NHÓM TRỐNG THIẾU ÂM LÀNG VẠC II.

(*Nếu cần, bấm hai lần vào Tựa Bài để mở bài).

 NHÓM TRỐNG MẶT TRỜI THIẾU ÂM.

NGÀNH MẶT TRỜI THÁI DƯƠNG

Nguyễn Xuân Quang

Xin nhắc lại:

.Phân loại trống theo vũ trụ tạo sinh.

Như đã biết Trống Đồng Nòng Nọc (Âm Dương) của đại tộc Đông Sơn là trống biểu mặt trời thái dương, của người mặt trời ứng với Người Việt Mặt Trời Thái Dương đại tộc mặt trời, là trống biểu của Vua Mặt Trời Hùng Vương dòng mặt trời Viêm Đế-Thần Nông thái dương. 

Phân loại theo vũ trụ tạo sinh dựa theo tính nòng nọc (âm dương) của mặt trời. Như đã biết trống đồng là trống nòng nọc (âm dương) nên mặt trời có khối sáng (solar mass) là số dương và nọc tia là số âm. Gộp lại theo nòng nọc (âm dương) là khối sáng mặt trời dương là số 1 cộng với số tia sáng âm cho ra tính nòng nọc (âm dương) của cả mặt trời, của trống. Ví dụ trống Ngọc Lũ I có mặt trời 14 nọc tia sáng mũi mác có khối sáng mặt trời là 1 + 14 nọc tia sáng = 15. Số 15 là số Càn tầng 2 thế gian. Trống Ngọc Lũ I thuộc nhóm trống Càn thế gian.

Như thế có ít nhất bốn nhóm trống ứng với tứ tượng: 

1- Nhóm trống mặt trời thái dương Càn là nhóm trống có mặt trời có số nọc tia sáng là số Tốn OII (gồm số 6, 14, số 22), là âm O thái dương II, tương đồng bản thể với dương I thái dươngII tức Càn III. Trống Càn-Tốn thấy nhiều nhất là trống Tốn tầng 2 thế gian 14 nọc tia sáng mũi mác. Còn trống Càn Tốn vũ trụ 6 nọc tia sáng mũi mác và trống hạ thế mặt trời 22 nọc tia sáng mũi mác rất hiếm thấy. Trống tiêu biểu của nhóm này là trống trống Ngọc Lũ I. 

2- Nhóm trống mặt trời thái âm ngành thái dương Chấn có mặt trời có số nọc tia sáng Khôn (8, 16). Như đã biết số 8 trên trống đồng nòng nọc (âm dương) có một khuôn mặt đội lốt hay tương đương với số 0 cõi tạo hóa. Như thế trống có mặt trời 8 nọc tia sáng mũi mác có một khuôn mặt là 1 + 0 = 1,  là trống nhất thể , vũ trụ, tạo hóa như trống Quảng Xương. Còn trống có mặt trời có 16 nọc tia sáng mũi mác là mặt trời 16 + 1 = 17, Chấn thế gian như trống Hoàng Hạ.   

3- Nhóm trống mặt trời thiếu dương Li có số nọc tia sáng mũi mác là số Cấn (4, 12, 20) nhiều nhất là loại 12 nọc tia sáng tức 1 + 12 = 13. Số 13 là số Li thiếu dương  như trống Khai Hóa, Hòa Bình…

4- Nhóm trống mặt trời thiếu âm Đoài vũ trụ khí gió có mặt trời có số nọc tia sáng mũi mác Khảm (2, 10, 18) nhiếu nhất là loại 10 nọc tia sáng tức 1 + 10 = 11. Số 11 là số Đoài vũ trụ khí gió tầng 2.

Mỗi nhóm trống này có riêng đủ các loại trống biểu tượng cho ngành, nhánh, đại tộc, tộc người ứng với các giai kỳ trong vũ trụ tạo sinh của họ mặt trời nọc thái dương gồm có hai  ngành: ngành mặt trời nọc thái dương có tia sáng nọc mũi mác ứng với Nọc Việt và ngành mặt trời nòng thái dương có mặt trời ánh sáng là nòng vòng sáng (như trống Đào Xá) ứng với Nòng Việt. Ngành mặt trời nọc thái dương Nọc Việt lại chia ra: 1. nhánh mặt trời dương thái dương (nọc dương thái dương ) diễn tả bằng hai vành nọc mũi mác có một nghĩa là dương  thái dương, nọc thái dương ở ngoài biên trống 2. mặt trời nọc âm thái diễn tả bằng hai vành nọc bằng đầu mang âm tính hình thanh thang hay thanh ngang đường rầy hiện gọi là răng lược có một nghĩa là nọc âm thái dương ở ngoài biên trống.

.Trống nhóm thái dương diễn tả trọn vẹn tất cả các khuôn mặt ứng với các giai kỳ của vũ trụ tạo sinh gồm trống biểu của ngành, nhánh, đại tộc, tộc của tượng thái dương dưới dạng liên tộc (kết hợi, liên minh hai hay nhiều tộc), lưỡng hợp (nòng nọc (âm dương). Loại trống này có khoảng không gian giữa các nọc tia sáng có hình thái tứ tượng, lưỡng hợp nòng nọc (âm dương) hay đơn thuần chỉ là trống biểu của một tộc duy nhất mà thôi. Loại trống này có khoảng không gian giữa các nọc tia sáng có hình thái đơn đồng nhất.

Nhóm Trống Mặt Trời  Thế Gian Thiếu Âm Khôn Âm 10 Nọc Tia Sáng Ngành Thái Dương gồm có:

.Nhánh nọc dương thái dương.

Trống có hai vành nọc mũi mác dương thái dương hay vành nọc chấm đặc ở biên trống.

-Trống mặt trời thiếu âm 10 nọc tia sáng: Làng Vạc II, Giảo Tất, Làng Vạc IV.

-Trống mặt trời thiếu âm 18 nọc tia sáng: hiếm thấy.

 Nhánh nọc âm thái dương

Nhóm trống mặt trời thiếu âm thế gian 10 nọc tia sáng có hai vành nọc thanh thang hay thanh ngang đường rầy thường gọi là răng lược ở biên trống gồm có: trống mặt trời thiếu âm 10 nọc tia sáng: trống Thành Vân, Tân Ước, Phương Tú, Địng Công V, Đông Sơn VI, Quảng Tháng I, Hoàng Sơn, Rú Quyết I & II, Xuân Lập I & III, Đá Đỏ I,  Bình Phủ, Hà Nội I, Nha Trang, Phù Lưu, Trường Giang.

…..

A. Nhánh Nọc Dương Thái Dương

  1. TRỐNG TỘC ĐẤT LI HÙNG KÌ, KÌ VIỆT LÀNG VẠC II.

Trống Làng Vạc II.

Trống Làng Vạc II (nguồn: Phạm Huy Thông và các cộng tác viên).

Tổng quát

Chỉ xin chú tâm nói tới các điểm chủ yếu.

Trống Làng Vạc II tìm thấy trong ngôi một số 3 ở Làng Vạc, xã Nghĩa Hòa, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ Tĩnh năm 1973.

-Phân loại về hình dạng thuộc nhóm trống Núi Trụ Tháp Đất Dương Li Nguyễn Xuân Quang V (Heger II).

-Phân loại theo vũ trụ tạo sinh là trống có mặt trời 10 nọc tia sáng là trống thuộc nhóm trống Mặt Trời thiếu âm Li-Khảm. 

-Phân loại theo truyền thuyết và cổ sử Việt là trống biểu của đại tộc Li đất dương Kì Dương Vương dòng Đế Minh, ngành mặt trời dương thái dương Viêm Đế.   

Trống Làng Vạc II có  mặt trời 10 nọc tia sáng thuộc nhóm mặt trời có số nọc tia sáng là số Khảm (2, 10, 18…).  Khảm OIO thường hiểu theo dịch thế gian là Nước.  Phân tích quẻ Khảm OIO ta thấy là Nòng (O) thiếu âm (IO). Ta đã biết thiếu âm là nguyên thể của khí gió. Vậy ở cõi nguyên tạo, tạo hóa Khảm là hơi nước âm, nước thiếu âm (trong khi Chấn IOO là nước thái âm ngành thái dương).

Theo nòng nọc, âm dương hôn phối ở cõi thế gian ta có Khảm hôn phối với Li. Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt là Thần Long nữ Khảm hôn phối với Kì Dương Vương Li.

   .Trống Làng Vạc II có thân choãi ra hình núi tháp cụt là trống Tượng Đất Dương Li Nguyễn Xuân Quang V (Heger II).

Đặc biệt về hình dạng, trống khác trống đồng âm dương Ngọc Lũ I, Hoàng Hạ. Hai trống này có thân trống hay trục trống thẳng đứng diễn tả Trục Thế Giới vì hai trống diễn tả trọn vẹn quá trình Vũ Trụ Tạo Sinh nên trống có hình Cây Nâm Vũ Trụ Nguyễn Xuân Quang VI (Heger I) gồm đủ cả ba cõi, Tam Thế. Trong khi ở trống Làng Vạc II này thân trống choãi rộng ra hình núi tháp cụt đầu diễn tả tượng lửa Đất dương thế gian Li. Về hình dạng, trống thuộc nhóm trống tượng Đất dương Li Nguyễn Xuân Quang V (Heger II). Như đã biết loại trống này tìm thấy nhiều nhất ở vùng núi, vùng cao ở Việt Nam (trong khi trống chệt tượng Nước Nguyễn Xuân Quang IV (Heger IV) thấy nhiều ở Nam Trung Hoa, trống tượng Gió Nguyễn Xuân Quang III (Heger III) thấy nhiều ở trống Karen và trống tượng Lửa trời Nguyễn Xuân Quang II thấy nhiều ở trống moko Nam Dương ). Trống Làng Vạc II tìm thấy ở Hà Tĩnh là địa bàn có núi cao, có các tộc Việt Mường cổ ở vùng cao. Văn hóa Mường nghiêng nhiều về thờ bà Ngu Cơ có biểu tượng là con nai sao thuộc nhánh lửa Đất dương Kì Dương Vương  tức Hùng Kì.

1.  Mặt trống

Nhìn tổng thể, trống hết sức “nóng bỏng, chói chang” (extremely hot) mang dương tính cực độ của ngành nọc dương thái dương. Các yếu tố trên mặt trống trăm phần trăm mang dương tính không có yếu tố nào mang âm tính.

  1. A.  Thượng Thế.

.Mặt trời có 10 nọc tia sáng là mặt trời thuộc nhóm có số nọc tia sáng Khảm thế gian như đã nói ở trên.

.Vỏ hư không hay vỏ vũ trụ rất nhỏ nét mang dương tính, lửa.

.Khoảng không gian có hình thái đơn đồng nhất cho biết trống chỉ diễn tả một tộc duy nhất (trong khi hình thái tứ tượng thường gọi lầm là ‘họa tiết lông công” diễn tả thuyết Vũ Trụ Tạo Sinh trọn vẹn là trống biểu của họ, ngành, đại tộc). Ở đây có hình thái nọc mũi tên (mũi mác, răng cưa, răng sói) > mang dương tính lửa. Mỗi khoảng không gian giữa tia sáng có 5 nọc mũi tên chồng lên nhau. Số 5 là số Li.

Như thế mặt trời có 10 nọc tia sáng Khảm thế gian tức mặt trời có một khuôn mặt Khảm Li, vỏ không gian nhỏ nét mang tính lửa Li và khoảng không gian giữa tia sáng Li cho thấy rõ trống có một khuôn mặt chủ là Lửa đất dương Li.

.Các vành giới hạn chấm nọc mang dương tính lửa, thái dương cũng có một khuôn mặt Li.

.Không có các vành tứ hành nên trống không diễn tả trọn vẹn quá trình Vũ Trụ Tạo Sinh mà chỉ là trống biểu của một tộc đơn thuần. Vì vậy ở vùng sinh tạo vận hành chỉ có mộ vành nọc chấm đặc có một nghĩa thiếu dương Li nguyên tạo (bụi đất).

 B. Trung Thế.

Trung Thế là cõi giữa nhân thế gồm có vùng đất và vùng nước. Vùng đất là phần mặt trống còn lại và vùng nước là tang trống.

-Vùng Đất.

Không có vành sinh hoạt nhân sinh. Theo chính thống trống này có mặt trời thế gian (có số nọc tia sáng lớn hơn 8) thì phải có cảnh sinh hoạt nhân sinh hay hình thú biểu bốn chân sống trên mặt đầt. Như thế trống này là trống đã muộn. Điểm này cũng cho biết trống chỉ là trống biểu của một tộc mà thôi.

Trong khi ở trống Thành Vân cũng thuộc nhóm trống có mặt trời 10 nọc tia sáng này lại có các hình  Người Hươu Mặt Trời  thể điệu hóa cho thấy rõ trống thuộc tộc Li thái dương (xem trống này).

.Cũng không có vành cò bay với cùng một lý do như đã nói ở trên.

.Những vành ngoài biên gồm hai vành nọc mũi mác (mũi tên, răng cưa, răng sói) mang nghĩa dương, lửa, thái dương. Đặc biệt ở đây trong mỗi nọc có đánh dấu “phụ đề” thêm hình ba chấm nọc xếp theo hình tam giác, hình núi tháp nhọn nhấn mạnh cho biết thêm có nghĩa là lửa đất dương Li mang tính chủ. Hai vành này kẹp ở giữa một vành chấm nọc dương, lửa. Ba vành ngoài biên này cho biết trống là trống nọc Lửa Li ngành nọc dương thái dương.

-Vùng Nước tang trống.

Có các vành trang trí giống ở biên trống.

 Thuyền trên trống Làng Vạc II (Nguyễn Văn Huyên).

Trên vai trống chỉ có 4 thuyền biểu tượng cho bốn tộc ứng với tứ tượng của đại tộc Li trong khi ở các trống khác có 6 thuyền diễn tả trọn vẹn thuyết Vũ Trụ Tạo Sinh là trống biểu của họ, ngành, đại tộc.

Rất tiếc chỉ có hình vẽ chi tiết một con thuyền.

Trên thân thuyền có hai hàng nọc nhỏ mang dương tính diễn tả lửa Li dòng nước. Trên mỗi thuyền chỉ có 3 người búi tóc buông dài hình nọc nhọn chỉ địa mang âm tính biểu tượng nọc lửa Li phía âm, nước.

.Trên người cũng có các chấm nhỏ có một nghĩa là Li.

Mũi thuyền diễn tả đầu linh thú nước Chấn, có con mắt dương “vòng tròn có chấm” có một nghĩa là thiếu dương Li. Như thế đầu thuyền biểu tượng chi tộc Li của đại tộc rắn nước Chấn.

Đuôi thuyền hình đuôi chim xòe ra như cái quạt mang âm tính thay vì hình mỏ chim mang dương tính. Đuôi chim hình quạt có một khuôn mặt biểu tượng cho gió thiếu âm Đoài vũ trụ khí gió. Như thế đuôi thuyền là  chi tộc Đoài của đại tộc chim lửa Càn. Như vậy tổng quát thuyền là Rắn Chấn thái âm lưỡng hợp với đuôi thuyền Càn. Nhìn dưới tộc là chi thiếu dương Li lưỡng hợp với chi thiếu âm Đoài vũ trụ khí gió. Ta có đủ lưỡng hợp đại và tiểu vũ trụ.

Giữa hai thuyền có hình chim trống giống như loài sáo. Trên người chim có những chấm nọc dương. Đây là con sáo mang dương tính của dòng nước. Trong thiên nhiên có loài sáo đốm gọi là sáo đá hay sáo sậu (sậu có nghĩa là cứng liên hệ với đá). Sáo đá biểu tượng cho tượng đất đá Li (xem bài Vật Tổ Chim Bồ Nông Là Ông Bồ Cắt trong Ca Dao Tục Ngữ Tinh Hoa Dân Việt).

Như thế thuyền không phải là thuyền phán xét linh hồn nhưng vẫn diễn tả theo Vũ Trụ giáo. Thuyền có thể là thuyền được dùng trong lễ hội nước của tộc Li dòng nước.

 C. HẠ THẾ

Hạ Thế hay Cõi Âm là phần chân hay đế trống. Đế trống Làng Vạc II không có trang trí. Trống còn giữ được chính thống.

D. TRỤC THẾ GIỚI.

Như đã biết thân hay lưng (waist) trống ở những trống diễn tả thuyết Vũ Trụ Tạo Sinh trọn vẹn hình Cây Nấm Vũ Trụ Nguyễn Xuân Quang VI (Heger I) như trống đồng âm dương Ngọc Lũ I diển tả trục thế giới, trục vũ trụ kết nối, liên lạc giữa Tam Thế. Trong trường hợp này  thì thân trống thẳng đứng. Trong khi thân trống choãi ra nhiều thường biểu tượng cho Núi trụ Thế Gian. Thân trống Làng Vạc II có thân choãi rộng ra có hình núi tháp cụt biểu tượng cho Núi Trụ Thế Gian ứng với tượng Li lửa đất thế gian.

Thân cũng có trang trí  vành nọc mũi mác như ở tang trống.

Tổng Kết

Mặt trống tuyệt nhiên không có một yếu tố âm nào, trăm phần trăm mang dương tính cho thấy trống có một khuôn mặt dương cực độ. Trống có mặt trời thiếu âm Li-Khảm, có khoảng không gian giữa tia sáng Li, có vành giới hạn nọc, lửa hiệp với Li, ba vành ngoài biên diễn tả Li thái dương của ngành nọc dương thái dương.

Ta đã biết mặt trời Li là tức mặt trời ở trên đỉnh trục thế giới, ở đây trên đỉnh Núi Trụ Thế Gian, là mặt trời chính ngọ, giữa trưa, mặt trời thiên đỉnh (zenith), chói chang, nóng bỏng nhất trong ngày, hơn tất cả các vị trí khác của mặt trời trong ngày (tức các tộc mặt trời khác).

Thuyền không còn là thuyền phán xét linh hồn tuy còn mang tính lưỡng hợp đại vũ trụ sinh tạo. Thuyền đơn giản chỉ là thuyền dùng trong lễ hội của một tộc liên hệ với Li.

Thân trống choãi rộng ra hình núi tháp cụt Li.

Trống diễn tả đơn giản chỉ là trống biểu của một tộc Li.

Tóm lại trống Làng Vạc II là trống biểu của tộc Đất thiếu dương Li thuộc nhóm trống thiếu âm, nhánh nọc dương thái dương, ngành nọc dương thái dương.

Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt, đây là trống của tộc Hùng Kì, Kì Việt thuộc nhóm trống Li/Khảm Kì Dương Vương/Thần Long, nhánh nọc dương thái dương Nọc Việt, ngành mặt trời nọc thái dương Viêm Đế. Trống có mặt trời thiên đỉnh, trên đỉnh Núi Trụ Thế Gian, Núi Kỳ, sáng chói.

Trống Trống Làng Vạc II chỉ là trống biểu của một tộc trong nhóm trống thiếu âm (thấy rõ qua hình thái đơn, đồng nhất của khoảng không gian giữa các nọc tia sáng).

2. Trống Tộc Lửa Thái Dương Càn Giảo Tất.

GIAO TAT

Trống Giảo Tất (nguồn: Phạm Huy Thông và các cộng tác viên).

Những điểm mấu chốt:

.Trống mặt trời thiếu âm 10 nọc tia sáng mũi mác họ mặt trời nọc thái dương.

.Nhánh nọc dương thái dương có hai vành nọc mũi mác dương thái dương ở biên trống.

.Vỏ vũ trụ/không gian hơi dầy. Đúng ra phải rất mỏng mang tính thái dương Càn (xem dưới).

.Khoảng không gian giữa các nọc tia sáng đơn, đồng nhất biểu tượng cho một đại tộc, tộc gồm có 4 nọc mũi mác mang tính dương. Như thế trống này nghiêng về trống biểu của phía nọc dương.

.Vành sinh tạo vận hành: không có một hành nào, trống này là trống muộn.

.Vành giới hạn trống không mang âm tínhKhôn có một khuôn mặt hôn phối với Càn.

.Vành 4 cò bay không có bờm mang tính siêu dương Càn. Trong mỏ có dấu nọc mũi mác > cho biết thược ngành thái dương.

Tóm lại cò mang vóc dáng cò Càn.

Cò cho biết trống có một khuôn mặt Càn mang tính chủ.

.Hai vành nọc mũi mác mang tính nọc dương thái dương ở ngoài biên trống.

Như thế trống Giảo IV là trống biểu của đại tộc, tộc thái dương Càn, thuộc nhóm trống mặt trời thiếu âm 10 nọc tia sáng, nhánh nọc dương thái dương, ngành mặt trời thái dương.

3. Trống Tộc Đất thiếu dương Li Làng Vạc IV.

LANG VAC IV

Trống Làng Vạc IV (nguồn: Phạm Huy Thông và các cộng tác viên).

Những điểm mấu chốt:

.Trống mặt trời thiếu âm 10 nọc tia sáng mũi mác họ mặt trời nọc thái dương.

.Nhánh nọc dương thái dương có hai vành nọc mũi mác dương thái dương ở biên trống.

.Vỏ vũ trụ/không gian hơi dầy vừa manh tính dương nọc I vừa có tình nòng O âm. Ở đây mang tính thiếu dương OI Li (xem dưới).

.Khoảng không gian giữa các nọc tia sáng đơn, đồng nhất biểu tượng cho một đại tộc, tộc gồm hình núi tháp có sọc nghiêng đá thiếu dương Li.

.Vành sinh tạo vận hành: không có, trống này là trống muộn.

.Vành giới hạn trống không mang âm tính. Âm của dương là thiếu dương Li.

.Vành 4 cò bay không có bờm mang tính  dương. Trong mỏ không có dấu nọc mũi mác thái dương. Con mắt hình thoi không phải là con mắt dương chấm-vòng tròn.Cánh và thân hình chữ T núi trụ thế gian Li.

Tóm lại cò mang vóc dáng cò Li.

Cò cho biết trống có một khuôn mặt Li mang tính chủ.

.Hai vành nọc mũi mác mang tính nọc dương thái dương ở ngoài biên trống. Trong có hai nọc chấm đặc mang tính lửa, thái dương.

Như thế trống Giảo Làng Vạc IV là trống biểu của đại tộc, tộc thiếu dương Li có thể liên hiệp với Càn, thuộc nhóm trống mặt trời thiếu âm 10 nọc tia sáng, nhánh nọc dương thái dương, ngành mặt trời thái dương.

B. Nhánh Nọc Âm Thái Dương.

1b. Trống Tộc thiếu dương Đắt Dương Li Thành Vân.

THANH VAN0001

Trống Thành Vân (nguồn: Phạm Huy Thông và các cộng tác viên).

Những điểm mấu chốt:

.Trống mặt trời thiếu âm 10 nọc tia sáng mũi mác họ mặt trời nọc thái dương.

.Nhánh nọc âm thái dương có hai vành nọc thanh thang hay thanh ngang đường rầy thường gọi là răng lược nọc âm thái dương ở biên trống.

.Vỏ vũ trụ/không gian mỏng đúng ra phải hơi dầy vừa mang tính dương nọc I vừa có tình nòng O âm. Ở đây mang tính thiếu dương OI Li (xem dưới).

.Khoảng không gian giữa các nọc tia sáng đơn, đồng nhất biểu tượng cho một đại tộc, tộc gồm hình núi tháp có sọc nghiêng đá thiếu dương Li.

.Vành sinh tạo vận hành: có 3 vành: vành 1 thể điệu hóa tối đa gồm sóng chữ S gẫy tia chớp lửa thái dương Càn ôm hai giọt nước tam giác Chấn. vành 2: sóng từ  vòng tròn-chấm có một nghĩa thiếu dương đất Li. Vành 3: nọc thanh thang hay thanh ngang đường rầy thường gọi là răng lược có một nghĩa thiếu âm gió Đoài vũ trụ khí gió. Ba vành diễn tả tứ hành. Ta thấy c1o sự cọc cạch giữa các khoảng không gian giữa các nọc tia sáng đơn, đồng nhất biểu tượng cho một tộc duy nhất với tứ hành (đúng ra phải là nhất hành mà thôi). Đây là một trống muộn.

.Vành giới hạn trống không mang âm tính. Âm của dương là thiếu dương Li.

.Vành người chim mặt trời nhẩy múa thể điệu hóa cực đại chấm-vòng tròn có con mắt dương chấm-vòng tròn có một nghĩa thiếu dương Li. Đặc biệt nhất là có cặp sừng cong trong có nọc chấm đặc dương cho biết là tộc người hươu Li nhánh nọc âm thái dương.

.Vành 10 cò bay. Số 10 là số Khảm tầng 2 (2, 10) có một khuôn mặt hôn phối với Li. Cò có bờm nọc que trụ trống trời có một khuôn mặt biểu tượng núi trụ thế gian đắt Li. Có con mắt dương chấm-vòng tròn có một nghĩa thiếu dương Li. Cánh và thân hình chữ T trục thế giới có một khuôn mặt biểu tượng đất thiếu dương Li. Đuôi và thân có hai hình nọc mũi mác lồng vào nhau thành hình núi tháp vách kép biểu tượng cho đất thiếu dương Li.

Tóm lại cò là Li. Cò cho biết trống là trống Li.

.Hai vành ngoài biên gồm vành sóng từ  vòng tròn-chấm có một nghĩa thiếu dương Li chuyển động. Vành thứ hai nọc thanh thang hay thanh ngang đường rầy thường gọi là răng lược nọc âm thái dương. Gộp lại diễn tả Li nọc âm thái dương.

Như thế trống Thành Vân là trống biểu của đại tộc, tộc thiếu dương Li người hươu mặt trời mang tính sinh tạo (vì có tứ hành), thuộc nhóm trống mặt trời thiếu âm 10  nọc tia sáng, nhánh nọc âm thái dương, ngành mặt trời thái dương.

Ngoài ra còn có nhiều trống khác thuộc nhóm tộc Li này như trống Định Công V, Đông Sơn VI, Rú Quyết I, Xuân Lập II, hà Nội I (cò mỏ búa chim)…

2b. Trống Tộc Thiếu Âm Gió Đoài Vũ Trụ Khí Gió Tân Ước.

TAN UOC

Trống Tân Ước (nguồn: Phạm Huy Thông và các cộng tác viên).

Những điểm mấu chốt:

.Trống mặt trời thiếu âm 10 nọc tia sáng mũi mác họ mặt trời nọc thái dương.

.Nhánh nọc âm thái dương có hai vành nọc thanh thang hay thanh ngang đường rầy thường gọi là răng lược nọc âm thái dương ở biên trống.

.Vỏ vũ trụ/không gian hơi dầy mang tính thiếu âm gió.

.Khoảng không gian giữa các nọc tia sáng có hình thái tứ tượng: nọc mũi mác lửa thái dương Càn, bờm gió thiếu âm Đoài vũ trụ khí gió, núi tháp kép đất thiếu dương Li và thay vì hai giọt nước Chấn ở đây viết sai là từ chấm-vòng tròn, đúng ra là từ chấm-hai vòng tròn đồng tâm có nghĩa là nước dương Chấn. Trống này là trống muộn.

.Vành sinh tạo vận hành: có 3 vành: vành 1: sóng từ chấm-vòng tròn có một nghĩa thái dương mặt trời Càn. Vành 2;vành uống khúc sóng hai móc nước dương Chấn. Vành 3: sóng từ  vòng tròn-chấm có một nghĩa thiếu dương đất Li. Vành 4: trống không có một nghĩa thiếu âm Đoài vũ trụ khí gió. Ta có tứ hành.

.Vành giới hạn trống không mang âm tính có một nghĩa thiếu âm Đoài vũ trụ khí gió.

.Vành 4 cò bay.  Cò có bờm gió tạt. Có con mắt dương chấm-vòng tròn có một nghĩa thiếu âm gió. Cánh hình vung vòm trời. Đuôi và thân hình diều gió.

Tóm lại cò là gió Đoài vũ trụ khí gió.

.Bai vành ngoài biên gồm hai vành nọc thanh thang hay thanh ngang đường rầy thường gọi là răng lược nọc âm thái dương kẹp ở giữa vành từ chấm-vòng tròn có một nghĩa thiếu âm gió Đoài vũ trụ khí gió . Gộp lại diễn tả gió Đoài vũ trụ khí gió nọc âm thái dương.

Như thế trống Tân Ươc là trống biểu của đại tộc, tộc thiếu âm Đoài vũ trụ khí gió  mang tính sinh tạo (vì có tứ tượng và tứ hành), thuộc nhóm trống mặt trời thiếu âm 10  nọc tia sáng, nhánh nọc âm thái dương, ngành mặt trời thái dương.

Ngoài ra còn có nhiều trống khác thuộc nhóm tộc Gió này như trống Quảng Thắng I, Hoàng Sơn, Rú Quyết II, Xuân Lập I, Đá Đỏ I khoảng không gian giữa các nọc tia sáng bờm gió-hai giọt nước Chấn, không có Li, nên từ chấm-vòng tròn bắt buộc phải có nghĩa Đoài vũ trụ khí gió), Bình Phủ (cò há mỏ ‘huýt gió’)…

3b. Trống Sấm thiếu âm Cóc/Ếch.

  1. Trống Sấm Dông Đoài vũ trụ khí gió Phù Lưu.

Trống cóc/ếch Phù Lưu có mặt trời 10 nọc tia sáng (nguồn: Phạm Huy Thông và các cộng tác viên).

 Trống tìm thấy ở thôn Phù Lưu, huyện Quảng Trạch, tỉnh  Bình Trị Thiên năm 1977.

Trống có mặt trời 10 nọc tia sáng hình búp măng mang âm tính. Số 10 là số Khảm thế gian (2, 10). Ngoài biên có hai vành đường rầy hay hình các thanh thang đứng (răng lược) âm thái dương kẹp ở giữa một vành vòng tròn có chấm. Vì có sự hiện diện của hai vành đường rầy hay hình các thanh thang đứng (răng lược) mang nghĩa nọc âm thái dương nên chữ viết nòng nọc vòng tròn-que hình vòng tròn có chấm nọc dương là không gian dương có nghĩa là thiếu âm khí gió (không lấy theo nghĩa duy dương là Lửa Li), với khuôn mặt dương trên trống là khí gió dương Đoài. Ba vành ở biên trống cho biết đây là trống Đoài/Khảm nọc âm thái dương.

Khoảng không gian giữa các tia sáng có hình thái hỗn hợp của hai ngành nòng nọc, âm dương. Một là hình thái thứ nhất là của ngành nòng có hình hai giọt nước thể điệu hóa thành hình tam giác nước dương Chấn và tua bờm gió dương Đoài hình sọc đứng. Hình thái này xen kẽ với hình thái thứ hai của ngành nọc có hình 4 nọc mũi tên (mũi mác, răng cưa, răng sói) mang dương tính, lửa. Đúng lý phải là 5 hay 7 nọc mũi mác để chỉ cho biết khuôn mặt Li 5 hay Càn 7, tượng nào mạng tính chủ. Tuy nhiên dù viết sai ngữ pháp nhưng vẫn cho thấy khoảng không gian giữa các tia sáng diễn tả đủ tứ tượng. Trống này và tượng lưỡng cư ở trống này có một khuôn mặt sinh tạo ăn khớp với khuôn mặt sinh tạo của Đoài vũ trụ.

Ba vành sinh tạo vận hành: vành trong cùng có hình chữ S gẫy diễn tả tia chớp lửa vũ trụ Càn ôm hình hai giọt nước chuyển đông Chấn thể điệu hóa. Vành này diễn tả lưỡng hợp lửa-nước vũ trụ thái dương, thái âm ở cõi sinh tạo, tạo hóa. Vành kế tiếp là vành vòng tròn có chấm có một khuôn mặt là O. = OI, thiếu dương nguyên thể của Đất Li, lửa thế gian. Vành thứ ba vành đường rầy hay hình các thanh thang đứng (răng lược) theo duy dương có một khuôn mặt là không gian khí gió Đoài. Ba vành sinh tạo này diễn tả tứ hành.

Kế tiếp là vành hình người thể điệu hóa có con mắt dương chỉ có một vòng tròn nghiêng về thiếu âm gió Đoài (khác với ở các trống Chấn/Cấn thường có con mắt âm nước hai vòng tròn đồng tâm nước). Những người này nghiêng về tộc gió Đoài.

Những con cò có con mắt dương một vòng tròn có một nghĩa thiếu âm gió, có bờm gió chẻ hai, cánh và thân hình diều gió. Cò nghiêng về gió Đoài.

Ba vành ngoài biên đã nói ở trên.

Bốn tượng vật lưỡng cư bị mất. Dấu còn để lại cho thấy chúng có eo lớn của cóc. Ta thấy ở trống này con vật lưỡng cư nghiêng về cóc.

Tóm lại trống có mặt trời thiếu âm 10 nọc tia sáng là trống cóc sấm dông, nhánh nọc âm thái dương ngành mặt trời thái dương.

Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt trống này có một khuôn mặt là trống biểu của Ông Dóng Phù Đổng Thiên Vương Sấm Dông nhánh nọc Việt âm thái dương Lạc Long Quân Thần Nông thái dương.

2. Trống Sấm Mưa Chấn Trường Giang.

TRUONG GIANG

Trống Trường Giang (nguồn: Phạm Huy Thông và các cộng tác viên).

Những điểm mấu chốt:

.Trống mặt trời thiếu âm 10 nọc tia sáng mũi mác họ mặt trời nọc thái dương.

.Nhánh nọc âm thái dương có hai vành nọc thanh thang hay thanh ngang đường rầy thường gọi là răng lược nọc âm thái dương ở biên trống.

.Vỏ vũ trụ/không gian dầy mang tính thái âm, nước.

.Khoảng không gian giữa các nọc tia sáng lưỡng ngành nòng nọc (âm dương) xen kẽ, gồm hình thái nòng âm bờm gió Đoài vũ trụ khí gió và hai giọt nước Chấn và hình thái nọc dương 5 nọc mũi mác chồng lên nhau Li. Còn nọc mũi mác lửa thái dương Càn lại bỏ nhầm qua bên hình thái nòng âm Chấn Đoài vũ trụ khí gió. Sự sai lạc này cho thấy đây là trống muộn.

.Vành sinh tạo vận hành: có 3 vành gồm hai vành nọc thanh thang hay thanh ngang đường rầy thường gọi là răng lược nọc âm thái dương kẹp ở giữa vành từ từ chấm-hai vòng tròn đồng tâm có nghĩa là nước dương Chấn. Ba vành diễn tả một hành duy nhất Chấn nọc âm thái dương. Ta thấy có sự cọc cạch giữa các khoảng không gian giữa các nọc tia sáng tứ tượng với một hành duy nhất (đúng ra phải là tứ hành). Đây là một trống muộn.

.Vành giới hạn trống không mang âm tính. .

.Vành người chim mặt trời nhẩy múa thể điệu hóa cực đại chấm-vòng tròn có con mắt dương chấm-vòng tròn có một nghĩa mặt trời. Đặc biệt nhất là cánh co hình chữ S sóng nước cường điệu Chấn. Người thuộc tộc mặt trời nước Chấn

.Vành 6 cò bay. Số 6 là số Tốn OII có một khuôn mặt âm (o) thái dương (II) tương đồng bản thể với Càn (III), dương (I) thái dương (II). Cò không bờm manh ngữ hình bóng cò Càn, trong mỏ có dấu nọc mũi mác dương thái dương. Có con mắt dương chấm-vòng tròn có một nghĩa mặt trời Càn.

Tóm lại cò là Càn thái dương lưỡng hợp với Chấn thái âm ngành thái dương có một khuôn mặt chớp Càn liên tác với mưa Chấn tạo ra sấm mưa. Nói một cách khác là cò sấm mưa.

.Ba vành ngoài biên giống các vành ở vùng sinh tạo vận hành có nghĩa là Chấn nọc âm thái dương.

.Bốn tượng loài lưỡng cư thân trơn làng người thon dài có eo ếch nghiêng về tượng ếch.

Như thế trống Trường Giang là trống sấm mưa Chấn thái âm  mang tính sinh tạo (vì có tứ tượng), thuộc nhóm trống mặt trời thiếu âm 10  nọc tia sáng, nhánh nọc âm thái dương, ngành mặt trời thái dương.

 

 

 

 

 

 

 

Leave a comment