ không có thuyền về!

Buổi tối dự bữa ăn chia tay.

Dĩ nhiên đến đây phải ăn đồ biển.

clip_image061

Tôm biển Cortez, San Carlos.

Bị dị ứng với tôm, tôi tìm món Vú Dê ‘Tetas de Cabra’ nhưng không có nên đành ăn cá marlin. Thịt cá marlin rất nạc, chắc, sốt đậm đà muối biển Cortez rất ngon.

Thủ Đô Hermosillo.

Ngày hôm sau trở về Mỹ, trên đường về ghé qua Hermosillo, thủ đô của tiểu bang Sonora. Hermosillo là tên một vị đại tướng Mexico trong thời dành độc lập.

Vùng này trước đây cũng là vùng của thổ dân Seri, Tepoca, Yaqui và Pima.

Dĩ nhiên thành phố lớn nào của Mexico cũng có nhà thờ, quảng trường hay công viên giống như ở Tây Ban Nha nói riêng hay ở Âu châu nói chung.

Ở đây có Nhà thờ Catedral de la Asunción gần Plaza Zaragoza

clip_image063

Công viên và nhà thờ (ảnh của tác giả).

Tại công viên có rất nhiều cây bông gòn (kapok) cổ thụ.

clip_image065\Cây bông gòn (ảnh của tác giả).

Cây bông gòn là Cây Vũ Trụ (Cây Tam Thế, Cây Đời Sống) của người Maya Trung Mỹ (họ gọi là cây Ceiba) vì cây có ruột bộng diễn tả trục thế giới thông thương tam thế.

Maya cũng có Thấn Tổ Đất Thế Gian là Hươu Ceb đứng trên nhánh ngang biểu tượng Trung Thế đất bằng ngang của cây vũ trụ bông gòn Ceiba.

clip_image067

Thấn Tổ Đất thế gian Hươui Ceh của Maya đứng trên nhánh ngang của cây vũ trụ bông gòn Ceiba (ảnh của tác giả). Lưu ý quả bông gòn khô tách mở ra cho thấy tùng chùm bông gòn bên trong.

Như đã biết Thần Tổ Đất Ceb của Maya tương đương với Thấn Tổ Đất Thế Gian Hươu Kẻ (Kì Dương Vương) Việt Nam, với Thần Tổ Đất Thế Gian Keh của Lục Địa Mẹ Đã Mất của James Churchward, với Thần Đất Keb hay Geb của Ai Cập cổ và liên hệ với hưou Cerf của Pháp.

Cũng cần nói thêm là ta thấy Việt ngữ Kẻ liên hệ với tất cả ngôn ngữ loài người, cho thấy tiếng Việt tối cổ. Vì thế xin đừng nghi ngờ và chế riễu khi thấy tôi so sánh Việt ngữ với Anh ngữ (Ấn-Âu ngữ) và với các ngôn ngữ khác của loài người.

Nhiều cây vũ trụ bông gòn trồng ở nơi thiêng liêng gần nhà thờ (giống như cây đa, cây đề, cây si là cây vũ trụ của Việt Nam trồng ở đình, chùa miếu) không biết có phải là cây vũ trụ (cây tam thế, cây đời sống) của các thổ dân sống ở vùng này không?

Tại công viên cũng có một chỗ tưởng niệm 49 người trong đó đa số là các em bé bị chết trong vụ hỏa hoạn tại Trung Tâm Giữ Trẻ và Mẫu Giáo ABC năm 2009.

clip_image069

(ảnh của tác giả).

Về tới biên giới Mexico-Mỹ phía trước chỉ có một xe bus du khách thôi mà phải chờ hơn hai tiếng đồng hồ mới tới lượt mình.

clip_image071

Tại biên giới xe phải đứng chờ từ xa. Lưu ý hàng rào biên giới Mexico-Mỹ mầu nâu đỏ.

Trở về Tucson chúng tôi ở lại hai ngày để đi thăm hết tỉnh này nhất là các Công Viên Quốc Gia nổi tiếng như Công Viên Quốc Gia Cây Xương Rồng Saguaro, cây biểu tượng của tiểu bang Arizona.

Trong chuyến đi này ngoài những thú vị của những nơi đi qua ở vùng Tây Bắc Mexico, tôi gặp lại hình bóng Vua Hươu Mặt Trời Kì Dương Vương, Vua đầu tiên của Nước Xích Quỉ, Thần Tổ thế gian của Người Việt Mặt Trời Thái Dương qua hình bóng Thần Tổ Hươu của thổ dân tại vùng Tây Bắc Mexico và Tây Nam Hoa Kỳ. Chắc chắn có một sự tương đồng giữa người cổ Việt và thổ dân vùng này nói riêng và cả Mỹ châu nói chung, bằng chứng đáng tin cậy nhất thấy rõ qua tộc Pima và Maya có cùng DNA với người Việt. Đón xem bài viết Trên Một Trăm Điểm Tương Đồng Giữa Người Việt và Thổ Dân Mỹ Châu. Hãy viết lại truyền thuyết và cổ sử của Thổ Dân Mỹ châu dựa theo truyền thuyết, cổ sử Việt và dựa vào sử đồng Đông Sơn. Dĩ nhiên ngược lại cũng cần điều chỉnh lại truyền thuyết và cổ sử Việt dựa theo Thổ Dân Mỹ Châu, phải lột bỏ vất đi tất cả các lớp áo ‘đô hộ’ của văn hóa Trung Quốc.

Leave a comment