NGƯỜI HAWAII VÀ VIỆT NAM LÀ ĐỒNG BÀO (Phần 2 và hết).

.Nếu cần bấm hai lần vào tựa bài để mở bài.

.Phải tuân thủ luật Tác quyền Copyright.

NGƯỜI HAWAII VÀ VIỆT NAM LÀ ĐỒNG BÀO.

Nguyễn Xuân Quang
(Phần 2 và hết).

VẬT TỔ CHIM-RẮN, TIÊN RỒNG.

Vật Tổ chim Rìu, Việt, Cắt Lửa, Hồng Hoàng.

Đã nói ở trên, vật tổ Tiên chim Rìu, Việt, Cắt Lửa Hồng Hoàng thấy qua mũ miện của tù trưởng, vua, pháp sư cả và qua trang phục đầu của thần Ku.

-Vật Tổ Rồng Thằn Lằn Mo’o của Hawaii.

Hawaii dĩ nhiên cũng có vật tổ là những loài thuộc họ bò sát rắn.

a. Vật tổ Rắn

Hawaii, một tộc hải đảo cũng có những thần thoại về rắn nhưng lu mờ hơn thằn lằn.

b. Rồng Thằn Lằn Mo’o.

Như đã biết thằn lằn là một loài bò sát thuộc họ nhà rắn, cũng gọi là rắn thấy qua tên một loài thằn lằn gọi là rắn mối (ăn con mối). Thằn biến âm với thẩn, loài giao long, sò, hàu lớn, với thìn, rồng, với thân, dải lớn như áo tứ thân là áo có bốn dải lớn, với thận, cơ quan làm ra nước tiểu… và lằn là lăn là rắn (l = r). Như thế thằn lằn thuộc loài rắn, loài dải (có một nghĩa là trăn nước), loài rồng, giao long liên hệ với nước.

Người Hawaii coi loài thằn lằn nước khổng lồ Mo’o là một loài siêu nhiên, một thứ khủng long được gọi là rồng hay thần thằn lằn và được xếp vào hạng thú thần bí nhất của người Hawaii và đã có mặt trong các truyện kể lâu đời nhất. Mo’o là dòng thần cổ có trước tộc Mẹ Lửa Pele (Pe = Mẹ, Le = Lửa).

clip_image002

(Samuel Manaikalani Kamary Kawena Pukui, 1958).

(tài liệu của tác giả chụp tại bảo tàng viện Bishop, Hawaii).

Mo’o là loài thằn lằn khổng lổ, dài tới 30 bộ (feet), một loài thủy quái, âm linh, thường là âm thần, nữ thần. Chúng thử thách cả các vị thần xâm phạm lãnh địa bằng các trận chiến làm rung chuyển đất tạo ra các kẽ nứt trên đất núi. Ngày nay, sự hiện diện của chúng có thể còn cảm nhận thấy ở các ao đầm nước sâu tại các thung lũng hoang vắng tĩnh lặng…

Mo’o chính là Việt ngữ (m = b: mồ hôi = bồ hôi) như bò lăn bò càng (theo nghĩa đen bò lăn chỉ rắn, thằn lằn còn bò càng chỉ cua cáy). Mo’o là loài bò sát, bò lăn, thằn lằn.

Về khảo cổ học rồng mo’o còn thấy qua địa khai hóa thạch ở Moloka’i.

clip_image004

Bên trái, rồng mo’o Kapulei trông như một con khủng long nằm bên mé Rặng Núi Kamalo và bên phải một thần mo’o đang ngóc đầu lên nhìn xuống dòng thác ở Thung Lũng Halawa

(Shannon Wianecki, https://www.mauimagazine.net/the-sacred-spine/.).

Phần lớn các huyền thoại về mo’o là phái nữ có thể biến hình thành mỹ nhân hay rồng nước. Ví dụ như nữ thần thằn lằn Kalamainu’u, nữ thần thằn lằn Waka, được thờ phượng bởi các nữ tù trưởng.

Điều này cho thấy Hawaii hải đảo vốn là một xã hội mẫu quyền thuộc dòng nhà rắn giống Việt Nam cổ. Qua thời phụ quyền khuôn mặt rắn rồng nữ lùi vào bóng tối và có khi bị coi là âm ma, được thay thế hay đại diện bởi một dạng rắn, thằn lằn, rồng mang dương tính.

Điểm này cũng xác thực là thằn lằn thấy trên một trống Đông Sơn cho biết trống đó thuộc phía nòng nước Lạc Việt đất liền như trống thằn lằn khủng long Đào Xá, Việt Nam, Shan gốc Thái hay Lạc Việt Hải Đảo như trống Sangeang Malakamau Nam Dương (xem dưới).

Thần Tổ Rồng Thằn Lằn Mo’o Từ Đâu Tới Hawaii?

Như đã nói ở trên thần tổ chim Rìu, Việt, Cắt Lửa Hồng Hoàng từ Việt Nam bay ra đậu trên vương miện của vua Hawaii và chim Le Le Vụ Tiên bay từ Việt Nam ra Hawaii trở thành chim tổ Ne Ne của Hawaii, như thế rồng Mo’o cũng phải từ Việt Nam bò ra tới tận Hawaii. Bắt buộc. Bắt buộc. Và bắt buộc.

Khai quật về khảo cổ học đã khám phá ra bằng chứng là thổ dân (dĩ nhiên có Man Di) ở đất Trung Quốc hiện nay đã thờ phượng “thằn lằn”, cá sấu từ thời cách đây năm sáu ngàn năm (Zhou Guoxing The Chinese Dragon, trong Crocodiles and Alligators, Charles Ross).

Bằng chứng thờ thằn lằn hiện nay còn thấy ở:

. Ở Việt Nam

Ta có bài đồng dao về vật tổ thằn lằn:

Kì nhông là ông kỳ đà,

Kì đà là cha cắc ké,

Cắc ké là mẹ kỳ nhông.

Bài hát quay tròn vô cùng tận giống bài đồng dao chim tổ Bồ Nông là Ông Bổ Cắt.

Ở đây bài đồng dao chỉ có ba vật tổ thằn lằn ứng với tam thế, tam thần (trinity) chứ không phải là bốn ứng với tứ tượng, tứ đại thiên vương. Ba loại thằn lằn ở đây biểu tượng cho tam thế đều có từ Kì và cắc khởi đầu.

Kì có một nghĩa cây, cọc, dương, thuộc về ngành dương, ngành Nọc Việt (nguyên thủy thằn lằn thuộc ngành âm, nước, nữ) và kỳ cũng có một nghĩa là đất, vùng đất (Tam Kỳ Bắc Trung Nam), thần đất (Núi Kỳ).

Kì nhông là con thằn lằn gió dương Đoài (nhông với h câm là nông có một nghĩa là khí gió) thú biểu của cõi trên Bầu Trời. Kì đà là con thằn lằn nước dương Chấn (đà có nghĩa là nước như Đà Nẵng, Đà Rằng, Đà Lạt, Đắc Lắc có Đà là nước, thú biểu của cõi dưới, cõi nước. Cắc ké, cắc kè có cắc là cược, cọc, dương tương đương với Kì và ké, kẻ, que là trụ có một khuôn mặt biểu tượng núi trụ, núi nổng, núi nống, núi chống trời tức cõi giữa đất thế gian. Cắc ké có một khuôn mặt biểu tượng đất thế gian. Bài đồng dao này diễn đạt ba vật tổ ở ba cõi Gió, Nước, Đất.

Về sử đồng ta có:

. Dao Long Thằn Lằn, Rồng Thằn Lằn Việt.

Như đã biết Việt Nam có rất nhiều linh vật dao long thường được cho là thần thoại hóa từ cá sấu còn thấy nhiều trên đồ đồng Đông Sơn. Tuy nhiên nhiều hình giao long trông rất giống loài thằn lằn không lồ mà các nơi khác gọi là rồng, là thần thằn lằn như ở Nam Dương, Hawaii (xem dưới)

clip_image006

Cặp dao long ở tận cùng bên trái có đuôi thẳng cho biết là loài sống nhiều trên cạn hơn là ở dưới nước có thể nghiêng nhiều về phía rồng thằn lằn còn lại ba con có đuôi cuộn hình móc nước cho biết chúng sống nhiều dưới nước nghiêng về phía dao long cá sấu.

Rồng thằn lằn thần thoại hóa thành khủng long thấy trên trống đồng Đào Xá:

clip_image008

Trống Đào Xá là trống Nòng Việt duy nhất có ánh sáng mặt trời là những vòng sáng mang âm tính thái âm. Trống có 6 vòng ánh sáng. Số 6 là số Tốn OII, âm O thái dương II, Nàng O Lửa II. Vậy trống này có một khuôn mặt là trống mặt trời âm thái dương ứng với Nàng Lửa mặt trời thái dương nữ Âu Cơ. Đây là trống rất muộn có thể đây là trống biểu tượng của Âu Việt. Tuy nhiên theo chính thống trên trống Đông Sơn, trống biểu tượng của ngành nọc thái dương, mặt trời không có khuôn mặt nữ mà chỉ có khuôn mặt nam, âm nam, đại diện cho phái nữ. Đây có thể có khuôn mặt Lạc Long Quân đại diện cho Âu Cơ.

Dù gì thì đây cũng là một trống biểu tượng của phía nòng âm vì thế mới có vật tổ thằn lằn, khủng long trên mặt trống (xem trống này).

.Tộc Ao-Naga.

Tộc Ao Naga, Âu Long, Âu Lạc ở Nagaland, Assam còn thờ thằn lằn khổng lồ thấy qua nghệ thuật khắc gỗ.

clip_image010

Lưu Ý

Vật tổ rồng thằn lằn đi cùng với vật tổ rắn và chim Rìu, Việt, Cắt Lửa dưới dạng Chim Tiên-Rồng Thằn Lằn.

Xin nhắc lại người Ao Naga liên hệ với các tộc ở Nam Đảo vì cả hai cùng một chủng Bách Việt. Ao Naga có vật tổ thằn lằn giống như thằn lằn khổng lổ gọi là rồng Komodo ở đảo Komodo, Nam Dương (xem dưới). Người Ao Naga trước đây cũng có tục săn đầu người như một số tộc ở Borneo, Nam Đảo, Tiểu Đảo (Papua New Guinea).

.Lào

Lào có một nhánh Thái di cư từ Nam Trung Quốc xuống, nhánh này nói tiếng ruột thịt với tiếng Thái Lan. Như vậy cũng là một thứ Lạc Việt đất liền.

Hình ảnh rồng thằn lằn còn thấy nhiều trên trống Đông Sơn Lào như trống U Bông hay trống Nen-xỏng.

Trên một trống Lào thấy trong The Kettle Drums of South East Asia của A.J. B. Kempers dưới vành thuyền có một vành một loài thú bốn chân có đuôi dài, hiện nay cho là loài chồn cáo (weasel).

clip_image012

Tuy nhiên ở đây dưới thuyền vùng nước con chồn cáo không thích hợp. Đây phải là một loài bốn chân có thể sống trên bờ và dưới nước được như cá sấu, thằn lằn như rồng Komodo.

Kiểm chứng lại ta cũng thấy trống có mặt trời 12 nọc tia sáng Cấn Chấn, có vành sóng cuộn tam giác ngược nước chuyển động dương thái âm Chấn, vành sóng chữ S kép có hai nhánh thái dương Chấn giống ở trống Chấn Khôn Hoàng Hạ và trống Chấn Tốn Miếu Môn I. Ngoài biên có hai vành mũi mác thái dương kẹp giữa vành chấm hai vòng tròn đồng tâm Chấn. Vì không có tượng cóc/ếch nên không phải là trống sấm mưa mà là trống biểu tượng của một tộc Chấn dòng mặt trời Nước ứng với mặt trời Nước Rắn Rồng Lạc Việt Lạc Long Quân.

Trống Lào Vilabouly Cũ (Old Vilabouly Drum).

clip_image014

Rồng thằn lằn trên trống Vilabouly Cũ, Bảo Tàng Viện Vilabouly.

Vành dưới vành thuyền cũng là vành thú bốn chân. Ở đây thấy rõ là thằn lằn qua đầu có mõm tròn thon dài, đuôi rắn (không thể lầm lẫn với đuôi chồn).

Trống có mặt trời 12 nọc tia sáng, không có tượng cóc/ếch. Trống cũng là trống biểu của một tộc Chấn ứng với Lạc Việt.

. Campuchia.

Trống Tế Lễ Lớn Cá Heo Hồng Mekong.

Một chiếc trống Nấm Vũ Trụ Nguyễn Xuân Quang VI (Heger I) do các nhà khảo cổ học Pháp mang từ Hà Nội vào Pnom Penh nhân dịp lễ khánh thành Bảo Tàng Viện Quốc Gia Pnom Penh. Hiện vẫn còn trưng bầy tại đây. Trống được gọi tên là Trống Tế Lễ Lớn (Ceremonial Big Drum). Tôi gọi là Trống Cá Heo Hồng Mekong vì trên trống có hình loài cá heo này và không rõ gốc gác của trống từ nước nào ở hai bên bờ sông Mekong nơi có cá heo (không phải của Campuchia).

Trống có mặt trời 12 nọc tia sáng thuộc nhóm trống thiếu dương Cấn.

Dưới vành thuyền có vành có hai loài cá heo hồng và đen. Đây là loài cá heo (dolphin) thấy rõ nhất qua chiếc đuôi họ nhà cá voi.

clip_image016

Cá heo hồng và đen.

Cùng vành có một loài thú bốn chân có đuôi trông như ‘tàu lá dừa’ hiện nay cho là loài chồn (weasel).

clip_image018

Hình loài bò sát dạng thằn lằn, kỳ đà nước.

Thật ra đuôi có những sọc nước. Ở trống này thấy rõ là loài thằn lằn nước không lồ vì ở cùng vành cá heo dưới nước (chồn cáo không bơi dưới nước như cá).

Trống cũng có mặt trời 12 nọc tia sáng và không có tượng cóc/ếch có một khuôn mặt là trống tộc Cấn Chấn ứng với Lạc Việt Lạc Long Quân.

.Tộc Shan

Tộc Shan ở Myanmar có gốc Thái, một thứ Lạc Việt đất liền có rồng thằn lằn khắc trên trống Đông Sơn.

.clip_image020

(nguồn: goldentriangleantiques.com)

.Nam Dương

Nam Dương có những tộc là Lạc Việt Hải Đảo. Rồng thằn lằn Komodo sống ở Đảo Komodo hay các đảo lân cận vùng Sundaland:

(ảnh của tác giả chụp tại Đảo Komodo).

Rồng Komodo còn thấy khắc trên trống Sangeang Kalakamau.

clip_image024

clip_image025

Một căn nhà nọc, mặt trời, trên trống Sangeang Malakamau. Có hình hai con thằn lằn khổng lồ ở hai bên chái nhà.

Trống Đông Sơn là trống thờ, trống biểu của một tộc người cho thấy rõ rồng Komodo ở hai bên đền mặt trời  là một vật tổ của Lạc Việt Hải Đảo.

Trống này cũng là trống Cấn Chấn có mặt trời 12 nọc tia sáng ứng với Lạc Việt.

Lưu Ý

Tất cả các trống có vật tổ thằn lằn đều thuộc các tộc Lạc Việt hay bị ảnh hưởng của văn hóa Lạc Việt thường là trống Cấn Chấn có mặt trời 12 nọc tia sáng.

.Các Đảo châu Đại Dương.

Các đảo châu Đại Dương như Papua New Guinea ở nhóm Tiểu Đảo (Micronesia) vẫn còn thờ vật tổ rồng thằn lằn.

clip_image027

Lưu ý vật tổ thằn lằn đi cùng với Mẹ Đời ngồi ở tư thế sinh con cho thấy thần tổ rồng thằn lằn còn là biểu tượng của phía nòng âm nữ giống Hawaii.

.Đảo Thằn Lằn Vàng Moorea.

Đảo Moorea (moo; thằn lằn, rea: vàng) là đảo chị em với đảo Tahiti.

Theo truyền thuyết một người đàn bà sinh ra một cái trứng nở ra một con thằn lằn vàng. Con vật lớn lên thành con thằn lằn khổng lồ, người mẹ sợ hãi bỏ lên một chiếc ca-nô đẩy ra biển. Xác thằn lằn vàng trôi dạt vào một hoang đảo nên đảo này có tên là đảo Morea nằm trong nhóm Đa Đảo. Dĩ nhiên đây là cách diễn giải theo duy tục ngày nay.

Con thằn lằn vàng hiểu theo truyền thuyết Việt là một thứ rồng thằn lằn vàng, thú biểu của thần Biển ứng với dao long vàng, thú biểu tượng của thần Biển Lạc Long Quân (như đã biết Lạc Long Quân còn có thú biểu trâu vàng Kim Ngưu, rùa vàng Kim Qui). Lạc Long Quân là chồng Âu Cơ, người đàn đẻ ra bọc trứng thế gian. Nhìn theo phía Âu Cơ là bọc trứng chim còn nhìn theo phía Lạc Long Quân là bọc trứng rồng (rắn, thằn lằn) nở ra rắn, thằn lằn, rồng. Con thằn lằn vàng Moorea chính là hiện thân của Rồng Dao Long Lạc Long Quân. Dân đảo Moorea cũng là một thứ Lạc Việt Hải Đảo. Dân Moorea phải đọc sử Việt để điều chỉnh lại truyền thuyết người đàn bà đẻ ra trứng nở ra thằn lằn này.

.Maya Trung Mỹ.

Maya có thể có một nhánh sống ven biển, hải đảo đến từ các đảo Thái Bình Dương. Người Maya ở bán đảo Yucatan Trung Mỹ có vị thần tổ tên là Itzamna. Itzamna trong ngôn ngữ Yukatec có Itzam là ‘lizard’ và -na chính là Việt ngữ nhà (tộc người). Thần thằn lằn Itzamna là hình bóng của rồng Lạc Long Quân cũng là một người già râu tóc bạc phơ… (Sự Tương Đồng Giữa Maya và Cổ Việt).

Như thế ta thấy rõ thần Rồng Thằn Lằn Bách Việt đã từ Đông Nam Á lò mò bò ra rới tận Hawaii trở thành thần tổ rồng thằn lằn Mo’o Hawaii.

Nhưng làm sao vật tổ này có thể bơi qua biển cả bao la được? Câu trả lời là ngày xưa đất liền Đông Nam Á nối liền với Nam Đảo bằng những cầu đất và những vùng biển cạn, hẹp cũng như Nam Đảo nối liền với Đa Đảo như vậy.

Đây chính là lý do, như đã nói ở trên, các tộc Đa Đảo cho rằng Đất Tổ của họ là lục địa huyền thoại tên là Havaiki đã chìm xuống biển tức Lục Địa Mẹ Đã Mất của James Churchward hay Địa Đàng Phương Đông ở Sundaland của Stephen Oppenheimer.

…..

Như thế qua các vị thần sáng thế và vật tổ hai ngành nòng nọc (âm dương) ta đã thấy rất rõ Hawaii tương đồng mật thiết với Việt Nam qua nền văn hóa Chim-Rắn, Tiên Rồng. Dĩ nhiên ở các tầng tứ tượng, tam thế, cây vũ trụ (cây tam thế, cây đời sống), sinh, tử, tái sinh, hằng cửu cũng có những khuôn mặt thần tổ tương đồng với Việt Nam nhưng tôi nghĩ không cần thiết nói thêm cho quá dài dòng trong khuôn khổ bài viết này.

3. Dân Tộc và Khảo Cổ Học.

Rìu Việt.

Như đã biết Việt có một nghĩa là Rìu vì thế họ, ngành, đại tộc, tộc biểu, liên bang, quốc biểu, tế biểu, khí giới biểu của Đại Tộc Việt là chiếc Rìu Việt làm theo hình đầu chim Rìu, Việt, Cắt Lửa, Hồng Hoàng, Chim Mỏ Sừng Việt, chim biểu tượng của Tổ Hùng Vũ Trụ Tạo Hóa Viêm Đế họ Khương, Sừng. Rìu Việt cổ còn thấy ở bãi đá cổ Sapa:

clip_image028

Người Việt mặt trời  thái dương có nõ hình chiếc ríu móc cong chim Rìu, Việt, Cắt Lửa Hồng Hoàng ở bãi đá cổ Sapa.

Trong văn tự từ Việt viết bằng Hán tự cổ nhất, tác giả Bình Nguyên Lộc cho là chữ Việt cổ nhất là Rìu Việt đời nhà Thương.

clip_image029

Rìu có hình giống hệt chiếc rìu đào được ở Quốc Oai với sự tái tạo lại chiếc cán bằng cành cây của viện Viễn Đông Bác Cổ (Bình Nguyên Lộc, Nguồn Gốc Mã Lai Của Dân Tộc Việt Nam).

Chữ Việt này còn thấy trong từ Việt viết với bộ mễ thấy trong Kinh Thư do Khổng Tử san định chỉ người Việt từ Lĩnh Nam trở xuống bắc Đông Dương. Ngày nay còn dùng cho tên Việt Lưỡng Quảng.

Từ Việt có chữ Rìu ở dưới giống chiếc Rìu Việt đời nhà Thương.

Dĩ nhiên còn nhiều chứng tích khác nữa (Rìu Việt).

Rìu Việt ở Hawaii.

Qua bài viết Rìu Việt ở Đa Đảo và Nam Mỹ châu ta đã thấy Rìu Việt Đông Sơn có mặt ở Đa Đảo:

clip_image031

Lưu Ý.

Ở trên cao cán rìu Đông Sơn có cặp dao long (cá sấu Lạc hay rồng thằn lằn) cho thấy rìu là rìu Lạc Việt. Vì thế rìu Lạc Việt nầy giống các rìu Lạc Việt Hải Đảo Wahaka, Maori cũng như các rìu Lạc Việt ở các hải đảo khác. Rìu có hình đầu chim Rìu, Việt, Cắt Nước không có sừng nhọn dòng âm, nước.

Cũng cần nói thêm là có tộc Tây Nguyên có con rao rựa giống hệt rìu Lạc Việt này.

clip_image033

(Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt).

Rìu ở mé tận cùng bên phải mang hình ảnh đầu chim Rìu, Việt, Cắt Lửa Hồng Hoàng có lưỡi rìu mỏ rìu nhưng sừng bằng mang âm tính chim Hoàng phía nòng nước Lạc Việt.

Rìu này cho thấy họ có nguồn gốc từ các đảo Thái Bình Dương di cư lên Tây Nguyên khi biển dâng cao ngập các vùng thấp. Tại sao gọi là con dao rựa? Đây là con dao đực (đực rựa). Dao đực rựa có mũi mỏ chim mang tính dương, đực rựa trong khi dao cái đầu bằng. Người Mường cũng có dao đực dao cái. Dao đực mỏ chim Tây Nguyên giống loại rìu Lạc Việt đầu chim Rìu, Việt, Cắt nước.

Hawaii cũng có Rìu Đông Sơn hình đầu chim mỏ rìu mũ sừng, chim Rìu, Việt, Cắt Lửa.

clip_image035

Rìu Đông Sơn Hawaii hình chim mỏ rìu có mũ sừng.

Rìu có mũi rìu mỏ chim nhọn và gáy rìu hình mũ sừng dạng chim Rìu, Việt, Cắt Lửa, Hồng Hoàng.

Như thế thì hiển nhiên Rìu Việt có mặt ở Hawaii.

clip_image036

Rìu Việt Hawaii có gắn răng cá mập.

Như đã nói ở trên thần Ku là thần chiến tranh có chiếc rìu lửa thần sầu vì thế tượng thần Ku nhiều khi được làm theo chiếc rìu Việt chim Rìu, Việt, Cắt Lửa, Hồng Hoàng:

clip_image038

Thấy rõ hơn trong các vũ khí chiến tranh thời cổ có chiếc rìu Việt đầu chim Rìu, Việt, Cắt Lửa, Hồng Hoàng có mũ sừng.

clip_image039

Vũ khí chiến tranh cổ Hawaii (mythichawai.com).

Chiếc rìu chiến bên phải hình đầu chim Rìu, Việt, Cắt Lửa và giống tượng thần Ku chiến tranh.

Rìu Việt chim Rìu, Cắt Lửa, Hồng Hoàng Hawaii giống rìu Việt chim Rìu, Cắt Lửa Đông Sơn là một bằng chứng vững chắc như búa rìu đóng đinh vào cột cho thấy Hawaii và Việt Nam ruột thịt với nhau, cùng là đồng bào.

Chữ Nòng Nọc Vòng Tròn-Que.

Hawaii có rất nhiều chữ nòng nọc vòng tròn-que khắc trên đá.

clip_image041

Chữ Nòng Nọc Vòng Tròn-Que khắc trên đá tìm thấy ở Hawaii.

Ta thấy đủ các dạng chữ và từ Chữ Nòng Nọc Vòng Tròn-Que. Như đã biết  mọii chữ mọi từ chữ nòng nọc vòng tròn-que mang trọn vẹn ý nghĩa vũ trụ tạo sinh, ở đây chỉ nói tới  vài ý nghĩa chính:

-Một nọc chấm đặc nguyên tạo clip_image042 nõ, dương, mặt trời nguyên tạo…

-Hai nọc chấm đặc thái dương, lửa clip_image043, hình chữ nhật có một nghĩa là đất thiếu dương, hai chấm thái dương diễn đạt đất ngành thái dương.

-5 nọc chấm đặc Li trong vòng tròn clip_image044: trục thế giới (số 5 là số Li: đất dương, trục thế giới).

-Một nòng vòng tròn clip_image045 (có một nghĩa nường, hư vô, không gian, mặt trời đĩa tròn âm, cực âm).

-Vòng tròn chuyển động mở ra clip_image046, không gian dương khí, gió Đoài.

-Vòng tròn có 7 tia sáng clip_image047 mặt trời Càn (số 7 là số Càn).

-Chữ một nòng vòng tròn đen nguyên tạo clip_image048mang âm tính, mặt trăng.

-Từ đĩa tròn đen có hoa năm cánh clip_image049: sao, tinh tú.

-Hai nòng vòng tròn đồng tâmclip_image051, thái âm, nước.

-Ba vòng tròn đồng tâm clip_image053 Khôn.

-Hai vòng tròn nối bằng nọc que clip_image054 là OIO, Khảm, nước thiếu âm.

-Chữ nọc que clip_image055 (nõ, mặt trời, cực dương).

-Chữ nọc que hình que diêm clip_image056 lửa nguyên tạo vũ trụ, Càn vũ trụ ứng với Diêm Đế, thần mặt trời Viêm Đế.

-Chữ nọc que hai đầu chấm đen hình quả tạ cầm tay clip_image057 IOI, dương thiếu dương Li, đất dương.

-Hình nọc que cong vòm cung bầu trời có hai chấm nọc thái dương nguyên tạo clip_image058 là IIO, dương thiếu âm Đoài khi gió bầu trời.

-Từ nhiều nọc que răng lược clip_image059, nọc âm thái dương.

-Từ chấm-vòng tròn clip_image060 (vũ trụ nguyên tạo, mặt trời tạo hóa, thái cực).

-Từ vòng tròn nọc que clip_image061 có một khuôn mặt nõ cắm trong nường,  thái cực bậc hai, khi nọc que chuyển động thành chữ S ta có đĩa thái cực của Đạo giáo (Daoism) clip_image063.

-Chấm vòng tròn-bốn chấm clip_image064clip_image065: vũ trụ, thái cực, đấng tạo hóa lưỡng tính phái, nhìn dưới diện lưỡng cực là lưỡng nghi và bốn chấm là tứ tượng, bốn thần tổ tứ trụ, Tứ Đế. Hình này diễn đạt trọn vẹn thuyết vũ trụ.

-Hình chữ thập clip_image066 tứ tượng, tứ hành.

-Người hay thần mặt trời dương chấm-vòng tròn có hai chân hay bộ phận sinh dục nam hình nõ, mũi mác clip_image067.

-Người, hay thần mặt trời âm vòng tròn-chấm rỗng có khe do hai chân bẹt ra hay bộ phận sinh dục nữ, nườngi clip_image068.

-Hình rắn lửa, dương đầu nọc chấm đặc (trông giống “tinh trùng’) clip_image069.

-Hình rắn nước, âm có đầu vòng tròn rỗng clip_image070

Vân vân…

Từ chữ thập đầu có bốn chấm clip_image066[1] diễn đạt tứ tượng là tiền thân của Chữ Thập Ánh Sáng Hawaii hiện nay.

clip_image072

Chữ Thập Ánh Sáng Hawaii.

Chữ Thập Ánh Sáng là một biểu tượng cổ truyền của Hawaii.Hiện nay giải thích bốn chữ thập vòng ngoài biểu tượng năng lực cao nhất diễn tả tứ tượng: không khí, lửa, nước và đất. Chữ thập ở giữa nối kết kềm giữ tứ tượng vòng ngoài là tượng thứ năm, tâm linh. Thật ra vòng tròn ở giữa là hư vô nhìn dưới dạng vô tính, thái cực nhìn dưới dạng nhất thể, lưỡng nghi nhìn dưới dạng lưỡng cực. Phải giải thích theo hình ngữ clip_image064

như đã nói ở trên mới đúng.

Đây là chứng tích hùng hồn cho thấy văn hóa Hawaii theo vũ trụ giáo giống như người Việt theo vũ trụ giáo dựa trên nguyên lý căn bản Chim-Rắn, Tiên Rồng. Chúng ta có một bộ từ điển đồng chữ nòng nọc vòng tròn-que trên trống Đông Sơn. Phần lớn những chữ nòng nọc vòng tròn-que Hawaii này có trên trống Đông Sơn.

4. Ngôn Ngữ Học

Ngôn ngữ Hawaii là thành viên của gia đình Nam Đảo. Nó liên hệ mật thiết với các ngôn ngữ Đa Đảo khác như Marquesa, Tahiti, Maori, Rapa Nui (Đảo Easter).

Như thế hiển nhiên ngôn ngữ Hawaii liên hệ mật thiết với tiếng Việt. Tác giả Bình Nguyên Lộc đã chứng minh có sự liên hệ ruột thịt giữa ngôn ngữ Mã Lai trong nhóm Nam Đảo với ngôn ngữ Việt nhưng ông đã đi ngược chiều từ dưới lên cho rằng dân tộc Việt có nguồn gốc Mã Lai. Di truyền học ngày nay đã chứng minh người Nam Đảo Đa Đảo từ Đông Nam Á đi xuống như thấy ở sơ đồ ở trên. Mã Lai có nguồn gốc Việt.

Đây là lý do tôi chuyển tiếng Hawaii sang tiếng Việt một cách dễ dàng như đã thấy qua tên các thần tổ và ngay cả các từ thầm kín nhất như Ku = Cu, Lono với giống cái là Lona có một nghĩa nữ thần mặt trăng, âm, nữ = Lồn, Hina = Hĩm…

Theo tôi ngôn ngữ đại tộc Việt là đại tộc Hồng Lạc gồm hai ngành chính: ngành Hồng Việt Môn Khmer, Nam Á ở vùng cao như tiếng Mường, dân bản địa Lào như các tộc Khmu (Khả), Lão (Lava, Lawa, Lwa), Katou (ở phía nam) nói tiếng Nam Á thuộc ngành Chim, Tiên, Lửa, Âu Cơ. Ngành Lạc Việt vùng thấp là ngành Rắn, Rồng, Nước, Lạc Long Quân. Ngành Lạc Việt này lại chia ra làm hai nhánh: nhánh Lạc Việt đất liền Tầy Thái và nhánh Lạc Việt Hải Đảo vùng Nam Hải (Nam Đảo, Đa Đảo, Tiểu Đảo…).

Tôi có một bài viết chi tiết riêng đối chiếu một số từ chính Hawaii và Việt Nam. Ở đây chỉ xin nói qua vài từ thường nghe nói tới khi đi du lịch Hawaii.

Aloha

Tiếng chào hiện nay diễn nghĩa cho là có nghĩa là tình yêu (love), tình thương (affection, pity), an bình (peace)…

Nghĩa gốc ‘Aloha is to stand in the presence of the breath, spirit, light…’.

Aloha có:

.Alo-

Hawaii alo có một nghĩa là sự hiện diện (The Hawaiian word alo is presence…), tương đương với Việt ngữ ‘có mặt cùng với’ như thấy qua các từ a dua, a tòng…

-Ha: Breath of Life, hơi thở của sự sống, sinh khí, thần khí (mana or spiritual power) ruột thịt với Việt ngữ Hà, Hà Hơi. Đấng Tạo Hóa như Kane của Hawaii hay Tane của Maori hà hơi sự sống vào những người làm bằng đất sét để biến họ thành người sống, sinh linh. Tiếng Persian/farsi (Aryan Sanscrit) hawa có nghĩa là “air”, không khí. Không khí là sự sống.

Tiếng chào thường cầu chúc sức khỏe về thể xác (sống khỏe tràn đầy sinh khí) và tâm thần (thần khí tốt lành).

Aloha hiểu nôm na có một nghĩa là xin chúc ‘Khí thiêng Trời Biển, hà hơi của Đấng tạo Hóa, sức sống Tràn Đầy Sinh Khí, Thần Khí Tốt Lành, tình thương yêu hít hôn của người với người (như có tộc thổ dân Hoa Kỳ hôn nhau bằng cách cọ mũi vào nhau, hít hơi nhau, như mẹ yêu con, hít hơi con). Việt ngữ có từ đôi hôn hít, tức hôn = hít, Việt ngữ hít = Anh ngữ kiss, hôn)… đến cùng người’ (người chỉ chung hiểu theo nghĩa Anh ngữ you).

Hawaii

-Ha như trong Aloha.

-Wai là Nước ruột thịt với Việt ngữ vãi (nước rơi tung tóe) như vãi đái ra quần, với dãi (nước bọt đặc và nhớt), với dải (giải), đái (nước tiểu), với vại (vật đựng nước).., với gốc Việt ngữ va- là nước: cỏ và là cỏ mọc bên bờ nước, là chẩy ra nước (vã mồ hôi), vắt (vặn nước ra), Anh ngữ vat (thùng lớn); Đức ngữ vatten, nước, Anh ngữ water, nước, Phạn Ngữ vaçâ, bò sữa (sữa là thứ nước con người uống đầu tiên)…

-i . Có một nghĩa là tóm lược. yếu lược (epitomized).

Theo vũ trụ giáo Hawaii có nghĩa ‘Tóm lược ý nghĩa lại là Trời Nước, Trời Biển’.

Hawaii là Đất Trời Biển Đầy Sức Sống, Thần Khí.

Hina

Hina ruột thịt với Việt ngữ Hến (sò, hến, trai biểu tượng bộ phận sinh dục nữ), Hĩm (biến âm với hẻm là kẹt, khe như đường hẻm, người Trung gọi là đường kiệt, đường kẹt. Người nữ sáng thế Nàng Kịt của Mường là nàng Kẹt. Nàng Kịt, Nàng Kẹt có khe. Hẻm có gốc hẻ (chẻ hẻ, ngồi chẻ hẻ ra), là kẽ (khe) (h = k như hết = kết) = ke có một nghĩa là bộ phận sinh dục nữ (Từ Điển Việt Bồ La, Alexandre de Rhodes).

Rõ như ban ngày hina, hĩm có hẻ, kẽ, khe, ke. Kiểm chứng với Nhật ngữ có từ Hime là công chúa. Công chúa hime có hĩm. Nhật có một rễ Việt, nhất là với Lạc Việt Hải Đảo Thái Bình Dương qua ngả chính Đài Loan. Nhật cũng có truyền thuyết sáng thế quả trứng tạo hóa, có thái dương thần nữ Amaterasu tương đương với thái dương thần nữ Âu Cơ. Đền thờ của Amaterasu ở Ise làm theo kiến trúc nhà sàn tam thế hải đảo Thái Bình Dương…

clip_image073

Tác giả đứng trước một ngôi đền ở Đại Điện Thần Đạo Sumiyoshi Taisha, Osaka làm theo kiến trúc Điện Vĩ  Đại thờ Amaterasu ở Ise.

clip_image075

Một ngôi đền ở Điện Vĩ Đại Ise.

nên ngôn ngữ Nhật [nhất là ở vùng quần đảo Ryukyu hay Tây Nam đảo (Nansei islands) Nhật Bản], liên hệ với Lạc Việt Hải Đảo ngữ, Việt ngữ.

Ivi

Người đàn bà đầu tiên Hawaii tên là Ivi tạo ra từ cái xương của người đàn ông. Các tộc Đa Đảo phát âm Ivi là Eve-y (James Churchward, The Lost Continent of Mu). Ivi giống như Eva trong truyền thuyết Eva và Adam của Thiên chúa giáo. Ivi, Eva là thần mẫu dòng nòng, âm, Nước. E có một nghĩa là nước. Hột é (hột rau húng quế) có nghĩa là hột nước dùng làm nước giải khát. Thần nước E cũng thấy qua hình bóng các Thần Mẫu, Thần Nước của Lưỡng Hà là Ea, Chàm cũng là Ea…

Kane

clip_image077

Bảng hiệu phòng vệ sinh nam (Twenty.com).

Đàn ông, phái nam, Kane có kan- = cần, cành, cọc, nõ.

Thần Kāne được cho là đấng tạo hóa đem lại sự sống liên quan tới bình minh, mặt trời và bầu trời (không gian) có khuôn mặt chủ Kan- = Cần, quẻ Càn, mặt trời thái dương Càn tạo hóa, lưỡng tính phái tương đương với thần mặt trời thái dương Viêm Đế-Thần Nông Nhất Thể và thần mặt trời Ra tạo Hóa (Sun as Creator) Ai Cập cổ.

Theo duy dương mặt trời là dương (Hán Việt), nam, bộ phận sinh dục nam (dương vật), người nam (Lang Hùng là Lang mặt trời, con trai mặt trời), Vì vậy thần Kane vũ trụ mặt trời-không gian theo duy dương có một khuôn mặt nam Kane ứng với mặt trời.

Ku

Ku có một khuôn mặt là thần Chiến Tranh liên hệ với mặt trời, lửa có một chiếc chùy lửa nóng bỏng.

Ku biến âm với Việt ngữ chụ, trụ (cột) có một khuôn mặt biểu tượng núi trụ thế gian, trục thế giới trong đó có một khuôn mặt biểu tượng cõi Đất dương thế gian. Với khuôn mặt trụ lửa Ku ứng với thần Shiva, Trụ Lửa (Pillar of Fire) của Ấn giáo. Shiva có có một khuôn mặt trục thế giới biểu tượng đất lửa thế gian và mặt trời thế gian thấy qua vật tổ Bò nandi.

Ku có một khuôn mặt mặt trời thượng đỉnh thấy rõ qua tế tễ Kūkaʻilimoku của Ku gồm có cả hiến sinh người mà không thấy ở tất cả các vị thần khác.

Lei

Chàng hoa, vòng hoa, dây hoa.

Lei ruột thịt với lạt, liên (dây, đường dây liên lạc).

Lomi Lomi.

Lomi lomi là một món ăn kèm ăn ghém cổ truyền Hawaii thường thấy trong tiệc Luau (xem chữ này). Lomi có một nghĩa là knead, massage. Knead là nhồi, nhào, nặn, nắn. Knead chính là Việt ngữ nặn, nắn. Massage là bóp, đấm bóp, xoa bóp. Lomi Lomi là một món gỏi bóp cá hồi sống với cà chua, hành tím, hánh lá…

Lom(i) chính là Việt ngữ Nộm (gỏi bóp). Như nộm gà xé phay bóp hành tây rau răm muối chanh, nộm sứa….

Lono

Thần bầu trời.

Theo người Hawaii thần Lono là thần liên hệ với thực phẩm, nông nghiệp và mắn sinh, phồn thực. Lono là thần hòa bình.

Từ Lono theo duy dương ruột thịt với Việt ngữ Lông, Lồng. Lông chim biểu tượng cho gió. Lồng liên hệ với chim cũng có một khuôn mặt biểu tượng cho gió. Nếu coi L là dạng kim của N thì Lono biến âm với Nông có một nghĩa là Gió như thấy qua tên Đế Nông con của Thần Nông Việt Nam.

Thần sáng thế Thần Nông Việt Nam có một khuôn mặt Khôn (trong khi Viêm Đế là Càn) có Khôn dương là gió Đoài ứng với Nông là Không (không khí) và Khôn âm là nước dương Chấn ứng với Thần có một khuôn mặt là con dải (trăn), dao long, thằn lằn, liên hệ với nước như đã nói ở trên. Vì vậy Trung Quốc lấy vị thần sáng thế tạo hóa Thần Nông-Viêm Đế của Việt Nam và chỉ lấy theo y nghĩa Thần, nước làm ông thần canh nông và dược thảo Thần Nông đầu bò. Thần nông nghiệp Lono của Hawaii và Thần Nông nông nghiệp Trung Quốc giống nhau nên Lono có một khuôn mặt là Khôn dương Nông, Bầu Trời và Khôn âm mước, Thần nông nghiệp.

Vì thế Lono có một khuôn mặt sáng thế là Bầu trời, gió Đoài, dương thiếu âm. Còn khuôn mặt nông nghiệp liên hệ với nước là khuôn mặt thế gian giống như Thần Nông cầy ruộng của Trung Quốc. Văn hóa Trung Quốc là văn hóa muộn so với văn hóa Việt Nam.

Lono có một khuôn mặt thuần âm nữ (Khôn âm) là Lona, nữ thần mặt trăng liên hệ với phồn thực (xem Lona).

Lona

Nữ thần mặt trăng.

Lona là khuôn mặt âm, nữ, giống cái của Lono. Lona có một nghĩa là nữ thần mặt trăng. Hawaii cũng có một nữ thần mặt trăng khác tên là Hina. Thật ra Hina là từ chỉ chung thần nữ có gốc hine, nữ, con gái chính là Việt ngữ hĩm. Do đó Lona có một khuôn mặt Hina, hine, hĩm. Lona là hĩm là Lồn (xem chữ hina).

Với khuôn mặt Lona này Lono là thần mắn sinh, phồn thực.

Như thế ta có Lono theo duy dương là thần Lồng, Nông, khí Gió Đoài (xem Lono), theo duy âm là Lona, nữ thần mặt trăng là Nòng, Nường, Lồn, thần mắn sinh, phồn thực. Lono Nông và Lona Thần (âm, nước) ứng với Thần Nông  trong khi Kane có một khuôn mặt Càn và Ku có một khuôn mặt Li ứng với Viêm Đế.

Luau

Theo một từ điển thì ‘The word luau means “young taro tops” in Hawaiian, and this is one of the traditional foods served at a luau, usually with squid or chicken cooked in coconut milk’ (Luau | Definition of Luau at Dictionary.com) . ‘Luau là đọt, nõn khoai sọ. Luau có Lu- = Việt ngữ Lú là phần ngọn cây mới lú ra, ló ra, nhú ra, nhô ra, nõn non.

Đây là một món truyền thống cá mực hay gà nấu với ló khoai sọ trong nước dừa, thường dùng trong một tiệc của vua chúa Hawaii ngày xưa và ngày nay từ luau trờ thành tên gọi một bữa tiệc trong các lễ lạc hay họp mặt.

Mahi mahi

Mahi mahi, ‘strong fish’, mahi = mạnh, mãnh = Phạn ngữ maha, lớn, mạnh. Mahi, mãnh ngư. Từ lặp lại Mahi mahi có ý nhấn mạnh gấp đôi là mãnh, mãnh ngư (cá rất, rất mạnh).

Mo’o,

Mo’o là thằn lằn có mo- = bò (sát). Thằn lằn thuộc loài bò sát họ nhà rắn. Con rắn là con lắn, con lăn, con bò lăn cùng loài bò lăn thằn lằn.

Ne ne

Ngỗng Ne Ne, một loài chim nước, chim biểu của tiểu bang Hawaii liên hệ với truyền thuyết sáng thế của Hawaii sinh ra từ một quả trứng của một loài chim nước. Ne ne là dạng cổ của le le (vịt trời), chim biểu tượng của Vụ Tiên.

Le Le đọc theo âm cổ là Ne Ne (một vài vùng miền Bắc Việt Nam vẫn gọi le le theo âm cổ là ne ne) (l là dạng kim, dương của âm cổ n, Tiếng Việt Huyền Diệu). Việt ngữ cổ là nước bùn. Dạng dương của nê là le có nghĩa là nước như chua le, chua lè là chua chẩy nước dãi (và cũng có thể chẩy nước đái như thấy qua câu nói chua vãi đái). Lè biến âm với nhè (l = nh như lặt = nhặt), ta có lè = nhè. Qua từ đôi lè nhè, ta cũng có lè = nhè. Hay nhè là hay chẩy nước mắt, hay khóc. Tây Ban Nha ngữ leche, Pháp nghữ lait /le/ là sữa, một thứ nước dinh dưỡng nuôi con người lúc đầu đời. Như thế Vụ Tiên là Nàng Nước, chim Nước Le Le biết bay, di duệ của chim nông nước, chim biểu của Thần Nông. Vụ Tiên Le Le có cháu gái Âu Cơ. Âu Cơ có chim biểu là thiên nga đẻ ra bọc trứng thế gian Lang Hùng. Như vậy chim Ne Ne Hawaii đẻ trứng vũ trụ liên hệ với truyền thuyết trứng vũ trụ, trứng thế gian Việt là chuyện tất nhiên.

Le Le Vụ Tiên của Việt Nam bay ra tận Hawaii trở thành con ngỗng trời Ne Ne đẻ ra quần đảo và người Hawaii.

Papa

Papa là Mẹ Đất. Theo P = b = m, Papa = Má ma.

Pele

Pele là mẹ lửa, nữ thần lửa. , ta có Pe- = Mẹ và –le = Lửa.

Puaʻa.

Lợn, heo.

Theo p = b = m, Pua’a = mỡ = Thái ngữ moo, heo, lợn. Con heo là con huile (dầu), con hợi là con hoi (dầu, bơ sữa), con lợn là con lờn, con nhờn. Heo lợn là con có nhiều mỡ dầu: mập như heo. Kalua pua’a là món heo um chôn dưới đất của Hawaii thường ăn trong tiệc luau.

Rangi

Hawaii có thần Bầu Trời (Sky god) Rangi. Ở các đảo khác của Đa Đảo có tên là Langi (r = l). Langi = Việt ngữ Lang. Rangi chính là Thần Bầu Trời Lang Hùng của Việt Nam.

Tiki

Con người đầu tiên, trụ thờ thần tổ.

Có biến âm t của ngôn ngữ ở các vùng khác của Đa Đảo = k của Hawaii như Tane = Kane. Ta có tiki = Hawaii kiti và Ti = Hawaii Ki,

Ki’i là con người đầu tiên trong thần thoại Đa Đảo và trong một vài truyền thuyết Tiki là dương vật của thần tạo hóa Tane (Hawaii Kane)

Với nghĩa Ki là người đầu tiên thì Ki chính là Kì, Kẻ thấy qua tên Kì (Kì Dương Vương), con người đầu tiên của Việt Nam, vua đầu tiên nước Xích Qủi, Kẻ Đỏ (Xích là Đỏ, Quỉ là Ki, Kì, Kẻ, Ki’i, Pháp ngữ Qui, Latin Quo có một nghĩa là Người).

Với nghĩa tiki là dương vật của đấng tạo hóa Tane (Kane) thì Ki có nghĩa là cây, cọc, nõ (Hawaii kiki, cây con). Việt ngữ có từ đôi đồng nghĩa cu ki (một mình) tức cu = ki. Sống cu ki một mình là sống đơn độc một mình với cu với ki mà không có hĩm nên buồn tình thường hát ‘nghêu’ ‘hát ngao’ (có nghĩa rất đen là hát hến hát sò!).

Tiki có ki có nghĩa là cây cọc, cây trụ cũng chính là nghĩa trong cây trụ thờ thần tổ. T (phát âm tê, ti, tau) cũng là hình ảnh trục thế giới, các bàn thờ thường có thiết diện hình chữ T để dâng lễ vật tới ba cõi, tam thế , ví dụ như chiếc bàn thiên của Việt Nam.

Ta thấy Ki của Hawaii ruột thịt với Ki, Kì, Kẻ của Việt Nam hơn Ti của các nơi khác của Đa Đảo.

Vì thế xin đừng hiểu Quỉ trong Xích Quỉ theo nghĩa chữ thánh hiền Hán Trung Quốc mà phải hiểu Quỉ theo Ki của Hawaii là Người Đầu Tiên của loài người. Kì là Ki, là Kẻ có nghĩa là Người như Kẻ Chợ, Kẻ Sặt, Kẻ Nhuế. Ta có từ đôi kinh kì như kinh kỳ (biệt kinh kỳ) tức kinh = kì, Kinh Dương Vương = Kì Dương Vương, có kinh = có kỳ (có tháng). Người Kinh là người Kì, con dân của người đầu tiên thế gian Kì Dương Vương. Người Kinh, người Kì, người Kẻ chính là Man, Mán, Mường, Mol có một nghĩa là Người. Người là Ngời là Sáng. Kinh, Kì, Man, Mán Mường là Người Việt Mặt Trời Thái Dương Rạng Ngời. Hawaii Ki có một nghĩa là nõ của đấng tạo hóa lưỡng tính phái nõ nường Kane có một khuôn mặt là vũ trụ mặt trời-không gian tức Ki ứng với nửa dương Trụ, mặt trời. Rõ như dưới ánh sáng mặt trời Ki, Kì, Kinh là Người Mặt Trời Thái Dương.

Hãy ném trả nghĩa tộc Kinh là một tộc của Đại Hán cho Trung Quốc.

Wahine

đàn bà, con gái, phái nữ.

clip_image079

Bảng hiệu phòng vệ sinh nữ (Twenty.com).

Wahine phát âm là vahine có va- = bà, hine = hĩm (xem hina). Wahine là đàn bà, con gái nói chung là phái nữ.

Waikiki

Waikiki nước phun lên (pouting water) có Wai- là nước (xem Hawaii) và kiki chồi cây, cây con mọc chồi ra như chồi hoa lan. Ki = Việt ngữ kì, cây, cọc, cột..

……

Học tiếng Hawaii bằng tiếng Việt rất dễ và ngược lại.

5. Di Truyền Học.

Thuyết phục nhất là khoa Di Truyền Học đã xác thực hoàn toàn sự liên hệ ruột thịt của người Hawaii với Việt Nam.

Sơ đồ sự di dân từ Đông Nam Á xuống các hài đảo ở trên là dựa vào di truền học, dựa vào DNA.

DNA người Việt có 4 halotypes A, B, C, D (khác biệt với  người Hán không có B) và đặc biệt có yếu tố đột biến di truyền đặc biệt của châu Á. Đó là sự thất thoát cặp căn bản số 9 giữa 2 di thể   (gene COII/tRNALYS (“9bp deletion between COII/tRNALYS genes”, bp = base pair) .  Dân Đa Đảo có cùng DNA với Việt Nam cổ.

Christian Pelzes chuyên nghiên cứu về Đông Nam Á học ở đại học Hawaii đã nhận định rằng quần đảo Hawaii có quan hệ thân thuộc nhất với Việt Nam. Bob Krauss đã so sánh Hawaii với Việt Nam dựa trên các phương diện địa lý và dân tộc, cổ sử học, nhân chủng học, ngôn ngữ tỷ hiệu và nhất là Di Truyền Học đã chứng minh dân Đa Đảo là hậu duệ của dân Bách Việt. Các nhà nhân chủng thuộc đại học Durham và Oxford Anh Quốc nghiên cứu mtDNA về heo đã đi tới kết luận: người Việt cổ là cư dân đầu tiên định cư trên các hải đảo Đông Nam Á rồi tới New Guinea, Polynesia thuộc Pháp và Hawaii. Hầu hết cư dân Đa Đảo có nguồn gốc từ Việt Nam (Proceeding of the National Academy of Science, USA, 2007) (Phạm Trần Anh, Đại Chủng Hoabinhian Protoviets).

Kết Luận.

Qua các khảo cứu đa ngành ở trên ta thấy rõ người Hawaii và Việt Nam cùng là Đồng Bào.

Cả hai đều có những điểm ruột thịt chung:

-Truyền thuyết sáng thế sinh ra đất nước hay các vị thần tổ từ một cái trứng.

-Hai ngành Chim-Rắn, Tiên Rồng với vật tổ chim Rìu, Việt, Cắt Lửa Hồng Hoàng và vật tổ Rắn, Rồng, Dao Lao, Rồng Thằn Lằn.

-Chim Rìu, Việt, Cắt Lửa Viêm Đế phía Thần Nông Lạc Việt bay ra tới Hawaii đậu trên vương miện của vua và mũ pháp sư trưởng Hawaii.

-Chim Le Le Vụ Tiên bay ra tận Hawaii trở thành chim tổ ne ne Hawaii.

-Rồng  giao long thằn lằn Việt bò ra tận Hawaii thành Rồng thằn lằn Mo’o.

-Thần tổ tạo hóa nhất thể lưỡng tính phái Viêm Đế-Thần Nông Nhất Thể của Việt ,Tá Cần của Mường Việt và Kane có một khuôn mặt chủ là Càn  mặt trời thái dương.

-Tam thần (Trinity) Kane, Ku, Lono theo duy âm mẫu hệ là Kane, Ku, Lona: ứng với Mường Tá Cần, Tá Cài, Nàng Kịt. Thần tạo Hóa lưỡng tính phái nõ nường Kane, Tá Cần tách ra thành thần Nõ Ku Tá Cài và thần Nường Lồn Lona, Nàng Kịt.

-Bốn vị thần Kane, Kanaloa, Lono và Ku đều có trang phục đầu hình sừng Lửa đinh ba, sừng Nước thác nước, sừng Gió hình bờm và sừng Đất hoàng thổ chứng tỏ Hawaii thuộc dòng chim sừng mặt trời thái dương, ứng với dòng Chim mỏ sừng chim Rìu, Việt, Cắt Lửa Hồng Hoàng mặt trời thái dương Viêm Đế-Thần Nông,  họ Khương, Sừng.

-Con người đầu tiên thế gian Kì, Kẻ, Quỉ (Xích Quỉ) của Việt đi ra Đa Đảo, Hawaii trở thành người Đầu Tiên Ki’i.

-Thần tổ cụ già tóc bạc phơ Lạc Long Quân chính là Thần Trắng hay Người Già Trắng Hawaii. Cả hai đều hứa trở về cứu giúp con dân khi họ gặp khốn nguy.

-Thần Bầu Trời Lang Hùng chính là thần Bầu Trời Rangi Hawaii hay Langi của các vùng Đa Đảo khác.

-Truyền thuyết sáng thế Hawaii dòng nước hải đảo ăn khớp khắng khít với Việt Dịch Bầu Cua. Theo nhánh mặt trời Nước Lạc Long Quân Lạc Việt đọc theo chiều âm tức cùng chiều kim đồng hồ ta có thứ tự: Gà, Tôm, Bầu, Cua, Cá, Cọc. Ở tầng lưỡng cực, thần Kane với khuôn mặt Càn vũ trụ (Viêm Đế) ứng với Con Gà. Kanaloa ứng với con Tôm. Còn lại bốn thần tổ ứng với tứ tượng là thần Kane với khuôn mặt Lửa thái dương Càn thế gian ứng với Bầu đỏ Càn Đế Minh. Thần dương thiếu âm Gió Lono ứng với con Cua bầu trời Gió Đoài Hùng Lang. Thần dương thái âm Nước Chấn Kanaloa ứng với con Cá Chép Chấn Lạc Long Quân. Thần dương thiếu dương Đất Li Ku ứng với con Cọc (Hươu Cọc) Kì Dương Vương.

-Rìu chim Rìu, Việt, Cắt Lửa Hồng Hoàng Đông Sơn theo chân người Việt ra tới tận Hawaii, trở thành rìu thờ, rìu chiến chim Rìu, Việt, Cắt Lửa Hồng Hoàng Hawaii.

– Người Hawaii nói tiếng Hawaii, một thứ tiếng Lạc Việt Hải Đảo ngành Lạc Việt của đại tộc ngôn ngữ Việt Hồng Lạc. Tiếng Việt và Hawaii ruột thịt, máu mủ thấy qua các từ cu, lồn, hĩm…

các thần tổ sáng thế Hawaii tương đương với các thần tổ sáng thế Việt Nam, tên chinh là tên Việt nói theo âm giọng Hawaii và có thể chuyển qua Việt ngữ một cách dễ dàng.

Về di truyền học họ có DNA của người Việt.

…..

Không còn gì để nói nữa, người Hawaii liên hệ mật thiết, ruột thịt với người Việt, một thứ Lạc Việt Hải Đảo. Người Hawaii và Việt Nam là Đồng Bào.

Qua những những dấu chân rồng thằn lằn Lạc Việt còn ghi khắc lại trên trống Đông Sơn từ vùng đất tổ Việt Đông Nam Á bò ra tới tận Hawaii, ta rút ra được một kết luận quan trọng là: Nền văn hóa Chim-Rắn, Tiên Rồng và văn minh Việt còn ghi khắc lại trên trống Đông Sơn chính là nền văn minh hay một phần của nền văn minh Lục Địa Mẹ Mu Đã Mất của James Churchward hay Địa Đàng Phương Đông của Stephen Oppenheimer mà hai ông đã chứng minh, xác thực là cái nôi của nền văn minh huy hoàng của nhân loại. Người Việt Mặt Trời Thái Dương có một nền văn minh huy hoàng của nhân loại. Tuyệt nhiên không phải là một tộc Kinh của Trung Quốc như họ nhận vơ.

Dùng văn hóa, truyền thuyết, cổ sử và ngôn ngữ Việt tìm hiểu văn hóa Hawaii thật dễ dàng, dễ nhớ và chính xác.

(Viết tặng Hawaii, Đồng Bào của Việt Nam tôi, mùa dịch Covid-19, Tết Tân Sửu, Tháng 2, 2021).

2 comments

  1. tienmalaria · · Reply

    Bác sỹ đã có những nghiên cứu vô cùng sâu sắc. Xin cảm ơn.Sent from my Galaxy

    1. Quang Nguyen · · Reply

      Đa tạ.
      Chúc anh và gia đình Một Năm Tân Sửu AN VUI.
      Nguyễn Xuân Quang.

Leave a comment