VÀI HÌNH ẢNH THÁC BẢN GIỐC.

(*Nếu cần, bấm hai lần vào Tựa Bài để mở bài).

VÀI HÌNH ẢNH THÁC BẢN GIỐC.

Nguyễn Xuân Quang

Thác Bản Giốc (Banyue) là một trong những kỳ quan về thác của thế giới.  Một tuyệt tác phẩm điêu khắc của thiên nhiên. Thác Bản Giốc thơ mộng hơn các thác khác với cảnh thần tiên của những rặng núi đá vôi. Đây là thác liên quốc gia lớn nhất Á châu và xếp vào hàng thứ tư trên thế giới sau thác Iguazu (Brazil-Argentina), Victoria (Zambia-Zimbabwe) và Niagara (Canada-USA). Phần thác bên Việt Nam  gọi là thác Bản Giốc, nằm tại  xã Đàm Thủy, quận Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, Việt Nam và phần bây giờ thuộc bên Trung Quốc gọi là Detian (Đức Thiên), nằm tại quận Đại Tân (Daxin), tỉnh Quảng Tây.  Thác phía Trung Quốc nằm trong Khu Tự Trị của Lạc Việt Tráng (Zhuang). Quận  Đại Tân nơi có phần thác Bản Giốc của Trung Quốc, có chung 40 cây số biên giới với Việt Nam. Thác đổ xuống sống Qui Xụân (Guichun), dọc bên  bờ sông có những ngôi nhà sàn đặc thù xây theo Tam Thế  của Vũ Trụ giáo của người Lạc Việt Tráng. Hiển nhiên thác là của Bách Việt.  Việt Nam, có một ngành Lạc Việt, là dân tộc duy nhất còn tồn tại ngày nay của Bách Việt.

Đường Tới Bản Giốc.

Hiện nay tại thác Bản Giốc chưa có các cơ sở du lịch có tầm vóc quốc tế cho du khách. Vì thế, từ Nam Ninh, Quảng Tây chúng tôi dừng chân nghỉ ngơi một ngày ở khu an dưỡng Minh Sĩ Điền Viên, cách Đại Tân Daxin 53 cây số, để sáng hôm sau mới đi Bản Giốc.

Minh Sĩ Điền Viên.

Minh Sĩ Điền Viên quả đúng là một nơi để vui thú điền viên. Non nước thần tiên. Những rặng núi đá vôi (karst) ruột thịt anh em với núi non ở Quế Lâm,  Vịnh Hạ Long và các tỉnh biên giới Việt-Trung ở  miền Bắc Việt Nam. Minh Sĩ được coi như một Tiểu Quế Lâm (Guilin). Nhưng ở đây hiện giờ chưa bị du lịch hóa một cách tồi tệ như ở các nơi khác.

Đi bè tre trên sông Minh Sĩ.


Núi hình tượng Phật.

Hoàng hôn đang xuống ở Minh Sĩ Điền Viên (ảnh của tác giả).

Phòng khách khách sạn có trưng bầy trống đồng. Lạc Việt Tráng có trống đồng nhiều nhất trong các tộc ở Nam Trung Hoa (ảnh Michelle Mai Nguyễn).


Tại đây đang có Hội Thảo Việt-Trung  Xây Dựng Khu Hợp Tác  Du Lịch Quốc Tế  Thác Bản Giốc.

Sáng tinh mơ ở Minh Sĩ.


Bình minh ở Minh Sĩ (ảnh của tác giả).

Sớm mai ở Minh Sĩ.

Lưu ý  có hình hai con ngựa trên  vách ngọn núi cao ở góc trái phía trên (ảnh của tác giả).

Khuôn viên Minh Sĩ có những điêu khắc hình trụ nọc, hình trống diễn tả lại những hình vẽ cảnh tế lễ mặt trời trên đá  của Lạc Việt ở Hoa Sơn (ảnh của tác giả).

Hình đắp nổi trên tường ở khách sạn mô phỏng lại người Lạc Việt tế lễ mặt trời ở Hoa Sơn. Ở đây cho thấy có hình con rắn. Lạc Việt Tráng nhận mình là con cháu Rồng giống Lạc Việt Việt Nam nhận mình là con cháu Lạc Long Quân. Hình rắn ở đây cho thấy nguyên thủy là Rắn. Rắn trong lưỡng hợp Chim-Rắn (Tiên Rồng). Rắn thần thoại hóa thành một thứ thuồng luồng tương đương với rồng long của Trung Hoa. Văn hóa rồng là văn hóa muộn, có thể đã bị ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa (ảnh của tác giả).


Người nữ hướng dẫn viên địa phương là một cô gái Lạc Việt Tráng (Zhuang). Nam Ninh, Quảng Tây là thủ phủ của người Lạc Việt Tráng, có hơn 15 triệu người Tráng ở tỉnh Quảng Tây. Đáng buồn là người Lạc Việt Tráng ngày nay gần như  đã bị Hán hóa hoàn toàn. Hai khuôn mặt nữ Lạc Việt  có nét giống nhau?

THÁC BẢN GIỐC.

Đường từ Minh Sĩ tới Bản Giốc núi non trùng điệp. Cũng vẫn là những núi đá vôi Karst thơ mộng. Nhìn những rặng núi hùng vĩ này mới hiểu rõ tại sao tổ tiên ta giữ vững được non sông bờ cõi,  chống lại được Bắc phương. Tổ tiên ta chỉ cần trấn giữ ở những đường đèo, cửa ải trọng yếu.  Mất những nơi này là mất nước.

Những phấn đất bằng phẳng là rừng mía, ngô (bắp).

Đường vào thác Bản Giốc.

Cổng chính vào thác Bản Giốc phía Trung Quốc.


Thác Bản Giốc có phụ đề chữ Lạc Việt Tráng Zhuang bằng mẫu tự La Mã ABC . Lạc Việt Tráng dùng mẫu tự ABC giống Lạc Việt Việt Nam dùng chữ quốc ngữ (ảnh của tác giả).


Cảnh nhìn toàn diện thác (Việt Nam và Trung Quốc) rộng hơn 200m.


Phần thác nhỏ phía Việt Nam nhìn từ xa.

Một góc nhìn phần thác nhỏ phía Việt Nam từ bè tre trên sông (ảnh của tác giả).

Phần thác chính, lớn giờ thuộc Việt Nam và Trung Quốc, chia đôi mỗi bên một nửa theo hiệp ước “hữu nghị 1999” giữa Việt Nam và Trung Quốc. Thác rộng 20m, cao 70m chia làm ba tầng (ảnh của tác giả).

.

Một góc nhìn phần thác lớn từ bè tre trên sông Qui Xuân (ảnh của tác giả).

Trên bè tre.


Bè tiến vào chân thác lớn.


Cột mốc biên giới mới tại thác phía Việt Nam. Lằn ranh biên giới chính thức ở giữa thác lớn trên sông Qui Xuân (ảnh của tác giả).


Vượt qua lằn ranh nước ở giữa sông qua Việt Nam (ảnh của tác giả).


Vốc nước suối nguồn địa đầu Việt Nam ngọt mát.


Ôi giang sơn gấm vóc địa đầu Việt Nam!

Cảnh lều quán bên phía Việt Nam trông rất bẩn thỉu, ngứa mắt (ảnh của tác giả).


Một bè tre người Việt Nam bán hàng lậu đánh “du kích” vượt qua biên giới nước (ảnh của tác giả).

Khi phát hiện một du khách có nhiều triển vọng mua hàng, bè vượt biên giới nước, đổ bộ vào một bờ nước chận đầu du khách. Người nữ ôm thùng hàng dã chiến nhẩy lên bờ chào hàng. Người chống bè đợi dưới sông sẵn sàng “chém vè”. Chào bán nhanh và rút lẹ.

Lưu ý người chống bè đội nón cối mầu cứt ngựa của ‘bộ đội’.

Sau đó chúng tôi leo dọc theo lối ven dòng sông Qui Xụân đi lên cột mốc biên giới nổi tiếng số 53.


Trên tầng thác cao nhất phía Trung Quốc.


Sông Qui Xuân nhìn từ đỉnh thác phía Trung Quốc (ảnh của tác giả).

Miếu thờ Phật Bà ở đường lên cột mốc số 53.

Một phụ nữ Lạc Việt Tráng đang làm rẫy tại thác Bản Giốc. Lưu ý bà đội khăn giống hệt khăn vuông của phụ nữ Việt (ảnh của tác giả).

Khu chợ trời biên giới,  phía Trung Quốc (ảnh của tác giả).

Có thể thuê ngựa đi ngoạn cảnh thác (ảnh của tác giả).


Cột mốc số 53 cũ cắm thời Pháp (ảnh của tác giả).

Đây có lẽ là cột mốc cũ duy nhất còn lại, còn các cột mốc biên giới cũ khác đã bị Trung Quốc đào lên đem về trưng bầy ở Viện Bảo Tàng!

Frontière Sino-Annamite.

Vào năm 1920, người Pháp tới Bản Giốc lập thành khu nghỉ mát, đi săn hươu, câu cá trầm hương, một loại cá đặc sản của thác Bản Giốc. Lúc ấy nhà Thanh là kẻ ‘chiến bại” phải nhượng đất  cho người Pháp và Tây Phương như các tô giới ở Thượng Hải và Quảng Châu Loan, Nam Trung Hoa. Chẳng lẽ kẻ thắng trận Pháp lại ngu xuẩn đến độ chỉ lấy phần thác nhỏ của Việt Nam ngày nay và nửa phần thác chính, để lại nửa phần thác xinh đẹp cho nhà Thanh?


“Nam Quốc sơn hà, Nam Đế cư…”.

(trước đây bài thơ này cho là của Lý Thường Kiệt, nhưng bây giờ có tác giả cho là bài thơ đã có từ thời Tiền-Lê).


Cột mốc mới, năm 2001.


Chợ trời biên giới, phía bên Việt Nam. Lưu ý có treo bán nón cối (ảnh của tác giả).


Trẻ em đang đánh bi lỗ (ảnh của tác giả).

Trên lối về, ngoảnh nhìn lại (ảnh của tác giả).

Bên kia sông, giờ hãy còn là quê hương tôi.


Trên đường về Nam Ninh, dừng chân  tại  một cột mốc mới 844.

Trên đường về Nam Ninh chúng tôi ghé sông Hắc Thủy (Heishui)…

Ôi Bản Giốc, một phần địa đầu của giang sơn gấm vóc Việt Nam đã mất.

6 comments

  1. cái tên thác như quen thuộc mà con không hề biết rằng nó đã mất từ lâu. Ông láng giềng đầy mưu mô ơi,yên bình nơi đâu?

    1. Quang Nguyen · · Reply

      Khi nào rảnh em hãy ghé thăm Bản Giốc.

      Nguyễn Xuân Quang

  2. Tác giả viết phần thác chính thuộc Trung Quốc là không đúng.
    Ở hai bên thác chính có 2 cột mốc, cột mốc số 1 ở bên Trung Quốc, cột mốc số 2 (cột mốc 836 – năm 2001) ở phía Việt Nam.
    Đường biên giới ở giữa thác chính (khoảng giữa của 2 cột mốc).
    Như vậy thác Bản Giốc có 2 phần, phần thác phụ nằm hoàn toàn ở bên Việt Nam, phần thác chính thuộc về cả 2 nước, mỗi nước một nửa (cùng nhau khai thác du lịch chung).

    1. Quang Nguyen · · Reply

      Cám ơn anh.Đã sửa lại.

      Nguyễn Xuân Quang

  3. Nguyễn Thái Bình · · Reply

    Ảnh đẹp lắm anh chị Nguyễn X Quang ạ. Một cuộc đi chơi để đời. Không biết chúng tôi có còn xí quách làm một cuộc hành trình như anh chị nữa không? Hy vọng sẽ hỏi thăm anh chị cách thức để viếng thăm Bản Giốc một lần. Chúc anh chị luôn an lạc.

    Thân mến,
    Nguyễn Thái Bình

    1. Quang Nguyen · · Reply

      Anh chị muốn là được. Mai mốt quá già, nếu bắt buộc, tôi sẽ mặc tã đi du lịch.

      Ở Bản Giốc thì phía Trung Quốc đã phát triển nhiều cơ sở du lịch tạm gọi là tiện nghi. Còn phía Việt Nam cũng đang bắt đầu.

      Nguyễn Xuân Quang

Leave a comment