CHỮ NÒNG NỌC kỳ 2

(*Nếu cần, bấm hai lần vào tựa bài để mở file). 

CHƯƠNG I

CHỮ NÒNG NỌC VÒNG TRÒN-QUE

(Phần 2).

Ngữ Pháp (Grammar) Của Chữ Viết Nòng Nọc Vòng Tròn-Que.

Nguyễn Xuân Quang

Như đã biết biểu tượng có một ý nghĩa riêng đối với một nhóm người, một tộc, một nền văn hóa ở vào một thời điểm nào đó trong dòng lịch sử nhân loại. Biểu tượng có thể có nghĩa thay đổi hay biến dạng khác đi theo các tộc người khác, văn hóa khác theo không gian và thời gian. Dọc theo dòng thời gian từ cổ thời cho tới hiện nay, chữ nòng nọc vòng tròn-que  đã bị biến dạng, biến nghĩa, ngay cả có thể mất nghĩa nguyên thủy. Trong những nền văn hóa khác nhau hay tôn giáo khác nhau, những chữ, dấu, biểu tượng nòng nọc vòng tròn-que hay di duệ của nó đã được diễn tả, giải nghĩa khác nhau, nhiều khi trái ngược như trăng trời, đen trắng vì tùy theo duy âm hay duy dương. Vì thế, tùy trường hợp, tùy hoàn cảnh, tùy bài bản ta phải chọn một nghĩa theo âm dương cho thích hơp. Cho nên sau bao năm nghiên cứu về chữ viết nòng nọc tôi rút tỉa ra được một số ngữ pháp chính yếu của chữ viết nòng nọc. Ngữ pháp này tôi lấy chữ viết nòng nọc viết trên trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn làm chuẩn, làm gốc. Ngữ pháp này có thể khác hay ngược hẳn lại trong các nền văn hóa khác. Ví dụ trên trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn theo dương, duy dương phải đọc theo chiều ngược với kim đồng hồ, theo chiều mặt trời vì trống có khuôn mặt chính là trống (đực, dương, mặt trời) biểu tượng cho ngành mặt trời thái dương tức Đại Tộc Việt trong khi trên gương đồng hay cồng có thể phải đọc ngược lại. Trong văn hóa Đông Sơn phải nghiên cứu theo duy dương tức theo chiều ngược với kim đồng hồ, theo chiều mặt trời (trên trống đồng nòng nọc, âm dương động vật, người chuyển động theo chiều ngược với kim đồng hồ) trong khi trong Ấn giáo và Phật giáo (bị ảnh hưởng của Ấn giáo) phải nghiên cứu theo duy âm tức theo chiều kim đồng [các chuyển động như khi hành lễ đi quanh bàn thờ, bảo tháp phải đi theo chiều kim đồng hồ, hương (nhang) vòng cũng được đốt theo chiều kim đồng hồ vì hai tôn giáo này theo duy âm, nòng, không gian, hư không]. Ngữ pháp chữ viết nòng nọc vòng tròn-que phải hiểu theo nòng nọc, âm dương, theo Dịch lý. Nên nhớ mỗi tộc, mỗi nền văn hóa có nền tảng, bản thế nòng nọc, âm dương khác nhau và có nhiều loại Dịch mang tính nòng nọc, âm dương khác nhau. Xin đừng vội vã nhẩy vào kết luận cho rằng theo Dịch này hay Dịch kia (ngày nay thường dựa vào Dịch Trung Hoa) mới đúng còn tôi giải đọc theo ngữ pháp của chữ viết nòng nọc trên trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn là sai. Và phải để tâm là có rất nhiều chữ viết và biểu tượng nòng nọc vòng tròn-que không chính thống (rỏm hay dốt vì “mù chữ”nòng nọc) viết sai ngữ pháp chữ viết nòng nọc.

Vì chữ viết nòng nọc vòng tròn-que ruột thịt với hình ảnh nên tôi dùng nhiều hình ảnh do tôi sưu tầm khắp thế giới để minh chứng giúp độc giả nhìn thấy tận mắt và vài khi dùng đi dùng lại để ngay bên cạnh đoạn viết cho đọc giả khỏi phải mất công tra cứu tìm lại.

Những Qui Tắc Ngữ Pháp Chính Yếu Của Chữ Viết Nòng Nọc Vòng Tròn-Que.

-Chữ Nòng Nọc Vòng Tròn-Que Là Chữ Có Biến Thái (an inflective writing).

Tổng quát, chữ nòng nọc vòng tròn-que là chữ âm dương dựa trên hai chữ cái nòng (O) và nọc (I) nên có biến thái, nói một cách khác có một sự chuẩn hợp hay hiệp (accord) với âm, dương rất qui củ trong ngữ pháp của chữ nòng nọc vòng tròn-que . Xin lưu ý là giống tính đực cái trong Pháp ngữ ngày nay là dấu tích của tính âm dương của chữ viết nòng nọc vòng tròn-que đã được giản lược hóa chỉ còn lại tính cái và đực nguyên thủy của biểu tượng nòng nọc. Thật ra như đã nói, tính phái theo âm dương phức tạp hơn nhiều vì phải nhìn dưới lăng kính của Dịch lý, phải nhìn theo góc cạnh vô cực (trung tính), nòng nọc, âm dương (lưỡng nghi), tứ tượng: dương của dương (thái dương), âm của dương (thiếu dương), âm của âm (thái âm), dương của âm (thiếu âm).

Âm dương tính trong chữ nòng nọc vòng tròn-que có thể diễn tả bằng nhiều cách:

1. Đường nét nòng nọc, âm dương.

Qui tắc:

Những vòng tròn, đường nét tròn, cong thông thường mang âm tính. Những nọc que, đường nét thẳng, gẫy khúc, có góc cạnh, nhọn đỉnh thông thường mang dương tính.

Nòng vòng tròn là bộ phận sinh dục nữ, cái, âm nên khi chuyển dịch ghép lại với nhau hay mở ra thành những đường cong thì những vòng cong, nét cong, đường cong, hình cong thường mang âm tính. Nọc hình thẳng nên khi chuyển dịch ghép lại thành những hình có góc cạnh thường mang dương tính.

Những ký tự, hình ngữ, dấu, biểu tượng diễn tả bằng nòng vòng tròn hay đường nét tròn, cong, ẻo lả mang âm tính. Ngược lại những ký tự, hình ngữ, dấu, biểu tượng diễn tả bằng hình nọc que hay những đường nét thẳng, góc cạnh, gẫy khúc, nhọn đỉnh mang dương tính. Xin đưa ra vài ba thí dụ:

-Nền văn hóa cổ đại vào bậc nhất của nhân loại mà các chứng tích còn tồn tại gần như toàn vẹn là văn hóa Ai Cập cổ (cổ khoảng 5.000-6.000 năm) còn thấy nhiều dấu tích của chữ viết nòng nọc. Bên kim tự tháp Cheops, các nhà khảo cổ học đã khai quật được một chiếc thuyền có tầm vóc vượt được đại dương hãy còn ở trong tình trạng tuyệt hảo (hiện trưng bầy tại bảo tàng viện ở sát bên kim tự tháp này). Đây là chiếc thuyền mặt trời (solar barque) cổ ít nhất vào khoảng 4.500 năm. Thần mặt trời lưỡng tính phái Tạo Hóa Ra hàng ngày dùng thuyền trời đi qua biển vũ trụ Nun từ Đông sang Tây.

Vì thần Mặt Trời Tạo Hóa Ra có khuôn mặt lưỡng tính, nòng nọc, âm dương nên chiếc thuyển của Ra cũng được diễn tả mang cả hai khuôn mặt âm dương (trong khi các thuyền khác thì không). Thuyền có mũi thuyền dương hình trụ nọc thẳng và đuôi thuyền âm hình trụ cong

clip_image002 clip_image004

Thuyền mặt trời (solar barque) cổ ít nhất vào khoảng 4.500 năm có mũi thuyền dương hình trụ nọc thẳng và đuôi thuyền âm hình trụ cong (Bảo tàng viện kim tự tháp Cheops, Cairo, Egypt, ảnh của tác giả).

Thuyền mặt trời của Ra mang tính nòng nọc, âm dương cũng cùng loại thuyền âm dương thấy trên trống đồng âm dương của đại tộc Đông Sơn như thuyền trên trống Ngọc Lũ I có đầu thuyền hình đầu rắn nước (rắn là âm) và đuôi hình đầu chim bổ nông (chim là dương), giản dị hơn là thuyền ở trống Sông Đà có đầu thuyền hình đầu rắn nước và đuôi thuyền hình đầu chim bổ cắt, cả hai thuyền đều ở dưới dạng lưỡng hợp rắn-chim.

Thần mặt trời Ra đi thuyền nên mặt trời của Ai Cập cổ là mặt trời thuộc ngành nòng, âm, là mặt trời đĩa tròn không có tia sáng, người Ai Cập thuộc dòng mặt trời nòng hư không vũ trụ, có vũ trụ nguyên khởi là Biển Vũ Trụ (Cosmic Ocean). Người Nhật là con cháu Thái Dương Thần Nữ Amaterasu nên cũng có mặt trời hình đĩa tròn không có tia sáng như thấy trên lá cờ Nhật giống như mặt trời Ai Cập cổ. Những tia sáng thẳng hay hình nọc mũi mác, răng cưa, răng sói là tia sáng dương, trong khi tia sáng cong, hình sóng nước, hình xoắn lọn tóc quăn, hình cánh hoa mang âm tính.

-Thời Tân Thạch khởi đầu khoảng từ 9500 Trước Tây Lịch đã thấy có hình ảnh thẳng và cong liên hệ với nam nữ. Khi chôn vợ chồng chung một mả, vợ để ở tư thế nằm cong trong khi chồng ở tư thế nằm thẳng.

clip_image006

Khai quật ngôi một cổ ở Cam Túc, thời Tân Thạch cho thấy hai người nam nữ chôn cùng nhau. Người nữ để nằm cong trong khi người nam nằm thẳng (dẫn lại trong Wang Hongyuan, The Origins of Chinese Characters, Sinolingua Beijing, 2004).

-trong hình người bán nam bán nữ Ardanari Iswara của Ấn giáo, bán thân người nữ tay cầm hoa ở phía tay trái của người này được diễn tả bằng những đường nét cong, thon gọn mang âm tính trong khi thân người nam ở phía tay phải được diễn tả bằng những nét thẳng, thô thiển mang dương tính:

clip_image008

Hình người bán nam bán nữ Ardanari Iswara.

Ardanari, nam-nữ, ái nam ái nữ có ard- phát từ gốc Phạn ngữ ar-, cầy (nguyên thủy dùng nọc nhọn để cầy đất), Phạn ngữ ak, đục, xuyên (bằng vật nhọn), nhọn sắc, qua gốc Hy Lạp ake, nhọn, liên hệ với Anh ngữ adze, axe, rìu, arrow, mũi tên, arbor, cây, arm, cánh tay (tay tương đương với cành cây như Hán Việt chi là tay chân và cũng có nghĩa là cành cây). Ard- liên hệ với Việt ngữ cổ áng (cha). Ard- ruột thịt với nọc, nõ. Nari- liên hệ với Việt ngữ cổ (mẹ), Việt ngữ hiện kim nạ (mẹ), nàng, nường, nòng là phái nữ, bộ phân sinh dục nữ.

Lưu ý là linh tự Ai Cập cổ ankh (hiện nay hiểu là chìa khóa của sự sống “key of life”, hiểu theo chữ viết nòng nọc vòng tròn-que là nòng nọc, âm dương giao hòa, sinh tạo) để nằm ngang diễn tả bộ phận sinh dục nõ nường của người lưỡng tính phái này: phía nửa người nữ bên thân trái, nường được biểu tượng bằng chữ nòng vòng tròn là phần trên đầu của chữ ankh trong khi phía nửa người nam bên thân phải, được biểu tượng bằng chữ nọc hình chữ T là phần dưới của chữ ankh. Ở đây ta thấy rất rõ nọc que, nòng vòng tròn biểu tượng cho bộ phận sinh dục nõ nường từ thủa sơ nguyên còn hiện diện trong linh tự Ai Cập cổ và trong Ấn giáo.

-trong Thiên Chúa giáo, thượng đế rút chiếc xương sườn của ông Adam tạo ra bà Eva. Tại sao không lấy các xương thẳng ở tay, chân như xương đũa? Bởi vì xương sườn cong mang âm tính.

-trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ I trang phục đầu (headdress) của những người trên thuyền có những đường nét cong, hình đầu chim mỏ cong vòng mang âm tính của dòng nước.

clip_image010

Trên trống Ngọc Lũ I, trang phục đầu của những người trên thuyền có những đường nét cong mang âm tính của dòng nước.

Trang phục đầu của những người nhẩy múa trên mặt trống Hoàng Hạ có hình đầu chim với các đường nét con mang âm tính:

clip_image012

Trang phục đầu hình chim của những người nhẩy múa trên mặt trống Hoàng Hạ có những đường cong mang âm tính.

Trống Hoàng Hạ là trống của tộc âm ngành dương thái dương.

Trong khi trang phục đầu của những người nhẩy múa trên mặt trống Ngọc Lũ I có góc cạnh mang dương tính.

clip_image014

Trang phục đầu hình chim của những người nhẩy múa trên mặt trống Ngọc Lũ I có góc cạnh mang dương tính.

Trống Ngọc Lũ I là trống của họ dương ngành dương thái dương.

Tay trái của những người ở nhóm dương 7 người nhẩy múa (số lẻ là số dương) trên trống Ngọc Lũ I cầm gậy thẳng mang dương tính. Tay trái của những người ở nhóm âm 6 người nhẩy múa (số chẵn là số âm) cầm gậy cong mang âm tính.

Thoáng nhìn vào một trống đồng nếu thấy có nhiều “hoa văn” vòng tròn hay cong (như hình xoắn, hình uốn khúc, hình sóng nước) thì ta biết ngay đó là trống mang âm tính thuộc ngành nòng âm ví dụ như trống Cổ Loa II có vành “hoa văn” chủ yếu là vành chữ ba vòng tròn đồng tâm mang tính thái âm, nước không gian, bầu trời (mưa). Bằng chứng là trống này có sự hiện diện của tượng cóc biểu tượng cho mưa, sấm mưa. Ngược lại, những trống đồng nào có nhiều ký tự, hình ngữ, hình vẽ có những nét thẳng, góc cạnh, gẫy khúc, nhọn đỉnh, nhìn vào mặt trống thấy có cảm giác nóng bỏng, sáng sủa mang dương tính ví dụ như trống Làng Vạc II.

Xin lưu tâm

.Cần phải phân biệt hai trường hợp: theo duy âm hay dương hóa, những đường nét cong, tròn do nòng vòng tròn mở ra khi chuyển dịch thì là âm mang tính dương (nòng dương) ví dụ vòng tròn O khi chuyển động mở ra có thể trở thành thiếu âm hay thái âm mang dương tính. Thái âm mang dương tính có hình chữ S nằm hay hình dấu ngã biểu tượng sóng cuộn,nước chuyển động, nước dương. Trong khi theo duy dương hay âm hóa, nọc que bẻ, uốn cong lại thành những đường nét cong, tròn do khi chuyển dịch thì là dương mang tính âm, trở thành thiếu dương hay thái dương mang âm tính ví dụ tia sáng dương hình nọc que khi uốn cong lại thành hình chữ S hay dấu ngã thì là ánh sáng âm của ngành dương. Mặt trời có tia sáng hình sóng nước là mặt trời nước mang âm tính của ngành dương khác với mặt trời dương của ngành âm có tia sáng là những vòng sáng như thấy trên trống Đào Xá.

.Nòng vòng tròn dương hóa cực độ mở ra thành nọc que và nọc que âm hóa cực độ cuộn lại thành nòng vòng tròn.

.Nên nhớ là lúc nào cũng phải nghiên cứu dấu, hình, biểu tượng bằng hai con mắt nòng nọc, âm dương, dưới lăng kính của Dịch lý.

(còn tiếp).

Leave a comment