MEXICO: VỰC ĐỒNG (LAS BARRANCAS DEL COBRE, COPPER CANYON), (phần 2).

MEXICO: VỰC ĐỒNG

(LAS BARRANCAS DEL COBRE, COPPER CANYON).

(Phần 2)

.Vực Đồng

Sau một ngày dài ngồi gò bó trên chiếc ghế nệm cứng của xe bus Âu châu, với một đoạn đường leo đèo dốc núi hiểm trở quanh co mọi người đều than ê ẩm cả bàn toạ.

Bữa ăn tối với món cá sông rạch địa phương rất ngon miệng. Ăn xong, đi ngủ ngay để lấy lại sức cho ngày mai đi thăm vực.

Tiếng chó sủa trăng đánh thức dậy. Mới chỉ quá nửa đêm. Trằn trọc không ngủ lại được. Đành trở dậy pha ly trà. Ở đây dân thích uống trà cây cỏ địa phương trong đó có trà hoa dâm bụt mầu đó thắm, chua chua, ngọt ngọt rất thú vị.

Ra ngoài lan can uống trà ngồi ngắm trăng trên Vực Đồng. Đêm nay trăng tròn, rằm hay mười sáu trên Vực Đồng.

Trăng ở đây rất xanh và lạnh. Trăng thanh. Có lẽ vì mầu gỉ (rỉ, teng) đồng của Vực Đồng chăng? Trăng không vàng như ‘múc ánh trăng vàng đổ đi’ ở vùng đồng ruộng quê hương Việt Nam. Ánh trăng sáng trên cây lá như quét một lớp sơn kim loại teng đồng lóng lánh. Ánh trăng khô không ‘ướt lá dừa’ như ở vùng đất dừa Việt Nam. Nhớ lại những đêm trăng xưa ở quê nhà. Những đêm trăng trung thu thời thơ ấu ở làng Phượng Lâu bên dòng Hồng Hà, những đêm trăng chiến trường yên bình (hai bên đều không muốn bắn giết nhau vào những đêm trăng sáng vì nhìn thấy nhau, nhận ra nhau là anh em, đồng bào với nhau), những đêm trăng mổ tay không (không còn có găng) thương binh ở giao thông hào dưới ánh trăng hai bàn tay héo nhăn nheo vì nhúng vào máu quá lâu…

Tiếng gà gáy từ xóm thổ dân ở đáy vực vọng lên. Khi xa, khi gần, báo trời sắp sáng. Trăng đã phai lạt.

Phải cố đi ngủ lại, ngày mai một ngày dài đi thăm vực.

Chợp mắt được một lúc đồng hồ báo thức gọi dậy. Mặt trời cũng đã thức dậy, mọc trên Vực Đồng.

clip_image002

Mặt trời mọc trên Vực Đồng.

Ngày hôm nay viếng thăm Vực Đồng thuộc vùng Sierra (núi) Tarahumara, ngọn núi cao và lởm chởm nhất trong rặng Sierra Madre Occidental. Chính phủ Mexico dành 25.000 miles vuông làm Công Viên Thiên Nhiên. Hơn 40 triệu năm trước vùng này là vùng núi lửa hoạt động mãnh liệt tạo thành núi và cao nguyên rộng lớn, một vài cao nguyên cao hơn 4.000 bộ. Động đất tạo ra các đường nứt, có nơi sâu tới 5.900 bộ. Theo thời gian, nước lũ, mạch nước ngầm, suối sông soi mòn, kết quả tạo thành hệ thống Vực Đồng.

Như đã nói ở trên vách vực mầu gỉ đồng nên gọi là Vực Đồng. Thật ra mỏ đồng ở đây không khai thác được bao nhiêu mà vàng và nhất là bạc lại khai đào được rất nhiều.

Ăn sáng xong chúng tôi đến bến cáp treo đi băng ngang qua con vực chính. Bến đóng cửa để tu bổ. Nhờ người hướng dẫn viên bắt tay (có bao tay vì Covid-19 !) với nhân viên, chúng tôi được đặc ân mở cửa cho đi.

Từ cáp treo ta có thể nhìn thấy vực: toàn cảnh và các cảnh quan ở các cao độ khác nhau. Điểm cao nhất là 8.300 bộ (2.540 m) và thấp nhất là 1.800 bộ (550 m).

Như đã nói ở trên Vực Đồng là một nhóm gồm nhiều vực khác nhau hợp lại ở rặng núi Sierra Madre Occidental tại phần tây nam của tiểu bang Chihuahua phía tây bắc Mexico, rộng 65.000 cây số vuông. Năm vực chính là Urique (khách sạn chúng tôi ở trên đỉnh vực này), Tararecua, Batopilas, Siforosa và Candamea, gọi theo tên 5 con sông tạo ra chúng.

Khác với Đại Vực (Grand Canyon) của Hoa Kỳ vách vực phân tầng ngang trông như một chiếc bánh cưới khổng lồ, vách vực đồng tạo bởi các trụ nham thạch cổ đại thẳng đứng.

clip_image004

(ảnh của tác giả).

clip_image006

Đáy vực nhìn từ trên cáp treo.

clip_image008

Một nhánh vực khác nhìn từ trên cáp treo.

Ở chỗ trũng thấp nhất 4.500 bộ của dây cáp có thể thấy rõ xóm làng của thổ ở đáy vực.

clip_image010

Nhìn từ trên cáp treo thấy nhà của nhân viên và thổ dân với vườn ruộng ở đáy vực (ảnh của tác giả).

clip_image012

Tảng đá cao chờm ra miệng vực.

Lúc trở về ghé tiệm ăn,

clip_image014

Tiệm ăn trên bờ vực (ảnh của tác giả).

nơi đây có sàn gương cho thấy cảnh quan độc đáo, chóng mặt và ‘lạnh cẳng’ của Vực Đồng.

clip_image015

Cầu treo bắc ngang một hốc vực nhìn qua sàn gương (ảnh của tác giả).

Tiếp sau đi thăm các nơi đặc biệt ở các nhánh vực khác.

clip_image017

Cầu treo.

clip_image018

Trên mỏm đá cheo leo mép vực.

clip_image020

Khách sạn Mirador trên bờ vực nơi chúng tôi ở.

.So Sánh Với Đại Vực (Grand Canyon) của Hoa Kỳ.

Có nhiều người cho rằng Vực Đồng vĩ đại hơn Đại Vực (Grand Canyon) của Hoa Kỳ: rộng lớn hơn bốn lần, có chỗ sâu hơn (sâu hơn 1 mile hay 1.6 km), xanh tươi hơn, có cây cỏ động vật phong phú hơn, tiếp cận với thổ dân dễ dàng hơn, có trò chơi thể thao hoang dã thú vị hơn như có đường dây cáp ròng rọc (zip line) dài nhất thế giới…

Theo tôi mỗi nơi có một vẻ riêng, Grand Canyon có mầu đỏ của sắt nhìn có cảm giác hùng vĩ, huy hoàng, thu hút hơn… Vực đồng có mầu rỉ đông trông mềm dịu, cổ xưa hơn.

Tôi đã viết rõ về Grand Canyon qua truyện ngắn nhan đề Truyện Ngắn Không Tên đăng trên Báo Văn của nhà văn Mai Thảo (hiện đăng lại trên blog này ở Categories Truyện Ngắn và Tạp Văn).

Buổi chiều tự do. Đi hoang dã (hiking) xuống đáy vực, nơi có một tộc thổ dân Rarámuri ở.

.Thổ Dân Rarámuri.

Vực Đồng là vùng của thổ dân Raramuri, có nghĩa là (tộc) Người Chậy, Dân Chậy. Người Tây Ban Nha chuyển dịch sai lệch gọi là Tarahumara với phần –humara gần cận với human có nghĩa là người. Còn Rara hay tara có một nghĩa là chậy.

clip_image022

Thổ dân Vực Đồng Sierra Tarahumara, Chihuahua, Mexico (bưu ảnh).

Rừng cây họ nhà thông cho biết vùng ở cao độ Alpine. Góc trái trên: những chiếc trống da mặt trời.

Góc trái dưới: một lễ hội, dàn ông chít khăn đỏ hai đàu buông thõng lòng thòng xuống hai bên vai.

Góc phải trên: phụ nữ đội khăn chụp đầu, khăn cổ che miệng như mặt nạ.

Góc phải dưới: trò chơi vừa chậy vừa đá quả banh gỗ.

clip_image024

Một cô gái Rarámuri (bưu ảnh).

Tại sao họ được gọi là Dân Chậy? Tên Rarámuri có nghĩa Người Chậy Bằng Chân. Khi đi săn họ chậy đuổi đồn con mồi săn vào ngõ bí. Họ có thể chậy một mạch từ lòng vực lên bờ vực. Chậy lên chậy xuống vực hàng ngày.

Họ ví đôi chân mình nhẹ như lông chim, như lông chim hồng: ‘Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao’ (Đoàn Thị Điểm, Chinh Phụ Ngâm), thấy qua một mặt trống có hình hai bàn chân hình lông chim:

clip_image026

Bàn chân nhẹ như lông chim hồng (ảnh của tác giả).

Người Tarahumara nổi tiếng nhất là chậy đường dài. Họ là quán quân chậy đường trường nhanh nhất thế giới.Tarahumara đã từng thắng các cuộc chậy đua và đi bộ khắp Mexico và Hoa Kỳ.

Hàng năm tổ chức chậy đua 60 dậm Anh (mile) (96 km). Có ‘cụ’ trên tám mươi tuổi vẫn tham dự. Có nhiều lực sĩ Hoa Kỳ chậy bộ tham dự. Họ có thể chậy một lúc không ngừng nghỉ 125 miles. Chạy không hẳn là trên đường bằng mà còn chậy trên các lối mòn eo hẹp và men theo các bờ vách đá dựng đứng.

Các bé gái cũng có những cuộc chậy đua đường dài riêng…

Một trò chơi nổi tiếng của họ là chậy đua giữa các vực sâu, vừa chậy vừa đá theo một quả banh gỗ kéo dài trong nhiều ngày.

clip_image028

Một người Tarahumara vừa chậy vừa đá quả banh gỗ.

(bưu ảnh, Photo by Gerard Tournebize).

Đây là một nhóm thổ dân có khoảng 100.000 người, lớn hàng thứ nhì sau người Navajos ở Bắc Mỹ châu.

Trước thời người Tây Ban Nha tới, ít biết tới họ. Các học giả tin là họ đã có mặt ở đây trên 2.000 năm.

Mặc dầu người Tây Ban Nha truyền đạo triệt để và đưa người đến khai thác mỏ ở vùng này nhưng tộc người bất khuất này trốn tránh người Tây Ban Nha vào sống ở những nơi hẻo lánh, ẩn khuất trong các hang hốc vùng núi Sierra Madre. Các vực này giúp họ không bị bắt và đồng hóa. Người Raramuri vẫn sống đời sơ khai như tổ tiên họ từ ngàn năm trước. Họ sống biệt lập với thế giới bên ngoài lâu đời nên có thể được coi là một tộc người thuần chủng và sống tự do cuối cùng của lục địa Mỹ châu.

Họ sống gồm nhiều nhóm nhỏ.

Phần lớn họ sống đời du mục. Mùa hè sống trên cao nguyên ở cao độ có rừng thông, bách trong các chòi làm bằng cây. Sau mùa lượm nhặt, gặt hái (hạt thông) tháng 11 họ dời xuống ở đáy vực. Một số vẫn ở trong các hang hốc.

Chúng tôi có tới thăm một gia đình sống trong nhà hang ở mép vực.

clip_image029

Nhà hang.

Ước gì mình có được một ngôi nhà hang nhìn xuống vực sâu như thế này sống đời ẩn cư tuổi già.

Vì độ cao khác nhau nên khí hậu khác nhau.

Khí hậu ở đáy vực cận ôn đới quanh năm. Nóng nhất từ tháng 5 tới tháng 7 trước khi mưa của mùa hè tới. Trên cao nguyên, khí hậu nhẹ tử tháng 4 tới tháng 10, ngày ấm đêm lạnh. Mùa đông thường có tuyết. Mưa nhiếu từ tháng 7 tới tháng 9.

Mỗi nhóm có tiếng nói riêng và trang phục riêng.

Họ liên hệ với người Hopi, Pima và Tohono O’Odham qua ngôn ngữ Uto-Aztec. Họ đươc cho là có ‘văn hóa họ hàng’ với Chichimeca, tổ tiên của người Aztecs.

Vì trốn tránh họ giữ im lặng nên ít nói. Có nhóm gần như quên mất cả tiếng nói. Đặc biệt ngôn ngữ của họ không có những từ chửi rủa thô tục.

Ngày nay người Tarahumara chia ra làm hai nhóm.

-Một nhóm còn xa lánh người bên ngoài, còn sống theo truyền thống cổ xưa, vẫn sống du mục ở trong hang và dưới vách đá.

-Một nhóm định cư thành từng xóm, biết canh tác và chăn nuôi dê, bò. Có nhóm làm nhà mái lợp tôn (vì ở đây mưa nặng về mùa mưa), chỉ một số nhỏ làm nhà vách đất.

Vật dụng trong nhà chỉ có thảm làm chiếu, da thú làm chăn, vỏ bầu bí khô, bình gốm, cối đá nghiền ngô bắp…

Thực phẩm chính là ngô bắp, đậu và bí bầu. Ngô là thức ăn chính. Ngô nghiền ra bột làm bánh gọi là ‘pinole’ hay để lên men làm đồ uống gọi là ‘tesguino’.

Nhóm này tiếp xúc với các tộc thổ dân khác, với người Tây Ban Nha, người Mexico sống như những người Mestizos (thổ dân lai Tây Ban Nha).

Họ giao thương và giao lưu văn hóa với các tộc từ vùng Thái Bình Dương tới Vịnh Mexico và phía bắc với các trung tâm như Mesa Verde và Chaco Canyon của người Pueblo. Không còn gì nghi ngờ nữa họ cũng tiếp xúc với nhửng nền văn hóa phát triển về phía nam, ở trung Mexico.

Bây giờ họ làm các nghề lao động từng ngày. Như đã nói ở trên người Mennonites về mùa gặt thuê người Rarámuri hái nông phẩm, làm việc lao động.

Tín ngưỡng.

Siêu nhiên

Người Rarámuri, cũng như các tộc người sơ khai khác, có tín ngưỡng là đa thần giáo. Thờ thần thiện và thần ác, ma quỉ

Hai vị thần tối thượng là “Cha Chúng Ta và “Mẹ Chúng Ta” liên kết với mặt trời và mặt trăng. Các quỉ thần cai trị cõi âm.

Về sau này trong nhiều cộng đồng cải đạo theo Thiên Chúa giáo sáp nhập Chúa Jesus Và Đức Mẹ Maria vào hai đấng tối cao Trời Trăng này của họ.

Họ thờ phượng qua tế lễ, dâng tế vật, ca hát, nhẩy múa, ma thuật. Các thầy tế, thầy pháp dùng cả ma túy peyote (peyotle, có nghĩa là caterpillar, sâu róm bướm, một loại xương rồng họ mescal có nụ hoa trông giống con sâu róm bướm).

Về sau các giáo sĩ Thiên Chúa giáo đưa thêm vào tế lễ hỗn hợp với Ki Tô giáo các người nhẩy múa matachine và các nhạc sĩ kéo vĩ cầm, đánh guitar.

clip_image030

Dùng vĩ cầm tự làm lấy trong các tế lễ sau thi Columbus (bưu ảnh).

Chữa Bệnh.

Người Rarámuri chia bệnh ra làm hai loại: bệnh thể xác và bệnh tâm thần. Bệnh thể xác chữa bằng cây cỏ. Sau này dùng thuốc do các bác sĩ công Mexico hay các cơ sở y tế Thiên Chúa giáo chữa trị. Bệnh tâm thần coi như gây ra bởi thần linh, ma quỉ hay phù thủy phải cần tới các pháp sư chữa trị dựa vào các giấc mộng, điềm triệu báo cho biết nguyên nhân gây bệnh.

Chết và Cuộc Đời Sau Khi Chết.

Khi chết hồn lìa thân xác lên miền vĩnh cửu sống với tổ tiên. Hồn những kẻ không còn giữ truyền thống thổ dân và hồn người gây tội ác bị trừng phạt sa xuống địa ngục sống với ác quỉ.

Thân nhân người chết cúng giỗ cung cấp thức ăn và đồ dùng giúp người chết giữ liên hệ với người còn sống. Người sống thường thăm viếng, gặp người chết qua giấc mộng…

(https://www.everyculture.com/Middle-America-Caribbean/Tarahumara-Religion-and-Expressive-Culture.html#ixzz7lZ0qgNHu

So Sánh Với Văn Hóa Đông Sơn Việt Nam.

Hiện nay các nhà nhân chủng học và con cháu người Rarámuri không nhận ra và không nói tới khía cạnh thờ mặt trời trong văn hóa của người Rarámuri.

Tôi khám phá ra người Rarámuri thờ mặt trời.

Chắc chắn người Rarámuri thờ mặt trời vì Thần Tổ Cha của họ liên hệ với mặt trời. Thờ mặt trời là một nét chủ yếu của họ tương tự như người Đông Sơn Việt Nam.

Như đã nói ở trên họ có ‘văn hóa họ hàng’ với Chichimeca, tổ tiên của người Aztecs. Như đã biết người Aztec là Người Mặt Trời (People of the Sun) thờ mặt trời tương tự như Người Việt Mặt Trời Thái Dương

-Aztec theo duy dương có nghĩa là Adze, Rìu, là một thứ tộc Rìu Việt, theo duy âm Aztec có một nghĩa là tộc Cò (Heron people), một thứ Cò Bạch Hạc, Châu Phong Hùng Vương.

-Aztec có văn hóa nhị nguyên Chim-Rắn Quetzal Coatl như văn hóa Chim-Rắn, Tiên Rồng Việt Nam.

-Aztec thờ mặt trời: hiến tế người, uống máu và ăn thịt kẻ thù giống người cổ Việt hiến tế người (Tống Ngọc) và ‘phân thây uống máu quân thù’ (Văn Cao).

– Aztec có vị thần tổ Cha Già Râu Trắng (White Man) dặn dò sẽ trở về cứu giúp họ những khi gặp nguy khốn. Họ đã tưởng lầm tay viễn chinh Tây Ban Nha Hernandez Cortez là vị thần Cha Già của họ trở về, khiến cả đế quốc Aztec rơi vào tay mấy chục tay viễn chinh Tây Ban Nha. Cha già Lạc Long Quân cũng dặn con cháu Việt hãy kêu gọi mình trở về cứu giúp khi gặp nguy khốn. Nên ngưới cổ Việt mỗi khi gặp gian nguy thường gọi Bố Già về cứu giúp.

-Aztec có Lịch Đá Mặt Trời tương tự người Việt Đông Sơn có Lịch Đồng Mặt Trời Đông Sơn (Lịch Đồng Đông Sơn).

– Aztec có Rìu Đá mỏ chim cắt hồng hoàng tương tự Rìu Đồng Đông Sơn mỏ chim cắt (Rìu Đồng Đông Sơn).

….

Như vậy người Rarámuri có văn hóa thờ mặt trời như người Aztecs và dĩ nhiên giống người Việt Đông Sơn. Hữu lý, hợp lý trăm phần trăm.

Ngoài ra như đã nói ở trên họ đã giao lưu văn hóa với các tộc thổ dân Con Cháu Ánh Sáng (Children of Light), Người Rạng Đông (People of the Dawn) thờ mặt trời khác.

Điểm nữa sự thờ phượng mặt trời này cũng thấy rõ, như đã nói ở trên, qua sự kiện là họ thờ hai vị thần chính tối cao, tối thượng là “Cha Chúng Ta và “Mẹ Chúng Ta” liên kết với mặt trời và mặt trăng.

Như vậy người Rarámuri thờ mặt trời là hữu lý, hợp lý trăm phần trăm.

Bây giờ ta hãy so sánh với sự thờ phượng mặt trời trong văn hóa Đông Sơn Việt Nam.

Sự thờ phượng mặt trời của người Rarámuri cũng thấy rõ qua các trống da Rarámuri:

clip_image031

Ba loại mặt trời trên trống da Rarámuri (bưu ảnh).

Ta thấy rõ như ban ngày mặt trời trên trống Rarámuri có nhiều hình dạng, có số tia sáng, vòng sáng khác nhau giống như các mặt trời trên trống Đông Sơn. Nói một cách khác là mặt trời trên trống da Rarámuri mang tính nòng nọc (âm dương) khác nhau như trên trống Đông Sơn. [như đã biết trống Đông Sơn là trống nòng nọc (âm dương)]. Ở đây ta thấy:

-Mặt trời ở dưới cùng có 8 nọc tia sáng mũi mác mang tính dương thái dương. Số 8 là số Khôn tầng 2 thế gian (0, 8). Đây là mặt trời càn khôn thế gian, tiểu vũ trụ. Viền trống (một phần không gian) có các nọc mũi mác mang dương tính. Khôn ở đây là Khôn dương, Khí Gió, bầu trời Đoài. Mặt trời này tương đương với mặt trời tiểu vũ trụ Đoài trên trống Quảng Xương, trống biểu tượng của Bọc Trứng thế gian Trăm Lang Hùng của hai ngành Chim-Rắn, Tiên Rồng… (xem trống này).

-Mặt trời ở trên góc trái có 16 nọc tia sáng. Số 16 là Khôn tầng 3 (0, 8, 16). Không gian trống trơn mang âm tính, Khôn ở đây là Khôn âm, nước. Mặt trời thuộc nhóm dương thái âm, Nước dương Chấn ứng với Lạc Long Quân. Trống này cùng nhóm trống dương thái âm với trống Hoàng Hạ có mặt trời 16 nọc tia sáng (xem trống này).

-Mặt trời ở trên góc phải là mặt trời chấm-hai vòng tròn đồng tâm clip_image033. Đây cũng là mặt trời clip_image034 nòng âm clip_image036 có một khuôn mặt là mặt trời sinh tạo, nguyên tạo ● thái âm clip_image038 ứng với mặt trời dương thái âm, nước dương thái âm Chấn nguyên tạo cõi tạo hóa đại vũ trụ. Mặt trời này cũng thấy rất nhiều trên trống Đông Sơn. Ví dụ từ chấm-hai vòng tròn thấy rõ trên hai đầu mái nhà nòng mặt trời mái vòm âm thái dương trên trống Ngọc Lũ I:

clip_image039

Nhà mặt trời nòng âm thái dương trên trống Ngọc Lũ I.

Rõ hơn ở các trống muộn hình mặt trời chấm-hai vòng tròn đồng tâm thấy ở hai bên cửa trước ngôi nhà nòng mái vòm mặt trời âm thái dương. Ví dụ như ở trên trống Số 27 của bộ sưu tập tư bác sĩ Kiều Quang Chẩn:

clip_image041

Một ngôi nhà nòng mặt trời mái vòm âm thái dương có hai mặt trời chấm-hai vòng tròn đồng tâm ở hai bên cửa trước nhà.

(nguồn: trống số 27, bộ sưu tập Chan Kieu, Echoes From Dong Son Drums).

Hai bên cánh cửa ngôi nhà nòng này có mặt trời chấm-hai vòng tròn đồng tâm dương thái âm clip_image042. Trống này là trống muộn, không chính thống thấy rõ qua sự hiện diện của bốn tượng ốc ở trên mặt trống thay vì bốn tượng cóc/ếch. Con ốc có một khuôn mặt biểu tượng nước (ốc sống dưới nước; ốc đảo: ‘đảo nước’ trong sa mạc). Ồc biểu tượng nước ăn khớp hoàn toàn với khuôn mặt Chấn nước dương thái âm, với Lạc Long Quân. Và cũng nhờ là trống muộn nên nhà nòng làm theo tam thế thấy rất rõ (Giải Đọc Trống Đồng Đông Sơn Tập IV).

Ngoài ra như đã biết mặt trời có một nghĩa là con mắt (trời có mắt) vì thế từ chấm-hai vòng tròn đồng tâm có nghĩa là con mắt âm thấy rất nhiều ở các tộc người Nước, chim thú sống được dưới nước như chim nông, cá sấu trên trống đồng Đông Sơn.

Ngoài mặt trời thấy trên trống Rarámuri, các vật tiểu công nghệ, đan nát cũng có hình mặt trời mang tính nòng nọc (âm dương) khác nhau. Ví dụ hình mặt trời trên các đồ đan bằng lá cây:

clip_image044

Mặt trời ở dạng chong chóng tạo hóa năng động và ở phía trên là mặt trời nọc tia sáng thế gian (ảnh của tác giả).

clip_image046

Hai loại mặt trời mang tính nòng nọc (âm dương) khác nhau rõ rệt trên đồ đan bằng lá cây (ảnh của tác giả).

Mặt trời mầu xanh có nọc tia sáng nọc que bằng đầu mang tính âm thái dương ngành âm thái dương. Mặt trời vàng ở góc dưới có nọc tia sáng mũi mác tròn đầu mang âm tính ngành dương thái dương.

Như thế người Rarámuri cũng thuộc tộc Người Mặt Trời như Người Việt Mặt Trời Thái Dương, người Aztec hay bị ảnh hưởng, giao lưu với văn hóa Người Mặt Trời. Người mặt trời Rarámuri cũng chia ra làm hai ngành Lửa Nước. Như đã nói ở trên mỗi nhóm có trang phục riêng. Qua trang phục của một nhóm ta thấy có một ngành nòng, âm Nước, Rắn:

clip_image048

Siriames, một tộc trưởng truyền thống traditional headmen) người Rarámuri (bộ sưu tập của khách sạn Posada Mirador).

Người này chít một dải khăn điều một đầu để dài buông thõng xuống sau lưng mang hình ảnh con dải (rắn nước). Mầu đỏ là mầu dương thái dương, mầu mặt trời. Khăn biến âm với chăn, trăn. Khăn điều mang ý nghĩa biểu tượng con trăn nước mặt trời tức một loài rắn có mồng, có sừng biểu tượng mặt trời ứng với Rắn Việt biểu tượng của Vua mặt trời Nước Lạc Long Quân. Khăn điều này tương đương với thắt lưng điều của đàn ông Việt con cháu Lạc Long Quân. Đàn ông Việt mặc áo thâm dài. Mầu đen là mầu nước thái âm của dỏng mặt trời Nước Lạc Long Quân. Người Việt ‘răng đen mã tấu’ thuộc tộc Lạc Việt Lạc Long Quân. 

clip_image049

Người dẫn đầu đoàn người nhẩy múa đánh trống cũng chít khăn buông thõng xuống hai bên (bưu ảnh).

Vì mặt trời mang tính nòng nọc (âm dương) thì đi với ngành âm rắn cũng phải có một ngành dương, chim. Một bằng chứng là trong nghệ thuật khắc gỗ có rất nhiều tượng chim gõ kiến.

clip_image051

Chim gõ kiến có m rìu búa, mào hình sừng mũi mác mang tính dương thái dương có một khuôn mặt biểu tượng mặt trời dương thái dương (kỷ vật của tác giả).

Như đã biết chim gõ kiến có mỏ cứng to như búa rìu, Anh ngữ wood peckers có peck là mổ liên hệ với mỏ (beak, Pháp ngữ bec), với pick: búa chim, tiếng lóng là dương vật. Trong vườn nhà tác giả chim gõ kiến gõ vào thân cây nghe như tiếng súng đại liên ngày xưa vang dội trong rừng núi trong thời chiến tranh Việt Nam.

Chim gõ kiến với nghĩa búa, bổ, rìu, dương vật tương đương với chìm rìu, chim cắt, hồng hoàng Việt Nam có một khuôn mặt biểu tượng mặt trời trong văn hóa Chim-Rắn như văn hóa Chim-Rắn, Tiên Rồng Việt Nam.

clip_image053

Hai người Rarámuri có mặt Việt Nam!

Lưu Ý: mặt trống có hình đôi chân lông chim như đã nói ở trên.

…..

Một lần nữa cho thấy thổ dân Mỹ châu có tổ tiên từ vùng Đông Nam Á (thấy rõ qua DNA: người Pima Bắc châu Mỹ (ở vùng trung và nam Arizona và tây bắc Mexico) và Maya Trung Mỹ có DNA giống hệt người Việt, có cùng Halogroup A, B, C, D và Thất thoát cặp căn bản số 9 giữa 2 thể di truyền COII /tRNALYS mà các nhà Di truyền học gọi là Đột biến châu Á), họ mang theo văn hóa Cổ Đông Nam Á trong đó có văn hóa Đông Sơn, Người Việt Mặt Trời Thái Dương.

Ta có thể dùng văn hóa Việt tìm hiểu, viết lại cổ sử của thổ dân Mỹ châu mà hiện nay các nhà dân tộc học Tây phương, Mỹ và con cháu thổ dân đã hiểu còn nhiều điểm sai lệch, thường theo nghĩa duy tục (Đón xem bài viết: Một Trăm Điểm Tương Đồng Văn Hóa Giữa Việt và Thổ Dân Mỹ Châu).

Tiểu Công Nghệ.

Đan nát do phụ nữ làm.

clip_image055

Thủ công nghệ (bưu ảnh).

clip_image057

Một phụ nữ Rarámuri đang đan giỏ bằng lá thông bên bờ vực (ảnh của tác giả).

clip_image059

Cây thông Apache có lá dài nhất trong họ nhà thông và to dùng đan vật đựng (ảnh của tác giả).

Những vật đan bằng lá thông tí hon rất công phu, mỹ thuật, xinh xắn.

clip_image061

Hộp và bình tí hon đan bằng lá thông (kỷ vật của tác giả)/

Đây là một kỷ vật độc đáo, chỉ thấy ở người Rarámuri, đáng mua nhất. Còn các vật đan bằng lá một loại cây agave (Việt Nam gọi là cây thùa. Ta có từ đôi đồng nghĩa thêu thùa clip_image063 thêu ~ thùa và thêu dệt clip_image064 thêu ~ dệt, tức thùa = dệt. mặt khác với h câm ta có thùa = tùa = tua (tơ, sợi). Lá cây agave, cây thùa cung cấp tua, tơ, sơ, sợi đem nhuộm mầu dùng đan, dệt, thêu, đều thấy ở các tộc thổ dân ở nhiều nơi khác.

Ngoài ra đàn vĩ cầm làm bằng gỗ thông vàng không đánh vẹc-ni của người Rarámuri cũng rất đặc biệt. Các giáo sĩ Tây Ban Nha đã giới thiệu chiếc vĩ cầm Âu châu đến thổ dân Mỹ châu Rarámuri giữa năm-1500. Những vĩ cầm, hồ cầm hiện nay được làm bởi dòng họ Amati vào năm 1540 ở Âu châu. Vì thế đàn violon Rarámuri cũng có thể được xếp thêm vào danh sách các nhà chế tạo sớm nhất (The Oldest Line of Violin Makers in America by Andy Fein, luthier at Fein Violins and Ivana Truong).

Người Rarámuri dùng vĩ cầm vào âm nhạc tế lễ của họ. Dĩ nhiên đàn vĩ cầm Raramuri không hoàn toàn giống đàn Âu châu và nhạc sĩ Rarámuri kéo đàn khác với nhạc sĩ violin Âu châu. Họ tựa đàn vào ngực thay vì ở cổ và kéo như kéo đàn cò.

clip_image065

(bưu ảnh).

Đàn cò-vĩ cầm Rarámuri được dùng trong các buổi tế lễ và hội hè. Các đàn do các nhạc sĩ Rarámuri nổi tiếng chế tạo là một vật sưu tập quí giá.

clip_image067

Đàn cò-vĩ cầm Rarámuri, bộ sưu tập của khách sạn Mirador (ảnh của tác giả).

…….

Ngày mai rời Vực Đồng xuống vùng xuôi, ra bờ biển bằng xe lửa Chepeexpress.

(còn nữa).

Leave a comment