Ý NGHĨA NHỮNG TỪ THÔ TỤC TRONG VIỆT NGỮ.

Ý NGHĨA NHỮNG TỪ THÔ TỤC TRONG VIỆT NGỮ

 Nguyễn Xuân Quang

Những từ mà chúng ta ngày nay cho là “thô tục”, đối với tổ tiên ta chúng mang đầy ý nghĩa về triết lý, vũ trụ quan và nhân sinh quan, nói một cách khác những từ này mang ý nghĩa của Dịch lý.

Vì đây là một bài khảo cứu về ngôn ngữ và Dịch học, nên tác giả xin phép viết các từ thô tục này “nguyên con” (nguyên chữ). Xin các nhà đạo đức tạm gác cái bầu đạo đức qua một bên khi đọc loạt bài này kẻo không sẽ nguy hại tới sức khỏe (đây là lời khuyên của một thầy thuốc).

NHỮNG TỪ CHỈ BỘ PHẬN SINH DỤC NỮ

Trước hết xin nói về những từ chỉ bộ phận sinh dục phái nữ vì xã hội loài người bắt đầu từ mẫu hệ và hư vô trung tính chuyển qua vũ trụ âm trước. Việt ngữ có những từ chỉ bộ phận sinh dục nữ như nường, lồn, dánh, ke, ghe, nốc, dốc, đốc v. v…

NƯỜNG

Nường là tiếng cổ Việt chỉ bộ phận sinh dục nữ thấy rõ qua từ kép “nõ nường”. Nõ là nọc là cọc là cặc (xem dưới). Nường là nương, là nang có nghĩa là cái bao, cái túi, cái bọc. Nường là nòng, nõ là nọc. Nõ nường là nọc nòng dương âm là càn khôn. Ta cũng có từ nõn nường hàm nghĩa chỉ bộ phận sinh dục:

                         Ba mươi sáu cái nõn nường,

                        Cái để đầu giường, cái gối đầu tay.

                                        (ca dao).

 Thật ra nõn nường chỉ bộ phận sinh dục gái tơ với nõnnon, trẻ, mượt mà như vải phin nõn, trắng nõn trắng nà. Từ nõn nà với nà là ná, nạ (mẹ) nàng, nường.  Nõn nà là nường non, gái tơ, cái nường trắng nõn, trắng nà. Nõn nà là nàng đẹp tương đương với mị nương chính là Mã Lai-Java ngữ nona, nàng.

 LỒN

Lồn là lồng, lòng, nòng, nàng, nường, nang có nghĩa là cái bao cái túi, cái bọc.

Lồn, lồng là dạng nam hóa, hiện kim của nòng, nường (l là dạng nam hóa, hiện kim của n). Lồn liên hệ với lồng thấy rõ trong Anh Pháp ngữ: vagina, vagin (âm đạo) liên hệ với invagination (lồng vào nhau) như intestinal invagination (chứng ruột lồng) còn có tên là intestinal intussusception. Lồng còn có nghĩa là  vật đựng, dùng để “nhốt” chim hay gà. Ở một diện, chim biểu tượng cho bộ phận sinh dục nam (xem dưới) và gà trống cũng vậy. Anh ngữ cock là gà trống và cũng là từ chỉ bộ phận sinh dục nam. Anh ngữ “cock” có gốc coc-, chính là Việt ngữ cọc, cặc. Rõ ràng cái lồn, cái lồng dùng để “nhốt” chim và gà của phái nam. Với nghĩa là túi, bao, bọc, lồn tương ứng với Pháp ngữ vagin, Anh ngữ vagina (âm đạo). Theo v=b như víu = bíu, vagin, vagina có gốc vag- = bag (túi, bao). Anh ngữ vaginate có nghĩa là có bao, có túi. Với nghĩa là lồng, lòng, dạ, lồn liên hệ với Ba Lan ngữ lono (‘bosom’, ngực, lòng; lap, đùi, chỗ trũng, chỗ lõm, với Phạn ngữ yoni (vulva, âm hộ) (theo qui luật l=d=y). Phạn ngữ yoni liên hệ với yauna (dạ con), yauna chính là yoni + a. Ta thấy rõ trong tiếng Việt, phái nữ nàng, nương, nường gọi theo bộ phận sinh dục nữ nường, lồn giống hệt như các tộc khác của Ấn Âu ngữ như Phạn ngữ yoshana, yosha, yoshit (đàn bà) là gọi theo yoni. Ý ngữ donna, Tây Ban Nha dona (n có dấu ngã), Bồ Đào Nha dona, v. v… có nghĩa là lady (bà, đàn bà, phái nữ) tất cả có gốc don-, theo d=l như dần dần = lần lần, don- = lồn. Ở Thái Bình có loài sò hến gọi là con don. Món canh don ở Thái Bình rất nổi tiếng. Sò hến có một nghĩa dùng chỉ bộ phận sinh dục phái nữ. Con don là con yoni con lồn.

Cũng xin nói thêm ở đây là vì có biến âm d=l nên ta có từ nói lái đôn lò.

KE

Trong Từ Điển Việt-Bồ-La của Alexandre de Rhodes có từ ke chỉ “chỉ bộ phận sinh dục đàn ông hay đàn bà”. Về phía phái nữ ke chính là kẽ như kẽ nứt, kẽ hở, kẽ tay, đọc thêm hơi vào ke thành khe. Ke, kẽ, khe là những từ tượng hình chỉ bộ phận sinh dục nữ, Anh ngữ bình dân gọi là slit. Cũng trong Từ Điển Việt Bồ La có tứ dánh, dắnh chỉ lồn. Đây chính là từ dãnh, rãnh chỉ cái khe, cái mương, cái máng.

GHE

 Ghe chỉ bộ phận sinh dục nữ như thấy qua câu ca dao:

         Khôn thì ăn cháo, ăn chè,

        Dại thì ăn đếch, ăn đác, ăn ghe, ăn đồ.

                                        (ca dao).

Ghe chỉ bộ phận sinh dục nữ như thấy qua cách biếu xén quà cáp. Muốn chửi rủa ai, vào dịp giỗ tết đem biếu hai quả cau và ba chén chè. Hai quả cau “nang” chỉ hai cái “trứng” của phái nam và ba (chén) chè nói lái lại là ghe bà. Theo chuyển hóa k= gh như ké = ghé, kê = ghế (cái đòn kê để ngồi là dạng nguyên thủy của cái ghế ngày nay), ta có ke = ghe. Ghe là ke là kẽ, là khe.  Ghe chỉ bộ phận sinh dục nữ nên ta có từ “ghế” tiếng nói trại đi của từ “gái”. Con ghế có ghe. Nguyên thủy cái ghe làm từ một thân cây khoét rỗng (dug-out) có hình cái khe. Vì thế mà thuyền độc mộc gọi là cái ghe. Phi Luật Tân Tagalog ngữ gay”là ghe biến âm với gái, theo g = c, gay = cây. Rõ ràng ghe, gay là thuyền độc mộc khoét từ một khúc cây và liên hệ đến gái, bộ phận sinh dục nữ. Ở đây ta có thể dùng tiếng Việt để giải thích nguyên ngữ của từ Anh ngữ she (nàng, nường, phái nữ, đại danh từ ngôi thứ ba số ít, giống cái). She liên hệ với Việt ngữ chị, với Quảng Đông ngữ chế (nên nhớ là Quảng Đông là phần đất cũ của Bách Việt). Áp dụng qui luật c = k = s như cắt = sắt, khe = she. She liên hệ với khe, ghe. She có khe, có ghe ! Một điểm cũng cần nói tới là Việt ngữ ghe cũng có nghĩa  là thuyền tàu (ship). Như đã nói, ghe  biểu tượng cho bộ phận sinh dục nữ mang tính thuần âm nên chỉ nói là “cái ghe” chứ không bao giờ nói “con ghe”. She gần âm với shipship cũng có giống cái phải dùng she thay cho ship.

Xin bước ra ngoài lề bài viết để kể một câu chuyện lúc tôi đi tuần du hải dương (sea cruise). Trong một buổi gặp mặt thuyền trưởng, một du khách hỏi vị thuyền trưởng là tại sao ship có giống cái và nói là she. Vị thuyền trưởng trả lời là các người đi biển coi con tầu, chiếc thuyền như một mỹ nhân, một người yêu, họ sống chết theo con tầu, chiếc thuyền. Tôi có nói nhỏ với vị thuyền trưởng là trong Việt ngữ  ghe ship có nghĩa là bộ phận sinh dục nữ. Ông ta há hốc miệng. Bằng chứng là Ainu ngữ của thổ dân ở Nhật có từ chip là ghe thuyền cũng có nghĩa lóng là bộ phận sinh dục nữ (xem dưới).

NỐC, DỐC, ĐỐC

 Nốc là cổ ngữ Việt chỉ thuyền, ghe. Ngày nay chỉ thuyền nhỏ, còn dùng ở miền bắc Trung Việt:

         Ăn thì cúi chốc, kéo nốc thì than.

                                (Tục ngữ).

 Ăn thì cắm đầu xuống ăn, còn kéo thuyền thì than.

Hay

         Một trăm chiếc nốc chèo xuôi,

        Không có chiếc mô chèo ngược, để tôi gởi lời viếng thăm.

                                (Hát đò đưa Nghệ Tĩnh).

Hay

         Đêm khuya thắp ngọn đèn chai,

        Quen o nốc đáy, ăn hoài cá tươi.

(ca dao).

 Cũng nên biết nốc ở dưới nước nên liên hệ tới nước. Nốc còn có nghĩa là uống như nốc nước, nốc rượu. Nốc biến âm với nác, nước, núc. Nguyên thủy nốc cũng làm từ một thân cây khoét rỗng. Nốc liên hệ với Anh ngữ nog (cái chốt bằng khúc cây) log (thân cây). Nốc là ghe cũng có nghĩa là bộ phận sinh dục nữ. Nốc liên hệ với An ngữ nook (chỗ lõm, “xó” nhà, chỗ lõm dùng làm chỗ ngồi ăn gần bếp). Theo n=l, nốc = lốc, lốc cũng chỉ bộ phận sinh dục như thấy qua câu ca dao:

        Cô lô cô lốc,

        Một nghìn ghính ốc đổ vào lồn cô.

Thật ra phải viết là “cô lô cô nốc” mới đúng. Từ hiện kim lốc là dạng nam hóa của nốc (giống như của ) vô nghĩa. Như thế nguyên thủy nốc là thuyền độc mộc. Cổ ngữ Việt cũng có từ  dốc, đốc chỉ thuyền. Trong Từ Điển Việt Bồ La có từ dốc chỉ cơ quan sinh dục đàn bà. Theo n = d như này = đây, ta có nốc = dốc, đốc. Đốc cũng chỉ cơ quan sinh dục đàn bà như thấy qua từ mồng đốc chỉ hạt tình (clitoris) (1).  Mồng đốc là cái mồng thịt ở cái đốc, cái nốc phái nữ.

Như thế ta thấy một nhóm chỉ bộ phận sinh dục nữ qua các từ có nghĩa là ghe, nốc liên lạc với nước mang tính thái âm, thuần âm. Ngay cả từ đò đôi khi cũng được dùng để chỉ bộ phận sinh dục nữ như thấy qua câu ca dao:

         Khi xưa anh ở cùng đò,

        Bây giờ đò rách anh mò thuyền nguyên.

 Từ đò gần âm với đồ. Từ đồ có nghĩa là ông đồ nho và cũng có nghĩa là bộ phận sinh dục như thấy qua câu thơ của một nhà thơ cổ chế riễu hai ông nhà nho:

         Hai đứa tranh nhau một cái đồ!

 Đò biến âm với đỏ. Đỏ cũng có một nghĩa là con gái, bộ phận sinh dục nữ như thấy trong câu hát:

                Thằng cu vỗ chài,

Bắt trai bỏ giỏ.

Cái đỏ ẵm em,

Đi xem đánh cá…

 Cái đỏ đối với thằng cu, “đỏ” đối với “cu”.

Đò cũng biến âm với đó, dụng cụ bắt cá có hình túi cũng chỉ bộ phận sinh dục nữ như thấy qua câu tục ngữ:

                 Đó rách ngáng chỗ.

 Ý nói các bà vợ có “đó đã rách” nên nằm ngáng chỗ khiến các ông chồng không thể mò được “thuyền nguyên”. Cái hay nữa là “đó” cũng có nghĩa là “ấy”. Cái đó là cái ấy.

Điều rất thú vị là không những các từ cổ Việt chỉ bộ phận sinh dục nữ còn có nghĩa là ghe, nốc mà trong ngôn ngữ của người Ainu (Hà Di), thổ dân sống ở Nhật Bản có từ chỉ bộ phận sinh dục nữ cũng có nghĩa là ghe, nốc. Ainu ngữ chip chỉ ghe thuyền. Ta thấy rất rõ chip liên hệ với Anh ngữ ship (ghe thuyền, theo c=s). Ngoài ra Ainu ngữ chip cũng dùng như một tiếng lóng chỉ âm đạo:chip, a slang word for the vagina(Rev. John Batchelor, Aini-English-Japanese Dictionary, Tokyo, 1905). Người cổ Việt đã gặp người Ainu “trong phòng the” cách đây hàng mấy ngàn năm. Nên biết là cái nốc, cái độc mộc có thể đi khắp bốn biển sang tới tận Madagascar (ngày nay thuyền độc mộc còn dùng nhiều ở đảo này, ngôn ngữ Magdagascar liên hệ với tiếng Mã-Nam Dương và Nam Á) thì thuyền độc mộc hay cái “nốc” của phái nữ cổ Việt sang tới đất Nhật Bản cũng là chuyện không có gì đáng ngạc nhiên cả.

Dĩ nhiên, ngoài ra còn có những tiếng lóng chỉ bộ phận sinh dục nữ. Chỉ xin nói tới một từ phổ thông nhất là từ lá đa.

 LÁ ĐA

Lá đa chỉ bộ phận sinh dục nữ thấy qua câu ca dao:

 Sự đời như cái lá đa,

Đen như mõm chó, chém cha sự đời.    

Như đã giải thích ở chương Giống Đực Giống Cái trong Tiếng Việt Huyền Diệu, miền Bắc gọi là cây đa trong khi Trung Nam gọi là cây da. Từ da của Trung Nam theo duy âm, nòng có một nghĩa là cái túi cái bao, cái bọc thân người như da người, da trời.  Thái ngữ nang là da. Với nghĩa là túi, bọc, nang nên lá đa là lá nường, là lá nàng, lá nòng, là lồng, lồn.

Về ngôn ngữ học, lá đa theo duy dương, nọc có nghĩa là lửa, mặt trời, đỏ.

Như thế lá đa theo duy dương là lá trời, lá đỏ (Nguyễn Xuân Quang, Ca Dao Tục Ngữ Tinh Hoa Dân Việt, 2002). Như trên ta đã thấy đỏ cũng chỉ bộ phận sinh dục nữ, phái nữ như “con đỏ ẵm em”. Lá đỏ chỉ bộ phận sinh dục nữ vì thế lá vông cũng dùng chỉ bộ phận sinh dục nữ vì vông biến âm với vang có nghĩa là đỏ.  Đỏ biến âm với đẻ, Phạn ngữ ja là đẻ cùng âm với Việt ngữ da, đa. Lá đa, lá vông có thể hiểu là “lá đỏ”, “lá đẻ”. Lá vông chỉ bộ phận sinh dục nữ, phái nữ thấy rõ qua tục mai táng của Việt Nam:

         Cha gậy tre, mẹ gây vông.

 Khi cha chết con trai chống gậy tre. Như đẵ biết tre là cây “que”, loài thảo mộc thẳng như cái que không có cành nhánh lớn. Que biểu tượng cho bộ phận sinh dục nam, phái nam vì thế mà khi cha chết con trai phải chống gậy tre là vậy. Trong khi đó lá vông là lá đỏ chỉ bộ phận sinh dục nữ, phái nữ nên khi mẹ chết con trai phải chống gậy vông.

Ngoài ra về hình dạng lỗ sinh dục phái nữ cũng giống lá đa. Hình lá đa chỉ lỗ sinh dục phái nữ còn thấy rất rõ trong gốm cổ Moche của Peru (Gốm Tình Dục Peru Cổ).

Gốm diễn tả bộ giống phái nữ làm theo cơ thể học, người nữ hình Mẹ Đời ngồi ở tư thế sinh con, hai tay giơ lên phía đầu, ở trong Trứng Vũ Trụ (ở giữa), hình nòng O (bên trái) và hình lá đa (bên phải), Bảo Tàng Viện Larco (ảnh của tác giả).

 Lá đa, lá vông, lá mơ đều có hình dạng giống nhau vì thế “hiện thực” hơn nữa, lá mơ lông cũng dùng chỉ bộ phận sinh dục nữ.

Hơn nữa tổ tiên ta chọn lá đa, lá da và từ lá đa, lá da được dùng phổ thông hơn các thứ lá khác vì cây đa, cây da là cây thờ, cây linh thiêng, Cây Đời (Tree of Life), Cây Vũ Trụ (Cosmic Tree) sinh ra vũ trụ muôn loài. Người đàn bà đầu tiên của loài người hay Mẹ Đời của truyền thuyết Mường Việt cổ là Dạ Dần sinh ra từ một cây si, cùng họ với cây đa (Nguyễn Xuân Quang, Ca Dao Tục Ngữ Tinh Hoa Dân Việt,  2002). Cái lá đa của phụ nữ Việt là một thứ lá “thiêng liêng” vì thế tục thờ  “lá đa” nói riêng và thờ nõ nường, thờ dâm thần của người cổ Việt theo mẫu hệ là chuyện dĩ nhiên.

THÌ LA, THÌ LẨY, THÈ LE, TÈ LE

Xin nói tới một từ chỉ bộ phận sinh dục nữ rất bí hiểm không một ai biết nghĩa. Ta có bài đồng dao nói về con gái:

Thì la thì lẩy,

Con gái bẩy nghề,

Ngồi lê là một,

Dựa cột là hai,

Ăn quà là ba,

Kêu ca là bốn,

Trốn việc là năm,

Hay nằm là sáu,

Láu táu là bẩy.

Thì la thì lẩy là gì? Xin thưa bài hát này nói về “con gái” nên thì la, thì lẩy có nghĩa là bộ phận sinh dục nữ. Tiếng dân dã bộ phận sinh dục gọi là cái “thè le” , “tè le” như thấy qua câu nói “dập cái thè le”,cái tè le”. Mường ngữ có hai từ thim lớ (hay “xiêm rỡ”) chỉ tình nhân cùng âm với thì la. Thì la, thì lẩy, thè le ruột thịt với Mã Lai ngữ  *tila, tilay, female genital, tộc Kelantan Borneo  teli, vagina, Balinese teli, vulva và Phi Luật Tân Tagalog ngữ tilin, vagina.  Tộc Gorontalo (WMP; Pateda 1977) tele, ‘vagina’ = tè le. Trong khi đó gốc til có nghĩa là hạt tình, mồng đốc, hột le, cái thè le (clitoris): tộc Bare’e (WMP; Adriani 1828)  tile, ‘clitoris’ = (hột) le’, thè le, thè lè; tộc Samoan (OC; Milner 1966) tela (not in decent use), ‘clitoris’ = thè le. Tôi gọi là ‘hạt tình’ vì gốc til cùng âm với ‘tình’ và “hạt’ tương ứng ‘với “hạt” dẻ rừng (glans) tức qui đầu của phái nam. Về phương diện cơ thể học hạt tình, hạt til clitoris = hạt dẻ glans.

Ông đồ nào là tác giả làm bài đồng dao này cho con nít hát quả thật là một ông “đồ thâm” nho,  một ông đồ “nho nặng” (nhọ), đồ này rất “đen” và rất “nhọ”. Cũng nên biết là bài đồng dao này rất phổ biến ở miền Bắc vì thế không phải chỉ có Trung Nam có liên hệ với Nam Đảo như Mã- Phi Luật Tân mà miền Bắc cũng có liên hệ.

NU NA NU NỐNG

Ta cũng thường nghe trẻ em hát bài đồng dao:

         Nu na nu nống,

        Cái bống nằm trong,

        Con ong nằm ngoài. . .

 Như đã  giải nghĩa  ở chương Dịch Học trong Tiếng Việt Huyền Diệu, na là một tiếng cổ Việt có nghĩa là (ná, nạ là mẹ), nàng, nang, nường như  nõn nà = nõn nường (cái nà, cái nường trắng nõn). Cổ Việt  nống là cái nọc để chống, để nâng vật gì lên. Na và nống là nường nõ, nòng nọc. Na là nà, là nàng, là nường là nòng là dòng là nước nên đi với câu hát thứ nhì có con cá bống, còn nống là cọc là nọc nên đi với câu thứ ba có con ong là loài có nọc (“ong non ngứa nọc”). Hai câu sau giải thích nghĩa của hai từ cổ ‘na” và nống”.  Còn từ “nu” nghĩa là gì? Nu biến âm với neo, néo, đeo, đéo với đu, đụ. Nu na nu nống hiển nhiên là “đu na đu nống” là làm tình. Ông đồ nào làm ra bài đồng dao này cũng là loại đồ thâm.

 NHỮNG TỪ CHỈ BỘ PHẬN SINH DỤC NAM

Việt ngữ có những từ chỉ bộ phận sinh dục nam như nõ, lõ, ke, que, buồi, cặc, chông, chim, cò, cu v. v…

Nhìn chung những từ chỉ bộ phận sinh dục nam có nghĩa là “vật nhọn” như nọc, cọc, que, roi, dùi…

NÕ                                 

Tiếng cổ Việt nõ chỉ bộ phận sinh dục nam như nõ nường (nọc nòng). Nõ là cây cọc, nọc như đóng cọc mít cho mau chín gọi là đóng nõ mít. Nõ nam hóa thành lõ. Trong từ Điển Việt Bồ La của Alexandre de Rhodes có từ “lõ”: ‘làm dương vật cương lên như khi con vật giao cấu. Blỏ cùng một nghĩa’ và có từ “lô”, “con lô”: ‘cơ quan sinh dục của đàn ông’. Hiển nhiên lõ, lô là biến âm của nõ. Lõ trong tiếng Việt hiện kim chỉ vật gì đâm ra như cọc nhọn ví dụ mũi lõ, cặc lõ hay lõ cặc. Có phương ngữ nói là cặc lỏ (dấu hỏi). Theo l=n, lỏ = nỏ, vật bắn mũi tên (một thứ nọc, cọc nhọn). Thời cổ con người dùng cây nõ, cây cọc nhọn đâm thú vật mải về sau mới phát minh ra cây nỏ, cây ná bắn mũi tên. Ta thấy cây nõ đẻ ra cân nỏ, cây ná.

Ở đây ta thấy lõ (dấu ngã) và lỏ (dấu hỏi) theo hai cách nói và viết với hỏi ngã khác nhau của hai phương ngữ khác nhau đều đúng cả, chỉ có từ này cổ hơn từ khác mà thôi. Vì thế trong Việt ngữ vùng này nói theo âm dấu hỏi vùng kia nói theo âm dấu ngã chưa hẳn là ai đúng ai sai. Chúng ta phải chờ cho tới khi có một hàn lâm viện Việt Nam quyết định chọn viết theo dấu nào để dùng trong pháp ngữ Việt thì khi đó ta đem dùng trong các viết theo học viện (academic). Giả dụ các ông học viện sĩ (hàn lâm viện sĩ, viện sĩ) hỏi ý kiến tôi chọn cách viết theo dấu ngã hay theo dấu hỏi, thì tôi chọn viết theo lõ (dấu ngã) dựa vào các lý lẽ sau đây:

./ gốc nõ (cây cọc) cổ hơn nỏ (vật bắn cọc nhọn) như đã nói ở trên cây nõ đẻ ra cây nỏ.

./ theo cách giúp trí nhớ về hỏi ngã mà chúng ta thường nghe nói tới là “(Chị) Huyền ngã nặng, hỏi sắc (thuốc) không?” thì dấu ngã (lõ) đi với dấu nặng (cặc).

./ta thường viết mũi lõ rồi  thì viết cặc lõ cho nó  thuận chiều với nhau.

 NỌC

Heo nọc là heo đực.

CỌC

  Cọc chỉ bộ phận sinh dục nam như thấy qua thơ Hồ Xuân Hương:

         Quân tử có thương thì đóng cọc,

        Xin đừng mân mó nhựa ra tay.

                (vịnh Quả Mít).

 Hay

 Cọc nhổ đi rồi, lỗ bỏ không.

                        (vịnh Cái Đu).

 Anh ngữ cock gà sống cũng có nghĩa là bộ phận sinh dục nam, có coc– chính là cọc.

CHÔNG

Chông là cọc nhọn cũng chỉ bộ phận sinh dục nam:

. . . . . .

 Thịt chó tiểu đánh tì tì,

Bao nhiêu lỗ tội tiểu thỉ cắm chông.

Nam mô xứ Bắc xứ Đông,

Con gái chưa chồng thì lấy tiểu tôi.

(ca dao).

Chông cùng vần với chống là que, nọc để đỡ vật gì, với trống là đực với chồng là người có chông, có chống là người trống. Trong khi đó vợ biến âm với vỏ là cái bao, cái bọc, cái túi (xem Dịch Lý).

KE, QUE

Như đã nói trong từ Điển Việt Bồ La của Alexandre de Rhodes có từ ke chỉ bộ phận sinh dục nữ và nam. Theo duy dương, ke biến âm với kẻ (kèo nhỏ, thước kẻ), với que chỉ bộ phận sinh dục nam.

CẶC

Trung Nam gọi bộ phận sinh dục nam là cặc. Cặc là biến âm của cược, cọc như tiền đặt cọc là tiền đặt cược (Lê Ngọc Trụ, Việt Ngữ Chính Tả Tự Vị). Từ cặc liên hệ với những từ chỉ bộ phận sinh dục nam của Tây Ban Nha carajo, Latin dân dã caracium, Hy Lạp karas (pointed stake, cọc nhọn, REW. 1862) có car– là cặc; với Breton kalc’h, Cornish cal, Welsh col (sting, ngòi, nọc), Ái Nhĩ Lan colg (sword, gươm, kiếm, Pederson 1.105), giáo hội Slavic kocanu (c và u có dấu ă), Albanian kotsh (rod, stalk, que, roi, cọng cây, Berneker 536); Phạn ngữ kaprt(h)– (r có chấm ở dưới) (Walde –P. 1.348, 2.49). . .

BUỒI

Miền Bắc dùng từ buồi chỉ bộ phận sinh dục nam không dùng từ cặc. Buồi biến âm với bổ, búa (búa đây là búa có mỏ nhọn tức búa chim) cũng là vật nhọn. Buồi liên hệ với Anh ngữ bur (mũi khoan), ebur (ngà voi), spur (mấu nhọn như cựa gà, mấu nhọn ở gót giầy để thúc ngựa). Buồi biến âm thành “bòi »: trong từ Điển Việt Bồ La của Alexandre de Rhodes có từ bòi: ‘cơ quan sinh dục của đàn ông’. Buồi ngày nay  cũng nói trại đi thành “bòi” như “Đứa nào cười tớ nó ăn bòi”. Buồi, bòi liên hệ với Anh ngữ boy (con trai). Thằng “boy” có bòi, có buồi. Theo biến âm b=v, bòi = vòi, vọi. Khái Hưng trong truyện Trống Mái có một nhân vật rất nổi tiếng, một biểu tượng về tình dục (sex symbol) mang đầy hùng tính, nam tính tên là Vọi. Có lẽ Khái Hưng đã chọn tên này vì nó gần cận với Vòi, Bòi. Theo biến âm b=m, buồi = muồi, muỗi. Con muỗi là con mũi có vòi nhọn như kim nhọn hút máu; buồi = mùi. Trong mười hai con giáp Mùi là con dê là con thú có sừng biểu tượng cho dương, nam tương đương với con hươu. Hán Việt dương là dê. Dương có một nghĩa là đực. Đực biến âm với đục (chisel) là vật nhọn.

Nhìn chung buồi là  bổ, búa, vật nhọn liên hệ với gốc tái tạo Ấn-Âu ngữ *pes-, *pesos– (Walde-P. 2.68, Ernout-M 7520. Anh ngữ penis có gốc pen- có một nghĩa là cây bút, viết. Bút là bót, vót, viết là vót, vọt, que vót nhọn, nguyên thủy que vót nhọn dùng làm viết vạch lên đất sét, đá mềm. Pháp ngữ verge, Latin virga phát xuất từ gốc rod (roi), stalk (que, cọng cây) ta thấy rõ gốc ver-, vir– liên hệ với Việt ngữ vọt. Hòa Lan ngữ roed (penis) liên hệ với Việt ngữ roi

 CHIM, CÒ, CU.

 Dưới một góc cạnh, chim cò, cu có mỏ nhọn biểu tượng cho dương, bộ phận sinh dục nam. Theo biến âm ch= k như chặt = cắt, chim = kim (vật nhọn). Ta có từ ghép đồng nghĩa chim chóc. Chóc là chim. Tày-Thái ngữ chốc là chim. Với h câm chóc = cóc = cọc. Thái Lan ngữ nok là chim. Nok là nọc. Cò biến âm với cồ là đực. Đực biến âm với đục (chisel), vật nhọn. Đực là nọc như heo đực là heo nọc. Tục ngữ có câu:

    Cơm no, cò đói.

 Câu này cùng nghĩa với câu:

 No cơm, ấm cật,

Rậm rật tối ngày.

Cu biến âm với cò, cồ. Chim cu biểu tượng cho bộ phận sinh dục nam:

                 Mù u, ba lá mù u,

                Vợ chồng cãi lộn, con cu giải hòa.

(ca dao).

 Con trai nhỏ thường gọi là thằng cu. Như thế chim, cò, cu có gốc từ vật nhọn, kim, nọc, cọc nên biểu tượng cho dương, bộ phận sinh dục nam.

Tóm lại, qua những từ chỉ bộ phận nam nữ ta thấy có những điểm quan trọng cầm lưu tâm như sau:

-Trong những từ chỉ bộ phận sinh dục nữ như  nường, lồn, ghe, nốc, khe, kẽ v. v. từ lồn hiện kim có gốc từ cổ ngữ nường, nòng là cái bao cái túi, cái bọc liên hệ tới Nòng (ngược với Nọc), Khôn (ngược với Càn) dùng trong vũ trụ quan, vũ trụ giáo, thờ mặt trời, Dịch học. Lồn, lồng là dạng nam hóa, hiện kim của nòng, nường (l là dạng nam hóa, hiện kim của n).  Từ lồn dùng phổ thông cả ba miền Bắc Trung Nam. Còn những từ khác gọi theo “bề ngoài” như ke, ghe, nốc  v. v… ít phổ thông. Ghe, nốc dùng nhiều ở Trung Nam thôi.

-Trong tất cả các từ chỉ bộ phận sinh dục nam như ke (que), buồi, cặc, chim cò đều có nghĩa là vật nhọn, nọc, cọc. Miền Bắc dùng buồi trong khi Trung nam dùng cặc. Điểm này một lần nữa ngôn ngữ cho thấy hai xã hội Bắc Nam mang màu sắc Nam Bắc phân ranh (giới) có thể một phần là do hậu quả của một thời Nam Bắc phân tranh. Từ buồi của miền Bắc có gốc là bổ, búa. Từ bổ biến âm với bố (ngược với mẹ). Điểm này ta thấy gần cận với Hán ngữ phụ (bố) biến âm với phủ (rìu, búa). Bố có bổ, có buồi; phụ có phủ.  Buồi của miền Bắc gần cận văn hóa Trung Hoa. Bố Việt và phụ Trung Hoa đều có búa cả. Trong khi từ cặc của Trung Nam như đã thấy liên hệ với Phạn ngữ kaprt(h)- (r có chấm ở dưới), bộ phận sinh dục nam (nên nhớ là trong Chàm ngữ, Mã Lai ngữ có rất nhiều gốc Phạn)  và gần cận với Mã Lai ngữ (bang Riau Johor) chok chỉ bộ phận sinh dục nam. Chok chính là cọc là cặc. Mã-Lai cận đại theo Hồi giáo vay mượn tiếng Ả Rập hak, zakar (cặc). Theo h = c (hủi = cùi) hak = cak, cặc và zakar có –kar là cặc. Từ cặc của Trung Nam gần cận với văn hóa Mã Lai Đa Đảo.

-Về bộ phận sinh dục nam Bắc Trung Nam có hai từ riêng biệt buồi và cặc, trong khi từ lồn ngày nay được dùng phổ thông khắp ba miền. Điều này cho thấy mẹ Việt Nam đời đời như nhất, ảnh hưởng mẫu hệ vẫn còn duy trì kiên cố trong xã hội Việt Nam;  vai trò phụ nữ trong xã hội Việt Nam vẫn không thay đổi, nói một cách khác vẫn được duy trì, tôn thờ dù ở xã hộ mẫu quyền hay phụ quyền dù ở bất cứ một thể chế chính trị nào. . . Trong khi nam phái đã chia rẽ, phân biệt Bắc Trung Nam và đi theo các xu hướng, thể chế văn hóa , chính trị khác nhau.

-Lồn hiện kim có gốc từ cổ ngữ nường, nòng là cái bao cái túi, cái bọc liên hệ tới Nòng. Mặt khác buồi và cặc tuy là hai từ khác nhau nhưng đều có nghĩa gốc là vật nhọn, nọc. Như thế những từ chỉ bộ phận sinh dục nữ, nam phổ thông hiện nay đều mang nghĩa nòng nọc (âm dương). Điểm này cho thấy Dịch lý giữ một vai trò cốt yếu trong tiếng Việt nói riêng và trong văn hóa Việt nói chung. Ta thấy rõ bai chữ cái nòng (O) và nọc (I) trong chữ viết nòng nọc vòng tròn-que có gốc từ bộ phận sinh dục nữ và nam.

Điều này giải thích cho thấy rất rõ là người cổ Việt thờ nõ nường. Khảo cổ học tìm thấy những đôi tượng đá tạc bộ phận sinh dục nam nữ (nõ nường) ở  Sông Mã, tượng bộ phận sinh dục nam ở Văn Điển, trên nắp thạp Đào Thịnh có những cặp nam nữ đang làm tình… Nhiều nơi ở vùng đất tổ Việt như  ở xã Khúc Lạc và Dị Hậu tỉnh Phú Thọ gần đây còn giữ tục thờ sinh thực khí. Hàng năm hai xã vào đám ngày mồng 7 và 26 tháng giêng. Đồ lễ ngoài trầu cau rượu thịt còn có  36 âm vật và dương vật (18 cặp) gọi là nõ nường, dân địa phương gọi là “nọ nường”. Làng Đông Kỵ, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh tổ chức hội xuân rước nõ nường vào ngày mồng 6 tháng giêng. Một bô lão dẫn đầu đám rước một tay cầm dương vật và một tay cầm âm vật bằng gỗ vừa đi vừa hát:

         Cái sự làm sao, cái sự làm vầy,

        Cái sự thế này, cái sự làm sao.

 Vừa hát cụ vừa múa điệu âm dương diễn tả theo động tác làm tình. Cụ lồng hai hai bộ phận nam nữ vào nhau v. v… Một vài xã ở Hải Dương cũng có tục này. Khi đi rước thanh nam hát:

         Cái nạo thế sừ, là cái sự thế nào?

 Thanh nữ hát đáp lại:

         Cái nạy thế sừ, là cái sự thế này. . .

(Nguyễn Xuân Quang, Ca Dao Tục Ngữ Tinh Hoa Dân Việt, 2002). Sự thờ phượng nõ nường, thờ phượng dâm thần hay sinh thực khí của cổ Việt không phải là thứ “man di mọi rợi”, là thứ ‘dâm phong” “ngoài vòng lễ giáo” như người Trung Hoa gán cho người cổ Việt. Nhiều người Việt ngày nay đã sai lầm cho rằng sự thờ phượng nõ nường là thô tục, là điều đáng xấu hổ. Phải hiểu nõ nường là nọc nòng là nguồn cội, là sinh tạo, là tạo hóa sinh ra vũ trụ muôn loài. Thờ nõ nường là đạo thờ nòi giống, là đạo duy trì giống nòi, là đạo hiếu sinh, trường tồn. Thờ nõ nường là đạo tối cổ của nhân loại. Hình bóng thờ nõ nường để lại trong những nền văn minh “tiến bộ hơn” nghĩa là muộn hơn như thờ lingayoni của Ấn Độ. Vào thời phụ quyền sự thờ phượng “nõ” ngự trị hơn như hình thạch bi obelisk của Ai Cập, Menhirs ở Anh và các trụ thạch ở nhiều nơi khác. . . với ý nghĩa đã xa rời “đạo gốc”, nõ nường âm dương.

Một điểm rất lý thú là trong truyền thuyết vũ trụ tạo sinh của người Hawaii có hai vị thần tổ sinh tạo ra trần thế (Earth and the things on the Earth) có tên là thần KuLono  (Martha Beckwith, Hawaiian Mythology, tr.32) tương ứng với Việt ngữ là  thần Cu và thần Lồn. Điều này cũng dễ hiểu vì những tộc Mặt trời nước liên hệ với cổ Việt hay phát xuất từ cổ Việt ở Đa Đảo (Polynesia), Mã-Nam Dương đã dùng thuyền đi tìm đất mới tới tận các đảo xa xôi, trong đó có quần đảo Hawaii.

Chim biểu của bang Hawaii là con ngỗng ne ne ruột thịt với con vịt trời le le (ne ne là âm cổ của le le ; ne biến âm với na, nã là nước và le biến âm với lã là nước ngọt, ngỗng ne ne và vịt trời le le đều là loài chim nước). Ngỗng ne ne của Hawaii ruột thịt với le le Vụ Tiên của Việt Nam. Con vịt trời le le Vụ Tiên bay tận đến Hawaii biến thành con ngỗng ne ne. Do đó ngôn ngữ cũng như truyền thuyết về vũ trụ tạo sinh của người Hawaii vẫn còn sót lại những dấu tích của cổ Việt.

Người cổ Việt thờ nõ nường nên Việt Dịch nòng nọc là Dịch nguyên thủy. Trong khi Trung Hoa có thuyết âm dương nhưng không thờ nõ nường chứng tỏ Dịch Trung Hoa không phải là Dịch nguồn cội, là loại Dịch đã tân tiến, đã muộn.

NHỮNG TỪ CHỈ LÀM TÌNH

Những từ phổ thông chỉ làm tình miền Bắc có những từ như địt, đéo, lẹo (loài vật), phủ…, Trung Nam có từ đụ.

ĐỊT

Miền Bắc dùng từ địt chỉ làm tình, trong khi đó Trung Nam từ địt chỉ đánh hơi (Miền Bắc nói đánh hơi là đánh rắm). Trong những năm còn là sinh viên y khoa tôi thường được nghe kể lại câu chuyện một vị gáo sư Y Khoa người miền Nam, sau khi giải phẫu bụng cho một cô gái người Bắc di cư, lúc đi thăm hậu giải phẫu, vị giáo sư này hỏi người bệnh “Chị đã địt chưa?”. Con bệnh đỏ mặt, xấu hổ . . .  Cho tới khi tôi viết những dòng này, không ai hiểu tại sao. Xin giải toả thắc mắc này.

-Địt là làm tình.

Theo biến âm đ=d như đa = da (cây), ta có địt = dịt. Từ dịt có một nghĩa là dính vào nhau, dán dính vào, buộc vào nhau như dịt thuốc vào vết thương. Theo d = r (dăng = răng), dịt = rịt, rít. Rít có nghĩa là dính như rít rịt. Theo d = ch như  giăng = chăng, dịt = chịt, chít. Chằng chịt là cột cứng bằng nhiều dây rợ qua lại nhiều lần. Chít khăn là cột, quấn khăn. Theo d = n như dăm = năm, ta có dịt = nịt. Nịt là dây, đai, thắt lưng; nai nịt là cột người bằng thắt lưng, bằng dây. Như thế địt chỉ làm tình có nghĩa là dính vào nhau, cột vào nhau. Ta thấy rất rõ miền Bắc có từ đi tơ chỉ loài vật (thường là chó) giao hợp với nhau. Tơ là sợi dây. Đi tơ là cột vào nhau như cột bằng sợi tơ, sợi dây.  Địt liên hệ với Phi Luật Tân Tagalog dikit, joined, Paiwan d’ekets (e ngược), to stick, gốc Uraustronesisch Dempwolff’s construction *deket (e ngược), to stick (Davidson). Rõ nhất là địt và Tagalog dik-, joined có nghĩa là nối với nhau, giao nhau cùng nghĩa với giao hợp. Địt liên hệ với Phạn ngữ snit, to love, yêu, có -nit là địt (n=đ như này = đây). Phạn ngữ snit biến âm với Phạn ngữ snih, attached, đính vào, cột vào. Rõ như ban ngày địt biến âm với dịt liên hệ ruột thịt với Phạn ngữ snit, snih.  Ngoài ra địt cũng liên hệ với Phạn ngữ nidhuvana, sexual intercourse, làm tình.  Rõ như “Con cua tám cẳng hai càng, Một mai hai mắt rõ ràng con cua” là địt  liên hệ với phần đầu nid- của Phạn ngữ nidhuvana. Nid- = nịt = địt.

-Địt là đánh hơi

Theo biến âm đ = r như đôm đốp =  rôm rốp (tiếng kêu),  ta có địt = rít. Từ rít có một nghĩa là tiếng kêu do hơi thoát qua một ống hay một lỗ nhỏ như ấm nước sôi rít lên, còi tầu hỏa hay tầu thủy (chạy bằng hơi nước) rít lên từng hồi. Rít liên hệ với Phạn ngữ ri là rít, là rú lên. Ta có từ ghép rên rỉ với từ rỉ chính là Phạn Ngữ ri (các nhà ngữ học hiện nay cho rằng rên rỉ là tiếng láy với thành tố láy rỉ vô nghĩa là sai). Như thế đánh địt, đánh hơi là đánh rít. Vì thế mà người Bắc nói đánh hơi là đánh rắm, đánh rítrắm rít. Rắm rít là đánh hơi. Ta thấy người Bắc nói rắm còn Trung Nam biến rít thành địt. Từ rắm rít là một từ ghép điệp nghĩa, rít có nghĩa là tiếng kêu thì rắm cũng phải có nghĩa là tiếng kêu. Thật vậy, rắm biến âm với rầm chỉ tiếng kêu như rầm rầm. Hiển nhiên đánh hơi cũng kêu thành tiếng. Trong một truyện tiếu lâm ví tiếng đánh hơi như tiếng sấm rầm rầm hay sấm gầm. Theo r = g như  rợn = gợn (sóng) ta có rầm = gầm. Trong một buổi ngự triều, một vị vua đang ngủ gà ngủ gật, một ông quan lỡ đánh “bụp” rầm một tiếng làm vua giật mình thức dậy, hoảng hốt, vua hỏi “Cái gì kêu vậy?” Vị quan lanh miệng đáp: “Bẩm Thượng Hoàng, sấm kêu!”. Vua vặn lại “Sấm kêu sao lại thối?”. Vị quan chữa lại “Dạ có con cóc chết!”. Vua thắt mắc: “Cóc chết sao lại kêu?”. Vị quan giải thích: “Sấm kêu làm cóc chết!”. Vua giận “Cóc kêu gọi sấm thì làm sao sấm làm cóc chết được”.  Rồi ra lệnh lôi vị quan ra chém đầu, nghi vị quan này muốn ám sát mình.

Rõ nhất là rít,  địt liên hệ ruột thịt với Phạn ngữ dhish, to emit sound (phát ra tiếng kêu). Cũng rõ như  “Con cua  tám cẳng hai càng, Một mai hai mắt rõ ràng con cua” là địt  ruột thịt Phạn ngữ dhish, phát ra tiếng kêu. Anh ngữ đánh hơi gọi là to fart liên hệ với Phạn ngữ pard (to fart), Hy Lạp ngữ là perdo, Old High German là ferzan. Các từ này có gốc fa-, pa-“ liên hệ với Việt ngữ phà là xì ra hơi, nhả ra hơi như phà ra hơi, phà khói, phì phà điếu thuốc  và gốc pe-, fe– liên hệ với Việt ngữ phèo như thấy qua từ ghép phì phèo, với Hán Việt phế là phổi (phổi là cơ quan hô hấp phì, phà ra hơi…). Việt ngữ có từ phá thối nếu hiểu theo nghĩa thô tục thì gần cận với từ phà thối. Ở đây ta có thể dùng Việt ngữ phà ra hơi, đánh hơi để hiểu ngọn ngành Anh ngữ to fart là phà ra hơi.

Như thế ta thấy rất rõ hai từ địt của miền Bắc và Trung Nam là hai từ đồng âm dị nghĩa. Đúng ra Trung Nam phải nói đánh dít hay rít  cho đồng điệu với từ rắm của miền Bắc theo đúng  như từ đôi rắm rít thay vì địt mới không gây ra hiểu nhầm.

ĐÉO, LẸO.

Miền Bắc cũng thường dùng từ đéo chỉ làm tình như giai thoại “đá bèo” (nói lái lại là ‘đéo bà”) của Trạng Quỳnh và thơ Cao Bá Quát có câu:

         Hai hồi trống giục, đù cha kiếp,

        Một lưỡi gươm đưa, đéo mẹ đời.

 Đéo biến âm với đeo, có nghĩa là bám cứng vào nhau, dính chặt vào nhau như “đeo như đỉa đói”. Đéo biến âm với “đèo” là chở nhau, ôm nhau, cõng nhau như đèo bòng tức đèo bồng (bồng là bế, bồng bế”). Đéo cũng biến âm với néo, hai khúc cây nối bằng một khúc dây dùng “neo” bó lúa để đập lúa. Néo hàm nghĩa cột cứng vào nhau (cùng nghĩa với nai, nịt, địt). Néo liên hệ với Anh ngữ nail, vật nhọn dùng đóng chặt hai vật vào nhau. Nguyên thủy neo, nailnêu, cọc nhọn. Như thế từ đéo cũng có nghĩa giống như từ địt làm tình là dính vào nhau, cột vào nhau. Từ đéo biến âm với đeo, đèo, néo nghiêng nhiều về hình ảnh bám chặt vào nhau, ôm nhau, cõng nhau thường thấy nhiều ở loài vật khi giao cấu với nhau như hai con sam khi giao hợp ôm cứng nhau nên tục ngữ có câu “đeo như sam”, cóc ếch khi giao cấu ôm nhau, cõng nhau, đèo nhau… Theo biến âm đ = l như đãng tai = lãng tai, ta có đéo = lẹo. Lẹo cũng có nghĩa là làm tình như con đó với thằng đó lẹo tẹo với nhau. Hai con chó giao cấu với nhau thường nói là “mắc lẹo”.

ĐỤ

Trung Nam nói làm tình là đụ. Ta thấy có thể:

-Đụ là biến âm với đu có một nghĩa là bám cứng như đeo, với đâu (nối lại như  đâu lại với nhau) cũng hàm nghĩa như từ địt của miền Bắc. Theo t = n như túm = núm (nắm, bắt) ta có địt = địn. Địn là từ nói trại đi của địt. Ta có từ đụn địn là từ nói trại đi của hai từ đụ địt. Địa khai ngôn ngữ đụn địnđụ địt còn đào tìm thấy qua bài đồng dao sau đây:

 Mười rằm trăng náu,

Mười sáu trăng treo,

Mười bẩy sẩy chiếu,

Mười tám rám trấu,

Mười chín đụn địn,

Hai mươi giấc tốt

. . . . . .

“Mười bẩy sẩy chiếu” là đêm mười bẩy sải chiếu, trải chiếu.“Mười tám rám trấu” là đêm mười tám đốt trấu làm lò sưởi đã cháy rám, đã cháy nám, đã bén cháy. Tất cả đã sửa soạn sẵn sàng xong, “Mười chín đụn địn” là đêm mười chín đụn địn, tức là làm tình đụ-địt. Các tác giả hiện nay thường giải thích “né tránh” cho khỏi thô tục cho đụn địn có nghĩa là “đi ngủ”. Từ ngủ cũng có nghĩa là làm tình như “con đó ngủ với nhiều thằng”. “Hai mươi giấc tốt” là đêm hai mươi ngủ ngon. Rõ ràng đêm mười chín đâu có ngủ, suốt đêm thức lục đục lo “đụn địn” nên đêm hôm sau mới lăn ra ngủ, mới có “giấc tốt”. Làm tình là liều thuốc ngủ thiên nhiên tốt nhất.

-Đụ là dạng giảm thiểu của đục. Từ đục bị đục bỏ chữ “c” cuối còn lại “đụ”. Đục chỉ động tác làm tình. Theo biến âm đ = th (đủng đỉnh = thủng thỉnh), ta có đục = thục, thúc, thọc, thụt, thọt liên hệ với Anh ngữ thrust, chỉ động tác làm tình.

-Đụ là biến âm với tụ, tủ (theo đ = t). Tụ có nghĩa là qui vào nhau như tụ tập, tụ họp. Đụ, tụ là kết vào nhau, dính vào nhau, đến với nhau. Những nghĩa này đều hàm ý làm tình thấy rất rõ qua từ Latin coitus, coire, Pháp ngữ coit có nghĩa đen là come together (có gốc “co-“, cùng, chung). Coitus, coit gần âm với Việt ngữ chơi (chơi là đến với nhau, cùng vui với nhau), chọi

Còn tủ là phủ là che đậy. Phủ cũng chỉ nghĩa giao cấu, giao hợp như trong truyền thuyết có chuyện thuồng luồng “phủ” người. Làng Ngãi ở Bắc Việt có tục thờ bà Phạm Ngọc Dong. Bà đã được thuồng luồng phủ và sinh ra một bọc trứng nở ra Đại Hải Long Vương. Ông này sau làm tướng giúp  vua Hùng đánh thắng quân Thục bằng các quân lính hoàn toàn là loài thủy tộc. Hàng năm vào ngày mồng 3 tháng giêng, dân làng mở hội, cúng tế, bao giờ cũng có món gỏi cá để cúng ông thần sông Hà Bá và bà Chúa Đầm; cúng ở đình và ở  các bến nước bằng gỏi cá. Vì thế tại vùng này có câu ca dao “Trống Mơ, cờ Sỏi, gỏi Nghìa” để ca tụng  món gỏi cá nổi tiếng của làng Nghìa, làng Nghĩa tức làng Ngãi (Lê Thị Nhâm Tuyết). Mổ xẻ ta thấy quân Thục thuộc sắc dân Tầy-Thái thuộc họ ngoại Mặt Trời Êm Dịu An Dương Vương dòng Nước, âm, họ ngoại Âu Cơ (An Dương Vương dựng nước Âu Lạc kết hợp giữa Âu Việt của Âu Cơ  và Lạc Việt của Lạc Long Quân). Vì thế phải có một vị tướng con của Thuồng Luồng có cốt cá sấu (cá sấu mới đẻ ra trứng) thuộc dòng nước là Đại Hải Long Vương (rõ ràng rồng Long có cốt cá sấu thuồng luồng) và phải dùng quân là các loài thủy tộc mới đánh thắng được quân Thục thuộc dòng nước. Ta cũng thấy tên Dong có nghĩa là bao bọc như thấy qua từ ghép đồng nghĩa bao dong. Lá dong là thứ lá dùng để bao, để bọc, để gói như bánh chưng. Dong là bao bọc là Nong là Nòng.  Tên bà là Bao, Bọc nên bà đẻ ra một bọc trứng và bà là di duệ của Âu Cơ đẻ ra một bọc trứng nở ra trăm Lang Hùng). Bà Phạm Ngọc Dong thuộc dòng nòng, dòng nước nên được thuồng luồng phủ là vậy. Ta cũng thấy công chúa Ngọc Dung (Dung biến âm của Dong như bao dung = bao dong) con vua Hùng vương có dòng máu “mẹ”, nước nên lấy một gã thuyền chài tên là Chử Đồng Tử (Cậu Con Trai sống bên Bến Sông) ở làng Chử Xá (Làng Ven sông). Cuối cùng tại sao chọn ngày 3 tháng giêng làm ngày hội? Xin thưa số 3 là số Đoài tức ao đầm và số 1 là số Chấn (Nguyễn Xuân Quang, Ca Dao Tục Ngữ Tinh Hoa Dân Việt, 2002) tức nước dương có một khuôn mặt là biển (Vua Mặt Trời Nước Lạc Long Quân có mạng Chấn nên có một khuôn mặt là Long Vương Thần biển hóa thành con Rùa Vàng Kim Qui giúp An Dương Vương xây thành Cổ Loa, xây thành xong con Rùa Vàng quay về Biển. An Dương Vương thuộc dòng nước Âu-Lạc, cuối đời cầm sừng tê giác bẩy khấc rẽ nước đi xuống biển là vậy). Ngày 3 tháng giêng đều là ngày của dòng nước, ao hồ sông biển.

Ở đây ta có thể dùng tiếng Việt tìm nguyên ngữ của Anh ngữ fuck. Từ “fuck” có gốc fu- ruột thịt với Việt ngữ phủfu(ck) = phủ = tủ = đụ.

Cuối cùng, như đã nói ở trên, là từ địt của miền Bắc liên hệ với phần đầu nid– của Phạn ngữ nidhuvana (sexual intercourse). Nid- = nịt = địt. Ta cũng thấy từ đụ của Trung Nam cùng âm –dhu- phần thứ hai của Phạn ngữ nidhuvana. Phải chăng miền Trung Nam lấy phần âm giữa còn miền Bắc lấy phần âm đầu? Cả hai cùng một gốc Phạn?

Những từ làm tình của Việt cũng mang ý nghĩa kết hợp, giao hòa, giao hợp nghĩa là mang ý nghĩa của Dịch lý. Qua hai từ địt của miền Bắc và đụ của miền Nam ta cũng thấy có sự phân biệt, chia rẽ như hai từ buồi và cặc.

Cước Chú

(1). Tôi gọi clitoris là hạt tình vì clitoris về cơ thể học tương đương với glans (qui đầu) của dương vật. Tiếng phổ thông glans chỉ một thứ hạt dẻ rừng, vì cơ thể học tương đương với nhau nên đã gọi glans là hạt thì clitoris cũng phải dùng từ hạt cho cân xứng.

Ta cũng thấy dân dã Việt Namgọi clitoris là “hạt chay” như thấy qua câu ca dao:

        Chị em rủ nhau tắm đầm,

        Của em son đỏ, chị thâm thế này?

        Chị thâm là tại anh mày,

        Xưa kia chị cũng hạt chay đỏ lòm.

 

89 comments

  1. Great post. I was checking constantly this blog and I am impressed! Very helpful info specially the remaining phase 🙂 I maintain such info much. I was looking for this certain information for a very long time. Thank you and good luck.

    1. Quang Nguyen · · Reply

      Thanks.

      nnguyễn xuân Quang

  2. Nhím xynk · · Reply

    Quá hay ạ! Em được hiểu thêm nhiều về ngôn ngữ kỳ diệu! Tks bác.

    1. Quang Nguyen · · Reply

      Cám ơn em.

      Nguyễn Xuân Quang bacsinguyenxuanquang.wordpress.com

  3. Tùng Phạm · · Reply

    Thanks bác. Em đọc mở mang ra nhiều điều hay quá!

    1. Quang Nguyen · · Reply

      Cám ơn em.

      Nguyễn Xuân Quang bacsinguyenxuanquang.wordpress.com

  4. Em trai thắc mắc · · Reply

    Bác ơi, cho em thắc mắc là sự liên hệ của Việt ngữ với các ngôn ngữ phương Tây như Latin hay Anh ngữ là như thế nào ? Tại sao lại không có những liên hệ với các ngôn ngữ gần chúng ta hơn như Hán, Ấn, Miên ?

    1. Quang Nguyen · · Reply

      Cám ơn em.

      Sự liên hệ giữa Việt ngữ và Ấn Âu ngữ (Anh, Pháp, Đức, Ý…) là qua gốc Phạn ngữ . Tôi khám phá ra phần lớn các từ thuần Việt (thuần nôm) đều liên hệ với Phạn ngữ ví dụ Cả là lớn (vợ cả, đũa cả), số một (anh cả, thợ cả) ruột thịt với Phạn ngữ eka là số một. Sự liên hệ này ruột thịt như thế nào? Liên hệ mẹ con? Liên hệ chị em? Liện hệ bà con họ hàng gần xa ra sao? Liên hệ do tiếp xúc? Liên hệ do vay mượn? … Điều này các nhà ngôn ngữ học sẽ xác định. Ta hãy để qua một bên, duy chỉ cần có liên hệ thôi, ta có thể học và tìm hiểu tiếng Ấn Âu ngữ (Anh, Pháp, Đức, Ý…) bằng chữ Việt và ngược lại.
      Còn các ngôn ngữ cùng tộc, đại tộc với Việt ngữ và liên hệ mật thiết với Việt ngữ như Nam Á, Mon Khmer, Tầy Thái, Nam Đảo, Hán ngữ tất nhiên liên hệ với Việt ngữ.
      Ngoài ra tất cả các ngôn ngữ ruột thịt với Phạn ngữ như Ấn Độ, Cổ ngữ Á Châu… cũng liên hệ với Việt ngữ qua gốc Phạn.

      Nói cho cùng, nếu ta chấp nhận thuyết loài người cùng có một ngôn ngữ chung là Tiếng Mẹ (Mother Tongue) thì Việt ngữ liện hệ với tất cả ngôn ngữ loài người. Chỉ khác là liên hệ như thế nào thôi.

      Nguyễn Xuân Quang bacsinguyenxuanquang.wordpress.com

  5. cực kì Logic! cực kì hay , Qúa là mở mang kiến thức. cám ơn BS nhiều lắm

    1. Quang Nguyen · · Reply

      Cám ơn em.

      Nguyễn Xuân Quang bacsinguyenxuanquang.wordpress.com

    2. Quang Nguyen · · Reply

      Cám ơn em.

      Nguyễn Xuân Quang bacsinguyenxuanquang.wordpress.com

  6. Au Duong Phong · · Reply

    Bài viết quá hay và công phu. Tôi thường nghe dân miền nam hay nói “đồ xạo ke”, cũng có người nói “thằng đó xạo lồn” Vậy là thêm một bằng chứng “ke=lồn” hehehhe

    1. Quang Nguyen · · Reply

      Cám ơn anh.

      Bằng chứng anh tìm ra quá hay và qúa đúng.
      Như đã biết, theo Alexandre de Rhodes ke vừa có nghĩa là bộ phận sinh dục nam vừa có nghĩa là bộ phận sinh dục nữ.
      .Theo duy dương, thì nói xạo ke là xạo que, xạo cọc, xạo cược, xạo c…c.
      .Theo duy âm, thì nói xạo ke là xạo khe, xạo ghe, xạo kẽ, xạo l…

      Nguyễn Xuân Quang
      bacsinguyenxuanquang.wordpress.com

  7. “Khôn thì ăn cháo, ăn chè,
    Dại thì ăn đếch, ăn đác, ăn ghe, ăn đồ.”

    theo phương ngữ Nghệ An, “đồ” cũng là từ chỉ bộ phận sinh dục nữ!

    còn từ “hĩm” nữa đúng không bác?

    1. Quang Nguyen · · Reply

      Thưa anh,

      Đúng vậy.

      Đồ cũng là từ chỉ bộ phận sinh dục nữ.
      ‘Hai đứa tranh nhau một cái đồ’.
      ‘Đồ nhà khó vừa nhọ vừa thâm’.

      .Hĩm cũng có nghĩa là bộ phận sinh dục nữ. Đây là một từ thấy ở các tộc con cháu của Thái Dương Thần Nữ Âu Cơ, nhất là các tộc ở hải đảo.

      .Việt ngữ hĩm, con gái, bộ phận sinh dục nữ.
      .Nhật ngữ hime, con gái, công chúa.
      .Đảo Marquesa thuộc Đa Đảo: hina, đàn bà, phái nữ.
      .ĐảoTahiti: vahine, đàn bà, phái nữ.
      .Đảo Hawaii: wahine, đàn bà, phái nữ và hine, phái nữ, bộ phận sinh dục nữ.
      Hawaii có hai vị thần tổ thế gian là thần đực Ku và thần cái Hine. Ku chính là Việt ngữ Cu, bộ phận sinh dục nam và Hine chính là Hĩm có một nghĩa là bộ phận sinh dục nữ.

      (xem Nhận Diện Danh Tính và Bản Thể Mẹ Tổ Âu Cơ 3).

      Nguyễn Xuân Quang

  8. nguyễn hữu hiếu trung · · Reply

    Cám ơn những bài viết của chú, rất Bổ ích, chúc chú và gia đình mạnh khỏe, dzui dzẻ, có nhiều sức khỏe để viết nhiều bài hay hơn nữa, cám ơn chú

    1. Quang Nguyen · · Reply

      Cám ơn em.

      Nguyễn Xuân Quang
      bacsinguyenxuanquang.wordpress.com

  9. Em chào BS Nguyễn Xuân Quang,
    Đọc bài của BS mới thấy tiếng Việt của mình sao yếu kém thế…
    Nhân tiện BS cho em hỏi từ “gươm đàn” trong truyện Kiều khi đến đoạn nới về Từ Hải “Gươm đàn nửa gánh, giang sơn một chèo” thì từ “gươm đàn” là gì?.
    Ông An Chi trên tờ “Kiến Thứ Ngày Nay” có nói là gươm là kiếm còn đàn là một loại nhạc cụ, em nghe thế coi bộ không ổn vì Từ Hải là tướng, là dân con nhà võ, với lại Từ Hải chẳng lẻ một tay cầm gương tung hoành tứ bể, còn cặp nách bên hông cây đàn thì em không tin cho lắm. Mong BS cho em xin lời cao kiến.
    Cám ơn BS Nguyễn Xuân Quang.
    Lê Huy

    1. Quang Nguyen · · Reply

      Cám ơn em’
      Ráng học hỏi.
      Nguyễn Xuân Quang
      bacsinguyenxuanquang.wordpress.com

  10. Lê Nhân Thành · · Reply

    Cam on BS Nguyen Xuan Quang ve bai viet rat bo ich nay. La mot nguoi o nganh y nhung BS tim hieu kha ky ve ngon ngu hoc. Tuy nhien, vi bai viet cua BS co tinh hoc thuat nen xin BS cho them phan xuat xu de nguoi doc kiem chung va tim hieu them. Chan thanh cam on BS. Chuc BS luon manh khoe, hanh phuc va co nhieu cong trinh khao cuu bo ich cho ban doc. Le Nhan Thanh

    1. Quang Nguyen · · Reply

      Cám ơn anh rất nhiều.
      Phần lớn các tham khảo tôi đã viết ở các tác phẩm đã in như Tiếng Việt Huyền Diệu, Ca Dao Tục Ngữ Tinh Hoa Dân Việt, Giải Độc Trống Đồng Nòng Nọc Âm Dương Đông Nam Á, Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt…

      Tôi sẽ cố gắng nhắc lại…

      Nguyễn Xuân Quang
      bacsinguyenxuanquang.wordpress.com

  11. Hoàng Tùng · · Reply

    Rất triết lý và sâu sắc.
    Cám ơn BS, tôi đã sáng tỏ ra nhiều điều.

    1. Quang Nguyen · · Reply

      Cám ơn anh rất nhiều.
      Nguyễn Xuân Quang
      bacsinguyenxuanquang.wordpress.com

  12. Cảm giác như vừa trong thư viện bước ra .
    Cám ơn Người thầy thuốc Nguyễn Xuân Quang , cuộc đời này có ông làm óng ánh lên cái đẹp của những nghìn năm văn vật . May thay đất nước Việt trong muôn vàn tai ương lại mọc lên những thiên tài của thời đại như ông vậy .

    1. Quang Nguyen · · Reply

      Cám ơn những lời khich lệ đầy nhiệt tình.

      Nguyễn Xuân Quang
      bacsinguyenxuanquang.wordpress.com

  13. Anh ơi! Anh có facebook không? Cho em theo dõi anh với!

    1. Quang Nguyen · · Reply

      Cám ơn em

      Có. Em có thể đặt báo (subscribe),em sẽ có ngay bài khi tôi đăng lên blog.
      Tôi sẽ cho người bỏ tên em vào danh sách độc giả.

      Nguyễn Xuân Quang
      bacsinguyenxuanquang.wordpress.com

  14. Phạm Quân · · Reply

    Tra “Tục”, hiểu được “Thanh”. Cảm ơn anh vì bài viết hay, nhiều kiến thức rộng mà sâu sắc. Thật không mấy khi có được những kiến thức quý báu này.

    1. Quang Nguyen · · Reply

      Cám ơn anh rất nhiều.
      Nguyễn Xuân Quang
      bacsinguyenxuanquang.wordpress.com

  15. Bác ơi. Từ đụ có quan hệ gì với từ adult (người lớn, làm chuyện người lớn) của tiếng Anh vs Pháp ko ạ? Em thấy từ adult Pháp phát âm là /A- Đul/ nên em thắc mắc có phải đ* là từ mình mượn của Pháp chứ Việt xưa mình ko có phải ko ạ?

    1. Quang Nguyen · · Reply

      Chào em,
      Cám ơn em đã đóng góp.
      Từ adult có nghĩa là trưởng thành, lớn lên, người lớn và cũng có nghĩa của một biểu ngữ liên hệ tới ‘chuyện người lớn’, ‘con heo’ như aldult movies (phim người lớn, phim con heo ‘porno’) như aldulterous, gian dâm…
      Tuy nhiên theo tôi không có liên hệ mật thiết nào với đục, đ… Theo tầm nguyên nghĩa ngữ thì có gốc từ Latin adultus, quá khứ phân từ của adolescere có nghĩa là lớn lên, trưởng thành, tới tuổi đã lớn adolescent, tráng niên, vị thành niên. Giải tự ra có ad- là tới và alescere, được nuôi dưỡng nên có nghĩa là lớn lên, tới tuổi đã lớn, tăng trưởng, trưởng thành.

      nguyễn xuân quang bacsinguyenxuanquang.wordpress.com

  16. Chào bác sĩ.

    Em thấy giang hồ bây giờ xuất hiện thêm từ “chịch.” Không biết là xuất phát từ đâu ạ?

    1. Quang Nguyen · · Reply

      Chào em

      Ở hải ngoại, bác sĩ chưa nghe từ này nên rất khó mà tìm ra nguồn gốc.

      Không biết ‘chịch’ có phải là biến âm, nói trại đi của từ CHÍCH hay không. Chích là đâm bằng vật nhọn như chích kim, ong chích, chích mụn nhọt… Bộ phận sinh dục nam có một nghĩa là cọc, cọc nhọn, vật nhọn… Chịch là đâm, chọc, thọc bằng vật nhọn của phái nam? Ta cũng có từ đinh (vật nhọn bằng kim loại và đinh cũng có nghĩa là đâm bằng vật nhọn, làm tình (nói về phía nam) như ‘thằng đó đinh con bé rồi’. Dĩ nhiên còn cần phải kiểm chứng lại cho chắc chắn xem có đúng hay không.
      Nguyễn Xuân Quang
      bacsinguyenxuanquang.wordpress.com

      1. Hoàng Thư · ·

        Chịch có nghĩa là đụ vì người ta chơi đá dế, nuôi dế sẽ thấy khi con dế trống gạ tình con mái thường phát ra âm “chịch.. chịch..”. Sau này áp dụng chệch đi như một từ lóng thôi.

      2. Quang Nguyen · ·

        Cám ơn đã đóng góp thêm.

        Như tôi đã nói trong bài viết, tiếng lóng rất nhiều tôi chỉ đưa ra từ lá đa.
        Xin đưa ra vài ví dụ về những từ làm tình.
        Chẳng hạn như đinh (đinh là vật nhọn, động từ đinh là đâm bằng vật nhọn): thằng đó đinh con đó rồi.
        Nói về loài vật như chó có từ “đi tơ”, “mắc lẹo”, ở người mắc lẹo thành ‘lẹo tẹo”.
        Ở cừu, dê, người Âu châu nói là ‘tup’.
        Tup, cừu đực phủ cừu cái. Theo biến âm t=d (tựa = dựa) ta có tup = ‘dập’. Dân dã Việt nói dập (rập) là phủ, giao hợp. Việt ngữ cũng có từ vùi dập như vùi dập đời hoa, cô đó bị thằng đó vùi dập. Theo d=l, dập = lấp, lắp (vùi dập = vùi lấp). Lắp cũng có nghĩa là làm tình, “lắp là giao cấu với đàn bà” (Từ Điển Việt Bồ La, Alexandre de Rhode). Hồi thời Tây càn quét, lính đánh thuê Lê Dương hãm hiếp đàn bà con gái, cò đàn ông thì “lắp” đít.
        Ta cũng thấy tup biến âm với ‘top’ (trên, nằm trên) hàm nghĩa phủ.
        Anh ngữ có từ ‘fuck’ như đã nói trong bài = phủ.
        Ta có thể dùng tiếng Việt tìm nguyên ngữ của Anh ngữ fuck. Theo f= ph, ta có “fuck” = phục. Ta có từ đôi ‘phủ phục”. Theo qui luật từ đôi đồng nghĩa của Nguyễn Xuân Quang, ta có phủ = phục = fuck. Ta cũng thấy fuck có fu- = phủ = tủ (che đậy) = đụ.
        Từ Anh ngữ ‘top’ do đó cũng dùng với một nghĩa là con thú đực ví dụ ‘top horse’, ngựa đực. Theo p=b=m, top = ‘tom’. Tom cũng có nghĩa là đực như ‘tom turkey’ (gà tây trống), ‘tom cat’ (mèo đực). Con gái có nam tính (dương nữ) như con trai gọi là “tom boy”.
        Việt ngữ có từ ‘tòm tem’:

        Lợn kêu, con khóc, chồng đòi tòm tem.

        Hiển nhiên tòm tem liên hệ với tom, top, tup.

        Và còn nhiều nữa…

  17. thịnh hồ · · Reply

    nghĩa của từ chè hột la là gì!!!))) trong lớp em ai cũng nói hoài mà em không hiểu

    1. Quang Nguyen · · Reply

      Chào em,

      Em hỏi về hai từ ‘chè hột’ nhưng không cho câu ví dụ về câu nói hay bản văn viết, tôi chưa có dịp nghe qua, nên khó mà biết rõ ý nghĩa muốn nói đích thực là gì. Thành thử chỉ có thể suy đoán mà thôi. Mà suy đoán dĩ nhiên có nhiều phần sai.

      Trước hết hai từ ‘chè hột’ làm nghĩ ngay tới món chè bánh trôi, bánh chay, trong Nam gọi là chè trôi nước là thứ chè bột có nhân đường hình những viên, hột tròn mà bà Hồ Xuân Hương đã có bài thơ:

      Thân em vừa trắng lại vừa tròn,
      Bảy nổi ba chìm với nước non.
      Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,
      Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

      Bài thơ này hiểu theo nghĩa thanh ám chỉ thân phận người phụ nữ trong thời chinh chiến nhưng hiểu theo nghĩa Hồ Xuân Hương có thể có liên hệ tới bộ phận tròn như viên, như hột của cơ quan sinh dục nữ.
      Từ chè và hột đều ám chỉ tới bộ phận sinh dục nữ chăng? Theo biến âm c=k như cà (gà) = kê,ta có chè = khe, chỉ bộ phận sinh dục nữ. Theo k = g như thấy qua Mường ngữ K = Việt ngữ G: kaj = gài; kù = gầu; kò = gõ… Ta có khe = ghe, có một nghĩa chỉ bộ phận sinh dục nữ. Như vậy chè = khe = ghe. Ghét ai đem biếu ‘ba chén chè’. ‘Ba chè’ nói lái lại là ‘ghe bà’. Cho ăn ‘ba chè’ là cho ăn ‘ghe bà’.
      Về cơ thể học, ở bộ phận sinh dục nữ có một cơ quan rất nhậy cảm có dạng hình hột, hạt, Anh ngữ gọi là clitoris, gọi tắt là clit, tôi dịch là hạt tình. Bộ phận này tương đương với qui đầu (đầu rùa) của bộ phận sinh dục nam, cũng có nghĩa là hột, hạt, Anh ngữ là glans có gốc nghĩa là ‘hạt lật’, ‘hạt dẻ rừng’. Tiếng Việt gọi clitoris là mồng đốc, hột le, hột chay, Hán Việt là âm hạch. Mồng đốc là mào thịt (mồng gà, mào gà) ở đốc (đốc, nốc là ghe, thuyền). Mồng đốc là mồng thịt ở ghe phái nữ. Hột le gọi theo hình dáng và vị trí nhô ra ngoài. Hạt hay ‘hột chay’ gọi theo mầu sắc và cảm giác nóng. Từ chay biến âm với cháy, mầu lửa là mầu đỏ như mùa hè đỏ lửa. Với h câm, ta có cháy = cay. Cay là v ị nóng cháy, nóng bỏng, giống như Anh ngữ cay gọi là hot(có nghĩa gốc là nóng). Rễ cây chay dùng ăn trầu có vỏ mầu đỏ, màu đỏ lửa, mầu cháy. Hột chay là hột nóng đỏ. Hột chay này thấy nói rõ trong câu ca dao:

      Chị em rủ nhau tắm đầm,
      Của em son đỏ, chị thâm thế này?
      Chị thâm là tại anh mày,
      Xưa kia chị cũng hạt chay đỏ lòm.

      Như thế phải chăng ‘chè hột’ là hột ở cái ghe phái nữ?

      Dĩ nhiên đây chỉ là suy diễn thôi, có thể có nhiều phần sai hơn đúng. Phải sống với ngôn ngữ nhất là tiếng lóng mới hiểu rõ được ý nghĩa và nguồn gốc ngôn ngữ. Em hãy cho tôi vài ví dụ về từ này. Hy vọng có được góp ý của nhiều vị có nhiều chữ nghĩa để truy tìm ra được ý nghĩa đích thực của hai từ này.
      Nguyễn Xuân Quang

      1. Thành Bùi · ·

        ‘Chè hột la’ là nói lái của ‘chà hột le’.

      2. Quang Nguyen · ·

        Hay, nhưng hột la là hột gì vậy?
        NXQ

      3. Lưu Vĩnh Phúc · ·

        hột le là âm vật đó bác

      4. Quang Nguyen · ·

        Đúng vậy. Tôi vốn là bác sĩ sản khoa nên biết rõ hột le là âm vật. Hột le âm vật tương đương với dương vật phái nam. Ở các phụ nữ ái nữ ái nam (lại đực) thì âm vật phát triển lớn ra thành dương vật, nên có cả hai thứ nường và nõ.
        Dân gian gọi hột le là hột chay thấy qua câu ca dao đại khái là:
        Chị em cùng đi tắm đầm,
        Tại sao hột chị lại thâm thế này?
        Hột thâm là tại anh mày,
        Khi xưa của chị hột chay đỏ lòm.

        Nói theo văn chương tôi gọi là hột tình.
        Nguyễn Xuân Quang.

  18. Lau nay biet mù mờ hio moi ro.cam on bac nhe

    1. Quang Nguyen · · Reply

      Cám ơn anh.
      Nguyễn Xuân Quang
      bacsinguyenxuanquang.wordpress.com

  19. Vậy bác sĩ nghĩ thế nào về việc sử dụng chúng trong giao tiếp ạ?

    1. Quang Nguyen · · Reply

      Cám ơn.
      Sử dụng trong giao tiếp, hiển nhiên tùy theo trường hợp như thấy trong ngôn ngữ Việt.
      Ví dụ trong trường hợp ăn nói lịch sự, trang nghiêm, thanh cao thì chúng ta nên né tránh những từ được cho là thô tục mà dùng những từ được cho là ‘có học’như bộ phận sinh dục nam, nữ, của quí, chỗ kín…, dùng các từ mang nghĩa ẩn dụ như cái ấy, cái đó, lá đa, cái quạt, sò, hến, tôm he, cái bướm, chim…, dân dã hơn và trẻ em hơn thì cu, hĩm, túm…, trong chửi bới dân giã thì cứ tự do văng tục cho đã cái mồm, đã tức và để đàn áp đối thủ…
      Nguyễn Xuân Quang.

  20. Em đọc thấy câu hỏi của bạn Thịnh Hồ hỏi về “chè hột la”. Em nghĩ đó là nói lái đảo vần của “chà hột le”. “Chà” trong ngữ này là động từ. Phần còn lại BS đã giải thích rất chi tiết ạ.

    1. Quang Nguyen · · Reply

      Cám ơn em rất nhiều đã bổ túc.
      Em nói đúng đấy. Đó là câu nói lái: ‘chè hột la’ nói lái lại là ‘Chà hột le’. Chà và chè cùng nghĩa như nhau. Người Bắc nói uống chè Tầu, chà Tầu còn người Trung và Nam nói uống trà Tầu. Hán Việt là trà. Quảng Đông là xà, nhẩm xà (uống trà).
      Ngoài ra, ở cả ba miền Bắc Trung Nam, chè còn gọi món thức ăn nước có đường, ngọt.
      Chè, chà, trà có gốc nghĩa là nước. Miền Nam có từ chà cá. Chà cá là một cách nuôi cá ngoài sông (cá ruột thịt với nước, con cá sống vì nước). Đóng bốn cây cọc ngoài sông rồi cột tre làm thành một khung vuông hay chữ nhật trên mặt nước, trong khung thả bèo lục bình. Mỗi ngày thả thức ăn xuống nuôi cá. Cá ngoài sông vào ăn rồi lại ra ngoài sông sống như cũ. Đến mùa cá đã đủ lớn, thả thức ăn xuống rồi quây lưới bắt cá.
      Ấn ngữ chai là chà, trà. Tất cả các từ nêu trên kể cả từ cá liên hệ với Phạn ngữ aka, Tây Ban Nha ngữ aqua, nước.
      Nguyễn Xuân Quang.

      1. BS không cần phải máy móc vậy đâu: “Chè hột la” nói lái thành “Chà hột Le”. “Hột Le” người miền nam trung bộ và nam bộ hiểu ( hoặc đinh nghĩa) tức là cái âm vật của phụ nữ. Còn “Chà” là động từ chỉ sự cọ xát, chà xát, là hành động lấy tay hay vật gì đó cho tiếp xúc vào chỗ muốn tiếp xúc theo kiểu tịnh tiến hoặc xoay tròn. Như vậy “chà hột le” là hành động thủ dâm hoặc kích dục chứ không như BS giải thích ám chỉ là “Ghe…”. mà Ghe..,là ám chỉ nguyên cái hình dáng bên ngoài của bộ phận sinh dục nữ, còn “Hột Le” chỉ là cái âm vật thôi.

      2. Quang Nguyen · ·

        Cám ơn anh đã góp ý.
        Tôi saved comment của anh để khi có thì giờ trả lời anh chứ không xoá đi (thường sau khi soạn song bài để post lên blog tôi mới trả lời độc giả).
        Giải nghĩa của anh đúng trăm phần trăm vì trước đây cũng đã có một em giải thích như vậy:
        MunkieDang • February 15, 2016 – 12:16 pm.
        Em đọc thấy câu hỏi của bạn Thịnh Hồ hỏi về “chè hột la”. Em nghĩ đó là nói lái đảo vần của “chà hột le”. “Chà” trong ngữ này là động từ. Phần còn lại BS đã giải thích rất chi tiết ạ.
        Đúng như em MunkieDang và anh giải thích, đây là cách kích thích cảm khoái nhục dục cho phái nữ qua kích thích hạt tình (hột le). Có thể đây là một hình thức thủ dâm hay phái nam ‘foreplay’ để giúp người nữ đạt được tới cực khoái lúc làm tình.
        Tuy nhiên từ chà dùng thô bạo quá, mạnh tay quá có khi mang lại cảm giác khó chịu làm phái nữ cụt hứng.
        Nhắc lại là trong thư trả lời tôi đã viết: ‘Dĩ nhiên đây chỉ là suy diễn thôi, có thể có nhiều phần sai hơn đúng. Phải sống với ngôn ngữ nhất là tiếng lóng mới hiểu rõ được ý nghĩa và nguồn gốc ngôn ngữ. Em hãy cho tôi vài ví dụ về nhóm từ này. Hy vọng có được góp ý của nhiều vị có nhiều chữ nghĩa để truy tìm ra được ý nghĩa đích thực của nhóm từ này.
        Một lần nữa cám ơn anh và em MunkieDang.
        Nguyễn Xuân Quang

  21. miền Nam dùng chim để chỉ bộ phận SD nữ, ko phải nam như miền Bắc
    miền Bắc dùng chim/bướm thì miền Nam dùng cu/chim
    sau này internet phát triển nên cách dùng của miền Bắc mới ảnh hưởng nhiều tới miền Nam

    1. Quang Nguyen · · Reply

      Thưa anh, tôi là người Bắc, sinh ở miền Trung và lớn lên ở miền Nam, thú thật tôi chưa nghe và đọc thấy miền Nam gọi bộ phận sinh dục phái nữ là CHIM. Nếu anh có tài liệu xin anh cho biết.
      Cám ơn anh rất nhiều.

      Nguyễn Xuân Quang.

  22. Danny Nguyen · · Reply

    Tôi có một thuyết như thế này, không liên quan tới bài viết này lắm. Từ “ma” trong tiếng Việt ngày nay được hiểu theo nghĩa hồn ma. Nhưng có thể ngày xưa, “ma” chỉ có nghĩa là “cái chết”, thí dụ “đám ma” nghĩa là đám cho người chết.

    Xét theo phương diện này, âm “ma” cũng xuất hiện trong nhiều ngôn ngữ khác với ý nghĩa tương tự:

    Maraṇaṁ (Tegulu/Tamil), kematian (Malay), Macabre (English/French), mortem (Latin).

    Không biết có ai chia sẻ cùng quan điểm này không?

    1. Quang Nguyen · · Reply

      Cám ơn anh đã đóng góp.
      Thưa anh đúng như vậy. Ma có nhiểu nghĩa.

      1. Ma có một nghĩa là một thứ hồn như thấy qua từ đôi ‘hồn ma’, ‘Ma đưa lối quỷ dẫn đường, cứ tìm những chốn đoạn trường mà đi’ (Kiều). Tiếng Phạn mala hồn người chết. Ai Cập ngữ ‘ba’ là hồn người chết. Theo biến âm b = m (bồ hôi = mồ hôi), ta có ba = ma. Về sau, thường cho hồn loại này là loại hồn xấu, không siêu thoát như ‘tà ma’, ‘hồn ma báo oán’, ‘bị hồn ma ám’, ‘ma quỉ’…
      2. Ma có nghĩa là chết như anh nói ‘đám ma’, như ‘thây ma’ là thi thể người chết, ‘tang ma’…

      Ngoài ra ma còn có những nghĩa không liên quan tới hồn, chết mà có nghĩa là mê hoặc, mê say, mê mẩn không bỏ được như ma men, ma túy…, có nghĩa là xấu xa, ác độc, tinh quái như ma mãnh, ma bùn, ma cuội, ma le, ma lanh, ruột thịt với Pháp ngữ malin, maligne, malicieux…., Anh ngữ malice, malicious, malign, malignant…
      Nguyễn Xuân Quang.

  23. […] Nguồn: Đăng bởi Bác sĩ Nguyễn Xuân Quang tại https://bacsinguyenxuanquang.wordpress.com/2011/07/29/y-nghia-những-từ-tho-tục-trong-việt-ng… […]

    1. Quang Nguyen · · Reply

      Thành thật cám ơn đã tiếp tay phổ biên.

      Nguyễn Xuân Quang

  24. Hiền Quỳnh · · Reply

    Trong bài viết của bác sĩ, tôi thấy có phần viết về chữ lẹo tẹo không đúng hẳn 100%. Bác sĩ đã viết “ta có đéo = lẹo. Lẹo cũng có nghĩa là làm tình như con đó với thằng đó lẹo tẹo với nhau. Hai con chó giao cấu với nhau thường nói là “mắc lẹo”.”. Câu giải thích này theo tôi không hoàn chỉnh và không chính xác vì:

    1. Lẹo ngoài lẹo tẹo còn dùng trong mụt lẹo, một loại bệnh trên mắt (https://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BA%B9o). Theo tôi, chữ lẹo này không hề liên quan đến đéo và vì vậy, việc nhận xét từ đéo = lẹo có lẽ chỉ là một cách suy đoán, chứ không là 100% là cách duy nhất để giải thích

    2. Việc bác sĩ giải thích “Lẹo cũng có nghĩa là làm tình như con đó với thằng đó lẹo tẹo với nhau” đã dẫn đến việc người bạn gái miền Bắc của tôi cho rằng lẹo tẹo đồng nghĩa với làm tình, đụ nhau nên cô ấy nói không thể dùng vì rất thô tục. Theo tôi, đây là một ngộ nhận. Người miền Nam, nếu cần nói thẳng việc mây mưa, thì thường dùng từ đụ hoặc chịch, ví dụ “hôm qua đi massage đụ con đó đã quá” hoặc “mầy hôm qua chịch nó mấy phát mà sáng nay ngồi uống rượu chân rung vậy mậy ?”. Lẹo tẹo như bác sĩ dẫn giải là có, ví dụ sáng dậy người ta hỏi “mầy hôm qua tới nhà nó tối vậy tính lẹo tẹo với nó hả mậy”. Nhưng nếu cần hỏi thẳng việc địt, đụ, chịch, không ai dùng danh từ rất nhẹ là lẹo tẹo, mà họ sẽ dùng địt, đụ, chịch, hoặc chơi “hôm qua chơi nó mấy phát vậy mậy”. Lẹo tẹo mà tôi biết được dùng khi người ta nghi ngờ, chưa thể khẳng định, hoặc nói bóng gió, ví dụ “ê, hôm qua tao thấy ông Năm trại hòm xóm mã liệt sĩ lẹo tẹo với bà Tám Ù xóm con Muỗi trong quán đó đó mầy”. Tôi chưa hề thấy ai đánh ghen, hoặc khẳng định khi đã thấy rõ ràng việc mây mưa.

    Chính vì vậy, lẹo tẹo đồng nghĩa với ghen bóng ghen gió, là một cách nói rất dễ thương của người miền Nam, tương tự như bồ bịch là từ thường dùng ngày nay. Ví dụ, thay vì người vợ buồn và nói “anh cứ đi bồ bịch với cô ấy rồi bỏ mẹ em con vậy hoài”, thì ở miền Nam người vợ lại nói “anh cứ đi lẹo tẹo với con đó rồi bỏ mẹ con em hoài”, không hề có ý nghĩa là đụ, là chịch như “anh cứ đi đụ với con đó rồi bỏ mẹ con em hoài”. Lẹo tẹo là một câu trách móc rất miền Nam về việc ghen tuông chồng cứ đi “ngoài luồng”, và khi nghe câu ấy, nếu là người miền Nam, người chồng sẽ rất thương vợ mình.

    Do vậy, việc bác sĩ khẳng định “ta có đéo = lẹo. Lẹo cũng có nghĩa là làm tình như con đó với thằng đó lẹo tẹo với nhau” và không dẫn thêm cách dùng trong các trường hợp khác đã làm cho độc giả (ít nhất là người bạn gái miền Bắc của tôi) ngộ nhận lẹo tẹo đồng nghĩa với chữ đụ, theo tôi tương tự việc người ta viết “bia là tấm đá khắc tên người đã mất” rất đúng như không đủ vì bia còn có bia chùa không hề liên quan đến bia mộ. Có thể đéo = lẹo và lẹo ở 1 trường hợp nào đó là làm tình như bác sĩ đã dẫn nhưng ít nhất trong đời tôi, lẹo tẹo là từ ghen tuông bóng gió rất miền Nam và không hề thô tục. Nếu bác sĩ thấy sai xin dẫn dắt các trường hợp người miền Nam nói ra sao mà chữ lẹo tẹo thành ra được hiểu như việc khẳng định là đụ (vì tôi chưa thấy ai vô trong quán đèn mờ làm xong rồi ra nói tao vừa lẹo tẹo với con đó vì nó quá nhẹ và không nói ra được cái đã như câu tao vừa đụ con đó hay tao vừa chơi nó đã quá). Nếu ý kiến tôi lại một ý kiến đúng, xin bác sĩ hãy cập nhật lại về phần lẹo tẹo để người ít dùng (ví dụ người Bắc) sẽ hiểu rõ thêm về danh từ rất ghen tuông bóng gió và dễ thương này.

    1. Quang Nguyen · · Reply

      Trước hết cám ơn ông đã góp ý.
      Theo ông “Trong bài viết của bác sĩ, tôi thấy có phần viết về chữ lẹo tẹo không đúng hẳn 100%. Bác sĩ đã viết ‘ta có đéo = lẹo. Lẹo cũng có nghĩa là làm tình như con đó với thằng đó lẹo tẹo với nhau. Hai con chó giao cấu với nhau thường nói là “mắc lẹo” ‘. Câu giải thích này theo tôi không hoàn chỉnh và không chính xác.
      Vì: ‘Lẹo ngoài lẹo tẹo còn dùng trong mụt lẹo, một loại bệnh trên mắt (https://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BA%B9o) Theo tôi, chữ lẹo này không hề liên quan đến đéo và vì vậy, việc nhận xét từ đéo = lẹo có lẽ chỉ là một cách suy đoán, chứ không là 100% là cách duy nhất để giải thích.
      -Xin trả lời ông.
      Vâng, lẹo còn dùng chỉ mụt lẹo, danh từ y khoa là chalazion, một thứ mụn (mụt) do tuyến Meibom ở mí mắt gây ra trông như một cục nhỏ dính chặt ở mí mắt thường phải mổ lấy ra mới được. Dính chặt là một nghĩa của từ lẹo (xem dưới).
      Dân dã có người giải thích do liên tưởng qua việc chó mắc lẹo nên cho rằng vì nhìn chó
      mắc lẹo nên bị mụt lẹo. Dĩ nhiên không đúng và có tính cách bỡn cợt. Lẹo ở đây có lẽ nghiêng nhiều về nghĩa DÍNH CHẶT vào (xem dưới).
      Ông cho rằng: lẹo ‘không hề liên quan đến đéo và vì vậy, việc nhận xét từ đéo = lẹo có lẽ chỉ là một cách suy đoán, chứ không là 100% là cách duy nhất để giải thích’.
      Tôi xin dẫn chứng lẹo có nghĩa là đéo qua các từ Việt ngữ cổ:
      -Từ Điển Mường-Việt của Nguyễn Văn Khang:
      Mường ngữ lẹo tướp là lẹo: Nả ngỏ đố hai con ca lẽo tướp rà. Nó nhìn thấy hai con gà phối giống (lẹo).
      Mường ngữ là một thứ Việt ngữ cổ dùng nhiều ở Miền Bắc Việt Nam. Như thế lẹo không thể chỉ cắt nghĩa theo cái hiểu của người Miền Nam như ông nghĩ.
      -Từ Điển Việt Bồ La của Alexandre de Rhodes:
      Lẹo: sự giao cấu của loài chó. Lẹo: mụn lẹo trong mắt. Lẹo: quả sinh đôi, quả dính liền với nhau.
      -Đại Nam Quốc Âm Tự Vị, Paulus Của:
      Lẹo: dính lại, đâu lại với nhau.
      Trái lẹo: trái có tật vì có trái nhỏ đâu dính một bên, không phải là trái sinh đôi.
      Lẹo tẹo: vương vấn lấy nhau, âm thầm dính dấp cùng nhau.
      …..

      Như thế rõ ràng lẹo với nghĩa “dính liền với nhau”, “dính lại, đâu lại với nhau”, “giao phối”, “dính dấp cùng nhau” là biến âm của đéo và có nghĩa của đéo như trong bài tôi đã viết: “Đéo biến âm với đeo, có nghĩa là bám cứng vào nhau, dính chặt vào nhau như “đeo như đỉa đói”. Đéo biến âm với “đèo” là chở nhau, ôm nhau, cõng nhau như đèo bòng tức đèo bồng (bồng là bế, bồng bế”). Đéo cũng biến âm với néo, hai khúc cây nối bằng một khúc dây dùng “neo” bó lúa để đập lúa. Néo hàm nghĩa cột cứng vào nhau (cùng nghĩa với nai, nịt, địt). Néo liên hệ với Anh ngữ nail, vật nhọn dùng đóng chặt hai vật vào nhau. Nguyên thủy neo, nail là nêu, cọc nhọn. Như thế từ đéo cũng có nghĩa giống như từ địt làm tình là dính lại, đâu lại với nhau dính vào nhau, cột vào nhau…
      Theo biến âm đ = l như đãng tai = lãng tai, ta có đéo = lẹo. Lẹo cũng có nghĩa là làm tình như con đó với thằng đó lẹo tẹo với nhau. Hai con chó giao cấu với nhau thường nói là “mắc lẹo”.
      Như thế lẹo và đéo
      -phải là biến âm của nhau theo l=d (như đãng = lãng (tai); đụt = lụt (nhụt, cùn, ngu); đác = lác, biến âm với của cổ ngữ Việt nác là nước…). Biến âm l với đ cũng thấy rõ qua các từ đôi như lẽo đẽo, lãng đãng, linh đình, lênh đênh, lờ đờ…
      -và có cùng nghĩa “dính liền với nhau”, “dính lại, đâu lại với nhau”, ‘dính chặt vào nhau’, ‘cột vào nhau’, ‘néo, neo vào nhau’ tức nghĩa của từ Đéo, Địt (địt làm tình là dính lại, đâu lại với nhau dính vào nhau, cột vào nhau . Địt biến âm với nịt, sợi dây cột quần dính vào người), xem từ địt. Ông không thể nói là “lẹo không hề liên quan đến đéo”. Lẹo hiển nhiên liên quan tới đéo và có một nghĩa là làm tình. Lẹo tẹo theo nghĩa thô tục của đéo là làm tình ở người và hiển nhiên như đã biết, như đã thấy ở trên là giao phối, giao cấu ở loài gà chó.

      Ở nhiều chỗ ông cũng thừa nhận là tôi đúng vì ông thừ nhận là ‘Lẹo tẹo như bác sĩ dẫn giải là có, ví dụ sáng dậy người ta hỏi “mầy hôm qua tới nhà nó tối vậy tính lẹo tẹo với nó hả mậy” ‘. Và ‘Có thể đéo = lẹo và lẹo ở 1 trường hợp nào đó là làm tình như bác sĩ đã dẫn nhưng ít nhất trong đời tôi, lẹo tẹo là từ ghen tuông bóng gió rất miền Nam và không hề thô tục.

      -Ở điểm lẹo là ‘từ ghen tuông bóng gió rất miền Nam và không hề thô tục” này thì ông nói đúng. Ở Miền Bắc lẹo tẹo cũng có nghĩa hiểu theo nghĩa thanh nhã, ‘nói bóng gió, không thô tục’ như ông hiểu và giống như trong Đại Nam Quốc Âm Tự Vị của Paulus Của: ‘vương vấn lấy nhau’.
      Nhưng thưa ông, đây là bài viết Ý Nghĩa Những Từ Thô Tục Trong Việt Ngữ cho nên tôi chỉ giới hạn nhìn dưới diện thô tục mà để qua bên diện nghĩa thanh nhã, bóng gió, không thô tục.
      Tôi và ông chỉ khác là tôi nhìn theo phía thô tục của bài viết và ông chỉ nhìn theo nghĩa không thô tục và ông không chấp nhận là lẹo có một nghĩa thô tục. Thưa ông, các từ thô tục khác trong Việt ngữ cũng có những ý nghĩa thanh nhã ngoài nghĩa thô tục như thấy rõ qua từ đinh. Lão xếp đinh con thư ký rồi. Hiểu theo nghĩa thanh nhã có thể là ông xếp nặng lời mắng chửi, rầy la thậm tệ cô thư ký. Còn hiểu theo câu nói với ẩn ý thô tục thì đinh là ‘đóng cọc’, vật nhọn như cây đinh.
      Ông nhìn về phía mặt trăng, tôi nhìn về phía mặt trời theo chủ đề bài viết và dựa vào các luật ngôn ngữ học. Ông không thể quyết đoán là tôi sai, là ‘ngộ nhận’.

      Tóm lại tôi rất đúng khi nhìn lẹo tẹo theo nghĩa chính thô tục theo chủ đề bài viết, theo tầm nguyên nghĩa ngữ tức theo nghĩa gốc. Còn ông cũng đúng khi nhìn theo nghĩa thanh nhã, bóng gió tức theo nghĩa đã biến đổi theo thời gian, nghĩa phụ và không nằm trong chủ đề bài viết này.
      Nguyễn Xuân Quang.

  25. Ngô Hoài Cổ · · Reply

    Thật công phu, thật sâu sắc, thật bổ ích cho bạn đọc. Xin cám ơn BS Xuân Quang nhiều nhiều!

    1. Quang Nguyen · · Reply

      Cám ơn anh đã khích lệ.
      Nguyễn Xuân Quang.

  26. Bài viết quá hay, người viết thật uyên bác.

    1. Quang Nguyen · · Reply

      Thành thật cám ơn sự khích lệ.
      Nguyễn Xuân Quang.

  27. nGUYEN XUAN NGUYEN · · Reply

    Hiện nay nhiều khi ta nói nhưng không hiểu hết các từ nói ra. Nếu có quyển từ điển giải nghĩa các câu nói thì rất hay. Ngồn ngữ tiếng Việt cổ chắc ngày nay không hiểu được hết. Không biết cách đây 2000-3000 năm ông cha ta nói các câu có giống ngày nay không?

    1. Quang Nguyen · · Reply

      Xin lỗi, tôi mới đi xa về nên trả lời chậm trễ. Cám ơn anh đã góp ý.
      Cách đây mấy ngàn năm ông cha ta nói khác bây giời. Đó là tiếng cổ thuần Việt khác nhiều chữ Việt hiện kim.
      Nếu tôi có thì giờ, tôi sẽ soạn một cuốn Từ Điền Nguồn Gốc Chữ và Nghĩa Tiếng Việt dựa vào chữ cổ thuần Việt này.

      Nguyễn Xuân Quang.

  28. Vũ Đức Tâm · · Reply

    Bác sĩ hay Nhà văn hóa?

    1. Quang Nguyen · · Reply

      Cám ơn anh rất nhiều.

      Bác sĩ thì chắc chắn rồi vì có bằng cấp của cả hai quốc gia. Còn nhà văn hóa thì tùy thuộc vào độc giả.

      Nguyễn Xuân Quang

  29. Cho mình hỏi người miền bắc thường nói chuyện với nhau và chửi nhau là ” đầu màu”. Mình biết nó mang nghĩa thô tục nhưng không biết nó có nghĩa gì. Xin tác giả giải đáp cho mình. Xin cảm ơn.

  30. Cho mình hỏi người miền bắc thường chửi nhau là ” đầu màu”. Mình biết nó mang nghĩa thô tục nhưng không biết nó có nghĩa thật sự là gì. Xin tác giả giải đáp cho mình. Xin cảm ơn.

    1. Quang Nguyen · · Reply

      Cám ơn anh đã nêu câu hỏi.

      Thú thật tôi sống ở hải ngoại đã lâu, chưa nghe nói tới hai chữ ‘đầu màu” này nên không biết được ý nghĩa. Phải biết rõ hai từ này trong nguyên cả câu nói, thường nghe nói ở địa phương nào? Câu này thường do phái nữ hay phái nam nói? Nếu là phái nữ nói thì không biết có liên hệ gì tới cái ‘đầu mầu đỏ’mà phái nữ hàng tháng có một lần không?
      Nguyễn Xuân Quang.

  31. côloo nhuê bẹp bẹp nghĩa là gì ạ

    1. Quang Nguyen · · Reply

      Cám ơn em đã đóng góp.
      Từ Côloo em viết không phải là từ Việt ngữ chuẩn. Em phải viết theo Việt ngữ chuẩn tôi mới hiểu rõ được. Đây có thể là một từ lóng (slang). Côloo có phải là Con L không? Thú thật tôi sống ở hải ngoại đã lâu, chưa nghe nói tới mấy chữ này nên không biết được ý nghĩa. Phải biết rõ cụm từ này trong nguyên cả câu nói, thường nghe nói ở địa phương nào? Câu này có phải là ngôn ngữ của giới trẻ hiện nay nói theo ngôn ngữ i (như iphone) không?
      Nguyễn Xuân Quang.

      1. Quốc Việt Trịnh · ·

        Côloo nhuê: là cách gọi châm biếm của phường Cổ Nhuế, quận Từ Liêm, Hà Nội. Lái âm từ cologne – một thành phố lớn của Đức.
        Trước đây khu vực này là vùng ven, nhiều dân lao động tứ xứ, nhà cửa lụp xụp, gái điếm ở vùng này cũng thuộc phẩm cấp bình dân như vậy vì nhiều dân lao động chân tay tứ xứ nhất là thợ nề, thợ hồ xa nhà họ có nhu cầu tình dục lớn nên gái điếm về đây cũng rất nhiều. Khi thay da đổi thịt, nhà cửa mọc lên nhiều, từ xã lên phường thì người dân hay gọi Côloo nhuê cho nó tây tây, vui vẻ.
        Bẹp bẹp cũng không hơn gì nghĩa châm biếm chỉ hành động làm tình, đụ/địt, gây tiếng động bẹp bẹp hay chỉ sự tầm thường của nơi này.

      2. Quang Nguyen · ·

        Cám ơn em cho biết thêm tiếng lóng địa phương.
        Nguyễn Xuân Quang

  32. Dùng google dịch từ Tiếng Việt sang tiếng Pháp thì dương vật hay cặc được trang này chuyển ngữ thành “coq” và trang này cũng đọc với âm gần như âm “cặc” trong tiếng Việt. Vậy hình như từ cặc là từ được du nhập từ tiếng Pháp chứ không phải như bài viết của Bs Quang thì phải? Mong nhận được phản hồi từ tác giả bài viết (BS Ng Xuân Quang). Thân mến!

    1. Quang Nguyen · · Reply

      Trước xin lỗi anh trả lời chậm trễ vì tôi mới đi xa về. Thành thật cám ơn anh đã góp ý.
      Anh nhận thấy khi dùng Google dịch từ Tiếng Việt sang tiếng Pháp thì dương vật hay cặc được trang này chuyển ngữ thành “coq” và trang này cũng đọc với âm gần như âm “cặc” trong tiếng Việt. Vậy hình như từ cặc là từ được du nhập từ tiếng Pháp chứ không phải như bài viết của Bs Quang thì phải?
      .Trước hết ta thấy Google xác nhận cặc và coq có nghĩa giống nhau và âm gần giống nhau như tôi đã viết. Cặc và coq biến âm với nhau. Google xác thực có sự liên hệ mật thiết, ruột thịt giữa tiếng Việt và tiếng Pháp như tôi đã chứng minh qua tác phẩm Sự Liên Hệ Giữa Việt Ngữ và Ấn-Âu Ngữ đã đăng trên blog (Pháp ngữ nằm trong ngữ tộc Ấn-Âu ngữ). Sự liên hệ này qua mẫu số chung Phạn ngữ: Ấn-Âu ngữ có một gốc Ấn. Chúng ta thuộc Indo-china có Indo- là Ấn.
      Ấn-Âu ngữ và Việt ngữ có mẫu số chung Ấn, Phạn ngữ. Các từ thuần Việt, thuần nôm như cặc
      có một gốc Phạn ngữ.
      Còn câu hỏi nêu ra “hình như từ cặc là từ được du nhập từ tiếng Pháp chứ không phải như bài viết của Bs Quang thì phải?”. Câu trả lời là không. Xin vắn tắt vài ba điều:
      -So sánh cặc và coq thì Cặc, cược có gốc là cọc chỉ bộ phận sinh dục nam khi có hoạt tình cương cứng như cây cọc vì thế cổ ngữ Việt có từ nõ có nghĩa là cọc (đóng nõ mít) chỉ cặc (nõ nường). Ngày nay âm cổ N dương hóa thành L chúng ta có từ nõ trở thành lõ chỉ cặc (Alexandre de Rhodes trong Từ Điển Việt Bồ La: lô, con lô: cơ quan sinh dục của đàn ông) như lõ cặc, mũi lõ (đâm ra như cây nõ). Cặc nói trại đi là Cược cũng có nghĩa là Cọc như tiền đặt cược, đặt cọc, đánh cá cược là đánh cá cọc (đánh cá và hươu: cọc là con hươu có sừng như cây cọc).
      Coq cũng biến âm với từ cọc Việt ngữ nhưng Coq có nghĩa chính là gà trống còn nghĩa chỉ bộ phận sinh dục nam là nghĩa biểu tượng, nghĩa phụ, suy diễn. Nói tới coq là ta nghĩ tới con gà trước tiên sau đó mới nghĩ tới nghĩa ‘phụ’, nghĩa biểu tượng là cọc, cặc. Trong khi nói tới cặc ta hiểu ngay là bộ phận sinh dục nam. Từ coq ở phía ngọn còn cặc ở phía gốc.
      .Như tôi đã viết hầu hết ngôn ngữ loài người bộ phận sinh dục nam đều có nghĩa bắt nguồn
      từ vật nhọn, cọc nhọn cùng nghĩa với cặc ít khi thấy ngôn ngữ nào có bộ phận sinh dục nam phát gốc từ con gà trống coq. Người tiền cổ khi còn sống trong hang thấy cặc cương cứng giống cọc, cành, cây nên nói là cọc họ chưa nuôi gà nên không dùng từ coq chỉ cặc.
      .Trước đây có một đại tá Pháo Binh Hải Quân người Pháp là Frey đã viết tác phẩm ‘L’Annamite, Mère des Langues (Việt Ngữ, Tiếng Mẹ của Ngôn Ngữ Loài Người) cũng cho thấy theo Frey Tiếng Pháp là ‘con’ của Tiếng Việt. Như thế Cặc không thể là từ được du nhập từ tiếng Pháp.
      Dĩ nhiên còn nhiều bằng chứng nữa…
      Nguyễn Xuân Quang.

  33. Thưa Bác sĩ, cháu đang viết 1 bài luận về đề tài ngôn ngữ văn hóa xã hội, cháu muốn hỏi là tại sao người việt thường lấy từ “địt mẹ” làm câu cửa miệng ạ, và tại sao lại không phải là “địt cha”, liệu đây có thể hiện quan niệm trọng năm khinh nữ hay ám chỉ cách nhìn của xã hội về phụ nữ không ạ? Cháu cảm ơn bác sĩ nhiều ạ.

    1. Quang Nguyen · · Reply

      Cám ơn em đã hỏi ý kiến.

      Em nghĩ đúng đấy. Nguyên thủy xã hội Việt Nam theo mẫu hệ. Mẹ là tối cao. Mẹ hơn cha. Ví dụ như ta thấy THỜ MẸ mà chỉ KÍNH CHA thôi: “Một lòng thờ Mẹ, kính Cha, Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”. Em thấy rõ là bao nhiêu thơ nhạc, hội họa, điêu khắc… vinh danh Mẹ nhiều hơn cha… Vì vậy muốn chửi tới người thiêng liêng nhất của ai thì phải chủi mẹ người đó…

      Nguyễn Xuân Quang.

      1. Vâng cháu cảm ơn bác sĩ ạ

  34. Yaoi1890 · · Reply

    Chào bác sĩ
    Tôi muốn hỏi bác sĩ từ khe lá nói lái nghĩa là gì vậy?

    1. Quang Nguyen · · Reply

      Thưa anh,

      Khe đứng một mình không thể là từ nói lái được. Chắc ý anh muốn nói là từ Khe nghĩa tục là gì? Khe chỉ là một từ ‘bình thường’ có nghĩa là chỗ nứt như khe cửa, khe núi. Khe được dùng chỉ bộ phận sinh dục nữ ở trạng thái không sinh động trông như cái khe. Với h câm, ta có Khe = Ke = Kẽ (kẽ là khe như kẽ ngón tay). Cổ ngữ Việt Ke chỉ bộ phận sinh dục nữ (Từ Điển Việt Bồ La, Alexandre de Rhodes). Rõ ràng Ke = Kẽ = Khe, bộ phận sinh dục nữ.
      Dịch Hoa Hạ (Trung Quốc) có hào dương hình nọc que chỉ nõ , bộ phận sinh dục nam và hào âm hình nọc que đứt đoạn chính là hình cái khe có lỗ ở giữa chỉ bộ phận sinh dục nữ. Hai hào của dịch Hoa Hạ lấy hình từ nõ nọc và nường khe. Trong khi đó Việt dịch nòng nọc (âm dương) có hào dương là nọc que tức nõ và hào âm nòng vòng tròn O tức nường. Vòng tròn chỉ bộ phận sinh dục nữ ở trạng thái sinh động (lúc động tình hay sinh con). Dịch Hoa Hạ có hai hào đều mang dạng nọc que là dương dịch và là dịch muộn có sau Việt dịch nòng nọc.
      Hy vọng tôi đã giải thích rõ từ khe.
      Nguyễn Xuân Quang.

  35. Đéo có phải nói tục ( bậy) không ạ

    1. Quang Nguyen · · Reply

      Em nghĩ đúng đấy.
      Đéo là từ chỉ làm tình. Ngoài Bắc dùng nhiều hơn trong Nam và Trung. Nam Trung dùng nhiều Đ.M. Buồn là khi về Hà Nội, nghe thấy mấy cô gái cũng chửi thề ‘đéo mẹ’! Chẳng lẽ bị ‘biến thái’!
      Như trong bài đã nói, Đéo biến âm với Đeo là ‘móc vào’, ‘gắn vào’… Theo biến âm đ = n (đây = này), ta có đéo = néo (vật dùng cột chặt bó lúa) = neo (vật thả xuống lòng biển để giữ tầu đứng cứng một chỗ = Anh ngữ nail, phát âm là /neo/ là cây đinh (đóng cho chặt). Tương tự địt = nịt (dây cột chặt quần vào người). Ta có từ đôi đồng nghĩa nai nịt với nai = nịt. Theo n = d, nai = đai (dây); theo đ = t ta có đai = Anh ngữ tie (phát âm /tai/) là sợi dây, cà vạt (dây cột ở cổ).
      Theo đ = l, (đãng tai = lãng tai) ta có đéo = lẹo (hai con chó mắc lẹo) = lẹo tẹo (hai đứa lẹo tẹo với nhau). Dân gian tin là mọc mụt lẹo ở mắt là vì nhìn ‘mắc lẹo’.
      ……
      Chắc em đã nghe giai thoại ‘đá bèo’ của Trạng Quỳnh rồi.

      Nguyễn Xuân Quang.

  36. Tuệ Nguyên · · Reply

    AGHA trong Sankrist có liên quan tới GHE (biến âm của GHA khi bỏ tiền tố A – bởi tiếng Việt từ khi chuẩn hóa đã thành đơn âm tiết) như anh miêu tả chữ GHE? – theo thiển nghĩ qua tìm hiểu, tôi tạm biết từ này thuần Việt ảnh hưởng từ Sankrist – lại mang hàm nghĩa là không trong trắng: ĐĨ.

    1. Quang Nguyen · · Reply

      Kính anh,

      Trước hết xin cám ơn anh đã góp ý.

      Đồng ý với anh. Việt ngữ Ghe có thể liên hệ với Phạn ngữ aghat (có nghĩa liên hệ tới Ghe và hàm nghĩa Đĩ). Ấn ngữ Ghat (Phạn ngữ ghatta) có nghĩa là: 1. bến thuyền, bến ghe, cầu tầu, nơi cột, neo thuyền, nơi đổ bộ, cầu thang, bậc cấp ở bờ sông, 2. khe núi, đèo (mountain pass).
      Tiếng đồng nghĩa (Thesaurus synonyms) với ghat: dòng nước (watercourses), thác nước (waterfalls).
      Tới thăm thành phố linh thiêngVaranasi, Ấn Độ thì không thể không tới thăm các ghats nổi tiếng của sông Hằng tại thành phố này. Ghat bây giờ là bến tắm nước thiêng, nơi lễ hội, hành hương, thờ phượng, hỏa thiêu, thủy táng… (xem Ấn Độ, Bến Sông Hằng, Một Ngày, Một Đời Người ở blog này ở Thể Loại Du Lịch).
      Trong bài này tôi viết Ghe có một nghĩa là bộ phận sinh dục nữ vì nhiều lý do.
      -Về nghĩa gốc, thuyển, tầu ghe, nốc (thuyền nhỏ), đốc… liên hệ với nước. Ghe hiển nhiên liên hệ với nước. Ghe liên hệ với nước thấy rõ qua ghe biến âm mẹ con với Việt ngữ ghè, vật đựng nước như ghè tương. Nốc liên hệ với Phạn ngữ nauka, thuyền nhỏ, ruột thịt với Việt ngữ nác (nước), đốc liên hệ với đác (nước), với đước (cây đước là cây mọc dưới nước)… Ghe, nốc, đốc có nghĩa là nước và bộ phận sinh dục nữ thấy rõ qua Phạn ngữ yoni (bộ phận sinh dục nữ) và cũng có nghĩa là nước.
      योनि m.f. yoni water.

      Bộ phận sinh dục nữ có một nghĩa là nguồn cội của sự sống, nên có một nghĩa nước (nước là nguồn cội của sự sống như các khoa học gia tìm xem trên mặt trăng, sao hỏa có nước không. Nếu có nước thì có sự sống).

      Do đó ghe, nốc, đốc ruột thịt với bộ phận sinh dục nữ. Ta thấy rất rõ qua Phạn ngữ yoni, bộ phận sinh dục nữ biến âm mẹ con với yana, tầu thuyền:
      यान n. yAna ship.

      Bộ phận sinh dục nữ liên hệ với nước, ghe thuyền đã thấy trong chữ nêm Sumeria, một thứ chữ cổ nhất của loài người: masal, thuyền có sal là âm hộ và gaZum, tầu có ga- là âm hộ (xem Nguồn Gốc Chữ Nòng Nọc Vòng Tròn-Que tôi vừa với đăng lên blog tuần vừa qua).
      Anh ngữ ship, tầu liên hệ với nước, với bộ phận sinh dục nữ nên có giống cái.
      -Về hình dạng ghe thuyền có hình quả trám hay hạt hạnh nhân giống hình khe lỗ âm hộ hé mở ra
      (đón đọc Những Hình Dạng Khác Nhau Của Nõ Nường Trong Chữ Nòng Nọc Vòng Tròn-Que sẽ đăng vào khoảng hai ba tuần tới). Về diện này cổ ngữ Việt ke chỉ âm hộ (Từ Điển Việt Bồ La, Alexandre de Rhodes) biến âm với kẽ, khe, ghe. Phạn ngữ ghat, ghatta với nghĩa dòng nước, bến ghe, khe núi như đã nói ở trên liên hệ với ke, khe, ghe (và như anh nói ghe có thể biến âm với –gha, agha).
      Do đó về hình dạng ghe cũng ruột thịt với bộ phận sinh dục nữ.
      Còn với nghĩa liên hệ với ĐĨ thì quá đúng. Trong nhiếu ngôn ngữ thế giới từ đĩ liên hệ với bộ phận sinh dục nữ. Việt ngữ đĩ biến âm với đì chỉ phần trôn. Việt ngữ có câu “lì lì như đì hàng thịt”. Trôn hàng thịt dính mỡ nên trơn lì. Trôn có một nghĩa bộ phận sinh dục nữ thấy qua câu “bán trôn nuôi miệng” chỉ những người làm đĩ. Những từ đĩ trong chữ nêm Sumeria cũng có dấu hay chỉ định tố sal hình âm hộ.
      Với nghĩa Đĩ này xác thực thêm gha-, agha là bộ phận sinh dục nữ, xác thực ghe liên hệ với bộ phận sinh dục nữ.

      Như thế đúng như anh nói ghe có thể bị ảnh hưởng bởi Phạn ngữ. Tôi đã khám phá ra thuần Việt (nôm) phần lớn ruột thịt với Phạn ngữ
      (Tiếng Việt Huyền Diệu).
      Một điểm bổ túc thêm cho sự ảnh hưởng này là từ ghe dùng nhiều ở miền Trung và Nam trong khi ở miền bắc dùng nhiều từ đò.
      Miền Trung bị ảnh hưởng ít nhiều tiếng Champa và Nam bị ảnh hưởng ít nhiều tiếng Campuchia. Cả hai ngôn ngữ này bị ảnh hưởng nhiều của tiếng Phạn, Pali.

      Một lần nữa cám ơn anh đã góp ý rất bổ ích.
      Nguyễn Xuân Quang.

  37. chào bác sĩ

    Từ Ghe có quan hệ mật thiết với từ Ghệ theo cách nói và người con gái miền Tây không ạ ? Em nghĩ chắc có.

    1. Quang Nguyen · · Reply

      Chào em,
      Lúc trước ở Saigon có từ lóng GHẾ chỉ con gái. Ghế là tiếng nói trại đi của từ GÁI. Tôi nghĩ GHỆ miền Tây nếu là tiếng lóng thì cũng vậy. Còn nếu không phải là tiếng lóng thì GHỆ có thể liên hệ với ke, khe, kẽ, ghe.

      Dĩ nhiên gái, ghế, ghệ đều có… ghe, có ke, có kẽ, có khe! Nghĩa là cùng một nguồn gốc.

  38. Trần Minh Tiến · · Reply

    Có lẽ tất cả các nhà ngôn ngữ học Viêt Nam phải khấu đầu bái lạy Dr. Quang làm thầy. Là bác sỹ mà sao ông có thể dầy công nghiên cứu để cho ra những tác phầm dung dị nhưng lại uyên bác đến thế này! I was really impressed and amazed about your deep and broad knowledge. If all of your works coud be translated into English and worldwide published, you, Dr. Nguyễn Xuân Quang, I believe, would have been awarded a Noble Prize already.
    Please go ahead and do more for treasure and storage!
    Thank you very much!

    1. Quang Nguyen · · Reply

      Đa tạ. Chắc chắn anh phải là người yêu ngôn ngữ Việt vô cùng.
      Tôi lâu nay tìm kiếm người chuyển dịch một số sáng tác qua Anh ngữ, mặc dù bằng lòng trả dịch phí nhưng tìm người có tâm huyết với chữ nghĩa Việt, văn hóa Việt, cổ sử Việt… rất khó nên chưa gặp. Mong sẽ gặp được một người dịch trong một tương lai gần. Hiện nay tôi còn nhiều khám phá trong đầu cần phải viết ra lúc này…

      Nguyễn Xuân Quang.

  39. Thưa bác, việc liên hệ từ phủ và từ fuck có lẽ là hơi quá xa với nhau. Qua tìm hiểu sơ lược từ fuck khả năng cao bắt nguồn từ ngôn ngữ Đức cổ phân nhánh từ hệ ngôn ngữ ấn âu. Liệu từ “phủ” có gốc từ tiếng phạn thì mới có thể liên kết hai từ này với nhau hơn là chỉ trùng hợp?
    Cháu cũng tò mò một thứ là từ cut và cắt trong tiếng việt cũng đồng âm, liệu hai từ có đồng nguyên?

    1. Quang Nguyen · · Reply

      Cám ơn em đã góp ý.

      I. Fuck và Phủ “Có lẽ là Hơi Quá Xa với nhau”.
      1. Fuck
      -Em cho rằng “từ fuck có khả năng cao bắt nguồn từ ngôn ngữ Đức cổ phân nhánh từ hệ ngôn ngữ ấn âu”. Bác sĩ đã chứng minh có sự liên hệ giữa Việt ngữ và Ấn-Âu ngữ. Như vậy nếu cho rằng Fuck có nguồn gốc từ Đức ngữ/Ấn-Âu ngữ thì hiển nhiên có sự liên hệ giữa Phủ và Fuck. (Đức ngữ có nhiều từ liên hệ với Phạn ngữ) (xem tác phẩm Liên Hệ Giữa Việt ngữ và Ấn-Âu Ngữ).
      Sự thật thì nguồn gốc nguyên khởi của fuck khó truy tìm được bởi vì là một từ thô tục nên các tài liệu cổ không ghi lại. Có nhiều đề nghị.
      .Giả thuyết thứ nhất có gốc Đức Cổ đúng như em nói: hiện kim fuck phát xuất từ Trung cổ Anh ngữ fyke, fike “move restlessly”, chuyển động bứt rứt, gấp rút và có lẽ phát sinh từ Germanic Bắc Hải (so sánh với Trung cổ Hòa Lan fokken, Đức ficken “fuck”, cử động qua lại dồn dập…).
      .Một đề nghị rất sớm khác là fuck có từ Scottish ngữ, có thể cho là có gốc Scandinavia, có lẽ là từ họ hàng với phương ngữ Na Uy fukka “copulate”, “giao hợp” hay Thụy Điển focka, “giao hợp, đục, đâm, ấn, đẩy và fock, dương vật” (Other very early examples of the word are from Scottish, which might suggest a Scandinavian origin, perhaps from a word akin to Norwegian dialectal fukka “copulate,” or Swedish dialectal focka “copulate, strike, push,” and fock “penis”) (Etymonline Dictionary).
      Như vậy fuck, làm tình có những nghĩa chính tổng quát là: chuyển động tới lui dồn dập fyke, fike giống như động tác làm tình đâm, thọc, thụt (thrust), đục của phái nam, con vật đực, dương vật fock và kết nối (giao hợp), cột dính lại với nhau (địt, đéo)…
      2. Phủ.
      Với nghĩa làm tình áp dụng cho cả người và vật. Ở người như đã nói trong bài: theo truyền thuyết có chuyện thuồng luồng “phủ” người. Làng Ngãi ở Bắc Việt có tục thờ bà Phạm Ngọc Dong. Bà đã được thuồng luồng phủ và sinh ra một bọc trứng nở ra Đại Hải Long Vương. Ông này sau làm tướng giúp vua Hùng đánh thắng quân Thục bằng các quân lính hoàn toàn là loài thủy tộc.
      Ở loài vật là phủ đực, nhẩy cái, đạp mái.
      a. Phủ hiểu theo nghĩa đen là che, đậy, để lên trên.
      Phủ bạt che nắng mưa, phủ cờ. Với nghĩa này phủ biến âm với Hán Việt 覆, phúc, phú: che trùm, ấp như thiên phú địa tải 天覆地載 trời che đất chở, điểu phú dực chi 鳥覆翼之 chim xõa cánh ấp (Thiều Chửu, Hán Việt Từ Điển)..
      Phủ hiểu theo nghĩa làm tình là nằm lên trên: ở người có từ bóng bẩy như ‘cưỡi ngựa’ ví dụ ‘ngựa đã sẵn rồi, mời ngài lên’, ‘thượng mã phong’, ‘chết trên bụng ngựa’. Ở loài vật nói là ‘phủ cái’, ‘nhẩy cái’ (thú bốn chân), ‘đạp mái’ (chim, gà)…
      Với nghĩa ‘phủ ở trên, nằm trên’ này cho thấy làm tình, giao cấu ở đây là do phái nam, con đực có nõ, nọc, dương vật chủ động, có động tác đâm thọc, đẩy ra đẩy vào…
      Hiểu như thế phủ có nghĩa tương ứng với;
      + Anh ngữ tup: to copulate, phủ cái, male sheep: cừu, dê đực.
      Tup chính là Việt ngữ ‘dập’ có một nghĩa làm tình với nghĩa cưỡng bức như ‘vùi dập một đời hoa’. Theo d = l, ta có dập = lắp. Lắp cũng có nghĩa là làm tình, “lắp là giao cấu với đàn bà” (Alexandre de Rhode, Từ Điển Việt Bồ La).
      + top, trên.
      top biến âm mẹ con với tup nên cũng có một nghĩa ‘nằm trên’, phủ lên trên, giao hợp.
      Với nghĩa nằm trên của con đực nên top cũng dùng với một nghĩa là con thú đực. Ví dụ như top horse, ngựa đực giống như tup sheep, cừu đực.
      b. Phủ có một nghĩa là đực, con đực.
      Ví dụ như con cái đã tới khi cho phủ đực, nhẩy đực.
      Với nghĩa này liên hệ với:
      -bủ, bổ, búa, buồi.
      -Hán Việt phủ
      búa, rìu. Búa có một nghĩa là bổ có một nghĩa là buồi. Phủ biến âm mẹ con với phụ, bố (cha). Phụ (bố) có phủ (búa), bố (cha) có bổ (búa).
      Phủ biến âm với 枹 phu, phù, dùi trống, với phộc, roi, nọc (để đánh). Bổ, búa, roi vọt liên hệ với nõ, nọc, cọc, cược, cặc.
      Phủ biến âm với 夫 phu, phù:
      1. Ðàn ông. Phu, phù đàn ông có phủ, búa, bổ, buồi.
      2. Chồng. Chồng có chông (vật nhọn), nõ.
      Như đã nói ở trên top horse, ngựa đực giống như tup sheep, cừu đực.
      Với nghĩa đực, nõ, nọc này liên hệ với phương ngữ Thụy Điển “fock “penis”.
      c. Phủ với nghĩa: giao kết hợp (giao hợp, giao cấu, dính vào nhau).
      Phủ làm tình với nghĩa là kết nối (giao hợp, giao cấu), cột, dính vào nhau (địt, đéo, lẹo) cùng nghĩa với Anh ngữ copulate (Latin copulatus, quá khứ phân từ của copulare “join together, nối với nhau, couple, kết đôi, bind, buộc, unite, hợp nhất” phát sinh từ copula “band, băng, tie, dải, dây cột,” có gốc tái tạo PIE * *ko-ap-, có *ko(m)- “together” là com-: cùng nhau + *ap- “to take, lấy, reach, đạt tới” = áp (vào nhau như áp má vào nhau). Với nghĩa giao hợp dùng từ năm 1630.
      Với nghĩa này phủ biến âm với:
      -Việt ngữ bó (buộc) có một nghĩa nai, nịt: địt, neo, néo: đéo, lẹo.
      -Hán Việt 傅 phụ: liền dính. Như bì chi bất tồn, mao tương yên phụ 皮之不存毛將安傅 da đã chẳng còn, lông bám vào đâu.
      Với nghĩa nối kết, bó, buộc, dính vào nhau, giao hợp, giao cấu, địt, đéo, lẹo này phủ liên hệ với phương ngữ Na Uy fukka “copulate,” hay Thụy Điển focka “copulate” như đã nói ở trên.
      Cuối cùng ta có Phạn ngữ yabhati [yabh], fuck. Ta thấy yabati có:
      -yab- biến âm với lấp (che, phủ lấp), với phủ, tup, top.
      -yab- biến âm với đanh, đinh, vật nhọn có một nghĩa nõ, nọc.
      -yab- biến âm với đâm (thọc, thụt), động tác làm tình của giống đực, thrust.
      -yab- biến âm với dáp (ráp nối), lắp (lắp ráp): giao hợp, giao cấu, địt, đéo, lẹo (copulation).
      Yabh có đủ nghĩa của phủ.
      …..
      Tóm lại
      Từ fuck có hiện diện trong Ấn-Âu ngữ thì liên hệ với Việt ngữ phủ là một chuyện khả dĩ.
      Phủ đồng âm với Fuck có các nghĩa phủ cái (lấp, lắp) cùng nghĩa với 1. Anh ngữ tup, top, 2. bổ (vật nhọn, nõ) cùng nghĩa với Thụy Điển fock, penis, 3. bó, buộc, dáp nối (giao hợp, địt, đéo, lẹo), liên hệ với Anh ngữ fuck, Na Uy fukka, Thụy Điển focka “copulate, strike, push”.
      Như vậy phủ và fuck đồng âm, cùng vần (f = ph) nhưng về nghĩa có một điểm khác nhau rất rõ là Fuck không có nghĩa che phủ, nằm trên như từ phủ (có thể vì thiếu các dữ kiện về nguyên ngữ cổ). Vì vậy để an toàn ta coi phủ và fuck có biến âm chị em (có liên hệ xa hơn với biến âm mẹ con có cùng nghĩa hoàn toàn). Nhận xét ‘hơi xa vời’ của em rất sắc bén.
      Ta thấy ở Việt ngữ nghĩa ngữ của phủ bao quát hơn và có thể kiểm chứng được bằng Hán Việt và Phạn ngữ nên phủ có thể soi sáng thêm về phần nguồn gốc xa xôi đã mất của từ fuck.
      II. Cut và Cắt có Đồng Nguyên (Cùng Gốc) không?
      Cắt: làm cho đứt bằng lưỡi sắc như cắt đứt. Nhiều người cho là cắt và cut là trùng hợp với nhau. Ta thấy cắt:
      ~ chặt (với h câm: chặt = cắt).
      ~ sắt (sắt lát)~ Phạn ngữ sak, sắt. Theo s = ch, sak = chặt.
      ~ khắc (to carve), Phạn ngữ kshad, to carve. và skarp, skar: cắt.
      ~ cut, cắt.
      ~ hash “to hack, chop into small pieces,” cắt, chặt ra từng miếng nhỏ, ~ hack: 1. vật sắc dùng để chặt như búa rìu, 2. cắt.
      ~ Pháp ngữ hacher “chop up”, Cổ ngữ Pháp hache “ax”, rìu, ~ Pháp ngữ cổ coper “to cut, cut off,” hiện kim couper.
      ~ Đức ngữ hacken: to chop (chặt).
      ~ Latin caedere “to cut”, secare, cắt.
      ~ Phạn ngữ kutt, cut, cắt.
      ~ gốc tái tạo PIE *sker- “to cut”, cắt.
      ~ Ngôn Ngữ của Chúng Ta Nostr. *k’aca, IE *kès, cut.
      Rõ ràng cắt và cut đồng âm, đồng nghĩa, đồng nguyên với nhau.
      Happy New Year 2023 em.
      Nguyễn Xuân Quang.

Leave a reply to Quang Nguyen Cancel reply